Người xưa có câu "cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng", cùng với đó là mâm cỗ cúng, bài văn khấn rằm tháng Giêng rất thành tâm, đầy đủ.
Với quan niệm "đầu xuôi đuôi lọt", coi trọng cái ban đầu, người Việt tin rằng nếu đi lễ chùa, chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn ngày rằm tháng Giêng thì cả năm sẽ được may mắn, phước lành.
Do tín ngưỡng, tôn giáo và ngành nghề khác nhau nên lễ bái rằm tháng Giêng của từng gia đình cũng khác nhau. Gia đình theo đạo Phật thì họ sẽ lễ chùa bái Phật. Nhiều gia đình cúng Thổ Công, Thần Tài hoặc âm hồn các đẳng trong ngày rằm đầu năm.
Dù cúng bái ra sao thì điều bắt buộc phải có ở mỗi gia đình đó là cúng gia tiên. Việc cúng ngày rằm tháng Giêng là dịp gia chủ bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn những người trên đã phù hộ đỗ trì cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt trong năm.
Văn khấn cúng rằm tháng giêng.
Văn khấn rằm tháng Giêng
Dưới đây là bài văn khấn rằm tháng Giêng theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn hoá Thông tin.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.Tín chủ (chúng) con là: …Ngụ tại: …Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Khấn xong, vái 3 vái.
Danh sách đồ lễ cúng, bao gồm:
- Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.
- Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
- Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
- Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,... Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).
- Thực: Bánh chưng, xôi hoặc một bát cơm hoặc mâm cơm chay, bánh kẹo, sữa tươi, các loại nước trắng, nước ngọt (không bia, rượu).
Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.
Tham khảo: "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn hoá Thông tin.
Thiện Minh (Tổng hợp - Sưu tầm)
Trong phần giới thiệu trên, Tổ đã luận giảng một Pháp Du già phổ biến trong truyền thống Phật giáo Tạng truyền từ góc độ tu trì, đặc biệt cảnh tỉnh “bốn điểm lầm lạc trước Tính không” và “ba điểm chệch đường tu trì” mà bất kỳ hành giả Phật pháp nào cũng có thể phạm phải.
Sống tuỳ duyên là hành xử trọn vẹn trong mỗi tình huống, mà không khổ đau vì sự không như ý. Có mặt trọn vẹn với những gì đang xảy ra, không hoài niệm quá khứ, không mơ hão huyền.
Hạnh phúc trong cuộc đời không phải là khi xung quanh mình chỉ thấy những thiên thần, sóng yên biển lặng, mà là khi lòng người đã đủ an nhiên để yêu thương, bao dung cả những khác biệt bên ngoài.
Phật giáo đồ và Cơ Đốc nhân đã thiết lập các chương trình giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau theo tinh thần hợp tác và biết lắng nghe, hiểu và chấp nhận sự khác biệt của mỗi người.
Khi người mẹ kế sống bằng tâm chân thật, không cầu lợi, không mong báo đáp, thì chính đời sống của bà đã được đáp đền bằng lòng hiếu thảo, thành đạt và hạnh phúc từ con cái.
Hạnh phúc trong cuộc đời không phải là khi xung quanh mình chỉ thấy những thiên thần, sóng yên biển lặng, mà là khi lòng người đã đủ an nhiên để yêu thương, bao dung cả những khác biệt bên ngoài.
Thật vậy, nếu ai cũng hiểu được lời dạy của đức Phật về “tâm không tham”, biết sống bằng “chính mạng”, tức là cách sống chân chính, không mưu cầu bất chính thì nhân cách sẽ vững, tâm sẽ an và xã hội sẽ bớt đi rất nhiều điều dối trá.
Tâm lý tham lam, mong cầu lợi nhanh, lãi cao, vốn là một trong ba độc gốc rễ (Tham - Sân - Si) khiến con người dễ bị cuốn vào những vòng xoáy bất thiện, đánh mất sự tỉnh thức và cảnh giác.
Trong mỗi bước chân dắt chó đi dạo, ta đang lặng lẽ bước đi trên con đường hạnh Bồ tát, đem tình yêu thương chuyển hóa thành trách nhiệm sống động, để cuộc sống không chỉ tốt đẹp cho bản thân, mà còn bình yên cho tất cả mọi người quanh ta.
Bình luận (0)