Trang chủ Quốc tế Văn hoá Trà Phật giáo thời Tam Quốc ở Triều Tiên

Văn hoá Trà Phật giáo thời Tam Quốc ở Triều Tiên

Văn hoá Trà đạo của Cao Ly phát triển vượt bậc cùng với sự truyền bá ánh sáng từ bi, trí tuệ Phật giáo và triết lý Đạo gia, Lão Tử.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Văn hoá Trà đạo của Cao Ly phát triển vượt bậc cùng với sự truyền bá ánh sáng từ bi, trí tuệ Phật giáo và triết lý Đạo gia, Lão Tử.

Tác giả: Nữ cư sĩ Ahn Yeon-chun
Việt dịch: Thích Vân Phong

Văn hoá Trà đạo Cao Ly

Có thể nói Văn hoá Trà đạo của Cao Ly phát triển vượt bậc cùng với sự truyền bá ánh sáng từ bi, trí tuệ Phật giáo và triết lý Đạo gia, Lão Tử.

Vào năm thứ hai đời Tiểu Thú Lâm Vương (소수림왕; Trị vì 371 – 384), vị Quốc vương thứ 17 của Cao Ly, Quốc vương Phù Sùng (부견; 符堅), vua thứ 7 và là vua cuối cùng của nước Tiền Tần trong lịch sử Trung Hoa đã cử Sứ thần và Thiền sư Thuận Đạo Triệu Lệ (순도조려; 順道肇麗) đến dâng tượng Phật và Kinh điển Phật giáo. Đây là kỷ lục đầu tiên ánh dương quang từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đạo Phật chính thức lan toả đến bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, vào thời điểm này, Phật giáo đã chính thức được Vương triều Cao Ly công nhận, hai ngôi già lam Tỉnh Môn Tự (성문사; 省門寺) và Y Phất Lan Tự (이불란사; 伊弗蘭寺) được thành lập và đề bạt nhị vị Cao tăng thạc đức Phật giáo, Thiền sư Thuận Đạo Triệu Lệ và Đại lão Hoà thượng A Đạo (아도화상; 阿道和尙) trụ trì và hoằng dương chính pháp Phật đà.

Đạo Phật du nhập vào Cao Ly vào năm 372. Tiểu Thú Lâm Vương tôn đạo Phật làm quốc giáo (372) và lập ra Học viện quốc gia mang tên Thái Học (태학, 太學). Được Vương triều Cao Ly thừa nhận, việc truyền bá Phật pháp được khuyến khích, vì thế rất nhiều cơ sở tự viện Phật giáo được xây dựng ở Vương quốc này.

Tiếp theo với sự du nhập của Nho giáo, Nhân đạo, một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng, tư tưởng thờ cúng tổ tiên hay tổ tiên dân tộc được hình thức hoá, thể chế hoá, hợp pháp hoá và gắn bó sâu sắc với đời sống thường nhật của người dân bản xứ. Triết lý Đạo gia, Lão Tử đến Vương quốc Cao Ly muộn hơn một chút. Từ thời cổ đại, các Đạo giáo đã coi trọng sức khoẻ thể chất và tinh thần là kim chỉ nam cho cuộc sống, vì thế việc uống nhiều trà và chịu khó bào chế ra các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược. Thế nên, sự truyền bá các Đạo giáo không thể tách rời sự truyền bá Văn hóa Trà đạo. . .

Tiền trà (전차; 錢茶) được phát hiện trong một ngôi cổ mộ Cao Ly. Masaru Aoki, một học giả về văn hoá trà đạo người Nhật, sở hữu một xưởng trà đóng gói nhỏ (小形薄) được khai quật từ một ngôi mộ cổ Câu Ly. Đó là một chiếc bánh trà nén (병차; 餠茶) có lỗ ở giữa giống như đồng xu, đường kính khoảng 4 cm, nặng 5 poon (1,8 g) và có độ dày mỏng. Tại Nhật Bản, một số bài báo đã được xuất bản về chủ đề này và được cho là bằng chứng rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, không còn tài liệu nào về việc phát hiện chính xác về chiếc bánh trà nén có lỗ ở giữa giống như đồng xu hoặc tên của ngôi cổ mộ được khai quật. Về kích cỡ và hình dạng của chiếc bánh trà nén, nó được cho là giống với loại trà xanh lên men tự nhiên Thanh Si Tiền (Cheongtaejeon; 청태전;靑笞錢) xuất hiện ở vùng ven biển Jeollanam-do vào những năm 1930. Nếu một chiếc bánh trà nén có lỗ ở giữa giống như đồng xu thời Cao Ly thì đây là thông tin quý giá, giúp chúng ta có thể suy đoán được.

Việc chiếc bánh trà nén có lỗ ở giữa giống như đồng xu được phát hiện trong ngôi cổ mộ thời Cao Ly, là bằng chứng cho thấy người chủ khi còn sống rất yêu thích chiếc bánh trà nén này. Ngoài ra, một chiếc bếp lò đất nung đơn giản có ống khói, dường như đã được sử dụng để đun nước pha trà, trên núi hoặc dưới đồng ruộng vào thời điểm đó, đã được khai quật từ Yongho-dong, Unsan-gun, tỉnh Bắc Pyongan và hiện được đặc tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.

Theo các văn bản ‘Tam Quốc Sử ký’ (삼국사기; 三國史記) và ‘Cao Ly Bản ký’ (고구려본기; 高句麗本紀), dân gian người ta truyền khẩu rằng ở Cao Ly, tổ chức nghi lễ cúng tế, dâng trà tại các đền thờ ‘Nữ thần Hà Bá’ (하백녀; 河伯女) và ‘Thần Cao Đăng’ (고등신; 高登神). Hình ảnh những người quỳ dâng tách trà cũng được mô tả qua bức tranh vẽ trên tường của ngôi mộ cổ thời Cao Ly, quan cảnh “Chủ nhân tiếp đãi phục vụ khách quý” (주인접객도) được hoạ trên tranh tường số 3 của cổ mộ.

Nền kinh tế Cao Ly, phương thức kiếm sống của người dân là săn bắt, hái lượm và khai thác sản vật từ thiên nhiên, họ đã dâng trà hiến cúng chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, các vị Hộ pháp thiện thần và tổ tiên, đó là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ.

Văn hoá Trà đạo thời Bách Tế

Phật giáo du nhập vào Vương quốc Bách Tế vào năm Giáp Thân (384) tức năm thứ 9 niên hiệu Thái Nguyên của Hiếu Vũ Đế nhà Đông Tấn. Chẩm Lưu Vương (침류왕; 枕流王), vị quốc vương Bách Tế đầu tiên chính thức công nhận Phật giáo.

Năm 384, Thiền sư Ấn Độ Ma-la-nan-đà (Marananta) đến Bách Tế từ Đông Tấn. Chẩm Lưu Vương đã thành tâm cung thỉnh Ngài đến cung điện kính cẩn tiếp đãi, và năm sau, tức năm Ất Dậu (năm 385) sau đó nhanh chóng chấp nhận Phật giáo.

Năm 385, Chẩm Lưu Vương ban Sắc lệnh cho kiến tạo một ngôi chùa Phật giáo ở kinh đô Hansan Joo (한산; 漢山), tuyển chọn 10 nhà sư và cấp giới đao độ điệp.

Đây chính là sự khởi đầu của Phật giáo Bách Tế. Lại nữa, Bách Tế A Tân Vương (백제 아신왕; 百濟 阿莘王) lên ngôi vào tháng 2 năm thứ 17 (năm 392) niên hiệu Thái Nguyên, đã ban Thánh chỉ thể hiện sự sùng kính Phật pháp để cầu phúc cho bách tính vạn dân.

Khi người dân Bách Tế thường xuyên giao lưu, trao đổi văn hoá với Trung Hoa, vì thế có sự tương đồng quan phục giữa Trung Hoa và Bách Tế. Vào thời điểm này, Vương triều nhà Tuỳ đã công bố khuyến khích văn hoá Trà và ban hành Luật Trà vào năm 646.

Năm 426, Đại sư Tịnh Quán (정관대사; 靜觀大師) đã khai sơn ngôi già lam Đại Hưng Tự (대흥사; 大興寺). Năm 527, Ngài kiến tạo ngôi già lam Đại Thông Tự (대통사; 大通寺) và Đại Điểu Tự (대조사; 大鳥寺). Năm 544, Ngài thành lập ngôi già lam Hoa Nghiêm Tự (화엄사; 華嚴寺).

Vào thời điểm đó, Tổ sư Duyên Khởi (연기 조사; 緣起祖師) đã trồng trà ở trang trại Tràng Trúc Điền (장죽전; 長竹田) phía sau nhà chùa. Nếu chúng ta nhìn nhận điều này như một sự thật thì nó sớm hơn khoảng 280 năm so với thời điểm khâm liệm chủ nhân yêu mến trà trong quan quan tài, nhưng ghi chép quá muộn nên không có cơ sở chính xác.

Có nhiều ghi chép rằng trà đã được tiêu thụ ở Vương quốc Bách Tế trước thời Tân La (Silla). Điều này phù hợp với thực tế rằng khu vực sản xuất trà nhiều nhất ở Hàn Quốc cũng là Jeolla-do, một trong bát đạo tại Triều Tiên dưới triều đại nhà Triều Tiên. Bách Tế có điều kiện địa lý tuyệt vời để trồng trà. Đặc biệt, có rất nhiều hoạt động buôn bán trà với khu vực Hoa Nam (화남; 華南), Quảng Châu, thành phố lớn nhất tại miền nam Trung Quốc, Bao gồm tỉnh Quảng Đông , Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Nhung chiec banh tra nen co lo o giua giong nhu dong xu duoc khai quat tu ngoi co mo Cao Ly

Những chiếc bánh trà nén có lỗ ở giữa giống như đồng xu được khai quật từ ngôi cổ mộ Cao Ly

Ở Bách Tế, Cao Ly, không giống như Tân La, nhiều đồ gốm sứ Trung Hoa đã được khai quật. Ngoài ra, do diện tích đất trồng trà rộng nhất, vì thế người ta cho rằng Văn hoá Trà đạo đã phổ biến một cách tự nhiên. Trong số đó, ấm và bát có thể được coi là vật dụng để đựng trà. Khi đó, lá trà được hấp chín, trộn với bột gạo, sấy khô để nén thành bánh trà, sau đó sấy khô, khi uống trà, các bạn dùng chiếc cối đá để giã bánh trà nén và dùng nước đun sôi pha trà.

Theo ghi chép, Vương quốc Bách Tế, nơi có diện tích trồng trà lớn nhất. Được thiên nhiên ưu đãi, đất đai mầu mỡ, khí hậu thích hợp và đặc biệt có lợi thế bởi địa phương này nằm ở độ cao, nên chất lượng trà Bách Tế được khẳng định là ngon, hương thơm, vị ngọt. Rất tiếc là không còn hiện vật liên quan nào được phát hiện.

Theo ghi chép lịch sử về sự tồn tại của trà ở Vương quốc Bách Tế, theo tài liệu bảo tồn tại Đông Đại Tự (동대사; 東大寺), trong tác phẩm “Đông Đại Yếu lục” (동대사요록; 東大寺要錄), biểu thị cho thời Nara (Nại Lương thời đại) của lịch sử Nhật Bản, ghi rằng vị Cao tăng Hạnh Cơ (고승인 행기; 高僧行基; 668-749), người Bách Tế đã khai sơn kiến tạo 49 ngôi già lam tự viện Phật giáo và 46 Trung tâm nghiệp vụ công tác xã hội.

Qua ghi chép, cho thấy cây trà được trồng xung quanh vườn chùa. Từ đó biết rằng con cháu của Vương quốc Bách Tế trồng cây trà, có thể suy ra rằng trong cuộc sống người dân Bách Tế biết thưởng thức văn hoá trà đạo.

Văn hoá Trà đạo của Tân La

Vương triều Tân La (Silla) không chính thức công nhận đạo Phật trong suốt 150 năm. Nhưng rất kỳ quặc, bởi cuối cùng Phật giáo lại hưng thịnh ở Vương triều Tân La (Silla) và đạo Phật Tân La thường được đại diện cho Phật giáo trong thời kỳ ba Vương triều (tam quốc). Phật giáo Tân La cũng tượng trưng cho một giai đoạn mới trong sự truyền bá ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đạo Phật từ Ấn Độ đến các Vương quốc phương Đông.

Thông thường, quần thần của Vương triều vào Thời kỳ Tam Quốc (Cao Ly, Bách Tế, Tân La) rất tích cực trong việc truyền bá Giáo pháp của Đức Phật. Họ công bố rằng toàn thể Vương triều vào Thời kỳ Tam Quốc đã chấp nhận đạo Phật và tích cực ủng hộ các hoạt động của Phật giáo. Thực như thế, các Vương triều vào Thời kỳ Tam Quốc đều coi Phật giáo như Quốc đạo (tôn giáo chính thống). Không lâu sau khi xuất hiện ở Hàn Quốc, đạo Phật hưng thịnh ở các Vương triều vào Thời kỳ Tam Quốc (Cao Ly, Bách Tế, Tân La) với nhiều cơ sở tự viện Phật giáo được xây dựng khắp nơi, những nghi lễ Phật giáo long trọng được tiến hành như những nghi thức cấp quốc gia. Trong số đó, Phật giáo Tân La đặc biệt thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân.

Tại Vương triều Tân La, với quá trình bản địa hoá Phật giáo, đã hình thành ý tưởng “Phật Quốc” (불국). Quá trình bản địa hoá và khái niệm “Phật Quốc” (불국) là thành quả vĩ đại từ sự nỗ lực của một số cao tăng thạc đức, phẩm hạnh cao siêu, trí tuệ siêu phàm như Luật sư, Đại Quốc thống Từ Tạng (자장율사, 대국통; 608-686) bậc thầy vĩ đại của dân tộc Tân La trong thế kỷ thứ thứ VII. Khái niệm “Phật Quốc” (불국) phát triển xa hơn với tư tưởng chánh tín, chánh kiến đạo Phật là tôn giáo “bản xứ” của Tân La chứ không còn là tôn giáo du nhập từ ngoại quốc.

Phật giáo Tân La không chỉ đưa đến hệ tư tưởng chính trị xã hội thống nhất đất nước, mà còn truyền nguồn cảm hứng vào đời sống tri thức, nghiên cứu học thuật và nghệ thuật sáng tạo của con người. Thời kỳ này xuất hiện những tư tưởng gia xuất chúng như các vị cao tăng thạc đức Tây Minh Học phái Viên Trắc Pháp sư (서명학파 원측법사; 西明學派圓測法師), Nguyên Hiểu Đại sư (원효대사; 元曉大師) hiệu Đại Thánh Hoà Tranh Quốc sư (성화정국사; 大聖和諍國師; 617-686) và người Khai sáng Hoa Nghiêm tông Phật giáo Hàn Quốc, Đại Tông sư Nghĩa Tương; 의상대종사;義湘大宗師), hiệu Hải Đông Hoa Nghiêm Thủy Tổ Viên Giáo Quốc sư (해동화엄시조원교국사); 625-702), những vị hiền triết thiện hữu tri thức và thành tựu nghiên cứu học thuật được tôn kính trong lịch sử Phật giáo. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật đối với hoạt động tri thức và phát triển văn hoá của nhân dân Hàn Quốc cổ đại.

Thời của Pháp Hưng Vương (trị vì 514–540), người trị vì thứ 23 của Tân La, đã công nhận Thánh tử đạo cho Dị Thứ Đốn. Thánh tử đạo Dị Thứ Đốn (이차돈; 異次頓), một phật tử thuần thành, tín tâm kiên cố, đạo niệm tinh chuyên, là một trung thần, một vị hộ quốc an dân, luôn tồi tà phụ chính, ủng hộ cho ý chí xây dựng Phật giáo làm Quốc đạo.

Tại ngôi già lam Bách Lật cổ tự (백률사), quận Gyeongju, tỉnh Gyeongsang-buk, Hàn Quốc, trên cột đá khắc kinh “Lục diện Thạch tràng” miêu tả một cách cảm động bởi vị quốc vong thân, xả thân vì Đạo pháp Dân tộc, tương lai tươi sáng của đất nước mà Dị Thứ Đốn đã trở thành Thánh tử đạo, sự kiện ấy xảy vào năm Canh Thân (527), năm thứ 14 triều Pháp Hưng Vương, vua đời thứ 23 của Silla (Tân La).

Đó là: “Tại Pháp trường, tuyên án xong, khi bị chém đầu, từ cổ phun ra một dòng sữa trắng, lúc này có cơn mưa hoa từ trên trời đổ xuống và chư thiên trỗi khúc nhạc bi ai khiến đại địa ngừng quay, thành trì rung chuyển. Con người cùng vạn vật đều buồn thương tiếc.”

Dưới thời trị vì của Tân La Pháp Hưng Vương (532), các thành viên Hoàng tộc Giá Lạc Quốc Thủ Lộ Vương (가락국 수로왕; 駕洛國 首露王; Trị vì 42-199) ở Gimhae, một thành phố ở tỉnh Gyeongsang Nam, Hàn Quốc ngày nay, những người tiếp tục duy trì vị thế quan trọng trong xã hội Hàn Quốc hiện nay, có một chút tổ tiên từ Thủ Lộ Vương, cũng như các thành viên của họ ở Gimhae không kết hôn với nhau cho đến thế kỷ 20.

Chân Hưng Vương (540–576) là vua thứ 24 của Tân La, người kế vị Pháp Hưng Vương (514–540) và được kế vị bởi Chân Trí Vương (576–579). Chân Hưng Vương là cháu của Pháp Hưng vương và là một trong những vị vua vĩ đại của Tân La, người đã mở rộng bờ cõi Tân La rất nhiều. Cải biên tổ chức Hoa Lang Đồ (화랑도; 花郞徒) nhằm đào tạo nhân tài để phục vụ cho sự phát triển của quốc gia.

Chân Hưng Vương tiêu diệt được vương quốc Daegaya, sáp nhập toàn bộ vùng lãnh thổ của các quốc gia Gaya vào Silla. Sau khi vùng lãnh thổ bị chinh phục, tập trung ở Goryeong (고령군; 高靈郡), một quận nằm ở phía tây nam của tỉnh Gysangbuk-do ngày nay. Bởi tất cả các vùng đều sản xuất rất nhiều trà, nên sự công nhận của Vương quốc Tân La giao thoa văn hoá Trung Hoa về Văn hoá Trà đạo có từ thế kỷ thứ 6.

Theo Tam Quốc Sử Ký (삼국사기),vào thời Hưng Đức vương (흥덕왕; trị vì 826-836), người trị vì thứ 42 của vương quốc Tân La, ghi chép răn rằng Kim Đại Liêm (김대렴; 金大廉), vị quan chức cấp cao, hoạt động tích cực vào cuối triều đại Tân La. Ông được cử làm Sứ giả đến triều đại nhà Đường ở Trung Hoa và vào tháng 12 năm thứ ba triều đại Tân La Hưng Đức vương (흥덕왕; 興德王; 828) ông đã mang theo hạt giống trà khi trở về cố quốc. Điều này dẫn đến việc mở rộng diện tích chuyên canh trồng trà, và trà được hoàng gia, quý tộc và các nhà sư thời Tân La yêu thích.

Tac gia nu cu si Ahn Yeon chun

Nữ cư sĩ Ahn Yeon-chun.

Theo lệnh của Hoàng gia, giống trà được canh tác trồng trên Trí Dị san (지리산; 智異山), một ngọn núi trải dài qua các địa phương, như quận Hadong, quận Hamyang, và quận Sancheong, tỉnh Gysangnam-do, quận Gurye, tỉnh Jeollanam-do và thành phố Namwon ở tỉnh Jeollabuk-do. . . Trà địa phương này đã tồn tại từ thời Thiện Đức Nữ vương (선덕여왕; Trị vì 632–647). . . Bằng chứng cho thấy trà địa phương đã tồn tại vào thế kỷ thứ 7, trong hồ sơ lưu trữ tại Thông Độ Tự có ghi chép về một làng trà trên Đông Ẩt san (동을산; 冬乙山), phía bắc ngôi già lam Thông độ Tự (통도사) gần thành phố Yangsan, Gyeongsang Nam. Làng trà này là nơi chế biến trà cung kính cúng dường các cơ sở tự viện Phật giáo Hàn Quốc. Địa danh gắn liền với văn hoá trà đạo, cúng dường chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, Quán trà, suối Trà vẫn tồn tại và được gọi là làng Trà Sở (다소; 茶所).

Vào triều đại Tân La, văn hoá trà đạo thường được sử dụng vào các nghi lễ. Nghi thức lễ dâng trà thường dâng cúng Tân La Kim Thủ Lộ vương (김수로왕).

Dưới thời Tân La Văn Vũ Vương (문무왕; trị vì 661–681) bắt đầu lễ dâng trà tại Tông Miếu (종묘; 宗廟), nơi dành cho việc tưởng niệm các vị quốc vương và vương hậu các triều đại. Theo sử ghi chép việc Thiền sư Trung Trạm (충담선사; 忠湛禪師; 869-940) chủ lễ dâng trà vào các Ngày kỷ niệm phong trào độc lập (삼일절) và Kỷ niệm Ngày Phật Di Lặc Hoá sinh (미륵부처님).

Khi Học giả Thôi Thừa Lão (최승로; 崔承老; 927-989), người xây dựng nền tảng tư tưởng chính trị cho triều Cao Ly qua đời vào năm thứ 8 của triều đại Cao Ly Thành Tông (고려 성종; 高麗 成宗; Tại vị 981-997), vào đầu triều đại Cao Ly, nhà vua đã ban tặng 200 hộp Não Nguyên Trà (뇌원차; 腦原茶) và 10 cân Đoàn trà (단차; 團茶) tất cả đều sản xuất và chế biến tại địa phương. Phương pháp pha chế Đoàn trà và Não Nguyên Trà, là những loại trà ngon hảo hạng, được chế biến từ thời Tân La.

Tác giả: Nữ cư sĩ Ahn Yeon-chun
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 불교신문

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường