Văn bia chùa Linh Thông làng Quỳnh Đô - Thanh Trì - Hà Nội
ISSN: 2734-9195
15:46 06/06/2023
Qua nghiên cứu, giải mã 2 văn bia liên quan đến lịch sử chùa Linh Thông có thể cung cấp cho độc giả biết được một số thống tin về chùa. Đó là việc di dời chùa từ chỗ giáp với xã Ích Vịnh, địa thế xa xôi nên cảnh chùa vắng vẻ, vì thế nhân dân địa phương mới bàn bạc để dời chùa về cạnh đình làng Quỳnh Đô như hiện nay.
Phạm Văn Tuấn
Học viên cao học Đại học Sư phạm Hà Nội
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2023
Tóm tắt: Chùa Linh Thông hay còn có tên là chùa làng Quỳnh Đô tọa lạc ở thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nơi đây theo ghi chép của văn bia thì chùa là nơi cảnh trí vô cùng tươi đẹp, phía sau có cảnh đẹp kỳ thú của mây hồng, núi cao, ánh trăng lung linh. Nước bốn bên, sơn thuỷ hữu tình, một toà lâu đài tráng lệ.
Chùa đã trải qua gần 200 năm, nhiều hạng mục tòa Tam bảo đã xuống cấp. Năm 2020, Bộ VHTTDL đã trình CV số 2895/BVHTTDL-DSVH gửi UBND thành phố Hà Nội về việc thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Quỳnh Đô (Linh Thông tự), xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.
Theo đó, Bộ VHTT & DL đồng ý Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Quỳnh Đô (Linh Thông tự), bao gồm nội dung: Tu bổ Tam bảo (Tiền đường, Thượng điện), nhà Tổ; tôn tạo tả - hữu hành lang, nhà bia, am hóa vàng; nâng cốt, tôn nền di tích và cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Từ khóa: Linh Thông tự, làng Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, Bi ký.
1. Mở đầu
Chùa Quỳnh Đô là tên gọi theo địa danh của làng, chùa còn có tên chữ Hán là “靈通寺 Linh Thông tự” và tên chữ là Bạch Minh tự. Ngôi chùa này được khởi dựng từ năm 1841, thời vua Thiệu Trị trên khu đất rộng, thời kì đầu chùa chưa có sư trụ trì mà do một phật tử có tên Trương Văn Diệp trông coi, đến năm 1913, chùa được nhân dân chuyển về gần trung tâm của làng, ngay sát đình thành một cụm di tích đình – chùa làng Quỳnh Đô.
Qua ghi chép của văn bia: “靈 通寺開創紀念碑 ” Linh Thông khai sáng kỷ niệm bi thì: “Chùa Quỳnh Đô, tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông có ngôi chùa tên là Linh Thông vốn ở địa giới giáp với xã Ích Vịnh, không rõ là trải bao nhiêu mùa Xuân Thu từ khi nào. Trước đây nhân dân băn khoăn một nỗi là đường sá xa xôi nên sớm chiều hiu quạnh. Vì thế cho nên tất cả thuận tình chuyển về gần ngôi đình làng để tiện việc hương khói. Trải qua đến niên hiệu Khải Định năm thứ 3 (1918), có quan Đốc bộ đường của bản tỉnh là Hoàng Đại nhân đi xe ngựa về đình và hỏi han về việc di chuyển chùa và đền, nhân đó nhân dân trong xã hồi họp bàn bạc về việc chuyển ngôi chùa cũ ra nơi mới. Chi phí để lo việc này rất lớn, tài lực trong dân khó mà cáng đáng, trộm nghe đức của Thiền Tăng lớn lao như biển vậy”.
Theo văn bia “新造寺碑 Tân tạo tự bi” cho biết: Hội đồng kỳ mục, lý dịch trên dưới của 4 giáp vào thượng tuần tháng 10 năm Quý Sửu, ở xã Quỳnh Đô, tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông đều thuận tình mời Thiền Tăng chùa Quang Minh ở Hà Thành đến trụ trì chùa Linh Thông. Trải qua hơn 10 năm, đến nay trung tuần tháng 2 năm Quý Hợi, chức sắc, Kỳ lão, Lý dịch cùng với 4 giáp tại đình tuân theo chỉ truyền của Bộ Hoàng Đốc thay đổi đền chùa thờ phụng. Nhân dân đồng ý cùng với Thiền Tăng di chuyển về vị trí cũ đất linh thiêng xây dựng ngôi chùa mới.
Chùa Quỳnh Đô đến nay còn lưu giữ nhiều di văn Hán Nôm trên nhiều chất liệu như kim bản, chỉ bản, thạch bản. Trong đó có văn bia. Qua khảo sát văn bia tại chùa hiện nay chùa vẫn còn giữ được, bao gồm:
- Linh Thông tự khai sáng kỷ niệm bi ký:“Bia 1 mặt. Nói về cái vĩ đại trường tồn của đạo Phật. Vị thế của chùa Linh Thông sau khi đã mời được tăng tại chùa Quang Minh về trụ trì. Mọi người góp công đức làm lại chùa, khắc bia ca tụng công đức”.
- Tân tạo tự bi:“Bia 2 mặt. Về việc mời thiền tăng chùa Quang Minh đến trụ trì tại chùa Linh Thông. Sư cùng dân làng di chuyển làm lại chùa để hợp phong thuỷ”.
- Hậu Phật bi ký: “Bia 1 mặt. Ông Phan Văn Nghiêm, vợ là Nguyễn Thị Hinh đã cúng ruộng và tiền cho chùa nên dân Quỳnh Đô bầu ông bà là Hậu Phật. Ghi rõ ruộng ở xứ nào”.
- Bia Hậu Phật bi ký:“Bia 1 mặt. Bà Trần Thị Vĩnh là người hiền thục có thiền tâm đã giúp tiền và ruộng cho chùa Linh Thông nên được bầu hậu phật, khắc bài vị bà vào bia để được phối hướng”.
- Kỷ niệm bi: “Bia 1 mặt. Người bản xã là Nguyễn Thị Lý đem 100 đồng tiền và 1 mẫu ruộng cúng cho chùa để gửi giỗ cho cha mẹ và người thân. Bia ghi số ruộng ngày kỵ của Hậu Phật”.
Chùa Linh Thông đã được xếp hạng di tích lịch sử Kiến trúc – Nghệ thuật cấp Thành phố năm Kỷ Tỵ (1989).
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu 2 văn bia liên quan đến lịch sử của chùa nhân sự kiện chùa được hạ giải để trùng tu.
2. Quá trình xây dựng và trùng tu chùa
Các nguồn tư liệu ghi chép quá trình xây dựng chùa hiện tại không nhiều, chúng tôi mới căn cứ vào trong văn bia Linh Thông khai sáng kỷ niệm có ghi chép về việc dân làng mời Sư về để bàn bạc, chọn đất long mạch và huy động tịnh tài để xây chùa, sau khi xây dựng xong xuôi, có lập bia để tưởng nhớ đến việc này: “Từ năm Quý Sửu đến năm Giáp Dần bắt đầu mua sắm để xây chùa các khoản và hoàn thành Tổ đường chi tiêu hết 300 nguyên, nhân dân hỗ trợ được 60 nguyên. Du di đến năm Quý Hợi xây dựng nên ngôi chùa với một toà Thượng điện 3 gian, Tiền đường 5 gian. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành tổng hết 2000 nguyên. Tài lực trong dân là 700 nguyên…Mùa xuân năm Giáp Tý di chuyển tượng đất khởi dựng tượng vàng kinh phí 700 nguyên. Toàn dân cúng tiền 150 nguyên, trang hoàng tượng Thánh, tạo dựng cung Tiên kinh phí hết 300. Đến tháng Giêng năm Mậu Thìn đặt toà Cửu long, cung tiến tài vật là 600 nguyên, tiền công là 200 quan cùng xây dựng Nghi Môn. Câu đối, đại tự các khoản là 300 nguyên. Tính toán từ năm Giáp Dần đến năm Mậu Thìn tổng chi phí hết 4200 nguyên. Nhân dân công đức các khoản được 2110 nguyên. Còn lại do Tăng sư tự xuất cùng với việc kêu gọi thập phương công đức. Do đó vị Tiểu thiền, pháp danh Thanh Tâm ghi chép lại tường tận, khắc vào bia để lại mãi mãi cho hậu thế làm kỉ niệm.”
Trải qua thời gian, nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, năm 2020 được sự đồng ý của Bộ VHTTDL cho trùng tu các hạng mục Tam Bảo, nhà Tổ, thiêu hương, hành lang. Dự án này vừa được khởi công xây dựng năm 2023.
Thường nghe: Đạo Phật mênh mông, lớn lao thọ hơn cả trời đất mà khó nói ra là thọ; phong tục của đạo Thiền sáng hơn cả mặt trăng, mặt trời mà không thể tỏ thành lời là sáng. Cho nên biết dựa vào vùng đất, con người mới tạo nên thắng cảnh. Công lao ghi sổ sách thì cái đức mới truyền lại mãi mãi được vậy.
Nay ở xã Quỳnh Đô, tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông có ngôi chùa tên là Linh Thông vốn ở địa giới giáp với xã Ích Vịnh, không rõ là trải bao nhiêu mùa Xuân Thu từ khi nào. Trước đây nhân dân băn khoăn một nỗi là đường sá xa xôi nên sớm chiều hiu quạnh. Vì thế cho nên tất cả thuận tình chuyển về gần ngôi đình làng để tiện việc hương khói. Trải qua đến niên hiệu Khải Định năm thứ 3 (1918), có quan Đốc bộ đường của bản tỉnh là Hoàng Đại nhân đi xe ngựa về đình và hỏi han về việc di chuyển chùa và đền, nhân đó nhân dân trong xã hồi họp bàn bạc về việc chuyển ngôi chùa cũ ra nơi mới. Chi phí để lo việc này rất lớn, tài lực trong dân khó mà cáng đáng, trộm nghe đức của Thiền Tăng lớn lao như biển vậy.
Đạo Phật cũng như đạo thân bàn bạc các phương án xây chùa và mời Thiền Tăng về trụ trì vì duy một nỗi chùa của xã ta từ trước không có Thiền Tăng trụ trì nên mới cử người trong xã ra trông coi hương khói thờ Phật để mong có được điều thiện. Khi đó nhân dân nghe thấy nhà Sư của ta ở chùa Quang Minh thuộc hộ sinh thứ 6 là vị Thiền Tăng có đạo từ bi, đức hạnh, phúc tuệ song toàn. Pháp và tài lực đều thường làm. Vì vậy, nhân dân bàn bạc và thoả thuận mời về đình của bản xã để thiết lập quy phạm của nhà Thiền, bàn bạc với toàn dân chọn đất để dựng chùa, Thiền sư cùng với các vị bô lão người nào am hiểu về địa lí liền được mời về để tìm mạch Long án, chùa toạ lạc hướng Tân (hướng Bắc), quay hướng Ất (hướng Nam), thu Tốn thuỷ ủng Càn sơn, thật là điềm lành.
Từ năm Quý Sửu đến năm Giáp Dần bắt đầu mua sắm để xây chùa các khoản và hoàn thành Tổ đường chi tiêu hết 300 nguyên, nhân dân hỗ trợ được 60 nguyên. Du di đến năm Quý Hợi xây dựng nên ngôi chùa với một toà Thượng điện 3 gian, Tiền đường 5 gian. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành tổng hết 2000 nguyên. Tài lực trong dân là 700 nguyên…Mùa xuân năm Giáp Tý di chuyển tượng đất khởi dựng tượng vàng kinh phí 700 nguyên. Toàn dân cúng tiền 150 nguyên, trang hoàng tượng Thánh, tạo dựng cung Tiên kinh phí hết 300. Đến tháng Giêng năm Mậu Thìn đặt toà Cửu long, cung tiến tài vật là 600 nguyên, tiền công là 200 quan cùng xây dựng Nghi Môn. Câu đối, đại tự các khoản là 300 nguyên. Tính toán từ năm Giáp Dần đến năm Mậu Thìn tổng chi phí hết 4200 nguyên. Nhân dân công đức các khoản được 2110 nguyên. Còn lại do Tăng sư tự xuất cùng với việc kêu gọi thập phương công đức. Do đó vị Tiểu thiền, pháp danh Thanh Tâm ghi chép lại tường tận, khắc vào bia để lại mãi mãi cho hậu thế làm kỉ niệm. Vì vậy có bài minh rằng:
Ánh quang minh chiếu khắp nơi,
Đức Tiền liệt vô cùng.
Từ bi hoà thuận xung vào đạo Thiền,
Cần kiệm là trung nghĩa và tốt đẹp
Môn nhân suy nghĩ về sự nghiệp lớn lao.
Nơi khuôn thước của toàn xã hội,
Chùa Linh Thông nay đã đổi mới.
Đất Cổ Điển lan toả mùi thơm,
Ghi chép lại thiên Hồng Phạm.
Phúc lớn đá ghi tên,
Công đức để lại cho hậu thế.
Người biết đến ngày càng nhiều,
Chùa Quỳnh Đô đức lớn. Đệ tử nhờ phúc ân,
Câu đối, nến đuốc nhờ thế toả rạng.
Lá cành theo đó hiển dương.
Ngày đẹp, tháng Giêng mùa xuân năm Kỷ Tỵ niên hiệu Bảo Đại (1929) cung kính soạn văn bia.
Các chức sắc, kỳ mục cùng với lão nhiêu, thiện nam tín nữ cùng toàn thể nhân dân trên dưới của bản xã cung kính lập văn bia.
Bản sư Quang Minh đức lớn, tên tự là Thanh Mai Thiền toà hạ.
Thừa mệnh Đương gia Trụ trì Tì Kheo Thanh Tâm cung kính tạo bia.
Điều thứ nhất: Cha mẹ đều khoẻ mạnh thì đến ngày kỳ phúc và 4 mùa giữ lệ kính biếu như quy định.
Điều thứ hai: Hàng năm ca hát thì chức dịch các địa phương tập trung tại đình để cùng nhau ăn uống.
Điều thứ ba: Sau lễ một trăm tuổi có hai lễ đưa tang. Trong xã chỉnh đốn trang phục, một con trâu (bò), 4 mâm xôi, một mâm bánh, một vò rượu, vàng bạc một nghìn. Trầu cau, trà nước, hương, đèn đủ dùng đến tại gia đường hành lễ. Phần cổ con vật tế phân đều kính biếu bản tộc.
3.2. Văn bia “Tân tạo bi ký”
Bia 2 mặt, mặt trước là “Tân tạo tự bi” niên đại khắc bia năm Khải Định thứ 8 (1923), mặt sau là “Lập hương học điều ước lệ sự” niên đại khắc bia Thiệu Trị nguyên niên (1841).
Phật làm điều công đức, núi vốn cao chót vót, pháp trí biển tuệ vô cùng thâm sâu, vô vàn hạt cát với nhiều số kiếp, đá không thể ghi chép hết. Quy mô của Phật pháp công người sức vật. Nay có Hội đồng kỳ mục, lý dịch trên dưới của 4 giáp vào thượng tuần tháng 10 năm Quý Sửu, ở xã Quỳnh Đô, tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông đều thuận tình mời Thiền Tăng chùa Quang Minh ở Hà Thành đến trụ trì chùa Linh Thông. Trải qua hơn 10 năm, đến nay trung tuần tháng 2 năm Quý Hợi, chức sắc, Kỳ lão, Lý dịch cùng với 4 giáp tại đình tuân theo chỉ truyền của quan đốc Bộ họa Hoàng thay đổi đền chùa thờ phụng. Nhân dân đồng ý cùng với Thiền Tăng di chuyển về vị trí cũ đất linh thiêng xây dựng ngôi chùa mới.
Kinh phí xây dựng duy chỉ một người, một lầu có thể làm phúc trạch riêng rộng rãi, bao la phổ nguyện cho toàn ấp, toàn thôn đều được hưởng. Cảnh trí vô cùng tươi đẹp, phía sau có cảnh đẹp kỳ thú của mây hồng, núi cao, ánh trăng lung linh.
Nước bốn bên, sơn thuỷ hữu tình, một toà lâu đài tráng lệ, một lần thay đổi, nguyện cầu cho sự bảo vệ ngàn thu. Đồng tâm hiệp lực cùng với ý chí để hoàn thành phúc quả.
Thiền Tăng của bản chùa tên hiệu là Mai Hoa kính cẩn ghi chép. Cùng với ruộng ở các xứ sở là 4 mẫu, 8 sào, lại còn dựng một cây tháp.
Ngày 15 tháng 5 niên hiệu Khải Định năm thứ 8 (1923) lập bia.
4. Thay lời kết
Qua nghiên cứu, giải mã 2 văn bia liên quan đến lịch sử chùa Linh Thông có thể cung cấp cho độc giả biết được một số thống tin về chùa. Đó là việc di dời chùa từ chỗ giáp với xã Ích Vịnh, địa thế xa xôi nên cảnh chùa vắng vẻ, vì thế nhân dân địa phương mới bàn bạc để dời chùa về cạnh đình làng Quỳnh Đô như hiện nay.
Chùa cũ vốn không rõ xây dựng từ thời nào, lại không có sư trụ trì, đến khi rời chùa về vị trí như hiện nay làng mới mời Sư từ chùa Quang Minh về làm trụ trì.
Khi xây dựng kinh phí xây dựng các hạng mục như Thượng điện 3 gian, Tiền đường 5 gian. Tạo tượng vàng, trang hoàng tượng Thánh, tạo dựng cung, đặt toà Cửu long, xây dựng Nghi Môn, Câu đối, đại tự... do dân đóng góp cung tiến, tín đồ thập phương do tăng sư kêu gọi trợ duyên.
Kể từ khi nhận chùa trụ trì đến nay Thượng tọa Thích Trí Như cùng chúng đồ và nhân dân địa phương, thập phương thiện tín quyên góp tịnh tài xây dựng tam quan, lầu chuông, lầu trống, nhà mẫu… làm cho cảnh chùa được khang trang, nguy nga.
Dưới triều nhà Hồ, Phật giáo tiếp tục suy vi. Tăng lữ lười biếng, không chịu tu học, số sư sãi và tín đồ Phật giáo lại chiếm một tỷ lệ quá cao trong dân chúng.
Nếu chúng sinh nào tin rõ Phật pháp, cho đến tự quán chiếu trí tuệ, đoạn trừ nghi hoặc, gieo các thiện căn làm các công đức, chí tâm hồi hướng, sẽ được thân tướng quang minh, công đức trí huệ thành tựu viên mãn như các bậc đại Bồ tát.
Ngày nay, khi Indonesia đang khám phá bối cảnh tôn giáo đa dạng của mình, Phật giáo vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho những cá nhân tìm kiếm sự bình yên, chính niệm và sự phát triển tâm linh.
Trong thất bại, bà không tìm cách đổ lỗi hay biện minh, mà thẳng thắn thừa nhận sự vượt trội của đối thủ. Đây là hình ảnh của người có trí tuệ, hiểu rằng chiến thắng thật sự không nằm ở kết quả, mà ở cách hành xử.
Hình ảnh rồng trong thời Lý không chỉ phong phú về hình dáng và truyền thuyết, mà còn thể hiện sự kết nối chặt chẽ với những giá trị tâm linh và văn hóa.
Huế đã xây dựng một số lượng đền, chùa đáng kể. Điều này lý giải vì sao người Huế từ khi sinh ra đã gắn bó sắc sâu với câu kinh tiếng kệ, tiếng chuông chùa và hình ảnh áo nâu sòng, coi các ngôi chùa như “một thực thể” gắn liền với đời sống tinh thần từng người dân miền đất cố đô...
Nếu như có người muốn thấu rõ tất cả chư Phật mười phương ba đời, thì hãy quán sát tính pháp giới. Pháp giới là chân như thật quán, chỉ tâm thức quán. Tất cả hết thảy cảnh giới đều do tâm tạo ra.
Bình luận (0)