Trang chủ Đời sống Vai trò của phụ nữ trong giáo lý đạo Phật

Vai trò của phụ nữ trong giáo lý đạo Phật

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

TS.Vũ Thị Kim Oanh
Trường Đại học Khánh Hòa
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2023

Đặt vấn đề
Phật giáo ra đời trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, sự phân biệt đẳng cấp hà khắc và tư tưởng trọng nam khinh nữ tồn tại trong xã hội loài người nói chung và ở Ấn Độ nói riêng. Để khắc phục tình trạng đó, đức Phật đã nêu cao vai trò của phụ nữ nhằm góp phần hạn chế sự bất bình đẳng trong xã hội. Vai trò của phụ nữ trong giáo lý đạo Phật đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Từ khóa: phụ nữ, giáo lý phật giáo, đạo Phật, bình đẳng giới, vai trò của phụ nữ….

Vai trò của người phụ nữ trong giáo lý đạo Phật có thể được xem như hòn đá tảng đầu tiên xây dựng nên sự bình đẳng giới. Các tôn giáo ra đời đều gắn liền với một giai đoạn lịch sử nhất định và chịu sự tác động, chi phối của thời đại đó. Phật giáo không nằm ngoài quy luật trên. Ở Ấn Độ vào thế kỷ XIII trước Tây lịch, bộ lạc Aryan từ Urals, miền ranh giới hai châu Âu và Á ngày nay, vào Ấn Độ, lập nên nền văn minh Vệ Đà (Vedas). Bà la môn giáo lấy Vedas làm căn bản, đã thiết lập một trật tự chặt chẽ gồm bốn đẳng cấp: Bà la môn (Bràhmana); Sát đế lợi (Khattiya); Tỳ xá (Vessa); Thủ đà la (Sudda). Chế độ đẳng cấp này đã thể hiện trên tất cả các mặt của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Người phụ nữ thời kỳ này không có bất kỳ một vị thế nào từ trong gia đình đến ngoài xã hội, họ chỉ là “một cái bóng mờ nhạt” tồn tại bên cạnh người đàn ông. Phật giáo ra đời với mong muốn khắc phục thực tại của xã hội hiện thời nói chung, trong đó có đề cao vai trò của người phụ nữ nói riêng. Phật giáo cho rằng, nơi người nữ vốn tiềm ẩn nhiều đức tính tốt như thông minh, ôn hòa, bao dung, độ lượng, yêu hoà bình,v.v…

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 3.2023 Vai Tro Cua Phu Nu Trong Giao Ly Dao Phat 1

Khi thấy vua Pasenadi nước Kosala muộn phiền vì nghe tin báo hoàng hậu Mallika vừa hạ sinh công chúa, Phật liền khuyên:

“Này Nhân chủ, ở đời,
Có một số thiếu nữ,
Có thể tốt đẹp hơn,
So sánh với con trai,
Có trí tuệ, giới đức,
Khiến nhạc mẫu thán phục.(1)”

Phật giáo đã chỉ rõ rằng, “nếu thế giới không có phụ nữ thì thế giới không còn là thế giới” bởi vì ½ dân số của thế giới là phụ nữ và họ là một nhân tố quan trọng để tạo ra thế giới. “Phật giáo cho rằng, những người phụ nữ như: Người độc thân, có chồng, góa phụ thì không có giới hạn về quyền và bổn phận của họ đối với việc sinh con hay nuôi con, và họ là một phần không thể tách rời của xã hội”(2). Khi phụ nữ lập gia đình thì họ có chức năng làm mẹ, làm vợ; do vậy, họ là đối tượng cần được kính trọng.

“Mẹ hiền khuất bóng gọi là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống gọi là mặt trăng sáng tỏ
Mẹ hiền khuất rồi gọi là đêm tối u ám”(3).

Phật giáo đã đề cao được vị thế của người phụ nữ trong gia đình. Phật giáo đã so sánh người mẹ với mặt trời, mặt trăng và bóng tối, Phật giáo cho rằng, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong các mối quan hệ xã hội; do vậy, Phật giáo đề cao phụ nữ và xem xã hội này như là “xã hội những bà mẹ”. “Phạm Thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Các Đạo sư thời xưa, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Đáng được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ kheo, là cha mẹ đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời”(4). Trong kinh hạnh phúc có nói:

“Mẹ cha gọi là Phạm Thiên,
Bậc đạo sư thời trước,
Xứng đáng được cúng dường,
Vì thương đến con cháu,
Do vậy, bậc hiền triết,
Đảnh lễ và tôn trọng,
Dâng đồ ăn đồ uống,
Vải mặc và giường nằm,
Thoa bóp (cả thân mình)
Tắm rửa cả chân tay,
Với sở hành như vậy,
Đối với mẹ và cha,
Đời này người hiền khen,
Đời sau hưởng thiên lạc.”

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 3.2023 Vai Tro Cua Phu Nu Trong Giao Ly Dao Phat 2

Phật giáo cho rằng, phụ nữ có vai trò ngang hàng với đàn ông, cũng như cỗ xe chở người, bất luận nam hay nữ. Cũng thế, chiếc xe chính pháp chờ đón họ thẳng tới niết bàn. “This social and spiritual advancement for women was ahead of the times and, therefore, drew many objections from men, including bhikkhus.”(5) Tạm dịch là (sự tiến bộ xã hội và tinh thần cho phụ nữ Phật giáo đã đi trước thời đại và, do đó, đã thu hút rất nhiều sự phản đối từ những người đàn ông, trong đó có các Tỳ kheo). Đức Phật đã nói rằng; “In Buddhism, women can openly aspire to and practice for the highest level of spiritual attainment. Buddhism is unique among Indian religions in that the Buddha as founder of a spiritual tradition explicitly states in canonical literature that a woman is as capable of nirvana as men and can fully attain all four stages of enlightenment”(6). Tạm dich là (Trong Phật giáo, phụ nữ có thể công khai mong muốn và thực hành cho các cấp độ cao nhất của cảnh giới tinh thần cao nhất. Phật giáo là duy nhất giữa các tôn giáo Ấn Độ, trong đó đức Phật là người sáng lập và trong giáo lý kinh điển đã chỉ rõ là một người phụ nữ luôn có khả năng đạt được niết bàn như nam giới và có thể đạt được đầy đủ tất cả bốn giai đoạn của sự giác ngộ). Tuy nhiên, do cơ thể của người phụ nữ thường yếu đuối hơn người đàn ông nên người đàn ông phải luôn bảo vệ và che chở cho họ. Và vai trò của người phụ nữ trong gia đình phải được đặt ngang hàng với người đàn ông. “Người phụ nữ là một thành viên dễ mến trong gia đình, nắm giữ nhiều mối quan hệ, và được các đứa con yêu quý của mình kính trọng và thương yêu. Đức Phật cho rằng, giới tính không quan trọng trong các vấn đề như nhân cách và vai trò trong xã hội, thậm chí, người phụ nữ có thể cạnh tranh được với đàn ông”(7).

Quan niệm của Phật giáo về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Từ việc khẳng định vai trò của người phụ nữ không thua kém người đàn ông trong gia đình, Phật giáo tiếp tục cho rằng, trong xã hội người phụ nữ cũng có vai trò hết sức quan trọng. “Với một sự hiểu biết sâu sắc, đức Phật xác định đặc điểm giá trị của nữ giới và đặt giá trị này một cách hài hòa vào trong cơ cấu xã hội”(8). Khi đề cập đến vai trò của người phụ nữ trong xã hội, Phật giáo đã nhấn mạnh đến quyền lợi và nghĩa vụ của nữ giới phải như nam giới. Rõ ràng trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, đề cập đến vai trò của người phụ nữ trong xã hội là điều rất khó khăn. Bởi trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, người phụ nữ không có vị thế nào trong xã hội. Tuy nhiên, Phật giáo đã bác bỏ điều đó và cho rằng, khi vị thế của người phụ nữ bị xem thường thì xã hội đã phát triển một cách lệch lạc. Chính vì thế, Phật giáo khuyên rằng, “Người chồng nên lấy năm điều mà yêu thương cấp dưỡng vợ. Năm điều đó là gì? Một là yêu thương vợ. Hai là không khinh rẻ. Ba là sắm các thứ chuỗi ngọc, đồ trang điểm. Bốn là ở trong nhà để vợ được tự do. Năm là xem vợ như chính mình. Người chồng lấy năm điều để thương yêu, cấp dưỡng vợ”(9). Phật giáo cho rằng, vị thế của phụ nữ trong xã hội phải được bắt đầu từ gia đình. Khi và chỉ khi họ đóng vai trò quan trọng trong gia đình thì cũng là lúc họ thể hiện được vai trò của họ trong xã hội. Phật giáo cho rằng, nữ giới không thua kém gì so với nam giới; do vậy, những gì nam giới làm được thì nữ giới cũng có thể làm được. Điều này được thể hiện trong câu chuyện sau: “… Thưa gia chủ, gia chủ có thể suy nghĩ: “Nữ gia chủ, mẹ của Nakula, sau khi ta mệnh chung, không có thể nuôi dưỡng các con và duy trì nhà cửa”. Thưa gia chủ, chớ có nghĩ như vậy! Thưa gia chủ, tôi khéo léo dệt vải và chải lông cừu. Thưa gia chủ, sau khi gia chủ mệnh chung, tôi có thể nuôi dưỡng các con và duy trì nhà cửa. Do vậy, thưa gia chủ, chớ có mệnh chung với tâm còn mong cầu ái luyến! Đau khổ, này gia chủ, là người khi mệnh chung với tâm còn mong cầu luyến ái. Thế Tôn quở trách người khi mệnh chung tâm còn mong cầu luyến ái.

Thưa gia chủ, gia chủ có thể suy nghĩ như sau: “Nữ gia chủ, mẹ của Nakula, sau khi ta mệnh chung, sẽ đi đến một gia đình khác”. Này gia chủ, chớ có suy nghĩ như vậy! Thưa gia chủ, gia chủ cũng đã biết, trong mười sáu năm chúng ta sống làm người gia chủ, tôi đã sống thực hành phạm hạnh như thế nào…

Thưa gia chủ, gia chủ có thể suy nghĩ như sau: “Nữ gia chủ, mẹ của Nakula, sau khi ta mệnh chung, sẽ không còn muốn đến yết kiến Thế Tôn, sẽ không còn muốn yết kiến chúng Tăng”. Thưa gia chủ, chớ có suy nghĩ như vậy! Sau khi ta mệnh chung, tôi sẽ muốn yết kiến Thế Tôn nhiều hơn, sẽ muốn yết kiến chúng tăng nhiều hơn…”(10). Như vậy cho thấy, vai trò của người phụ nữ trong xã hội đã được nhắc đến trong giáo lý Phật giáo rất rõ nét.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 3.2023 Vai Tro Cua Phu Nu Trong Giao Ly Dao Phat 3

Vai trò của nữ giới trong giáo đoàn. Khi bàn đến vai trò của nữ giới trong giáo đoàn thì chúng ta phải thống nhất với nhau rằng; tăng hay ni đều có quyền bình đẳng như nhau. Điều này được thể hiện ngay từ thời đức Phật còn tại thế. Khi mà trong xã hội Ấn Độ đang tồn tại sự phân chia giai cấp khắc nghiêt, ở đó người phụ nữ bị xem thường thì đức Phật tiến hành thành lập giáo hội Tỳ kheo ni. “The Vinaya does not allow for any power-based relationship between the monks and nuns. Dhammananda Bhikkhuni wrote: Nuns at the time of the Buddha had equal rights and an equal share in everything. In one case, eight robes were offered to both sanghas at a place where there was only one nun and four monks. The Buddha divided the robes in half, giving four to the nun and four to the monks, because the robes were for both sanghas and had to be divided equally however many were in each group. Because the nuns tended to receive fewer invitations to lay-people’s homes, the Buddha had all offerings brought to the monastery and equally divided between the two sanghas. He protected the nuns and was fair to both parties. They are subordinate in the sense of being younger sisters and elder brothers, not in the sense of being masters and slaves.”(11) Tạm dịch là: (Giới Luật không cho phép bất kỳ mối quan hệ dựa trênquyền lựcgiữacác tăng và ni. Tỳ kheo Dhammananda đã viết: Ni vào thời của Phật có quyền bình đẳng và có phần bằng nhau trong tất cả mọi thứ. Trong một trường hợp, tám chiếc áo choàng được đem biếu chocác Tăng nhânở một nơi mà chỉ có một ni và bốn tăng. Đức Phật chia áo thành 2 nửa bằng nhau, đưa bốn cái cho ni và bốn cái cho 4 tăng, bởi vì những cái áo đó dành cho cả nam và nữ Tăng nhân và phải được chia đều tuy nhiên trong mỗi nhóm có nhiều người. Bởi vì các ni có xu hướng nhận lời mời ít hơn để đến nhà của mọi người cho

nên đức Phật đã yêu cầu đem tất cả các đồ cúng dường đến tu viện và chia đều giữa hai nhóm tăng và ni. Đức Phật đã bảo vệ các nữ tu và là công bằng cho cả hai bên. Đức Phật là cho các đệ tử ý thức được việc đối xử với người phụ nữ như những người thân, không phải trong ý thức là ông chủ và nô lệ). Việc làm này đã tạo điều kiện cho phụ nữ nói chung và ni giới nói riêng quyền được tiếp thụ giáo lý đạo Phật để phát huy bản chất cao quý của họ. Theo giới đàn ni, “Nói về giáo phẩm, nếu bên nam giới có Hòa Thượng, Đại đức thì phía nữ có Hòa Thượng Ni, Đại đức ni”. Chữ “ni” ở đây dùng để chỉ giới tính chứ không phải là phân biệt. Về đệ tử nếu tăng có hai vị đại đệ tử là Sàriputta và Moggallàna, thì ni cũng có hai vị đại đệ tử là Khema và Uppalavannà. Quan điểm giải thoát không dành riêng cho ai, kể cả đức Phật. “Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, chúng đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, chúng được quả dị thục tối thượng”(12).

Vị thế của người phụ nữ không chỉ được đề cao trong gia đình, xã hội, trong giáo đoàn mà cả trong giải thoát. “Này Ananda, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được Dự Lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A la hán quả”(13). Phật giáo cho rằng, việc giải thoát của ni không chỉ dành cho thực tại mà nó còn được thể hiện trong tương lai. “Này Vaccha không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỳ kheo ni, đệ tử của ta, đã đoạn trừ các lậu hoặc, với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát”(14).

Từ sự phân tích trên cho thấy, vai trò của người phụ nữ trong giáo lý Phật giáo được đề cao. Người phụ nữ không chỉ được đề cao trong gia đình đến ngoài xã hội mà ngay trong cách tu tập và giải thoát cũng thể hiện vai trò nhất định. Phụ nữ trong giáo lý đạo Phật không còn đóng vai trò là “cái bóng” của người đàn ông mà họ đã được đề cập đến như một cá thể tự do.

Kết luận

Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong giáo lý đạo Phật, chúng tôi thấy rằng, Phật giáo đề cao vai trò của người phụ nữ từ trong gia đình, xã hội đến trong giáo đoàn là một quan điểm mới mẻ và tiến bộ thời bấy giờ. Vai trò của người phụ nữ trong giáo lý đạo Phật có thể được xem như hòn đá tảng đầu tiên xây dựng nên sự bình đẳng giới. Quan điểm đề cao vai trò của người phụ nữ trong giáo lý đạo Phật có giá trị to lớn được xem là một thành quả có nhiều ý nghĩa không chỉ trong quá khứ mà còn nguyên giá trị đến ngày nay và trong tương lai. Tất cả những điều đó đã được những người phụ nữ chứng minh vai trò trong gia đình và trong xã hội ở bất cứ nơi đâu, đồng thời những phật tử chân chính chứng minh khi họ thể hiện vai trò của mình đối với gia đình, xã hội và giáo đoàn.

TS.Vũ Thị Kim Oanh
Trường Đại học Khánh Hòa
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2023

***

CHÚ THÍCH:
(1) Phẩm Thứ hai, Kinh Tương Ưng Bộ, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1993, tr.194
(2) Horner, I.B. Women under Primitive Buddhism, London, 1930; pp 3.
(3) Kinh Báo Ân, Kinh Tâm Địa Quán, Phúc Điền THPGTPHCM, 1995, tr.93
(4) Phẩm Sứ giả của trời, Tăng Chi Bộ Kinh I, HT Thích Minh Châu, Viện NPHVN, 1988, tr.147
(5) In Young Chung (1999). “A Buddhist View of Women: A Comparative Study of the Rules for Bhikṣunīs and Bhikṣus Based on the Chinese Pràtimokùa” (PDF). Journal of Buddhist Ethics6: 29–105. Retrieved 2010-11-07.
(6) Ven. Professor Dhammavihari, Women and the religious order of the Buddha
(7) Dhirasekera, Jothiya, “Women and the Religious Order of the Bud-dha” Sambhāsā. 1991. Pp, 297
(8) Dhirasekera, Jothiya, “Women and the Religious Order of the Bud-dha” Sambhāsā. 1991, pp. 297.
(9) Kinh Trung A Hàm III, HT Thích Thiện Siêu, THPGTPHCM, tr. 266
(10) Kinh Bộ Tăng Chi II, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988, tr. 295-296
(11) Dr. Chatsumarn Kabilsingh The History of the Bhikkhuni Sangha
(12) Phẩm Sumana, Kinh Bộ Tăng Chi, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988, tr. 39.
(13) ) Phẩm Gotamì, Kinh Bộ Tăng Chi III, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988, tr. 114.
(14) Đại kinh Vacchagotta, Trung Bộ Kinh II, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988, tr. 236.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đại kinh Vacchagotta, Trung Bộ Kinh II, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988, tr.236.
2. Phẩm Thứ hai, Kinh Tương Ưng Bộ, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1993, tr.194.
3. Kinh Báo Ân, Kinh Tâm Địa Quán, Phúc Điền THPGTPHCM, 1995, tr.93.
4. Phẩm Sứ giả của trời, Tăng Chi Bộ Kinh I, HT Thích Minh Châu, Viện NPHVN, 1988, tr.147.
5. Kinh Trung A Hàm III, HT Thích Thiện Siêu, THPGTPHCM, tr. 266.
6. Kinh Bộ Tăng Chi II, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988, tr. 295 – 296.
7. Phẩm Sumana, Kinh Bộ Tăng Chi, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988, tr. 39.
8. Phẩm Gotamì, Kinh Bộ Tăng Chi III, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988, tr.114.
9. Dhirasekera, Jothiya, “Women and the Religious Order of the Bud-dha” Sambhāsā. 1991, pp. 297.
10. Horner, I.B. Women under Primitive Buddhism, London, 1930; pp 3.
11. Ven. Professor Dhammavihari, Women and the religious order of the Buddha.
12. Dhirasekera, Jothiya, “Women and the Religious Order of the Bud-dha” Sambhāsā. 1991. Pp, 297.
13. Dr. Chatsumarn Kabilsingh The History of the Bhikkhuni Sangha.
14. In Young Chung (1999). “A Buddhist View of Women: A Comparative Study of the Rules for Bhikṣunīs and Bhikṣus Based on the Chinese Pràtimokùa” (PDF). Journal of Buddhist Ethics6: 29–105. Retrieved 2010-11-07.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường