Trang chủ Đời sống Ứng dụng “phương tiện” truyền thông

Ứng dụng “phương tiện” truyền thông

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Thích Vạn Ngộ
Thiền Lâm tịnh thất – Đồng Nai
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 11/2021

Trong hệ thống kinh điển Phật giáo, đức Phật thường chú trọng đến vị trí và vai trò của “phương tiện”(1) đối với việc hoằng pháp độ sinh. Kể cả sau khi Ngài nhập Niết bàn, ý nghĩa này vẫn không có gì thay đổi. Bất cứ một phạm trù nào đã là vật chất và hiện tượng, ắt sẽ có những mặt hạn chế và vấn đề tiêu cực của nó.

Vì sao phải ứng dụng đến phương tiện mới có thể hoàn thành được mục đích đã đặt ra? Giá như chúng ta không cần sử dụng đến phương tiện, liệu rằng sự giới hạn của bản thân và khả năng để chiến thắng mọi cám dỗ ở xung quanh, có chịu dễ dàng buông tha cho mình không?

Chúng ta hãy lần lượt, cùng nhau tìm hiểu xem sự việc thật hư sẽ như thế nào? Ví dụ, tiền bạc, nhà ở, vật dụng, thực phẩm… thậm chí cảm xúc cũng được ví như là một phương tiện.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2021 Ung dung phuong tien truyen thong 1

Có thể khẳng định ở trên đời này sẽ không có bất cứ một sự vật và hiện tượng nào; đủ quyền hạn để tách rời một cách vĩnh viễn khỏi phạm vi của “con người và phương tiện”.

Phương là phương pháp, tiện là tiện dụng. Phương tiện là phương pháp tiện dụng một cách thích hợp với căn cơ của mọi chúng sinh. Nếu đứng trên lập trường của hệ Bát Nhã để giải thích về phạm vi và góc độ ứng dụng của hai chữ “phương tiện”. Một người muốn đạt đến trí tuệ Bát Nhã hay còn gọi là Chân như Bát Nhã. Bắt buộc họ phải sử dụng đến yếu tố phương tiện để tu tập và trải nghiệm, nhờ đó mới có thể thông đạt được trí tuệ trong nhận thức và thực tại đang hiện hữu. Tất nhiên, chúng ta không thể nào để cho tâm mình bị vướng mắc ở bất cứ phạm trù nào, dù cho đó là phạm trù của nhận thức. Quyền nghi và quyền đạo, luôn có tính chất và hỗ trợ lẫn nhau trên con đường tu tập của một hành giả, và dù cho hành giả đó đang đi theo một trong hai truyền thống của Phật giáo (Đại thừa Phật giáo, Nguyên thủy Phật giáo); cũng đều được chấp nhận cái gọi là “phương tiện quyền xảo”.

Mặt khác, chúng ta cũng có thể hiểu rằng, phương là đạo lý đúng đắn (đạo lý chân chính), tiện là lời nói khéo léo (ngôn từ thiện xảo), nhưng không phải để mê hoặc lòng người.

Vậy ý nghĩa của phương tiện, cũng chính là phương pháp sử dụng đạo lý chân chính và ngôn từ thiện xảo, miễn sao phù hợp với căn cơ của chúng sinh, đều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu chúng ta đứng từ góc độ chân thật của các pháp để giải thích, thì ngay cả những thứ không thuộc về phạm vi của chân thật, đều có thể xây dựng thành chân thật, ấy mới gọi là chân thật. Tất nhiên, những thứ giả tạm vốn không thể gọi là chân thật được, bởi vì nó là mặt trái của giá trị chân thật. Cho nên, mọi người thường hay nói câu: “phương tiện trong phương tiện”, là nội hàm của ý nghĩa này. Nghĩa là, tự lợi và lợi tha đã vượt ra ngoài cả phép tắc lẫn giới hạn đang bị ràng buộc. Nên mới nói, khi một hành giả không còn thấy tâm mình trụ vào bất cứ một nơi nào nữa, lúc đó mọi thứ sẽ được hiện rõ ngay trước mắt, không cần tìm chúng ở đâu xa. Có thể hiểu, sở dĩ ta có được khái niệm về ta, là những thứ được tìm thấy hoàn toàn không thuộc về quyền sở hữu của ta. Chỉ có những người trải nghiệm như thế, mới có thể thấu hiểu hết được giá trị của phương tiện là gì đối với mình.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2021 Ung dung phuong tien truyen thong 2

Trong thời gian gần đây, có youtuber(2) trong giới showbiz(3) đã dùng phương tiện truyền thông để câu view và câu like đối với các vấn đề nhạy cảm (hot) trong xã hội. Tôi cho rằng, người kiếm tiền bằng những cách như vậy, có lẽ không có mấy người được xem là chân chính cho lắm. Bởi vì họ chỉ biết quay video, sau đó cắt ghép chỉnh sửa nội dung rồi đăng lên mạng để câu like và nhận tiền, không cần quan tâm đến những bình luận xuyên tạc tốt xấu ở bên dưới như thế nào; miễn sao có nhiều người vào xem và rung chuông chia sẻ là họ nhận được nhiều tiền, thế thôi. Tuy nhiên, đâu đó cũng còn có rất nhiều người, mặc dù đã quay video và đăng lên yotube, nhưng mục đích của họ chỉ muốn quảng bá với tất cả mọi người trên khắp thế giới, về một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc như: quê hương, đất nước, con người. Dĩ nhiên là không vì mục đích để kiếm tiền như những người nói trên. Đối với họ, tôi rất tôn trọng và ghi nhận những đóng góp tích cực của họ trong cuộc sống. Ngược lại, tôi cũng phê phán những người chỉ biết suốt ngày kiếm tiền, bằng cách lợi dụng sự khiếm khuyết của người khác, để làm thú vui cho riêng mình một cách không lành mạnh; đó chẳng phải là lòng đố kỵ nơi nội tâm hay sao.

Đứng trước những thực trạng như vậy, Phật giáo phải làm gì để tránh sự hiểu lầm nghiêm trọng và có tính xúc phạm đến niềm tin của các tín đồ từ các hiện tượng lợi dụng tôn giáo để câu like, câu view trên mạng bằng các phương tiện và thị hiếu truyền thông bẩn. Mặc dù, Giáo hội đã nhiều lần kiến nghị lên Chính phủ bằng những văn bản rất cụ thể, và thông báo với các cấp chính quyền ở địa phương có thẩm quyền, nhằm ngăn chặn sự tiêu cực trái chiều có thể xảy ra, mà vẫn còn. Ví dụ như, “vào ngày 6-10-2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết nhóm tác giả của bản nhạc rap “Thích Ca Mâu Chí”, đăng trên mạng có nội dung xúc phạm đức Phật đã đến Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ, Hà Nội”(4) để xin lỗi Giáo hội, xin lỗi toàn thể tăng, ni và cộng đồng phật tử.

Phương tiện truyền thông được xem như con dao hai lưỡi, nếu như chúng ta khai thác đúng phương pháp và đúng lĩnh vực, chắc chắn sẽ mang lại được nhiều điều lợi ích cho Phật giáo thông qua truyền thông và hoằng pháp. Nếu chúng ta xem phương tiện truyền thông, là mục đích của sự cứu cánh nào đó cần phải đạt được trong công việc, thì điều này hoàn toàn không phù hợp với hạnh nguyện hoằng pháp độ sinh; mà đức Thế Tôn đã từng làm trong quá khứ. Cốt yếu là ở chỗ, ngài không đặt ra bất cứ cho mục tiêu nào để phấn đấu, nhằm đạt được mục đích cho bản thân của ngài trong suốt 49 năm hoằng hóa. Mặt khác, bản thân đức Phật mỗi ngày đều thường quán chiếu và thấy rõ rằng, phương tiện truyền thông mà ngài đang áp dụng để giáo hóa mọi người, chỉ là một sự trợ duyên đắc lực cho ngài trong suốt quá trình “khai thị ngộ nhập tri kiến Phật”(5); đối với tất cả chúng sinh một cách bình đẳng, không có niệm phân biệt hay sự vướng mắc nào khởi lên, dù đó là “một sát na”(6).

Các thế hệ tăng, ni, phải cần nên lưu ý mấy vấn đề sau:

Thứ nhất, đặc biệt các tăng, ni trẻ khi có nhân duyên ra hành đạo (trụ trì), hay làm bất cứ một phật sự nào có liên quan đến tổ chức trong Giáo hội (thành viên Ban Trị sự các cấp), cần nên để tâm khi sử dụng đến phương tiện truyền thông. Đó là cách, để tránh xa những căn bệnh như: “bệnh thành tích”(7), “bệnh sống ảo”(8) mà xã hội hiện nay đang lên án hết sức gay gắt. Thậm chí những căn bệnh này, còn bị tiêm nhiễm cho thế hệ trẻ trong xã hội, khiến họ bất chấp mọi thủ đoạn để đeo đuổi những mục đích ảo tưởng và không có một chút giá trị nào xứng đáng. Hơn thế nữa, những căn bệnh này đã vô tình làm mất đi các nền tảng cơ bản trong văn hóa ứng xử, cũng như đối xử giữa con người với con người và con người với thế giới tự nhiên.

Chúng ta, nên nhìn nhận giá trị của phương tiện truyền thông, như những gì mà đức Phật đã dạy trong hệ thống kinh điển của ngài: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”(9) tạm dịch “Phàm cái gì có hình tướng đều là hư vọng”. Đó mới chính là những người đệ tử chân chính của đức Phật, vì đã hiểu và biết cách vận dụng được phương tiện truyền thông cho cuộc sống tu tập và hoằng pháp độ sinh như Ngài đã làm.

Thích Vạn Ngộ – Thiền Lâm tịnh thất – Đồng Nai
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 11/2021

***

CHÚ THÍCH:
(1) Tham khảo Từ điển Phật Học Hán Việt (Phân viện nghiên cứu Phật học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998). Nhưng trên thực tế, trong hệ thống kinh điển Phật giáo, tất cả những lời Phật dạy đều ví như “phương tiện” để đạt đến mục đích giác ngộ và giải thoát nơi tâm thức của mỗi người.
(2) Người sử dụng youtube để đăng lên những video của mình sau khi quay được, và họ có thể cắt ghép hình ảnh một cách rất tùy tiện, thậm chí có cả âm thanh.
(3) Nơi hoạt động nhiều lĩnh vực nghệ thuật.
(4) Tham khảo báo thanh niên qua đường link này: <https://thanhnien.vn/nhom-rapper-xuc-pham-bang-bo-phat-giao-da-den- chua-sam-hoi-post1387554.html>.
(5) Câu này được tìm thấy trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, bản dịch của HT. Thích Trí Tịnh.
(6) Sát na là thuật ngữ để chỉ cho thời gian, tương đương với một cái nháy mắt của mọi người.
(7) “Bệnh thành tích”, được ví như một sự tha hóa trong nhiều lĩnh vực của xã hội hiện nay mà ai cũng có thể thấy được điều này, nhưng hầu như thường bị bất lực với nó.
(8) Bệnh sống ảo, là căn bệnh rất phổ biến như hiện nay trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên và học sinh.
(9) Câu này được tìm thấy trong nội dung của kinh Kim Cang Bát Nhã, bản dịch của HT. Thích Nhất Hạnh.

Phật giáo và truyền thông

Hoằng pháp và truyền thông trong kỷ nguyên 4.0

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường