Trang chủ Giáo HộiCác kỳ Đại hội Tuyên bố hòa bình của Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ II – Nhiệm kỳ 1987-1992

Tuyên bố hòa bình của Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ II – Nhiệm kỳ 1987-1992

Đại hội Phật giáo Việt Nam kỳ II kêu gọi toàn thể Phật tử Việt Nam, toàn thể Phật tử thế giới hãy cầu nguyện cho hòa bình, hoạt động tích cực hơn nữa cho hòa bình, trước mắt, hưởng ứng và tham gia tích cực vào “làn sóng hòa bình” do Hội đồng hòa bình thế giới phát động, tâm niệm, ghi nhớ và nhắc nhủ nhau lời căn dặn hòa bình của Đức Phật Thích Ca

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Đại hội Phật giáo Việt Nam kỳ II, quy tụ hơn 200 đại biểu của hàng chục triệu Tăng Ni và Phật tử trong nước và hải ngoại đã họp tại Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hai ngày 28 và 29 tháng 10 năm 1987. Toàn thể Đại biểu Đại hội đã chăm chú lắng nghe và đánh giá cao các hoạt động quốc tế vì hòa bình và tình hữu nghị quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong thời gian nhiệm kỳ I từ năm 1981 đến 1987, như đã trình bày trong bản báo cáo tổng kết hoạt động của Giáo hội và đặc biệt trong báo cáo chuyên đề về các hoạt động quốc tế và hòa bình của Giáo hội.

Đại hội nhất trí với báo cáo chuyên đề cho rằng, trong thời gian nhiệm kỳ tới cũng như sau này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Ban lãnh đạo phong trào châu Á vì hòa bình (ABCP), với các phân ban, với 15 trung tâm quốc gia ABCP, nhằm truyền bá và thực hiện rộng rãi những lý tưởng cao đẹp của đạo Phật về hòa bình, bình đẳng và giá trị con người, để những lý tưởng ấy được lan rộng khắp Đông Nam Á, khắp vùng châu Á và Thái Bình Dương, cũng như khắp mọi nơi trên thế giới.

Đại hội cũng nhất trí với bản báo cáo chuyên đề rằng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới, cần tăng cường đoàn kết hữu nghị với nhân dân và Phật tử nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với Liên Xô, với Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ cùng các nước khác, cần đóng góp nhiều hơn nữa, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và có hiệu quả hơn nữa vào phong trào bảo vệ hòa bình thế giới, xây dựng tình hữu nghị quốc tế, xây dựng một trật tự kinh tế mới, một trật tự đạo đức mới cho một thế giới thật sự của tự do, công bằng xã hội, an lạc và hạnh phúc, một thế giới thật sự của con người và vì con người!

Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến hòa bình mới của Liên Xô, được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, ngài Goocbachop đưa ra trong cuộc gặp gỡ giữa ngài Goocbachop với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ G.Sunde tại điện Kremlin: từ ngày 1 tháng 11 năm 1987, cả Liên Xô và Mỹ sẽ ngừng mọi hoạt động có liên quan tới việc sản xuất, thí nghiệm và triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.

Đại hội chia sẻ niềm hân hoan và hy vọng của Phật tử và nhân dân toàn thế giới về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa hai vị đứng đầu hai nước Liên Xô và Mỹ, sẽ đạt được nhiều kết quả hơn hai lần gặp trước, sẽ ký kết được bản hiệp định đầu tiên về vũ khí hạt nhân, mở đầu cho giai đoạn đi tới loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Đại hội tin tưởng rằng, trong cuộc gặp gỡ lần thứ ba này giữa Liên Xô và Mỹ, tiếng nói của hòa bình, của lý trí sẽ chiến thắng, nguyện vọng hòa bình của thế giới sẽ được coi trọng, quá trình tiến tới hòa bình sẽ không bị đảo ngược.

Đại hội khẩn thiết kêu gọi toàn thể Phật tử Việt Nam, Phật tử thế giới hãy xiết chặt hàng ngũ với lực lượng hòa bình của mọi dân tộc, mọi quốc gia, không phân biệt màu da và chủng tộc, chế độ chính trị và xã hội, tôn giáo và tín ngưỡng, tạo thành một sức mạnh áp đảo, đẩy lùi và khuất phục mọi thế lực chiến tranh, bảo vệ được hòa bình, bảo vệ được sự sống, bảo vệ được những thành quả vô giá của nền văn minh mà các thế hệ tiền bối đã phải tốn bao nhiêu thời gian và công sức mới sáng tạo và giữ gìn được cho đến ngày nay.

Trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và ba nước Đông Dương, những sáng kiến hòa bình và hòa giải dân tộc trong bản Tuyên bố ngày 8 tháng 10 năm 1987 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã thật sự làm tan vỡ băng giá xung quanh vấn đề Campuchia, tạo ra một bầu không khí mới và sẵn sàng đàm thoại, đem lại phấn khởi, tin tưởng và hy vọng cho nhân dân Campuchia nói riêng cũng như cho nhân dân các nước Đông Dương và Đông Nam Á nói chung.

Đại hội Phật giáo Việt Nam kỳ II nhiệt liệt hoàn nghênh và ủng hộ nội dung của bản Tuyên bố ngày 8 tháng 10 năm 1987 của Chính phủ Công hòa Nhân dân Campuchia, thông cảm sâu sắc với lòng mong mỏi hòa bình tha thiết của nhân dân Campuchia anh em, nguyện sát cánh cùng Phật tử và toàn dân Campuchia trong cuộc đấu tranh chung khôi phục lại hòa bình trên đất nước Angkor tươi đẹp và kiên cường!

Đại hội cho rằng cuộc gặp gỡ đã được thảo thuận giữa Hoàng thân Sihanouk và ông Hunsen, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia sẽ tạo ra bước ngoặt mới, tiến bộ trong sự nghiệp hòa bình và hòa giải dân tộc của nước Campuchia.

Đại hội chân thành cầu nguyện cho hòa bình và thịnh vượng vĩnh viễn trở lại trên đất nước Campuchia, cầu chúc nhân dân Campuchia sớm hưởng được an lạc và hạnh phúc lâu dài.

Đại hội Phật giáo Việt Nam kỳ II kêu gọi toàn thể Phật tử Việt Nam, toàn thể Phật tử thế giới hãy cầu nguyện cho hòa bình, hoạt động tích cực hơn nữa cho hòa bình, trước mắt, hưởng ứng và tham gia tích cực vào “làn sóng hòa bình” do Hội đồng hòa bình thế giới phát động, tâm niệm, ghi nhớ và nhắc nhủ nhau lời căn dặn hòa bình của Đức Phật Thích Ca, vị Bổn Sư của chúng ta:“Chiến tranh là một tội ác ghê tởm đối với sự sống, và hòa bình là niềm an lạc tối thượng, vì hòa bình là cần thiết cho hạnh phúc và tiến bộ tâm linh của loài người.

Trích theo tài liệu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 – 2012) – Nhà xuất bản Tôn giáo 2012.
Người thực hiện: Nguyễn Đại Đồng

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường