Trang chủ Đời sống “Xây tượng Phật khổng lồ không phù hợp văn hóa truyền thống”

“Xây tượng Phật khổng lồ không phù hợp văn hóa truyền thống”

"Xây tượng Phật khổng lồ không phù hợp văn hóa truyền thống" - Tiến sĩ Hoàng Văn Chung, Trưởng phòng Nghiên cứu lý luận và chính sách tôn giáo, Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nhận định như vậy khi trao đổi với phóng viên về hiện tượng các pho tượng Phật khổng lồ mọc lên ở nhiều nơi.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

“Xây tượng Phật khổng lồ không phù hợp văn hóa truyền thống” – Tiến sĩ Hoàng Văn Chung, Trưởng phòng Nghiên cứu lý luận và chính sách tôn giáo, Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nhận định như vậy khi trao đổi với phóng viên về hiện tượng các pho tượng Phật khổng lồ mọc lên ở nhiều nơi.

Tác giả: Trúc Mai
Nguồn: Báo điện tử Tiền Phong

“Xây tượng Phật khổng lồ không phù hợp văn hóa truyền thống” – TP – Tiến sĩ Hoàng Văn Chung, Trưởng phòng Nghiên cứu lý luận và chính sách tôn giáo, Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nhận định như vậy khi trao đổi với phóng viên về hiện tượng các pho tượng Phật khổng lồ mọc lên ở nhiều nơi.

Gần đây liên tiếp xuất hiện các công trình tượng Phật khổng lồ, mới nhất là một tượng Phật ở Hà Nội. Tượng Phật cỡ lớn xuất hiện ở nhiều nơi có đồng nghĩa với sự phát triển của Phật giáo ở những nơi đó?

Nói về phát triển Phật giáo thì cần xem xét trên nhiều phương diện, như quy mô tăng đoàn, số lượng và chất lượng tín đồ có gia tăng không; trình độ am hiểu Phật pháp và mức độ tuân thủ giới luật của Phật tử có cao hơn trước hay không; uy tín và ảnh hưởng xã hội của Phật giáo có lớn hơn không; các giá trị tốt đẹp về nhận thức, đạo đức và văn hóa Phật giáo có được cổ vũ và phát huy hay không; xã hội nơi Phật giáo hiện diện có tốt lành, an vui hơn không.

tapchinghiencuuphathoc tuong phat khong lo 3

Việc xây lên một công trình tượng Phật khổng lồ ở một khu vực nào đó không luôn đồng nghĩa với việc Phật giáo có sự phát triển. Phật giáo coi trọng cái cốt lõi là ở nhận thức đúng đắn của con người về các chân lý mà Đức Phật đã cố gắng thuyết giảng. Mối quan tâm tối hậu là sự giác ngộ và do đó đạt đến giải thoát. Để có kết quả như vậy, người học Phật cần hiểu những điểm cơ bản về chân lý mà Đức Phật đã phát hiện, và làm theo lời chỉ dạy của Ngài.

Từ nhận thức đúng, người tu học phải tự mình thắp đuốc lên soi tỏ con đường đi để đạt đến sự giác ngộ, như cách Đức Phật đã đạt được. Đức Phật đã rời xa thế giới này, chỉ để lại những lời dạy đã được đưa vào kinh điển. Đức Phật luôn nhấn mạnh con người hay quay trở vào khám phá và hiểu cái thế giới bên trong mình, tìm kiếm Phật tính có sẵn ở đó, đồng thời xóa bỏ những mê lầm, chứ không nên chấp vào những gì thuộc về ngoại cảnh trần gian thấy qua các giác quan thông thường.

Sẽ là trái lời Phật dạy nếu cứ tin rằng trong tượng Phật là có Phật, tượng càng to thì thấy Phật càng rõ. Nếu nhận thức sai lệch về bản chất của Phật giáo cứ gia tăng như thế, các dạng thức mê tín mới trong Phật giáo cứ sinh sôi, thì không thể nói Phật giáo phát triển được.

tapchinghiencuuphathoc tuong phat khong lo 1

“Làm tượng lớn như một sự kiện kỳ thú để thu hút người ta đến với Phật giáo thì cũng chỉ được một vài lần. Sự hiếu kỳ được thỏa mãn là người ta lại đi tìm cái mới hơn, cái lạ hơn, cái to lớn hơn.

Điều thực sự cần làm để thu hút người ta đến với Phật giáo là làm sao chia sẻ trí tuệ, đạo đức và các giải pháp bền vững mà Đức Phật đã nêu ra đối với mọi vấn đề mà đã là con người thì sẽ phải đối mặt. Người ta thấy được các giá trị ấy cốt lõi và bản chất ấy, tự khắc sẽ ở lại, gắn bó sâu sắc với Phật giáo”. Tiến sĩ Hoàng Văn Chung

Có người cho rằng các pho tượng Phật được xây dựng với nhiều hình thức và kích thước khác nhau thể hiện sự đa dạng trong các tông phái và truyền thống Phật giáo ở châu Á. Ông bình luận gì về ý kiến này?

Điều này thì đúng trong thực tế. Ở các quốc gia khác nhau, ảnh hưởng bởi các trường phái hay truyền thống Phật giáo khác nhau, người ta xây dựng nơi thờ Phật và hình tượng hóa các vị Phật theo những cách khác nhau. Không có tiêu chuẩn chung nào cả. Đức Phật không nói về việc phải tạo ra hay dựa vào hình tượng gì để mà thờ cúng, tu hành.

Chính các tông phái hay truyền thống Phật giáo đã sáng tạo ra cách thức xây dựng của riêng họ, dựa theo triết lý giải thích Kinh Phật của riêng họ, đáp ứng nhu cầu diễn tả niềm tin của riêng họ, và dựa theo điều kiện văn hóa phù hợp với chính họ. Đến Nhật Bản, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia…, ta có thể thấy rõ sự khác biệt đó trong các pho tượng cổ. Sự đa dạng về các loại tượng Phật đã tạo ra nhiều sắc màu trong các nền văn hóa Phật giáo, tất cả đều đã trở thành di sản quý của nhân loại.

Nhưng nếu thiếu triết lý riêng dựa trên sự am hiểu sâu sắc, người ta sẽ rơi vào sao chép, làm nhái, thổi phồng, đua tranh tạo ra những sản phẩm vừa kém giá trị thẩm mỹ, vừa khuếch đại sự mê tín và còn gây ra sự lãng phí tài nguyên rất lớn. Chưa kể là việc xây các pho tượng Phật quá lớn làm ảnh hưởng đến cảnh quan nói chung của cộng đồng xã hội vốn không phải ai cũng tin theo hay mến mộ Phật giáo. Điều này làm ảnh hưởng đến sự hài hòa của các xã hội nơi có sự đa dạng về tôn giáo.

Một số người nói tượng Phật khổng lồ là biểu tượng văn hóa, góp phần định hình bản sắc văn hóa và thu hút du khách. Ông có nghĩ vậy không?

Văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa của nhiều mẫu hình văn hóa xuất phát từ hiện thực đa dân tộc và luôn diễn ra các hoạt động trao đổi văn hóa. Bản sắc văn hóa Việt Nam cũng là sự chưng cất các nét tinh túy của nhiều mẫu hình văn hóa khác nhau. Phật giáo có những đóng góp lớn, nhưng không phải là đại diện cho toàn bộ bản sắc văn hóa Việt Nam.

Mặt khác, triết lý truyền thống của người Việt là sống hòa đồng vào thiên nhiên. Trong suốt lịch sử, nhiều công trình xây dựng nói chung, ngôi chùa của Phật giáo nói riêng, thường khiêm nhường, với chiều cao không vượt lên ngọn cây. Không phải lý do là thiếu vật lực, yếu về trình độ kiến trúc hay chiến tranh, mà chính triết lý sống hài hòa, giản dị đã là một phần của bản sắc văn hóa.

Xây dựng tượng Phật khổng lồ không phù hợp với văn hóa truyền thống và cũng không phải là góp phần cho xây dựng biểu tượng văn hóa Việt Nam. Còn vấn đề thu hút du khách thì chính điều đó đã nghiêng nhiều về các tính toán lợi ích kinh tế, mà tại đó mục đích đã không còn thuần túy là vì Phật giáo nữa.

Việc xây dựng tượng Phật khổng lồ đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn. Theo ông điều này thể hiện sự phát triển, phồn thịnh về kinh tế?

Chỉ một phần cho ta biết điều đó. Không hội tụ đủ các nguồn lực tài chính khổng lồ không thể tạo ra các công trình ngoại cỡ. Nhưng cần phải xem nguồn tiền xây công trình đến từ đâu và rằng việc xây dựng các công trình ngoại cỡ như vậy có thực sự vì chính Phật giáo hay không. Ngày xưa, việc xây một ngôi chùa thường dựa vào sự đóng góp của nhân dân địa phương. Nơi nào nhiều người mến mộ Phật giáo thì việc vận động đóng góp xây chùa sẽ thuận lợi.

Ngày nay, một công trình Phật giáo có thể huy động tiền từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều địa phương khác nhau, bởi nhiều nhân tố khác nhau vốn mưu cầu nhiều mục đích khác nhau. Nếu một quốc gia có sự phồn thịnh về kinh tế, người ta phải thấy được sự gia tăng chất lượng mọi mặt trong cuộc sống của nhân dân, chứ không chỉ đánh giá qua việc xuất hiện thêm những công trình xây dựng bê tông cốt thép ngoại cỡ.

Cảm ơn ông.

Tác giả: Trúc Mai
Nguồn: Báo điện tử Tiền Phong

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường