Trang chủ Quốc tế Tương lai lan tỏa của Phật giáo Won tại Mỹ

Tương lai lan tỏa của Phật giáo Won tại Mỹ

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả Grace Song
Việt dịch Thích Vân Phong
Nguồn Buddhistdoor Global

Sự xuất hiện của Phật giáo Won tại Hàn Quốc vào đầu thế kỷ 20 (1916), giai đoạn diễn ra nhiều biến động nhất trong lịch sử Hàn Quốc “thời kỳ khai sáng cận đại”.

Được biết đến trước đây, Triều Tiên là Vương quốc Ẩn sĩ (một quốc gia, một tổ chức hoặc một xã hội nào đó cố ý dựng lên bức tường bao quanh mình, tự cô lập mình), vào thế kỷ 19, Hàn Quốc đã mở cửa đón nhận ảnh hưởng ngoại quốc. Từ đó quá trình truyền bá Thiên Chúa giáo, học thuật phương Tây, công nghệ khoa học và hệ thống chính trị và kinh tế phương Tây đã tác động mạnh vào xã hội Hàn Quốc theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.

Trải qua 5 thế kỷ, lịch sử triều đại Joseon (1392 – 1910) – triều đại cuối cùng của bán đảo Hàn là kỷ nguyên đen tối đối với Phật giáo. Khổng giáo có cơ hội thượng phong như một thế lực mới, và đàn áp, kỳ thị Phật giáo một cách có hệ thống.

Đứng trước sự biến động như vậy, Phật giáo Won ra đời và phát triển từ phong trào cải cách và đổi mới Phật giáo cho thế tục hóa đương đại.

Tin Phật Giáo Won Hàn Quốc Tại Mỹ 2

Khi Phật giáo Won Hàn Quốc đã tạo thế đứng vững vàng tại Mỹ, chúng ta thắc mắc thế nào mà Phật giáo Won Hàn Quốc có thể bắt nguồn từ truyền thống, trong khi truyền bá giáo lý Phật giáo Won lại theo những cách sáng tạo mang tính bản địa hóa, phù hợp với văn hóa đương đạ. May mắn thay, các sắc thái mới của cải cách Phật giáo Won bắt đầu tại Hàn Quốc, đã chia sẻ các yếu tố quan trọng với sự phát triển của Phật giáo Hoa Kỳ, chẳng hạn như Tăng đoàn hòa hợp thanh tịnh định hướng cư sĩ, bình đẳng giới, truyền thống đơn giản hóa, truyền thống đoàn kết, truyền thống nhập thế sinh động và kiến thức xã hội.

Phật giáo Won đã duy trì kết tinh những tinh hoa truyền thống Hàn Quốc với giá trị nhân văn – nhân bản Phật giáo. Hầu hết điều này là do các vị giáo sĩ (kyomus) đến từ Hàn Quốc, dẫn đến các mối quan hệ gần gũi hơn về văn hóa và ngôn ngữ. Lịch sử trải qua nửa thế kỷ (50 năm) tại Hoa Kỳ, Phật giáo Won đã trải qua sự phát triển chậm và ổn định. Pháp mạch suối nguồn từ bi Phật giáo Won Hàn Quốc ngấm vào đất phương Tây có thể được chia thành các giai đoạn, bắt đầu với việc thành lập cơ sở tự viện Phật giáo Won ở Los Angeles vào năm 1972, dưới sự lãnh đạo của Lee Je Sŏng (1935–2009) và Paek Sang Wŏn (1941–2015). Hai vị này bắt đầu quá trình hợp nhất ngôi già lam tự viện Phật giáo trong phương thức của Phật giáo Won.

Tin Phật Giáo Won Hàn Quốc Tại Mỹ 1

Ngày 4 tháng 4 năm 1973, chính quyền tiểu bang California, đã chấp thuận cấp phép cho Phật giáo Won Hàn Quốc thành lập một công ty và thành lập cơ sở tự viện tôn giáo. Điều này cho phép các giáo sĩ được chỉ định có được quyền thường trú và truyền bá giáo lý Phật đà.

Tháng 1 năm 1973, Chŏng Ja-Sŏn (1922-1974), một cư sĩ Phật giáo Won Hàn Quốc đã phát tâm xuất gia với hy vọng dũng mãnh ủng hộ sự khai sáng đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai ở phương Tây, đã giúp thành lập cơ sở tự viện Phật giáo Won Hàn Quốc tại Chicago, Hoa Kỳ. (Pak 2005, p. 137) Trụ sở chính đầu tiên đã chỉ định các vị giáo sĩ Phật giáo Won Hàn Quốc, người đã đến Hoa Kỳ để khai sơn các cơ sở tự viện Phật giáo Won ở những địa điểm đông cư dân hoặc dễ tiếp cận. Chủ yếu đây là các giáo sĩ với khả năng giới hạn tiếng Anh, những người đã cam kết tạo sức mạnh của tinh thần đoàn kết, để thiết lập nền tảng tài cho các thế hệ hoằng pháp trong tương lai.

Tin Phật Giáo Won Hàn Quốc Tại Mỹ 3

Pak Chang Sik (1911–2011) là một trong những vị cư sĩ hộ pháp Phật giáo Won xuất gia đầu tiên được tiến cử với sứ mệnh Sứ giả Như Lai hoằng dương chính pháp ở nước ngoài. Theo hồi ký của Thầy Pak Chang Sik, mô tả những năm đầu tiên thầy ở Mỹ vào những thập niên 1970. Cuộc va chạm với những phong tục xa lạ của phương Tây, buộc thầy phải tìm hiểu những hình thức giao tiếp mới và suy ngẫm về những trở ngại của việc tiếp thu tôn giáo ở một quốc gia khác.

Pak Chang Sik viết: “Khi tu chỉnh giáo nghĩa, thông điệp cốt lõi vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, những người truyền bá và thực hành giáo lý, lễ nghi cần phải đạt được sự hiểu biết sâu sắc các khu vực, văn hóa, phong tục tập quán truyền thống nơi đó, và cách xử dụng ngôn ngữ tinh tế và đặt biệt. . . Để thực hiện như thế, phải tích cực tham gia vào trật tự xã hội và tiếp cận với các tôn giáo khác thông qua Phong trào Giám Lý (một nhóm các giáo hội có mối quan hệ lịch sử với nhau thuộc cộng đồng Kháng Cách)”.

Ông viết tiếp: “Việc phát triển nghệ thuật như một phương tiện gầy dựng cũng cấp bách như việc tu chỉnh giáo nghĩa cho phù hợp với đương đại. Con người là sinh vật lý trí cũng như tình cảm. Vì vậy, không thể xem thường khía cạnh tình cảm.” (Pak 2005, trang 158–59)

Ở giai đoạn ban đầu này, Phật giáo Won Hàn Quốc tuyên dương diệu pháp Như Lai tại Hoa Kỳ có thể được xem như là một phong trào tôn giáo dân tộc Hàn Quốc. Trong 15 năm đầu tiên, các cơ sở tự viện Phật giáo Won tập trung năng lượng và nguồn lực vốn có của họ vào việc thu hút những người nhập cư Hàn Quốc đang gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới. Các cơ sở tự viện Phật giáo Won đã đáp ứng như cầu cho những người nhập cư những ý tưởng và thực hành tôn giáo. Quan trọng hơn, họ đã giúp những người nhập cư Hàn Quốc ý thức bảo tồn và phát huy về bản sắc văn hóa dân tộc.

Giai đoạn tiếp theo vào những thập niên 1980, các nghi lễ Phật giáo Won Hàn Quốc được dịch bằng tiếng Anh, được tổ chức các khóa lễ đầu tiên ở các nơi như Miami và sau đó ở Philadelphia, San Diego, Manhattan và San Francisco, Hoa Kỳ. (Kim 2000, p. 42) Các dịch vụ và tạo ra các chương trình được diễn dịch bằng tiếng Anh cho thế hệ thứ hai của người Hàn Quốc sinh ra tại Mỹ. (Adams, p. 21) Khi nhu cầu về các dịch vụ phát triển được chủ đạo bằng Anh ngữ, được nhiều tăng thân Phật giáo Won Hàn Quốc đã theo đuổi giáo dục học đại học, nhằm nâng cao tiếng Anh và kiến thức về diễn ngôn và văn hóa phương Tây.

Năm 2000, Viện Đào tạo Sau đại học Phật giáo Won được thành lập, chuẩn bị cho sinh viên phụng sự Phật giáo Won trong thế giới Anh ngữ. Với việc mở kiến tạo Viện Đào tạo Sau đại học Phật giáo Won, tông phái Phật giáo Won này đã vượt ra ngoài cộng đồng dân tộc Hàn Quốc.

Tin Phật Giáo Won Hàn Quốc Tại Mỹ 4

Thời gian vun vút như thoi đưa, ba thập kỷ nhanh chóng, diện mạo Phật giáo Won Hàn Quốc tại Hoa Kỳ đã thay đổi đáng kể. Sự phát triển ổn định của Phật giáo Won Hàn Quốc ở phương Tây được chuyển từ bối cảnh liên quan mối quan hệ gắn kết chặt chẽ về mặt dân tộc sang tập trung vào tính phổ quát. (Kim 2000, tr. 42) Những cải cách mà vị Tổ sư sáng lập Phật giáo Won Hàn Quốc Đạo hiệu Thiểu Thái San tục danh Phác Trọng Bân (소태산 박중빈, 少太山朴重彬, 1891-1943) đã tán thành khi thành lập Phật giáo Won – tính thực tiễn, tính toàn diện, bình đẳng và cam kết thực hiện mục tiêu xã hội môi trường – rất phù hợp trong bối cảnh phương Tây đương đại.

Tuy nhiên, chúng ta phải thẩm tra Phật giáo Won Hàn Quốc trong bối cảnh Phật giáo Hoa Kỳ và lịch sử Phật giáo châu Á ở phương Tây. Tại Phật giáo phương Tây chính thống, đã có một thời gian dài về việc phủ nhận các nền văn hóa châu Á và người Mỹ gốc Á và châu Á. Ở Mỹ trong nhiều thập kỷ, các thực hành Phật giáo của người Châu Á và người Mỹ gốc Á đã bị coi là những hình thức Phật giáo mê tín hoặc chẳng chân thật, (Hsu, 2021) làm suy yếu tính hợp pháp và lịch sử lâu dài của những truyền thống này.

Ngắn gọn về lịch sử Phật giáo Won Hàn Quốc ở Mỹ, đã cho thấy những tiến bộ đáng kể về mặt tăng cường lãnh đạo cho hàng cư sĩ phật tử, các bản dịch các văn chính của Phật giáo Won Hàn Quốc, nổi bật vai trò của phụ nữ, việc kiến tạo các cơ sở tự viện Phật giáo và trung tâm nhập thất ở những địa điểm đông dân cư, dễ tiếp cận. Một tôn giáo bắt đầu như một truyền thống du nhập đang dần thích nghi với môi trường mới. Tăng thân Phật giáo Won Hàn Quốc, những người đã cống hiến cuộc đời mình để tuyên dương diệu pháp Như Lai cho khán thính giả phương Tây, đang học những cách mới để thích nghi và cách tân thực hành giáo lý cho phù hợp với các khán thính giả phương Tây.

Trong một quá trình phương pháp thử và sai, các vị giáo thụ sư Phật giáo Won Hàn Quốc đang học được rằng đơn giản hóa lại, bối cảnh hóa lại và thậm chí tái tạo truyền thống là cần thiết, nếu nó phù hợp với tình hình trong nước. Tuy nhiên, làm thế nào mà Phật giáo Won Hàn Quốc có thể nổi bật theo những cách sáng tạo và cách tân, trong khi tôn vinh nguồn gốc của Hàn Quốc? Cuộc trò chuyện này trở nên đặc biệt quan trọng khi xem xét lịch sử lâu dài của việc xóa sổ Phật giáo châu Á trong quá trình phát triển đạo Phật ở Hoa Kỳ.

Đây chỉ là điển hình một vài trong số những khó khăn mà các phật tử Phật giáo Won Hàn Quốc phải đối mặt, cần phải suy ngẫm khi nó tiếp tục để hạt giống Bồ đề, hoa Bát nhã bén rễ sâu rộng hơn ở Hoa Kỳ. Cuối cùng, điều mà tất cả chúng ta học được, cho dù chúng ta đến từ phương Đông hay phương Tây, là chúng ta đều có chung những điểm yếu và những khao khát chung. Chúng chúng ta thực sự cảm thấy được kêu gọi để truyền đạt đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng giúp ích cho nhân loại, chúng ta cần phải làm việc cùng nhau. Nếu mục tiêu của tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc này là giúp chúng sinh được giải thoát một cách thiết thực, thì chính qua lăng kính đó mà cuối cùng mọi thứ phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc để xác định khía cạnh nào của truyền thống văn hóa Hàn Quốc nói riêng và văn hóa Phật giáo nói chung nên được tăng cường phát triển.

Tác giả Grace Song
Việt dịch Thích Vân Phong
Nguồn Buddhistdoor Global

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường