Trang chủ Đời sống Tư tưởng Phật giáo có khả năng dẫn dắt AI?

Tư tưởng Phật giáo có khả năng dẫn dắt AI?

Tư tưởng Phật giáo có khả năng dẫn dắt AI - Những xung đột bi thảm như thế, bắt nguồn từ thành kiến và hiểu lầm, sẽ mang những chiều hướng mới khi trí tuệ nhân tạo (AI) trở nên đủ tiên tiến để khuếch đại sự thiên vị và phân biệt đối xử.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tư tưởng Phật giáo có khả năng dẫn dắt AI – Những xung đột bi thảm như thế, bắt nguồn từ thành kiến và hiểu lầm, sẽ mang những chiều hướng mới khi trí tuệ nhân tạo (AI) trở nên đủ tiên tiến để khuếch đại sự thiên vị và phân biệt đối xử.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: World Tribune

Khi thời đại nguyên tử ra đời, các nhà khoa học làm việc cho Dự án Manhattan không chắc liệu phương pháp nổ này có hiệu quả hay không, nên họ quyết định thử nghiệm trước khi sử dụng nó cho cuộc chiến tranh. Vào ngày 16 tháng 7 năm1945, trên sa mạc New Mexico ở Mỹ, vụ thử mang tên Trinity đã cho nổ một quả bom plutonium có tên “Công cụ” và mở ra kỷ nguyên nguyên tử. Đây mới chính là quả bom hạt nhân đầu tiên phát nổ trên thế giới.

Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, Giám đốc phòng thí nghiệm Los Alamos của dự án Manhattan trong Thế chiến thứ hai, cha đẻ của bom nguyên tử, Julius Robert Oppenheimer (1904-1967) đã kể lại trên một tạp chí về phản ứng của những người hiện diện: một số người cười, một số người khóc, hầu hết đều im lặng. Trong tâm trí ông có một dòng chữ trong kinh Thánh Hindu Bhagavad Gita: “Bây giờ tôi trở thành kẻ chết, kẻ huỷ diệt thế giới.” (Now I am become death, destroyer of worlds).

Một tháng sau, khi Hoa Kỳ triển khai bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, cha đẻ của bom nguyên tử, Julius Robert Oppenheimer trở thành người lên tiếng phản đối vũ khí hạt nhân và những hậu quả khủng khiếp của chúng, nhấn mạnh tình thế tiến thoái lưỡng nan về phương diện đạo đức mà tiến bộ khoa học sẽ gây ra trong thời đại vũ khí hạt nhân.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu tuong Phat giao co kha nang dan dat AI 1

Sự cân bằng mong manh giữa nhân loại và khoa học lại một lần nữa bị đảo lộn trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI).

Đặc biệt, trong những năm qua khi các công cụ dành cho trí tuệ nhân tạo (AI) trở nên phổ biến rộng rãi, chúng đã thúc đẩy một loạt ứng dụng chóng mặt, từ hữu ích “Siri, chơi sách của tôi” (Siri, play my book) đến giá trị sáng tạo (chính xác dược liệu giúp bác sỹ điều chỉnh việc chăm sóc cho người bệnh Alzheimer) cho đến sự tàn phá (một đoạn video giả được phổ biến rộng rãi về Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky (Володимир Зеленський) kêu gọi binh lính hạ vũ khí trong bối cảnh xung đột đang diễn ra).

Những điều này đại diện cho những ứng dụng non trẻ của công nghệ AI đã vượt xa khả năng của chúng ta trong việc tạo ra các rào cản về phương diện đạo đức và các khuôn khổ pháp lý.

Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng này, đạo Phật có thể đóng vai trò gì trong việc tìm ra con đường phía trước?

Trong một xã hội ngày càng dựa trên kiến thức và thông tin, chúng ta phải phát triển trí tuệ để làm chủ những nguồn tài nguyên này.

Chúng ta hãy xem kỹ bài phát biểu vào tháng 5 năm 2005 trước khoá tốt nghiệp đầu tiên tại Đại học Soka Hoa Kỳ, của người đứng đầu tổ chức Phật giáo Nhật Bản trên Toàn cầu Soka Gakka, Trưởng lão Cư sĩ Ikeda Sensei (1928-2023), ông đã nói về sự khác biệt giữa trí tuệ và kiến thức. Trích dẫn quan điểm của người cố vấn của ông, Chủ tịch Soka Gakkai thứ hai Jōsei Toda (1900-1958), người coi sự nhầm lẫn giữa hai người là “sự hiểu lầm nghiêm trọng về nền văn minh đương đại” (1) ông viết:

“Chỉ có kiến thức thôi thì không thể tạo ra giá trị. Nếu kiến thức được dẫn dắt bởi trí tuệ – được cha đẻ của nền giáo dục Soka Gakkai, nhà giáo dục, nhà địa lý và triết học người Nhật Bản Tsunesaburo Makiguchi (1871-1944), định nghĩa là vẻ đẹp, lợi ích và hảo tâm – mới được tạo ra. Nguồn gốc của trí tuệ được tìm thấy trong các yếu tố sau: ý thức bao quát về mục đích, ý thức trách nhiệm mạnh mẽ và cuối cùng là từ bi tâm mong muốn cống hiến cho phúc lợi của nhân loại.

Khi trí tuệ nảy sinh từ những suối nguồn từ bi tâm, nó hàm dưỡng loại sức mạnh nội tâm không bị lay chuyển bởi những phán xét hời hợt của xã hội và có thể nhận ra điều gì một cách sâu sắc là giá trị đích thực và điều gì trên thực tế là có hại”. (2)

Để chắc chắn, nhà giáo, nhà hoạt động vì hòa bình và chủ tịch thứ hai của Soka Gakkai, Trưởng lão Cư sĩ Jōsei Toda (1900-1958) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc con người có thể phân biệt sự thật với chân lý, điều ông giải thích trong Cuộc cách mạng nhân loại:

“Có sự khác biệt giữa sự thật và chân lý, mặc dù điều này có thể khó hiểu…

Những sự thật mà mọi người nhìn nhận không nhất thiết đại diện cho chân lý. Ví dụ, giả sử có một người bố thí rất nhiều tiền của cho người nghèo. Những hành động từ thiện của ông là một sự thật không thể chối cãi, từ đây một số người có thể kết luận rằng, ông là một người hảo tâm và hào phóng. Tuy nhiên, điều này có thể không nhất thiết là đúng. Hành động của anh ta có thể đã được tính toán với mong muốn nhận được một loại lợi ích nào đó trong tương lai, hoặc anh ta có thể làm điều đó để lấy lòng như thế. . .

Nói cách khác, sự thật không phải lúc nào cũng tiết lộ chân lý. Nếu chúng ta hoàn toàn để mắt mình tập trung vào chân lý, cuối cùng chúng ta có thể hoàn toàn đánh mất sự thật“. (3)

Trong bài phát biểu với sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Soka University of America (SUA), Trưởng lão Cư sĩ Ikeda Sensei tiếp tục xem xét triết lý nào có thể hướng dẫn quá trình tiến bộ này theo cách có lợi cho nhân loại. Chúng ta thu thập được ba điểm từ thông điệp này.

1. – Triết lý Tôn trọng sự sống (No. 1- A philosophy of respect for life)

Năm 2005, vào thời điểm lễ khai giảng đầu tiên tại Đại học Soka University of America (SUA), Trưởng lão Ikeda Sensei tiến hành một cuộc đối thoại với nhà khoa học gốc Ba Lan, nhà vật lý nổi tiếng, sau này rời bỏ Dự án Manhattan, người đã ủng hộ nhiệt tình và Vận động giải trừ vũ khí hạt nhân, Giáo sư Joseph Rotblat. Một trong những chủ đề họ đã thảo luận rất lâu là sự tôn trọng cuộc sống.

Giáo sư Joseph Rotblat sinh ngày 4 tháng 11 năm 1908, trong một gia đình Do Thái gốc Ba Lan ở Warsaw, khi Đệ nhất Thế chiến bùng nổ, tài sản của gia đình ông bị tịch thu và cả gia đình ông rơi vào cảnh cơ hàn nghèo khó.

Chính trải nghiệm trong hoàn cảnh nghèo khó, đã in sâu vào tâm trí thuở ấu niên của ông, đã giúp ông hành động phù hợp với niềm tin của ông trong Đệ nhị Thế chiến. Ông đã tham gia Dự án Manhattan (tiếng Anh: Manhattan Project) là một dự án nghiên cứu và phát triển bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II, chủ yếu do Hoa Kỳ thực hiện với sự giúp đỡ của Anh và Canada. Dự án Manhattan (Manhattan Project) là một dự án nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ được thực hiện trong Thế chiến thứ hai, nhằm chống lại mối đe doạ của Đức Quốc xã.

Tuy nhiên, khi biết rằng Đức Quốc xã đã bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân, ông đã từ chức và rời khỏi Dự án Manhattan (Manhattan Project) và là nhà khoa học duy nhất với lòng tự trọng lương tri hành động như thế trước khi nó hoàn thành.

Kết quả là Giáo sư Joseph Rotblat trở thành tâm điểm của sự vu khống và khiển trách dữ dội, tuy nhiên ông vẫn được khuyến khích bởi cam kết mà khi còn trẻ ông đã rời khỏi Dự án Manhattan (Manhattan Project), ông tiếp tục sử dụng sức mạnh của khoa học để tạo ra một thế giới bất bạo động không chiến tranh.

Trưởng lão Cư sĩ Ikeda Sensei viết: “Trừ khi được thực hiện, ngay cả lý tưởng tôn trọng sự sống cuối cùng cũng có thể chỉ là một khẩu hiệu không có sức mạnh chuyển biến thực tế. Do đó, nó phải được thiết lập như một triết lý đích thực trong tâm hồn của chúng ta và trong tâm thức của người khác. Chúng ta phải thực hành triết lý này thông qua những hành động cụ thể vì hoà bình, từng bước nỗ lực để hiện thực hoá nó. (4)

Cá nhân mỗi chúng ta đều có phương tiện để khai mở trí tuệ, cần thiết với tâm hùng lực, từ bi tâm để tạo ra sự chuyển biến thực sự, tích cực.

Điểm khởi đầu của chúng tôi là đọc tụng Namu Myōhō Renge – (Sự tận tâm với Diệu pháp của Kinh Pháp Hoa) là thần chú thường được tụng niệm trong các thực hành trọng tâm của Phật giáo Nichiren (Nhật Liên Tông) cũng như Tendai (Thiên Thai Tông) và hướng dẫn cho những người khác về bí mật chân ngôn này, nhịp điệu cơ bản củng cố vũ trụ”.

Trưởng lão Cư sĩ Ikeda Sensei đã mô tả ý nghĩa sâu sắc của việc trì tụng Kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa theo cách này:

“Sự diệu dụng của việc thụ trì đọc tụng câu chân ngôn Namu Myōhō Renge, tạo ra sức mạnh cơ bản kích hoạt và di chuyển tất cả các vì sao, hành tinh và các thiên thể khác nhau trong vũ trụ. Đây là một sức mạnh phi thường đáng kinh ngạc. Tổ chức Soka Gakkai Quốc tế (Soka Gakkai International – SGI) chúng tôi luôn tin tưởng vào sự diệu dụng và bí mật chân ngôn vĩ đại này.

Chúng tôi đồng hoà âm theo nhịp điệu mạnh mẽ và tối cao nhất câu chân ngôn Namu Myōhō Renge. Không có gì mạnh mẽ hơn. Thụ trì đọc tụng câu chân ngôn này là chìa khoá để chiến thắng tuyệt đối. Chúng ta sẽ không bao giờ bị đánh bại. Khi chúng ta thực hành theo lời dạy của Nhật Liên Đại Thánh nhân (Nichiren Daishōnin, 日蓮大聖人), năng lượng và tâm hùng lực vô biên dâng trào từ sâu thẳm tâm hồn chúng ta”. (5)

Khi chúng ta khơi dậy Phật tính vốn sẵn nơi mỗi chúng ta và những người xung quanh, chúng ta trung thành với niềm tự tin, đức tự chủ của bản thân và sử dụng trí tuệ và sức mạnh tinh thần để đưa xã hội đi theo hướng tôn trọng mọi sự sống.

2. – Triết lý Tôn trọng sự khác biệt Văn hoá (No. 2- A philosophy of respect for cultural differences)

Trong thông điệp gửi đến các sinh viên Đại học Soka University of America (SUA), Trưởng lão Cư sĩ Ikeda Sensei đã mô tả lịch sử nhân loại chứa đầy những xung đột, bắt nguồn từ định kiến và hiểu lầm về các nền văn hoá khác biệt.

Sau đó, ông tiếp tục chia sẻ về việc triết lý từ bi bất bạo động của một trong những nhà lãnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, anh hùng dân tộc Ấn Độ, Mahātmā Gāndhī (1869-1948) đã thấm sâu vào tâm trí giới trẻ Ấn Độ ở thời điểm đó như thế nào.

Theo nhà đấu tranh cho tự do, nhân viên xã hội và nghị sĩ ở Ấn Độ, Tiến sĩ B. N. Pande (1906-1998), Phó giám đốc Bảo tàng Gandhi Smriti và Darshan Samiti (GSDS), một nhóm đông người cuồng tín theo đạo Hindu đã tấn công một ký túc xá sinh viên, nơi cả sinh viên tín đồ đạo Hindu và Hồi giáo đang tạm trú và làm việc để hoàn thành luận văn học thuật của họ.

Nhóm đông người nói với các sinh viên theo đạo Hindu rằng, họ sẽ an toàn nếu ra khỏi ký túc xá, để lại các sinh viên tín đồ Hồi giáo ở bên trong. Nếu không có ai xuất hiện, họ sẽ phóng hỏa ký túc xá có tất cả mọi người đang ở trong đó.

Tuy nhiên, các sinh viên tín đồ đạo Hindu đã từ chối ra ngoài, cho đến khi sự an toàn của mọi người được đảm bảo. Trong quá trình bế tắc này, lực lượng vũ trang quân đội đã ứng cứu để sơ tán các sinh viên ra khỏi ký túc xá.

Sau đó, đám đông ấy khăng khăng rằng chỉ những sinh viên tín đồ đạo Hindu mới mang các bài tập và sách vở ở trường ra và một lần nữa, họ lại từ chối làm như thế. Cuối cùng, tất cả các sinh viên đã thoát ra ngoài an toàn, nhưng đám đông đó đã phóng hỏa đốt cháy ký túc xã cùng với toàn bộ sách vở và hồ sơ giấy tờ của các sinh viên bên trong.

Trưởng lão Cư sĩ Ikeda Sensei chia sẻ với Tiến sĩ B. N. Pande rằng, câu chuyện như thế nào với một trong những sinh viên tín đồ đạo Hindu, người đã dành ba năm để viết và bảo vệ Luận án Tiến sĩ:

Khi ông hỏi sinh viên rằng, liệu cậu có cảm giác cay đắng không, cậu sinh viên trả lời: “Em có thể cảm giác cay đắng về điều gì? Trong khi lương tâm của em hoàn toàn trong sáng. Em đã hành động theo lời dạy của Mahatma Gandhi là nhà lãnh đạo, vị anh hùng dân tộc vĩ đại của Ấn Độ. Đây là tinh thần của chúng em”. Cậu sinh viên ấy đã bảo vệ đến cùng những người bạn học có tôn giáo khác với cậu sinh viên ấy”. (6)

Những xung đột bi thảm như thế, bắt nguồn từ thành kiến và hiểu lầm, sẽ mang những chiều hướng mới khi trí tuệ nhân tạo (AI) trở nên đủ tiên tiến để khuếch đại sự thiên vị và phân biệt đối xử. Vì lý do như thế, cốt lõi của triết lý tôn trọng sự khác biệt về văn hoá là nguyên tắc cách mạng của con người trong đạo Phật.

Quá trình chuyển hoá nội tâm này cho phép chúng ta tháo gỡ gông cùm của “cái bản ngã ích kỷ thấp hèn này” (lesser self) bị ràng buộc bởi sự quan tâm đến bản thân ích kỷ, đồng thời phát huy “cái vô ngã vị tha vĩ đại hơn”, tinh thân vô ngã vị tha có khả năng hành động và quan tâm đến người khác hơn và cuối cùng là toàn thể nhân loại. Trong quá trình này, chúng ta có thể khai thác những tiến bộ trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người theo cách bảo vệ và phục vụ nhân loại.

Trưởng lão Cư sĩ Ikeda Sensei viết về tác động của sự thay đổi nội tại định hướng như thế này:

“Cách mạng có nhiều thứ – chính trị, kinh tế, công nghiệp, khoa học và nghệ thuật; có những cuộc cách mạng trong việc phân phối hàng hoá và dịch vụ, trong thông tin truyền thông và trong vô số lĩnh vực khác. Mỗi thứ đều có ý nghĩa theo cách riêng của nó và đôi khi cần thiết. Nhưng dù có thay đổi đi nữa, nếu những người thực hiện chúng ích kỷ và thiếu từ bi tâm thì họ sẽ không cải thiện được thế giới. Cách mạng nhân loại là cuộc cách mạng căn bản nhất và thực sự là cuộc cách mạng bản chất nhất của loài người”. (7)

3.- Triết lý bắt nguồn từ lời thệ nguyện chung giữa thầy và đệ tử (No. 3—A philosophy rooted in the shared vow of mentor and disciple)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đức Phật bày tỏ quyết tâm: “Lúc đầu ta phát nguyện, mong làm sao tất cả mọi người cùng với ta đều bình đẳng, không có sự phân biệt nào giữa chúng ta.” (8)

Tinh thần cam kết chia sẻ giữa người dạy và người học, người thầy và đệ tử, là cơ sở để chúng ta không ngừng phát triển tính nhân văn và quay trở lại với tinh thần đặt sự an lạc hạnh phúc của con người làm trung tâm của mọi hoạt động của con người.

Trưởng lão Cư sĩ Ikeda Sensei giải thích:

“Giống như một viên kim cương chỉ có thể được đánh bóng bởi một viên kim cương khác, chỉ thông qua sự tương tác mãnh liệt giữa con người với toàn bộ nhân cách mà con người mới có thể rèn giũa bản thân, nâng mình lên những tầm cao hơn bao giờ hết. Chính mối quan hệ giữa người thầy dạy và người đệ tử học, giữa người thầy và người đệ tử làm cho điều này trở nên khả thi…

Xét về những năng lực và khả năng thiết yếu của cuộc sống, không có sự khác biệt cố hữu giữa người thầy dạy và người đệ tử học. Bậc Đạo sư sử dụng một cách sáng tạo và giàu trí tưởng tượng nhiều phương tiện thiện xảo và phương pháp khác nhau để truyền cảm hứng và đánh thức ở người học trí tuệ và hùng lực mà bậc thầy đã nhận ra. Bậc Đạo sư thực sự, người thầy, không mong muốn gì hơn là được học trò giỏi bằng thầy hoặc cao hơn thầy. (9)

Khi các hoạt động của chúng ta dựa trên tinh thần tri ân báo ân những người đã hỗ trợ sự phát triển của chúng ta và triết lý ưu tiên phục vụ nhân loại, chúng sẽ trở thành điểm chính yếu mà chúng ta luôn có thể quay trở lại khi đối mặt với những thách thức ngày càng phức tạp trong cuộc sống và xã hội”.

Trưởng lão Cư sĩ Ikeda Sensei viết: “Chúng tôi bắt đầu nhận ra rằng, con người phải được đặt lên hàng đầu và sự phát triển của con người có thể là điều quan trọng nhất. Chúng ta đang dần hiểu rằng, trong các xã hội định hướng thông tin truyền thông với sự bùng nổ kiến thức, chúng ta rất cần một sự bùng nổ trí tuệ tương xứng để sử dụng kiến thức đó một cách đúng đắn”. (10)

Mặc dù thực sự khoa học và công nghệ đã mang lại những lợi ích vô giá cho cuộc sống và sức khoẻ của chúng ta, nhưng nó cũng có thể là động lực khiến chúng ta xa cách với môi trường xung quanh, thậm chí tệ hơn là khách quan hóa và quy giản mọi thứ xung quanh chúng ta thành những con số và đồ vật.

Điều này được nhân cách hoá bởi sự phát triển tại một số quốc gia, về một trong những lĩnh vực phát triển đáng sợ nhất là hệ thống vũ khí tự động gây chết người (LAWS), hay robot sát thủ, có thể tiêu diệt mục tiêu không gặp bất kỳ tình huống khó xử nào về phương diện đạo đức.

Chiến dịch ngăn chặn robot sát thủ, một liên minh xã hội dân sự mà Soka Gakkai International (創価学会, Sáng Giá Học hội Quốc tế; SGI) là một tổ chức Phật giáo quốc tế thuộc tông phái Phật giáo Nhật Liên, Nhật Bản đã chính thức là một thành viên vào năm 2018, đang nỗ lực cấm phát triển hệ thống vũ khí tự động gây chết người (LAWS), hay robot sát thủ và sử dụng LUẬT để chế tài.

Về nỗ lực này, Trưởng lão Cư sĩ Ikeda Sensei viết: “Tôi đã cảnh báo về mối đe doạ mà chúng đã gây ra từ góc độ nhân đạo và đạo đức bởi vì những hệ thống vũ khí sát thương này, khi được lệnh tấn công, sẽ tự động giết chóc mà không do dự hay cắn rứt lương tâm.” (11)

Mặc dù kiến thức có thể truyền từ người này sang người khác, nhưng cách duy nhất để phát triển trí tuệ là tiếp thu nó thông qua kinh nghiệm cá nhân. Vì thế quan điểm của chúng ta trong việc phát triển cuộc sống và xã hội trong thế kỷ 21 là gì?

Trưởng lão Cư sĩ Ikeda Sensei viết: “Tất nhiên, việc sở hữu trí tuệ và kiến thức là điều lý tưởng, nhưng cuối cùng mọi thứ đều phụ thuộc vào trí tuệ. Mục tiêu của chúng ta là an lạc hạnh phúc, và an lạc hạnh phúc không thể đạt được chỉ nhờ kiến thức. Do đó, cách duy nhất để nhận ra sự an lạc thịnh đạt của con người trong thế kỷ 21 là chuyển hoá nó thành một thế kỷ của trí tuệ. (12)

Mục tiêu của Soka Gakkai (SGI) là Kosen rufu, nghĩa là chuyển hóa thế giới qua giáo lý Phật giáo Nhật Liên, hoạt động nhiều mặt: tôn giáo, văn hóa, thanh niên, chính trị, xã hội. . .

Sứ mệnh của chúng tôi với tư cách là thành viên của tổ chức Soka Gakkai (SGI), là truyền bá rộng rãi các nguyên tắc đạo Phật như tôn trọng sự sống, thống nhất trong đa dạng, cách mạng nhân loại và tinh thần làm việc vì lợi ích và hạnh phúc của người dân. Chúng ta không thể tìm thấy thời điểm nào khác trong lịch sử của mình khi người ta khao khát phát triển trí tuệ để thực hiện điều này.”

Có thể chúng ta xem những bài viết và hành động của Tổ sư Nichiren Daishonin (Nhật Liên, 1222-1282) và ba vị Chủ tịch sáng lập Soka Gakkai (SGI) như một lộ trình được điều chỉnh tinh tế để trở nên kiên cố, cách duy trì sự bình tĩnh và kiên trì khi đối mặt với những phong ba bão táp mà chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải trong tương lai, mang lại một kỷ nguyên hòa bình.

Theo nghĩa này, trí tuệ nhân tạo (AI) và bất kỳ công nghệ nào khác được phát triển trong tương lai về bản chất đều không tích cực cũng không tiêu cực. Chính những gì chúng ta, với tư cách là con người, tin tưởng, thực hành và bảo vệ sẽ đưa đường dẫn lối cho họ.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: World Tribune

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu tuong Phat giao co kha nang dan dat AI 2

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường