Trang chủ Quốc tế Từ Thừa Đại Tông cả đời cống hiến cho Phật giáo Hàn Quốc, viên tịch

Từ Thừa Đại Tông cả đời cống hiến cho Phật giáo Hàn Quốc, viên tịch

Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư, người hoạch định phương hướng tương lai của Phật giáo Hàn Quốc và Thiền phái Tào Khê đã tuyên thuyết rằng: “không tồn tại sự sống và cái chết, nhưng nơi nào chả có sự sống và chết”. Ngài đã an nhiên thuận thế vô thường, thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân viên tịch vào vào hôm thứ Tư ngày 29 tháng 11 năm 2023 (17-10-Quý Mão). Trụ thế 69 Xuân, Pháp lạp 51 Hạ.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư, người hoạch định phương hướng tương lai của Phật giáo Hàn Quốc và Thiền phái Tào Khê đã tuyên thuyết rằng: “không tồn tại sự sống và cái chết, nhưng nơi nào chả có sự sống và chết”. Ngài đã an nhiên thuận thế vô thường, thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân viên tịch vào vào hôm thứ Tư ngày 29 tháng 11 năm 2023 (17/10/Quý Mão), trụ thế 69 Xuân, Pháp lạp 51 Hạ.

Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư (해봉당 자승대종사, 海峰堂 慈乘大宗師), nguyên Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê thứ 33 và 34, Phật giáo Hàn Quốc, nguyên Chủ tịch Liên Tôn giáo châu Á vì hòa bình (ACRP) đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân, viên tịch tại ngôi già lam Thất Tràng Cổ Tự (칠장사, 七長寺), Thành phố Agseong, tỉnh Kyunggi-do, vào hôm thứ Tư ngày 29 tháng 11 năm 2023 (17-10-Quý Mão). Trụ thế 69 Xuân, Pháp lạp 51 Hạ.

Tu Thua Dai Tong su 5

Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư.

Trước khi trút hơi thở, xả báo thân, Ngài đã hùng dũng với câu nói: “Hãy đối mặt với sự thật rằng sách lược và phương pháp tác chiến” (전법합시다). Ngài được coi là một nhân vật nổi bật trong cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc.

Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư, người từng lãnh đạo tối cao của Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, đã hoá giải vô số chướng duyên trở ngại và thách thức, trong hai nhiệm kỳ 8 năm, Ngài đã nâng cao vị thế của bản thân, thông qua những hành động vì những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. . . Ngài lãnh đạo hiệu quả trong sự ổn định và phát triển bền vững cho Phật giáo Hàn Quốc, cải cách và hội nhập xã hội của trật tự tôn giáo, đặt nền móng cho công việc truyền bá chính pháp Phật đà tại các thành phố mới, đồng thời ‘Cống hiến’ cho sự hồi sinh của Phật giáo Hàn Quốc thông qua tổ chức Hội Liên Hiệp Sương Nguyệt (상월결사, 霜月結社), Ngài đã dẫn dầu trong các cuộc hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo Nepal-Ấn Độ, để lại dấu ấn không phai mờ trong tâm trí công dân và dấu ấn quan trọng trong lịch sử Phật giáo Hàn Quốc.

Hương án (분향), Linh đường tang lễ đã được đặt tại Tổ đình Tào Khê, trụ sở Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, tọa lạc tại số 45 Gyeonji-Dong, Jongno-Gu, Seoul Korea, đồng thời ở từng khu vực cũng có thiết lập Hương án (분향), Linh đường tang lễ, trong đó có các ngôi già lam tự viện Tổ đình Long Châu Tự (용주사, 龍珠寺), trụ sở thứ hai của Giáo khu Thiền phái Tào Khê, nơi hội họp của chư tôn đức Trưởng lão, 136 Yongju-ro, Hwaseong-si, Gyeonggi-do và Tổ đình Phụng Ân Tự (봉은사, 奉恩寺), 73 Samseong-dong, quận Gangnam-gu, Tp.Seoul, Korea.

Lễ truy niệm, di quan (영결식, 永訣式) sẽ được cử hành theo nghi thức truyền thống Thiền môn, vào lúc 10 giờ sáng hôm thứ Ba, ngày 3 tháng 12 năm 2023 (3.11.Quý Mão), sự kiện diễn ra tại Tổ đình Tào Khê, trụ sở Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc và Lễ Trà tỳ (다비식, 茶毘式) sẽ được tổ chức tại Đài Liên Hoa (연화대, 蓮花臺) Tổ đình Long Châu Tự, trụ sở thứ hai của Giáo khu Thiền phái Tào Khê.

Tu Thua Dai Tong su 1

Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư sinh năm 1954.

Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư sinh năm 1954 tại Chuncheon, thủ phủ của tỉnh tự trị đặc biệt Gangwon, Hàn Quốc.

Ngài thụ giới Sa di năm 1972 tại Tổ đình Hải Ấn Cổ Tự (해인사),  tỉnh Nam Gyeongsang, ngôi đại Già lam mang biểu tượng Pháp Bảo của Phật giáo Hàn quốc, nơi lưu trữ Tam Tạng Kinh mộc bản “BÁT VẠN ĐẠI TẠNG KINH” (팔만대장경) và được Unesco công nhận Di sản văn hóa thế giới và rất nhiều di sản Quốc bảo Korea. Đại giới đàn này do Ngài Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư (가산당 지관대종사) đương vi Đường đầu Hoà thượng.

Năm 1972, Ngài đăng đàn thụ giới cụ túc, giới Tỳ kheo, giới Bồ tát tại Tổ đình Phạm Ngư Tự (범어사), núi Geumjeongsan, xã Chungryong-dong, quận Kumjung-gu, tỉnh Busan, Đại giới đàn này do Ngài Thiền sư Thạch An Hải Quang (석암해광, 石庵海) đương vi Đường đầu Hoà thượng. Từ những thập niên 1992 đến 2010, Ngài được tín nhiệm trên cương vị Uỷ viên thường trực Tổng hội Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc từ khoá 10 đến khoá 14.

Trong hai năm kể từ năm 2006, Ngài được tín nhiệm được công cử bầu với chức Chủ tịch Tổng hội Trung ương Thiền phái Tào Khê khoá 14.

Từ những thập niên 2009 đến 2017, Ngài được tín nhiệm và được bầu dân chủ với chức vụ Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê thứ 33 và 34, Phật giáo Hàn Quốc.

Trong khi được sự tín nhiệm trên cương vị Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê thứ 33 và 34, Phật giáo Hàn Quốc, Ngài đã đi đầu trong việc cải cách Phật giáo thông qua “đoàn thể tự kiểm điểm bản thân và sự cải cách” (자성과 쇄신 결사), đồng thời đặt nền móng Phúc lợi cho Đoàn thể Tăng già Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc ngày nay, bằng cách giới thiệu một hệ thống Phúc lợi hưu trí cho đoàn thể Tăng già.

Tu Thua Dai Tong su tai le tuong niem to chuc tai To dinh Tao Khe

Từ Thừa Đại Tông sư tại lễ tưởng niệm tổ chức tại Tổ đình Tào Khê

Ngoài công việc truyền bá chính pháp Phật đà ở nước ngoài và hướng dẫn Phật tử tu học Phật pháp, chẳng hạn như công việc truyền bá Phật pháp ở các thành phố mới, và thành lập Trường Đại học Nông nghiệp Công nghệ cao Borigaram (보리가람농업기술대학) tại làng Mwasonga, cách thành phố lớn nhất của Tanzania, và lần đầu tiên đã được xúc tiến việc xây dựng một cơ sở Nghiên cứu các Di sản Văn hoá Phật giáo tại Yangpyeong, một quận ở đạo (tỉnh) Gyeonggi, Hàn Quốc. Ngoài ra, nhiều luật và quy định quốc gia khác nhau đã được sửa đổi để bảo vệ chủ quyền và tài sản của Phật giáo, việc quản lý và xử lý toàn thể tăng già, cơ sở tự viện Phật giáo, nơi tôn nghiêm đã được tích cực thúc đẩy trong thời kỳ lãnh đạo trên cương vị Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê thứ 33 và 34 của Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư.

Đặc biệt, trên cương vị lãnh đạo của Ngài trong việc củng cố vai trò Phật giáo như một xã hội vĩ đại. Với tư cách là Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê thứ 33 và 34, Phật giáo Hàn Quốc, Ngài đã đích thân đến hỏi thăm và chia sẻ những địa điểm xảy ra mâu thuẩn xung đột xã hội và chung tay góp sức dẫn đến hội nhập và hòa giải hòa hợp dân tộc. Ngay từ khi nhậm chức lãnh đạo, điều hành Thiền phái Tào Khê cho đến khi về nghỉ hưu, Ngài đã quan tâm và ủng hộ vụ việc xảy ra tại quận Yongsan của thủ đô Seoul là “vùng thảm họa đặc biệt” khi giới trẻ đi chơi lễ hội hóa trang Halloween tối 29 tháng 10 năm2022, làm tổn hại ít nhất 151 người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương ở khu vực Itaewon của thủ đô Seoul, Hàn Quốc, đồng thời Ngài đóng vai trò lãnh đạo, đặc biệt ân xá, miễn tội đối với những người nghiệp chướng sâu dày lỡ phạm tội, thể hiện từ bi tâm đối với tổ chức Thiền phái Tào Khê đối với những người phạm tội, mở ra cho những người phạm tội khả năng ăn năng hối cải, cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội và nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Ngài đã nỗ lực, cố gắng hết mình trong việc giải quyết các vấn đề lao động nhân danh Phật giáo, chẳng hạn như bằng cách đến địa điểm tập trung dành cho những công nhân bị sa thải tại SsangYong (쌍용 자동차), một công ty sản xuất ô tô đa quốc gia của Hàn Quốc, Uỷ ban Quan hệ Lao động, tiền thân của Uỷ ban Lao động đã được thành lập và Xã hội thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc. Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc thành lập một tổ chức Hòa giải và hòa hợp, nhằm để hoà giải những xung đột gai gắt giữa người sử dụng lao động và người lao động, đồng thời tiếp tục nỗ lực giải quyết các vấn đề tôn giáo thông qua đối thoại và nhường nhịn lẫn nhau.

Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư, người đã hoàn thành nhiệm vụ 2 nhiệm kỳ 8 năm, với tư cách là Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê thứ 33 và 34, Phật giáo Hàn Quốc chia sẻ rằng: “Chúng ta cùng chung tay góp sức vào việc khơi dòng suối nguồn từ bi tâm, tươi mát đến với những người hàng xóm trong xã hội, những người đang phải chịu đựng trong hoả ngục hắc ám bởi tâm tham lam, giận dữ và si mê. Cuối cùng, trong nhiệm vụ, đừng hài lòng với những thành tựu nhỏ và không ngừng phát triển hướng tích cực hoàn hảo hơn nữa”. Ngài nói tự nhiên và quay trở lại với các hành giả tu hành theo sự hướng dẫn của Ngài.

Sau khi  nghỉ hưu, nhà sư nguyên Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê thứ 33 và 34, Phật giáo Hàn Quốc đã chọn sự thuận tiện và ổn định trong công việc nhập thất tham thiền tịnh dưỡng, và  thanh thản hồn nhiên, thoải mái trong việc nghiên cứu sâu Tam tạng Thánh điển Phật giáo. Ngài đã trải qua hai mùa đông tại Vô môn quan (무문관) trong khuôn viên ngôi già lam Bách Đàm Cổ Tự (백담사) tọa lạc tại xã Bắc Diện Buk-myeon quận Inje-gun, tỉnh Gangwon-do, và đã trải qua mùa đông năm thứ ba vào năm 2019 tại Thiền viện Sương Nguyệt (상월선원; 霜月禪院), đô thị mới Wirye (thuộc quận Songpa, Seoul và thành phố Seongnam).

Giac linh duong Tu Thua Dai Tong su

Giác linh đường Từ Thừa Đại Tông sư.

Trải qua ba tháng 90 ngày an cư nhập thất, mỗi ngày chỉ ăn một bữa ngọ trưa và tham thiền nhập định trong 14 giờ mỗi ngày, việc tu khổ hạnh nghiêm ngặt như thế là việc hiếm có trong Phật giáo Hàn Quốc. Trong suốt thời gian an cư nhập thất tu khổ hạnh, phải chịu đựng với cái chịu đựng cái lạnh buốt xương suốt mùa đông giá rét, ăn mặc rất sơ sài, không cạo râu tóc, chỉ thường xuyên vệ sinh răng miệng, theo lời thệ nguyện, Ngài quyết tâm tu hành để liễu sinh thoát tử, phát Bồ đề tâm, lý tưởng hạnh nguyện Bồ tát đạo, không ngần ngại hy sinh đến cả tính mạng.

Tại Thiền viện Sương Nguyệt, đô thị mới Wirye (thuộc quận Songpa, Seoul và thành phố Seongnam), Ngài đã hân hoan diễn âm với một tâm hồn đã thong dong, phiêu nhiên trên đỉnh đầu sinh tử, đã nhẹ nhàng lướt nhịp gửi đến công chúng “khúc ca vũ điệu Đất Trời, núi Tu Di và Thế giới Ta Bà” (땅이 노래하고 하늘이 춤추니, 수미산이 사바세계로구나); Ngài đã nhẹ gót thênh thang từng bước chân an lạc, từng bước để hồi sinh Phật giáo Hàn Quốc một cách nghiêm túc. Việc nhập thất an cư tu hành khổ hạnh tại Thiền viện Sương Nguyệt (상월선원) , dẫn đến cuộc hành hương chiêm bái, thể hiện từ bi tâm nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng Hàn Quốc thâm hụt thương mại kỷ lục, nền kinh tế cận kề suy thoái năm 2020, đã làm cho rõ nét thêm Hội Liên Hiệp Sương Nguyệt (상월결사).

Ngày 1 tháng 10 năm 2021, một cuộc “Hành hương Từ bi” (자비순례, 慈悲巡禮) dành cho niềm hy vọng và an ủi trong thời đại dịch hiểm ác, đã bắt đầu với những người tham gia dấn bước vào một cuộc hành trình xuyên quốc gia.Chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử hành trăm người, thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, đã khởi động từng bước an lạc thanh thản hồn nhiên từ Tổ đình Tăng bảo Tòng Quảng Tự (송광사; 松廣寺), (một trong ba viên ngọc quý ‘Tam bảo’ của Thiền tông Phật giáo Hàn Quốc) ở Suncheon, tỉnh Nam Jeolla cách Seoul 414 km về phía nam.

Cuộc “Hành hương Từ bi”, chư tôn tịnh đức và quý Phật tử thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc với khát vọng phục hưng Phật giáo và vượt qua khủng hoảng quốc gia, được tổ chức thời gian 19 ngày, bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 18 tháng 10 năm 2021.

Khi hoàn hảo mãn nguyện chuyến hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo Ấn Độ vào năm 2023, Ngài đã trình bày một mô hình thực hành và giao lưu chia sẻ pháp thoại mới thông qua cuộc hành hương chiêm bái tuyệt vời này.

Đặc biệt, chuyến hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo kéo dài 43 ngày, khởi hành từ ngày 8 tháng 2 đến ngày 23 tháng 3 năm 2023, trong đó tăng đoàn Phật giáo Hàn Quốc gồm 108 thành viên,đã thực hiện chuyến hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo dài 1.167km đến Ấn Độ và Nepal; Hành hương chiêm bái Tứ động tâm, bốn thánh tích thiêng liêng, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa của đức Phật Thích Ca.

Tứ động tâm gồm: Lumbini (Lâm Tỳ Ni) nơi Phật đản sinh, Bodh Gaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luân – thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kushinagar (Câu Thi Na) nơi Phật nhập niết bàn. Sau khi kết thúc chuyến hành hương viên mãn 43 ngày và trở về quê nhà Hàn Quốc, tại lễ tưởng niệm tổ chức tại Tổ đình Tào Khê, Trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư đã hùng dũng tuyên thuyết rằng: “Hãy cùng nhau lan toả ánh sáng từ bi trí tuệ Phật pháp” và trình bày một nhiệm vụ mới cho Phật giáo tương lai.

Giac linh duong Tu Thua Dai Tong su 1

Giác linh đường Từ Thừa Đại Tông sư.

Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư đã tiên đoán trong 10 hoặc 100 năm tới về Phật giáo Hàn quốc, Ngài đã lên kế hoạch định phương hướng cho tương lai của Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc thông qua phương pháp giảng dạy, nghiên cứu, tu học Phật pháp, thông qua công việc nghiên cứu học tập và tu học Phật pháp của các sinh viên, nghiên cứu sinh đại học, hậu đại học, nghiên cứu sinh đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục đại học, và canh tân cải cách tổ chức giáo dục của Thiền phái Tào Khê.

Trong khi trên cương vị Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê thứ 33 và 34, Phật giáo Hàn Quốc, Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư đã nhận ra tầm quan trọng của công việc giảng dạy sinh viên đại học, những người sẽ trở thành trụ cột của Phật giáo Hàn Quốc, và sau chuyến đến Ấn Độ và Nepal; Hành hương chiêm bái Tứ động tâm, bốn thánh tích thiêng liêng, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa của đức Phật Thích Ca, Ngài đã thành lập Hội Liên Hiệp Sương Nguyệt (상월결사). Ngài đã tiên phong trong việc gây quỹ cho công việc giảng dạy cho sinh viên đại học, đặc nền móng cho công việc cho sinh viên đại học góp phần hoằng dương chính pháp, hưng hiển Phật pháp bằng cách quyên góp 15 tỷ won (11.584.487,55 Đô la Mỹ).

Ngày 31 tháng 10 vừa qua, Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư đã gửi lời đến các vị Uỷ viên Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc hãy tích cực canh tân cải cách trong việc tu học và truyền bá Phật pháp cho thích nghi với thời đại, hoàn thành sứ mệnh một một người đệ tử Đức Phật, kế tục duy trì mạng mạch Phật pháp, thì ngay bây giờ họ phải chuẩn bị cho tương lai.

Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư là thành viên của Thiền phái Tào Khê phục vụ đủ hai nhiệm kỳ 8 năm với tư cách là Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê thứ 33 và 34, Phật giáo Hàn Quốc, và được đánh giá cao trong hoàn thành những nhiệm vụ của một Sứ giả Như Lai dựa trên sự ổn định và phát triển bền vững Thiền phái Tào Khê. Ngoài ra, khi về hưu, Ngài đã cống hiến hết mình cho việc phục hưng Phật giáo Hàn Quốc, bằng cách thổi vào luồng sinh khí mới trong việc giảng dạy giáo lý và thực hành thiền định, thông qua Hội Liên Hiệp Sương Nguyệt (상월결사).

Hải Phong đường Từ Thừa Đại Tông sư, người hoạch định phương hướng tương lai của Phật giáo Hàn Quốc và Thiền phái Tào Khê đã tuyên thuyết rằng: “không tồn tại sự sống và cái chết, nhưng nơi nào chả có sự sống và chết” (생사가 없다 하나 생사 없는 곳이 없구나. 더 이상 구할 것이 없으니 또한 사라지는구나). Không ngờ, Ngài đã an nhiên thuận thế vô thường, thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân viên tịch vào vào hôm thứ Tư ngày 29 tháng 11 năm 2023 (17-10-Quý Mão). Trụ thế 69 Xuân, Pháp lạp 51 Hạ.

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: 법보신문

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường