Trang chủ Nguyên thủy Chơn Như Nguyện tu tập thực hành năm Giới theo Phật giáo Nguyên Thủy Chơn Như

Nguyện tu tập thực hành năm Giới theo Phật giáo Nguyên Thủy Chơn Như

Đạo Phật rất tuyệt vời dạy con người tu tập để thoát ra ngoài khỏi hoàn cảnh khổ của đời sống con người bằng sự thay đổi trong nghề nghiệp, từ bỏ chuyển đổi các nghề nghiệp ác chuyển sang các nghành nghề khác để không làm khổ mình, không làm khổ người

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Đạo Phật rất tuyệt vời dạy con người tu tập để thoát ra ngoài khỏi hoàn cảnh khổ của đời sống con người bằng sự thay đổi trong nghề nghiệp, từ bỏ chuyển đổi các nghề nghiệp ác chuyển sang các ngành nghề khác để không làm khổ mình, không làm khổ người

Tác giả: Cư sĩ Pháp Đạt – Nguyễn Mạnh Thắng

1. Dẫn luận

Trong thực tế không phải bất kỳ một cá nhân hay một ngôi chùa, trú xứ, tịnh xá, câu lạc bộ tu tập khi biết đến giáo pháp của Phật giáo nguyên thủy Chơn Như do đức Trưởng lão Thích Thông Lạc chỉ dạy cũng có thể thực hành việc tu tập một cách dễ dàng suôn sẻ theo ý định của mình được.

Việc này có nhiều lý do khác nhau hoặc khi đã tu tập tại tu viện Chơn Như và tham dự các buổi thuyết giảng pháp trở về nhà thực hành giữ giới ăn chay ngày một bữa tu tập giữ gìn giới luật theo giáo pháp của Phật Thích Ca và chỉ dẫn của đức Trưởng lão Thích Thông Lạc thuận lợi mà họ thường gặp phải một số trắc trở ngăn cản, kỳ thị từ người thân, bạn bè hoặc bị một số lực lượng phụ trách an ninh, văn hóa ở địa phương theo dõi gây khó khăn, …

Do “Phật pháp đi ngược dòng thâm diệu chứng ngộ thật khó khăn, tâm ai con tham ái không chứng ngộ pháp này”!

Thật vậy, những người thân và bạn bè ta họ không hiểu rõ về pháp môn tu tập và chịu một số ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo truyền thống (Đại Thừa) mà từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam tất cả các hệ phái Phật giáo tại Việt Nam như Thiền tông, Tịnh Độ Tông, Nam Tông, Phật giáo Hòa hảo đều gặp vấn đề sai lạc về pháp tu, tin vào thế giới siêu hình, cầu cúng tha lực, tu tập không giữ giới luật, phá giới, phạm giới…

Tạo ra nhưng phong tục hủ lậu gieo dắt mê tin dị đoan,vào đầu người dân thứ văn hóa hư ảo như hành vi như đốt tiền vàng mã, xem xăm, bói quẻ lên đồng nhập cốt, cúng bái tế lễ, cầu an, cầu siêu, cầu tài, cầu lợi xem ngày giờ tốt xấu dựng vợ gả chồng, xây mồ mả, xem phương hướng cất nhà cửa, cúng sao giải hạn,…

Đi tu mà phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới là những người diệt Phật giáo, phá nền đạo đức của Phật giáo, họ là những người có tội lớn với nhân loại, lịch sử sẽ ghi và kết án những người phá hoại nền đạo đức Nhân bản Nhân quả này, họ đã phá hoại hình ảnh của đạo phật, làm cho người dân coi thường và nghi ngờ đạo Phật.

Cũng từ đó mà đạo đức xã hội bị suy thoái, và mất kiểm soát, gây ra nhiều đau khổ cho các gia đình và an ninh, làng xóm và đất nước đó là một vấn đề nan giải của loài người mà của Đảng và nhà nước đang tìm cách khắc phục, sửa đổi…

Khi nói về phạm trù đạo đức nhiều người không mấy quan tâm hoặc chỉ quan tâm một cách hời hợt và không rõ biết về đạo đức Nhân bản-Nhân quả (đạo đức giải thoát) và không biết áp dụng cách sống này vào trong đời sồng hàng ngày nên hậu quả là những câu chuyện đau lòng hàng ngày, hàng giờ xảy ra xung quanh ta khi nghe câu chuyện viết về nhóm học sinh cấp 2 thiếu đạo đức ở Tuyên Quang đã vây ép mắng chửi Cô giáo dạy âm nhạc của mình và Cô giáo cầm dép ném học sinh;

Rồi đến học sinh nam đánh nhau rồi các em học sinh nữ cũng đánh nhau xé áo, xé quần xong lại còn đăng lên các mạng xã hội thật là xấu hổ cho trường học đó; thậm chí có những án mạng thương tâm xảy ra khi các em còn ở độ tuổi học trò như vụ án 2 nữ sinh tử vong ở Thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh mà báo chí đã đăng tin tức.

Không những vậy mà còn các tệ nạn xã hội như hút chích xì ke ma tuý, ma tuý đá, ma tuý tổng hợp rồi còn nạn dâm dục dẫn đến các em học sinh nữ phải mang bầu sinh con, làm mẹ khi tuổi còn đang cắp sách đến trường hoặc phải đi nạo phá thai thấy cảnh này chúng tôi thấy thật là thương tâm, mẹ giết con khi còn trong bụng hoặc nếu phải sinh ra rồi vứt ném bỏ con mình ra thùng rác, nhà vệ sinh, cổng chùa,.. mà báo mạng cũng đã đưa tin, rồi có thể bị nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV;

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu Tap Nguyen Thuy Chon Nhu 2 min

Cùng với đó nghiện Game, đánh bạc qua nhiều hình thức trực tiếp hoặc đánh bạc qua mạng dẫn đến nợ nần chồng chất hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ bạc mà từ đó các tín dụng đen hoạt động phát triển hơn hoặc các em phải đi ăn cắp ăn trộm hoặc tự tử gây nên lỗi lo bất an cho những gia đình có con em vướng vào các tệ nạn xấu xa như vậy,….

Những sự việc đau lòng trên đã gây ra sự bàng hoàng, phẫn nộ cho mọi người, cho nhà trường, cho các gia đình; đó cũng là hồi chuông cảnh báo trong nền giáo dục của nước nhà! Còn rất nhiều mà chúng tôi chưa thể kể hết ở đây được. Nhưng có một điều là những vấn đề này đều có thể được giải quyết khi Bộ giáo dục biết áp dụng nền Đạo đức Nhân bản – Nhân quả này vào giảng dạy trong các tiết học của bộ môn đạo đức làm người; dần dần rồi các tệ nạn này sẽ được chấm dứt không còn nữa.

Thế mới thấy, nhận thức cho đúng sự suy thoái nền đạo đức Nhân bản – Nhân quả không đơn giản, dù nó có thể diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong mỗi con người cụ thể. Thiết nghĩ, muốn chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trước hết phải nhận rõ sự suy thoái trong chính mình.

Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ làm trầm trọng thêm sự xuống cấp nhân phẩm nền đạo đức xã hội hoặc sự biến đổi của một tài sản thuộc di sản văn hóa và tự nhiên là một sự làm nghèo nàn di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới hoặc phá hoại ghê gớm hơn nữa.

Nhận thấy rằng, đạo đức xã hội ngày nay đang xuống cấp, các di sản văn hóa và di sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị phá hoại không những bởi những nguyên nhân thiếu hiểu biết và sự thiếu quan tâm của một số các cấp chính quyền cơ sở trên cả nước chỉ nhăm nhăm chạy theo xu thế kinh tế thị trường, nên thiếu quan tâm đến giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.

Đặc biệt xa rời nền “Đạo đức Nhân bản Nhân quả” là nguyên nhân xuống cấp về đạo đức từ đó các hiện tượng tiêu cực nảy sinh, tệ nạn mê tín di đoan, tệ nạn tham nhũng, trộm cắp, tội phạm gia tăng,… hủy hoại môi trường, bệnh tật, thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh… các di tích văn hóa bị hủy hoại tác động ngược lại làm suy yếu nền kinh tế và nền an ninh của một quốc gia dân tộc.

2. Khái niệm về pháp môn tu tập của Phật giáo Nguyên Thủy Chơn Như

Khái niệm về tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Chơn Như thì tu có nghĩa là sửa đổi hoặc sửa chữa. Bằng pháp môn của đức Phật và đức Trưởng lão Thích Thông Lạc chỉ dạy, hướng dẫn, người tu sinh áp dụng thực hành pháp tu tự mình làm chủ thân tâm mình, tự mình thắp đuốc lên mà đi, tự mình xây hòn đảo, nương tựa ba ngôi tam bảo “Phật, Pháp, Tăng” hướng tâm mình quay vào trong tự mình ý thức được, rõ biết được những hành vi sai trái của con người mình và sửa chữa uốn nắn thành hành vi đúng đắn.

Vậy những cái gì đã chỉ đạo những hành vi ấy? Phật pháp chỉ rõ rằng tất cả những hành vi đó thuộc về “nghiệp” xuất phát từ ba nơi là ý thức, thân và miệng; thân và miệng là công cụ sai khiến của “ý thức”.

Xét thấy, việc tu tập theo giáo pháp của Phật giáo Nguyên thủy Chơn Như do đức Trưởng lão Thích Thông Lạc (thế danh Lê Ngọc An) bậc tu chứng đạo vào năm 1980 tại chùa Am, ấp Gia Lâm, xã Gia Lộc,huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh Việt Nam.

Ngài là người Tu hành đắc thánh quả A La Hán như các đệ tử của Đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật cách đây hơn 2567 năm, Ngài đã ghi chép lại kính nghiệm tu tập thực chứng của mình và tự tay Ngài soạn thảo biên tập, đánh máy tính, in đóng thành những bộ sách và tài liệu ban tặng miễn phí cho mọi người.

Ngài dạy rằng: “Đối với người Cư sĩ, Phật tử tại gia: cần sống giữ gìn 5 giới đức gồm:

1) Không sát sinh và không ăn thịt chúng sinh là Đức hiếu sinh;

2) Không tà dâm là Đức chung thủy;

3) Không tham lam trộm cắp là Đức ly tham;

4) Không nói dối là Đức thành thật;

5) Không uống rượu và các chất gây nghiện là Đức minh mẫn. hàng ngày sồng với mười điều lành thực hiện ba hạnh tu “Nhẫn nhục, Tùy thuận, Bằng lòng”;

Đối với người xuất gia: sống đời sống thiểu dục tri túc, ba y một bát, hàng ngày khất thực chỉ nhận đồ chay tịnh, ăn ngày một bữa, không ăn uống phi thời, thực hiện sống đúng mười giới đức và thực hành ba hạnh “ăn, ngủ, độc cư” tu tập pháp môn tứ chánh cần để ngăn ác diệt ác, tâm ly dục, ly ác pháp, diệt ngã xã tâm, Tu tập pháp môn tứ niệm xứ, tứ bất hoại tịnh, tứ vô lượng tâm.

Giữ gìn tâm Bất động Thanh thản An lạc vô sự đi đến chứng quả A La Hán”. Trưởng Lão Thích Thông Lạc được hàng đệ tử của Ngài thường gọi Phật Sống Việt Nam. Nay Ngài đã nhập niết bàn về với mùa xuân bất tử với Đức Phật nhờ Ngài đã tu tập diệt tận gốc tâm tham, sân, si nên luật nhân quả trong vũ trụ không tác động lên thân tâm của Ngài được nữa nhờ vậy, Ngài mới làm chủ được bốn nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết theo ý muốn như đức Phật ngày xưa.

Nay hết bổn phận với chúng sinh, không giờ ngày mồng 01 tháng 01 năm 2013, Ngài đã nhập vào bốn thánh định, đến thiền thứ tư, Ngài ra lệnh tịnh chỉ hơi thở để nhập niết bàn như bài kệ ngày xưa đức Phật còn ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc tạc thành bia đá đặt trước Tổ đường lợp tôn vách liếp tại Tu Viện Chơn Như.

3. Mục đích, chân lý và tư tưởng của Phật giáo nguyên thủy Chơn Như

Phật Giáo Nguyên Thủy Chơn Như ra đời nhằm mục đích hướng dẫn cho con người đến với một nền đạo đức nhân bản nhân quả với nhân cách sống cao thượng không làm khổ minh, không làm khổ người, không làm khổ chúng sinh. Đó chính là con đường mà ngày xưa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã vạch ra giúp cho chúng sinh và nhân loại giải thoát khỏi kiếp sống khổ đau trong hiện tại và vị lai;

Chân lý – giáo pháp của Phật Thích Ca, nay được đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc phục dựng đã đi vào đời sống xã hội giới thiệu một nếp sống thanh cao, lành mạnh, đồng thời giáo pháp của ngài cũng giúp cho con người hiểu hơn về ý nghĩa và giá trị cuộc sống qua giáo lý Nhân Quả, giáo lý Tứ Diệu Đế với bốn chân lý “Khổ,Tập,Diệt,Đạo”.

Hơn thế nữa, giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy Chơn Như đã giải quyết được các mối quan hệ hài hòa về hành vi giao tiếp giữa con người với con người về cách ứng xử trong gia đình, các ứng xử trong công việc, cách điều hành đất nước, ngoài ra còn hướng con người trong quan hệ với thiên nhiên một cách hài hòa và an lành, không làm tổn hại tới thiên nhiên, chúng sinh xung quanh.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu Tap Nguyen Thuy Chon Nhu 1 min

3.1. Kinh sách của Phật Thích Ca Mâu Ni và đức Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nguồn tư liệu mà người viết sử dụng ở đây chính là Kinh A Hàm và Nikàya, cụ thể là Kinh “Tất Cả Lậu Hoặc” (bài kinh số 2, trong Kinh Trung Bộ I) Kinh thánh cầu (số 26 – Kinh trung bộ I), bản dịch Việt ngữ của HT.Thích Minh Châu, do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành và Toàn bộ kinh sách của Trưởng lão Thích Thông lạc đã phục dựng lại tổng cộng trên 30 đầu sách cùng với video bài giảng, băng đĩa ghi âm ghi hình trên trang mạng Webside Chonnhu.net cụ thể những tác phẩm tiêu biểu của Trưởng lão là bộ sách:

10 tập – Đường về xứ Phật, 4 tập – Những lời gốc phật dạy, 2 tập – Văn hóa phật giáo, 2 tập – Đạo Đức làm người, 5 tập – Giao án rèn nhân các đạo đức làm người, cuốn – Pháp môn tu tập cho người cư sĩ, Thiền căn bản, cuốn sách “Linh hồn không có, Đường lối tu tập của đạo phật,… cùng nhiều đầu sách đạo đức khác được các NXB Tôn giáo, NXB Hồng Đức, NXB Đồng Nai,… ấn hành lưu truyền trên cả nước.

Khi trưởng lão Thích Thông Lạc nhập niết bàn đã để lại cho hậu thế một kho tàng pháp bảo quý giá, kinh sách của Ngài được các tổ chức xã hội; Hiệp hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, tổ chức Quốc tế APEC, tổ chức ASEAN và Đông Nam Á và các tổ chức khác đã chứng nhận các tác phẩm của đức Trưởng lão Thích Thông lạc là di sản Văn Hóa, có giá trị Văn hóa, Khoa học, Giáo dục, phù hợp quy định của pháp luật không vi phạm chuẩn mực Đạo đức xã hội.

Được các tổ chức xã hội quan tâm nghiên cứu như Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo đánh giá cao và long trọng tổ chức tọa đàm khoa học Hòa Thượng Thích Thông Lạc cuộc đời và đạo nghiệp vào ngày 08/05/2022, các bài tham luận được biên tập và in thành sách do nhà nhà xuất bản tôn giáo phát hành;

Viện phát triển Văn hóa dân tộc tổ chức buổi hội thảo quốc gia về hoạt động Văn hóa quản lý với di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và Phát triển ngày 07/09/2022 các bài tham luận được biên tập thành cuốn kỷ yếu do Viện phát triển Văn hóa dân tộc phát hành.

3.2. Về cơ sở tu tập chính thống hiện nay Phật giáo Nguyên Thủy Chơn Như

Về thực tại hiện nay, nơi thực hành Pháp bảo của Phật Thích Ca được công nhận có tổ chức hoạt động hợp pháp theo pháp luật mới chỉ có duy nhất Tu Viện Chơn Như – Chùa Am Trảng Bàng Tây Ninh do Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc triển khai dạy đạo trên 34 năm. Còn các tỉnh thành phố khác trong cả nước chưa có cở sở, chi nhánh nào của Tu Viện Chơn Như được thành lập.

Trong khi đó sự lan tỏa của chánh pháp ngày càng mở rộng, các tín đồ phật tử trên cả nước tin tưởng hiểu rõ về giáo pháp và thực hành theo giáo pháp Nguyên thủy Chơn Như ở nhiều nơi trên khắp cả nước, cần có môi trường tu tập như ở Tu Viện Chơn Như, họ mong muốn về đó để tu tập và có trường lớp có thầy cô dạy đạo, chỉ dẫn pháp tu. Tuy nhiên do điều kiện đi lại khó khăn, nên các Phật tử đã tự thực hành tại gia đình và thành lập các Câu lạc bộ tự phát nhỏ lẻ,…

Hàng năm chỉ các tăng, ni, phật tử có điều kiện kinh tế và sức khỏe mới có thể về Tu Viện Chơn Như tu tập, còn những Tăng Ni Phật tử vì già yếu hoặc kinh tế khó khăn và nhiều lý do khác nên không thể về Tu Viện Chơn Như tu tập được mà chỉ tu tập ở tại nhà. Hàng tháng vào các ngày nghỉ và chủ nhật sinh hoạt tu tập tập trung trao đổi giúp nhau, chia sẻ những kinh nghiệm cho nhau để giúp đỡ nhau mong sao cho việc tu tập được tiến bộ và có kết quả.

Xét về bản chất thì việc thực hành giáo pháp của đức Phật Thích Ca khởi sướng là một nền đạo đức nhân bản nhân quả, nó không phải là một Tôn giáo như mọi người lầm tưởng mà chỉ nên coi đó là hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh, không mang mục đích chính trị, tôn giáo thông qua các hoạt động bổ ích đó để góp phần nâng cao sức khỏe, tinh thần của mỗi con người.

Qua hình thức đó con người được trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, phát huy tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn minh môi trường xã hội lành mạnh.

Thế nhưng khi có phật tử phát tâm xây dựng trú xứ tại nơi ở hợp pháp tuân thủ theo Luật Cư trú và Luật Hộ tịch để mọi người về tu tập thường bị các cấp chính quyền cho người đến nhắc nhở ngăn cản và gây ảnh hưởng, không được sự hướng dẫn chỉ bảo cách thức thành lập Câu lạc bộ, Trú Xứ, Tịnh xá Tịnh thất đúng cách.

Đây là một điểm hạn chế khiến cho chính pháp khó phát triển, lan tỏa và từ đó có không ít các hiểu lầm, thành kiến với người thực hành pháp tu Nguyên thủy; Các lãnh đạo cấp chính quyền địa phương yêu cầu mọi người muốn tu tập thì phải lên chùa và cần được sự bảo lãnh của Sư trụ trì ở địa phương đó.

Do có sự khác biệt về phương pháp thực hành tu tập của pháp tu với các sư trong nhà chùa ở các địa phương khác trên cả nước, nên chúng tôi kiến nghị với các nhà làm luật cần bổ sung dự thảo luật để tạo điều kiện và đáp ứng nguyện vọng tu tập của nhân dân.

Khi nhìn vào thực tế hiện nay, do sự thiếu hiểu biết của một số người và một số cán bộ làm công tác văn hóa, an ninh ở các địa phương luôn cho rằng “Tu” là phải về chùa ngồi tụng kinh, gõ mõ, niệm trú, cao trọc đầu, vv… làm cho mọi người dân sợ hãi không dám tu tập và đi vào con đường mê tín dị đoan cầu cúng tha lực, gây tốn kém tiền bạc của cải của nhân dân;

Khi một ai đó thực hành tu tập ăn chay thì bị mọi người phản đối và cho rằng ăn chay thiếu chất,… và áp dụng một số quan điểm của một số thầy Lang, Bác sĩ chưa nghiên cứu chuyên sâu về pháp môn ăn chay, vì họ chưa từng nghiên cứu pháp môn của Phật giáo Nguyên thủy nên họ đả kích, ngăn cản với một thái độ tiêu cực.

Tuy nhiên thực tế không phải như vậy chỉ khi nghiên cứu giáo pháp một cách nghiêm túc qua việc đọc kinh sách, nghe các bài giảng của Trưởng lão Thích Thông Lạc rồi suy ngẫm ứng dụng vào thực tiễn, thực hành theo hướng dẫn đó thì người tu mới có thành tựu như lời đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói “ Pháp của Như Lai không có thời gian, hãy đến để mà thấy, chứng quả ngay liền”.

Quả đúng là như vậy ai tu đến đâu thì giải thoát khổ đau đến đó, “Ai uống nước thì người đó biết nóng lạnh” tự mình thắp đuốc lên mà đi, tự mình nương tựa chính mình, tự mình nương tựa giáo pháp mà đức Phật đã chỉ bày và đã được đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc khôi phục lại.

3.3. Đối tượng tu tập thực hành Giới – Định – Tuệ

Đạo Phật rất tuyệt vời dạy con người tu tập để thoát ra ngoài khỏi hoàn cảnh khổ của đời sống con người bằng sự thay đổi trong nghề nghiệp, từ bỏ chuyển đổi các nghề nghiệp ác chuyển sang các nghành nghề khác để không làm khổ mình, không làm khổ người, kế đến dạy ăn uống để nuôi thân bằng những thực phẩm không có sự đau khổ, bố thí cho mọi người, cúng dường cho trư Tăng, trư Ni, vật cúng dường không được phi pháp không làm tổn phước đức, đầy đủ phước đức, đầy đủ phước báu hiện tại và mai sau:

1– Làm thì tránh nghề nghiệp ác và hành động ác.

2 – Ăn thì ý tư cẩn thận, không phải ngồi quán, ngồi lều giữa đường, giữa chợ và còn phải trải tâm từ bi biết ơn người làm ra của của cúng dường, không nhẫn tâm ăn thịt chúng sanh, đầy lòng thương xót các loài chúng sinh khắp cùng muôn nơi.

3- Cúng dường cho tăng, ni bằng mồ hôi, nước mắt của mình làm ra không được gian tham trộm cắp, không được giết hại chúng sinh.

Khi một người giác ngộ và chứng đạt Thánh giới luật, có nghĩa là hiểu biết và thông suốt giới luật là đức hạnh của người tu sĩ, là đạo đức nhân bản – nhân quả, thường đem lại lợi ích cho mình cho người.

Do hiểu biết rõ như vậy nên chúng ta cố gắng giữ gìn nghiêm chỉnh giới luật không hề vi phạm một lỗi lầm nhỏ nhặt nào, tức là sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai. Tâm luôn luôn bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, đó là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Khi sống được như vậy thì đó là chứng đạt Thánh giới luật.

Đối tượng tu hành của chúng ta là chỗ tu tìm sự giải thoát, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người sanh, già, bệnh, chết và chủ động đi vào con đường hoá sanh, chứ không chấp nhận chịu bó tay sanh nơi dâm dục bất tịnh, ô trược, bẩn thỉu, hôi thúi và khổ đau.

Mục tiêu là xây dựng nền đạo đức nhân bản nhân quả sống không làm khổ minh, không làm khổ người và làm khổ chúng sinh. Khi tu tập đạo đức làm người cần tuân thủ giữ gìn giới luật như giữ gìn con mắt của mình với các giới đức, giới hạnh, giới hành theo giáo pháp của phật.

3.4. Người tu hành Quy Y Ba Ngôi Tam Bảo và Thọ Ngũ Giới được nhân danh đệ tử phật Thích Ca hoằng dương chính pháp.

Trưởng lão dạy: “Ngườì muốn đi theo con đường tu hành chân chính của Đạo Phật thì phải thấy rõ biết đời sống của con người từ khi sinh ra cho đến khi chết, toàn là một cuộn sống khổ, khổ như thật, khổ vì thân tâm của mình mang đầy ắp phiền não tham, sân, si; khổ vì hoàn cảnh trái ngang lúc thuận, lúc nghịch; khổ vì cơn ăn áo mặc phải vất vả gian nan.

Khi chúng ta thấy đúng, biết đúng khổ như vậy thì mới dám chọn con đường của Đạo Phật. Nếu không thấy đời sống khổ như thật, còn thấy nó có hạnh phúc, có an lạc- sung sướng thì đứng nên chọn con đường tu hành của Đạo Phật”.

Bất cứ người nào khi mới bước chân vào đạo Phật đều phải học hỏi năm giới, tức là phải thọ Tam quy và Ngũ giới, phải tìm hiểu nghiên cứu cặn kẽ: “ 1- Phật là ai? 2 Pháp là gì? 3- Tăng là những người nào? ” chính vì vậy cho nên khi ai muốn thọ Tam quy, Ngũ giới để trở thành người đệ tử Phật, thì người đó phải nghiên cứu về Phật giáo kỹ càng.

Quy Y Tam Bảo có hai phần “1- Quy Y, 2- Tam Bảo”; vậy Quy Y là gì? Chữ “Quy” có nghĩa là trở về; chữ “Y” có nghĩa là nương tựa. Hai từ ghép chung có nghĩa là trở vê nương tựa “Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo”. Xét thấy Ba Ngôi Tam Bảo có lợi ích lớn cho người đời như vậy, để có đủ tư cách làm đệ tử phật, nhân danh người tu hành thì người xin gia nhập phải thành tâm thành ý xin với vị thầy tỳ kheo có đủ đức hạnh làm lễ xin gia nhập theo đúng thủ tục.

Sau đây xin quý phật tử hãy chắp tay trước ngực, hướng về tượng Phật và phát nguyện “Từ đây về sau con xin nguyện một lòng quyết tâm nương theo Ba Ngôi Tam Bảo, đời đời, kiếp kiếp không bao giờ rời bỏ. Xin đức Phật chứng minh cho chung con” sau khi phát nguyện xong, xin quý phật tử đảnh lễ Phật ba lạy, để thọ trì BA NGÔI TAM BẢO. Lễ phật xong xin quý vị ngồi xuống để thầy truyền giới luật.

Thọ Ngũ Giới: Trước khi thọ Ngũ giới, thì ai cũng phải tìm hiểu THỌ NGŨ GIỚI là gì? Cụm từ Thọ Ngũ Giới có hai phần: “1- Thọ, 2 Ngũ Giới”; tìm hiểu về nghĩa của từ “ Thọ” có nghĩa là chấp nhận, đồng ý, chịu phép; Ngũ Giới có nghĩa là năm giới cấm.

Hai từ ghép chung lại là “Thọ Ngũ Giới” có nghĩa là chấp nhận sống đúng năm giới cấm, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong năm giới này. Trong đạo Phật, năm giới cấm này là năm tiêu chuẩn làm người; người nào sống không đúng năm giới này là chưa xứng đáng làm người; Năm Giới đức hạnh này gồm có:

1 – Giới cấm sát sinh = Giới Đức Hiếu Sinh.

2 – Giới Cấm Tham Lam, Trộm Cướp = Giới Đức Buông Xả. 3 – Giới Cấm Tà Dâm = Giới Đức Chung Thủy.

4 – Giới Cấm Vọng Ngư = Giới Đức Thành Thật. 5 – Giới Cấm Uống Rượu = Giới Đức Minh Mẫn.

Sau khi Thọ Tam Quy Ngũ Giới xong thì quý vị mới được gọi là phật tử. Phật tử có nghĩa là con của Phật, nhưng quý vị chỉ là những người con mới bước chân vào đạo Phật mà thôi, cho nên đức hạnh và giới luật chưa nghiêm chỉnh, vì thế quý vị còn rất ngỡ ngàng, xã lạ chưa quen cách sống đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo. Do vậy người nhân danh đệ tử phật cần được hướng dẫn kỹ lưỡng đúng theo đời sồng đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, không làm khổ người và khổ cả hai của đạo Phật.

Sau khi đã trở thành Con Phật và phải cần giấy chứng nhận của tổ chức Phật giáo do nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động ví dụ Tổ chức Phật Giáo Nguyên Thủy tại Việt Nam người đại điện là Thầy Thích Bửu Chánh hoặc tổ chức của giáo hội Phật giáo Việt Nam xác nhận khi đó mới đủ tư cách tham gia các hoạt động tu tập một cách chính thống.

Hiện nay Phật giáo nguyên thủy Chơn Như chưa có pháp nhân mặc dù đã ra đời được hơn 42 năm, để được nhà nước công nhận là một tố chức có pháp nhân, cần được sự đồng lòng chung tay góp sức của tất cả mọi người và các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam ủng hộ.

Từ đây bắt đầu một cuộc sống mới quý vị tu tập nghiêm chỉnh giữ gìn giới luật thực hành đúng pháp môn tu tập của Phật giao nguyên thủy Chơn Như do đức Trưởng lão Thích Thông lạc chỉ dẫn và chứng đăc được các pháp tu thanh thục nhuần nhuyễn, khi đó quý vị có thể thực hành các pháp xông khói theo 11 tri kiến Giải Thoát (kinh sách của Trưởng lão) để hoằng dương chánh pháp, chia sẻ kinh nghiệm tu tập mới có giá trị và đạt được hiệu quả như mong muốn.

Những người con Phật mà không thực hành làm đúng những điều trên thì không xứng đáng là con của Phật, là đệ tử của Phật cho dù có tu đã quy y rất lâu từ 5 năm, 10 năm thậm chí 60, 70 năm cũng vẫn chưa thành những người con chính thức của Phật được.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu Tap Nguyen Thuy Chon Nhu 3 min

4. Vai trò và nhiệm vụ của Phật giáo nguyên thủy Chơn Như

4.1. Vai trò

Cùng với sự phát triển của xã hội là sự thăng hoa của các quan hệ giữa con người với con người. Đạo Phật là giác ngộ và giải thoát có một vai trò đặc biệt trong đời sống của nhân dân các hoạt động liên quan đến tôn giáo và đạo Phật diễn ra phong phú và phức tạp nhưng lại gần gũi nhất trong đời sống.

Mục đích, tư tưởng và chân lý của đạo Phật là thoát ra ngoài khỏi hoàn cảnh khổ của đời sống con người, làm giảm đi những bất hạnh khổ đau của kiếp người và chuyển đổi sang cuộc sống tự do và hạnh phúc, sự giải thoát đó trên cơ sở giác ngộ chân lý có sự hiểu biết bằng ý thức, có khoa học có biện chứng lô gíc và cụ thể, không phải là vô minh, cũng không phải là sự nhận thức vu vơ, vô trật tự hay những lời nói mang tính huyền ảo, siêu hình vô bổ.

Đức Phật và đức Trưởng lão Thích Thông Lạc khẳng định rằng “ nơi đâu có đạo đức làm người, nơi đó có hạnh phúc; nơi nào có lòng yêu thương là nơi đó có hạnh phúc; nơi nào có giới luật, nơi đó có đạo đức và trí tuệ ”. Đây là nguyên tắc cơ bản của Phật giáo nguyên thủy Chơn Như với một nền đạo đức nhân bản nhân quả với nhân cách sống cao thượng chân lý sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ chúng sinh.

Đó cũng chính là con đường mà ngày xưa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã vạch ra giúp cho chúng sinh và nhân loại giải thoát khỏi kiếp sống khổ đau trong hiện tại và vị lai. Như chúng ta đã biết, thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đầu tiên trên hành tinh này đã tu chứng thánh quả làm chủ được “Sinh, Già, Bệnh, Chết”.

Với tinh thần từ, bi, hỉ, xả sống có đạo đức và trí tuệ, Đức Phật luôn hướng con người về mười điều thiện lành, hướng về Giới Định Tuệ, đi theo lộ trình Bát Chánh Đạo để chúng ta tìm hiểu hay tu tập Phật giáo nguyên thủy Chơn Như.

4.2. Nhiệm vụ

Đức Phật Thích Ca và Trưởng lão Thích Thông Lạc khẳng định linh hồn không có, đây là một đòn dáng mạnh vào chủ nghĩa siêu hình, làm đảo lộn các tư tưởng Triết lý học, Khoa học, Tôn giáo học, Thần học, … làm cho các nhà tâm linh học và những người tin vào thế giới siêu hình đang ngủ say phải bừng tỉnh thức.

Để xiển dương chánh pháp giúp mọi người hiểu rõ về Phật giáo nguyên thủy Chơn Như chúng ta cần làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

1. Đề nghị xây dựng hành lang pháp lý công nhận tư cách thành viên cho các Tăng, Ni, Cư sĩ, Phật tử giữ gìn nghiêm chỉnh giới luật (Giới – Định- Tuệ) tu tập Bát Chính Đạo theo Phật giáo nguyên thủy Chơn Như là một phần của tổ chức Phật giáo nguyên thủy thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam cần được nhân dân, các cơ quan,các đoàn thể, và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tôn trọng và tạo điều kiện trong việc tu tập và thực hành giáo pháp.

2. Đề nghị các bộ ngành Văn hóa, Giáo dục tổ chức tuyên truyền và đưa nền “đạo đức Nhân bản Nhân quả” vào đời sống xã hội, hệ thống giáo dục đào tạo ở các cấp học tại Việt Nam; Áp dụng các pháp môn tu tập của PGNT trong việc chữa trị bệnh tật tới các bệnh viện.

4. Đề nghị cho phép những người xuất gia được thực hành pháp môn “Tu tập Giới–Định- Tuệ” được mang Y- Bát thực hành theo giáo pháp, được nhận đồ ăn (không nhận tiền bạc) từ hạnh phát tâm bô thí cúng dường từ các phật tử và người dân, ăn ngày một bữa ngọ trai duy nhất, hàng ngày tu tập giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh theo con đường Bát Chánh Đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni.

5. Đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo cần đưa bộ sách đạo đức mà Trưởng lão Thích Thông Lạc đưa vào chương trình dạy và học ở tất cả các cấp học vì tình trạng đạo đức hiện nay trong xã hội ta đang bị xuống cấp nghiêm trọng, hơn nữa trong phạm trù đạo đức mọi người hầu hết chưa hiểu rõ và chưa biêt cách áp dụng nó vào đời sống một cách hiệu quả.

Trưởng Lão dạy rằng đạo đức được chia làm ba loại đó là: “Đạo đức lý luận, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức giải thoát”. Đạo đức giải thoát chính là nền đạo đức Nhân bản Nhân quả đã nêu ở trên. Khi con người hiểu biết đạo đức giải thoát thì việc thực hành hai loại đạo đức lý luận và đạo đức nghề nghiệp rất dễ dàng mà không gặp trở ngại không bị các văn hoá hủ bại lai căng tấn công làm suy đồi nền đạo đức xã hội.

6. Đề nghị Bộ tư pháp, Bộ văn hóa, Ban tôn giáo chính phủ và các cơ quan ban ngành khác có thẩm quyền xây dựng văn bản pháp lý, ban hành các quy trình thành lập các tổ chức có pháp nhân như: Viện nghiên cứu ứng dụng, Tu viện, Trú xứ, tịnh xá, Trung tâm tu tập, câu lạc bộ,… là nơi sinh hoạt cho những người tu tập theo Phật giáo nguyên thủy Chơn Như một cách cụ thể theo những quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật di sản văn hóa, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo hiện hành.

Chánh pháp đang trên đà phát triển, do vậy cần có kế hoạch bảo tồn gìn giữ và phát huy các ứng dụng của nó vào trong đời sống xã hội, vì nó rất thực tế và gần gũi với đời sống của chúng ta.

4.3. Những điểm đặc biệt cần trú trọng trong vai trò và nhiệm vụ

Đức Phật và Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc đều đứng trên lập trường lấy“Con người làm trung tâm” và đối tượng cụ thể mà ngài nói tới cũng chính là “con người”, do vậy, những điều mà các Ngài trình bày là những vấn đề có liên quan thiết thực và gần gũi với hành vi đạo đức của con người, đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người không phải là những vấn đề triết học cao siêu hay những vấn đề tâm linh thần thánh, siêu hình,… như quan điểm của một số nhà học giả nghiên cứu viết ra.

Những vấn đề mà Ngài trình bày trong kinh sách này rất thực tế, có mối quan hệ mật thiết đến sự sống của con người, giải phóng những khổ đau của con người. Ngài căn cứ vào những qui luật của tự nhiên hoạt động, căn cứ về ý thức, về tâm lý và trạng thái của con người, để phân tích nguồn gốc khổ đau của con người.

Kết quả sự phân tích này, Phật liệt kê về Khổ có 8 cái khổ, chỉ ra nguyên nhân của khổ chính làm Tam độc “Tham, Sân Si”, Phật dạy phương pháp diệt khổ bằng các pháp môn tu tập hướng tới tâm bất động, nhâp thiền định đạt đến cảnh giới niết bàn, cuối cùng Phạt dạy về đạo đế – con đường “Bát Chánh Đạo ”để đạt được những thành quả trên thì người tu sinh phải đi trên con đường bát chánh đạo này được chía thành các cấp học theo thứ tự từ thấp đến cao.

Cụ thể được chia thành hai phương diện vật chất và tinh thần, tựu trung lại những yếu tố khổ đau nào thuộc về vật chất (sắc dục, tham dục), muốn giải quyết nó, phải tìm cách lấy phật pháp dứt bỏ không để tâm mình dính mắc ham muốn vật chất (sắc dục, tham dục) đó để đoạn trừ bằng quán chiếu bằng pháp vô lậu, bằng pháp như lý tác ý, bằng tri kiến giải thoát,…

Tuy nhiên, về nhu cầu sống của con người cần có cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, thuốc men… nhưng bất cứ ai thiếu thốn những phương tiện này, tất nhiên sinh khổ, lý do vì thiếu thốn vật chất sinh ra những loại khổ đau này.

Trường hợp của người bình thường không thể lấy tinh thần để giải quyết, mà phải lấy vật chất để đoạn trừ, như bụng đói, ăn cơm là no ngay; nhưng đối với trường hợp của người tu hành có thể dùng tinh thần nhiếp phục được những cái khổ đó, người tu hành chỉ cần ăn ngày một bữa, không ăn uống phi thời ăn để duy trì sự sống, sống thiểu dục Ba Y, Một Bát chuyên tâm vào tu tập giữ gìn giới luật tu tập thiền định sống độc cư trầm lặng.

Ðó là lý do tại sao đức Phật trình bày, con người muốn đoạn trừ những loại khổ đau về vật chất, cần phải giải quyết chúng bằng vật chất và pháp tu. Cũng vậy, những trạng thái khổ đau nào thuộc về tinh thần, tức là thiếu sự hiểu biết thì cần phải sử dụng tinh thần để giải quyết, bằng cách thân cận thiện hữu tri thức để được chỉ bày và dùng tri kiến hiểu biết để suy ngâm thực hành pháp tu định vô lậu, pháp tu chánh niệm tỉnh giác, định niệm hơi thở, định sáng suốt – Tu tập tư chánh cần ngăn ác và diệt ác, nhiếp tâm và an trú tâm.

5. Hình thức hoạt động

– Tại Tu viện Chơn Như và các cơ sở đào tạo sẽ đào tạo ra những con người hiện đại sồng đạo đức, tuân thủ pháp luật có trí tuệ và văn hóa cao, là nền tảng là tiền đề cho một xã hội văn minh năng động. Từ đó chúng ta tạo ra một không gian văn hóa phi vật thể giao lưu với văn hóa quốc tế đem nền đạo đức Nhân bản – Nhân quả tới các quốc gia, dân tộc khác giúp đẩy lùi chién tranh , bệnh tật và nghèo đói, vv, …

– Nhờ có công đức của việc tu tập theo Phật giáo nguyên thủy Chơn Như – Phật giáo do người Việt Nam khôi phục có chất lượng cao về đạo đức và tri tuệ giúp cho môi trường sống, sinh hoạt, hành vi giao tiếp văn minh lành mạnh, nhân văn, … đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cư dân trong nước và quốc tế.

– Các cơ sở tu tập cung cấp một không gian văn hóa đa dạng, sinh hoạt, giao lưu, học tập, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, luôn làm chủ ý thức, tâm hồn thư thái, thanh thản, an lạc vô sự,… ở đẳng cấp cao cấp theo tiêu chuẩn đạo đức nhân bản nhân quả cho nhân dân Việt Nam.

Người Việt Nam đã từng sống, học tập và tu tập tại cơ sở của Phật giáo nguyên thủy Chơn Như phù hợp với mọi đối tượng, được mọi người yêu thích và mong muốn mỗi khi về thực hành lễ thọ Bát Quan Trai, tu tập một ngày học đạo làm người, làm thánh, chữa lành bệnh tật, chút bỏ những khổ đau phiên muộn của cuộc sống bên ngoài xã hội. Đó là điểm đặc sắc của Văn hóa Phật giáo nguyên thủy Chơn Như.

– Các cơ sở tu tập cung cấp, các vị tu hành đắc đạo, nhưng vị cao tăng nghiêm trì giới luật, kiến thức uyên bác, tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn các pháp môn tu tập, cho các tu sinh, phật tử tìm về nương tựa ba ngôi tam bảo“Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo” sách tấn tinh thần, giải đáp khó khăn, vướng mắc cho mọi người,…

Sau khi trở về nhà với cuộc sồng hàng ngày họ sẽ có đời sống tích cực an vui, hăng hái lao động sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng, … đẩy lùi được tệ nạn mê tín dị đoan, nạm tham nhung, trộm cướp, bạo lực gia đình, …

– Các lợi ích của giáo pháp mang lại là vô cùng to lớn nhằm cải thiện những nề nếp phong tục truyền thống là những tập tục, thói quen xấu đã từ lâu được hình thành từ những kinh nghiệm sai lầm (có yếu tố mê tín dị đoan lâu đời) trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài trừ mê tin dị đoan ở nhiều cấp độ khác nhau; Phát huy đạo đức lễ phép, lòng yêu thương trong truyền thống gia đình, truyền thống đấu tranh giữ nước và bảo vệ tổ quốc của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc.

Học tập và thực hành theo giáo pháp Nguyên thủy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong các bộ kinh đã được dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt và những kinh sách và tác phẩm do Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc đã phục dựng lại. Phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, tinh thần nhân đạo cao cả… của nhân dân Việt Nam

– Khi người dân, Cư sĩ, Phật tử phát tâm bố thí, cúng dường nuôi Tăng, Ni và khuyến khích các Nhà sư (Sa Môn) tu tập thực hành pháp bảo của Phật Thích Ca thì chúng ta sẽ nhận được môi trường tốt từ Trú xứ nơi các Sa môn tu tập các từ trường thiện nghiệp được phóng xuất vào không gian làm cho không gian nơi đó trở nên hiền hòa các từ trường ác bị đẩy lui, bão tố lũ lụt thiên tai địch họa vì thế sẽ không nảy sinh.

Con người sẽ trở nên thân thiện, cửa nhà rộng mở không cần khóa, con người sống trong môi trường đó luôn khỏe mạnh, ít cần tới bệnh viện, an ninh xã hội được bảo đảm giảm thiểu được các chi phí cho Nhà nước, con người có cuộc sống an hòa, bình thản, an lành và vô sự.

“Khi chúng ta dạy cho người khác sống có đạo đức thì chúng ta sẽ nhận được lòng tốt đạo đức đó. Bởi nhân tốt thì quả phải tốt, nhân đạo đức thì quả phải hưởng phước báu của đạo đức đó. Trồng cam thì phải được quả cam; trồng ớt thì sẽ được quả ớt. Cam ngọt, ớt cay. Ai muốn hưởng quả nào thì nên gieo nhân quả ấy, chứ không thể gieo hạt giống này mà ra quả khác, điều này không bao giờ xảy ra được”

Kết Luận: Đạo đức là gốc của loài người, ở đâu có đạo đức là ở đó có trí tuệ và ngược lại. Đạo Phật lấy giới luật đức hạnh làm cuộc sống của mình, cho nên người nào sống đạo đức Nhân bản – Nhân quả (Đạo đức giải thoát) là sống không làm khổ mình khổ người, và khổ tất cả chúng sinh thì cuộc đời họ mới an vui chân thật.

Tác giả: Cư sĩ Pháp Đạt – Nguyễn Mạnh Thắng

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường