Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Từ sơn môn Phù Lãng Phúc Long hậu Trúc Lâm Bắc Ninh đến mạch dẫn tổ đình Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Từ sơn môn Phù Lãng Phúc Long hậu Trúc Lâm Bắc Ninh đến mạch dẫn tổ đình Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Sự phát triển của Tổ đình Vĩnh Nghiêm khởi nguồn từ Hòa thượng Thông Duệ và Hòa thượng Tâm Viên. Đặc biệt là Hòa thượng Tâm Viên đã có công lớn trong việc xây dựng Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Ngài xây dựng đạo tràng, có công khắc ván in kinh

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Sự phát triển của Tổ đình Vĩnh Nghiêm khởi nguồn từ Hòa thượng Thông Duệ và Hòa thượng Tâm Viên. Đặc biệt là Hòa thượng Tâm Viên đã có công lớn trong việc xây dựng Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Ngài xây dựng đạo tràng, có công khắc ván in kinh

Thượng tọa Thích Thanh Phương
Trụ trì chùa Đại Dương Sùng Phúc

Tóm tắt:

Sơn môn Phù Lãng (Vĩnh Phúc thiền tự) Phù Lãng (Bắc Ninh) bắt nguồn từ Tổ sư Minh Lương Mãn Giác đời thứ nhất đến xuống đời thứ hai là Chân Nguyên Tổ sư, đời thứ ba là Như Nguyên Tổ sư, đời thứ tư là Tính Hiển Tổ sư, đời thứ năm là Hải Khâm Tổ sư, đời thứ sáu là Tịch Thất Tuệ Chiêu Đại sư, đời thứ bảy là Thiên Đông Phổ Đăng Đại sư và đời thứ tám là Hòa thượng Thông Duệ. Năm Tự Đức thứ 2 (1848), dân làng Đức La sang Phù Lãng thỉnh Ngài về trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm. Ngài đã phó chúc trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho Trưởng tọa là Tâm Viên (1819-1889). Hòa thượng Thông Duệ đã có công lao to lớn trong việc xây dựng đạo tràng, đào tạo đồ chúng, khai trường giảng pháp, từ đó mà sơn môn Phù Lãng hưng thịnh. Ngài có học trò nổi tiếng như Ngài Tâm Viên (trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm), Tâm Thoan (chùa Phúc Long)…Chính vì Ngài đã cho học trò Tâm Viên về Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm để rồi xây dựng Tổ đình Vĩnh Nghiêm trở thành tổ đình lớn của Bắc Giang nói riêng và của Phật giáo Việt Nam nói chung.

Từ khóa:  Sơn môn Phù Lãng, chùa Phúc Long, Vĩnh Phúc Thiền tự, Hòa thượng Thông Duệ, Hòa thượng Tâm Viên,  chùa Vĩnh Nghiêm.

Hành trạng Tổ Thông Duệ

Về hành trạng của Tổ Thông Duệ, người có công trong việc truyền dẫn mạch của thiền phái Lâm Tế và khai sáng chùa Phúc Long và hưng thịnh chùa Vĩnh Nghiêm.

Hòa thượng Thông Duệ là vị danh tăng triều Nguyễn. Ngài thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 40, dòng Đột Không Trí Bản, là đời thứ 8 thuộc sơn môn Vĩnh Phúc Phù Lãng chùa Phúc Long tỉnh Bắc Ninh. Ngài là Tổ khai phái chùa Phúc Long, được Bộ Lễ ban giới đao độ điệp vào năm Minh Mạng thứ 16 (1835). Ngài trụ trì chùa Vĩnh Phúc (Phù Lãng), kiêm trụ trì chùa Phúc Long, xã Phù Lãng trung, huyện Vũ Giàng, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc xã Đoàn Kết, huyện Quế Võ, Bắc Ninh). Ngài cùng thế hệ với Thiền sư Thông Vinh, chùa Hàm Long mà Kế đăng lục, quyển tả có ghi chép.

Sách Thiền uyển truyền đăng lục, quyển hạ do Hòa thượng Phúc Điền biên soạn ghi chép truyền thừa chùa Vĩnh Phúc (Phù Lãng), có ghi một vài nét về Ngài.

下八傳通睿和尚。貫河內,馬惱人,俗姓張,二十五歲出俗。師儒釋精通,以無師智,雄談博辨。每至安居,僧衆百餘人。一日付囑偈云.

臨終付法古今傳

直指明心以是先。

貝眼作家施手段

空拳打破祖師禪。

法臘二十五,世壽五十一歲,於戊午年五月初二日未時示寂。大衆焚化建塔奉事,時嗣德十一年歲次戊午。

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu son mon Phu Lang Phuc Long Truc Lam Bac Ninh den to dinh Vinh Nghiem Bac Giang 1

Sách Thiền Uyển Truyền Đăng lục quyển hạ

Phiên âm:

Hạ bát truyền Thông Duệ Hoà thượng. Quán Hà Nội, Mã Não nhân, tục tính Trương, nhị thập ngũ tuế xuất tục. Sư Nho Thích tinh thông, dĩ vô sư trí, hùng đàm bác biện. Mỗi chí an cư, tăng  chúng bách dư nhân. Nhất nhật phó chúc kệ vân. Lâm chung phó pháp cổ kim truyền

Trực chỉ minh tâm dĩ thị tiên .

Bối nhãn tác gia thi thủ đoạn

Không quyền đả phá tổ sư thiền .

Pháp lạp nhị thập ngũ, thế thọ ngũ thập nhất tuế, ư Mậu Ngọ niên ngũ nguyệt sơ nhị nhật vị thì thị tịch. Đại chúng phần hoá kiến tháp phụng sự.

Thì Tự Đức thập nhất niên tuế thứ Mậu Ngọ .

Dịch nghĩa:

Truyền xuống đời thứ 8 là Hòa thượng Thông Duệ, người Mã Não, Hà Nội, 25 tuổi xuất gia. Ngài  tinh thông đạo Nho Thích, đem trí vô sư để biện luận rộng rãi. Mỗi khi đến mùa hạ an cư, Tăng chúng có hơn 100 người. Một hôm dặn dò kệ rằng:

Lâm chung phó pháp truyền xưa đến nay,

Minh tâm chỉ thẳng đem làm đầu.

Lá bối làm nhà trao thủ đoạn

Tay không phá vỡ thiền Tổ sư.

Ngài được 25 tuổi hạ, hưởng thọ 51 tuổi, thị tịch giờ Mùi ngày mồng 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ. Đại chúng phần hóa, xây tháp vâng thờ. Lúc ấy năm Mậu Ngọ, Tự Đức thứ 11 (1858).

Theo văn bia tại chùa cho biết:  Ngài danh Duệ Trương Văn Duệ, (Trương Văn Duệ). Thân phụ là Trương Quang Tiến, tự Phúc Cung, thân mẫu là Bùi Thị Hữu hiệu Diệu Viên”.

Khi còn nhỏ Ngài “theo Nho học”, mãi đến năm 25 tuổi mới xuất gia tại chùa Phù Lãng, tức năm 1833, triều Minh Mạng thứ 14. Ngài xuất gia tu học với Tổ Thiên Đông Phổ Đăng (1807-1839). Sách Thiền uyển truyền đăng lục, quyển hạ có chép: “Lúc đó, sĩ tử là Thông Duệ, nghe thầy đạo phong truyền rộng, muôn duyên cắt đoạn. Đến chùa Phù Lãng đẩnh lễ Tôn sư, nguyện bỏ duyên trần làm Phật chủng tử. Thầy hỏi: Con họ tên gì? Đáp: họ Trương tên Duệ, năm nay 25 tuổi. Thầy hỏi: con là kẻ sĩ, Nho Phật vốn không cùng đường, nay bỏ Nho theo Phật, làm Phật tử chăng? Trả lời: trời người muôn pháp, chẳng phải Phật thì không thể thông suốt, vậy, bỏ nhà ra tục, nguyện thầy thương xót tế độ. Thầy nói, con nhập chúng đi”.

Từ đó, Ngài chăm chỉ học tập và chấp lao phục dịch. Năm Ất Mùi niên hiệu Minh Mệnh thứ 16 (1835), Ngài đến kinh thành dự khóa khảo thí do Bộ Lễ tổ chức. Ngài được đậu hạng bình, văn bia hiện vẫn ghi rõ. Miễn tăng thuế chỉ cho biết: (Chỉ miễn thuế cho tăng sư) Năm Minh Mệnh thứ mười một (1830). Vâng chỉ: Thầy chùa các hạt từng được Bộ Lễ sát hạch, hạng tinh thông 12 người, thưởng bạc 5 lượng mỗi người; hạng thô thông 38 người, thưởng bạc 3 lượng mỗi người. Tất cả đều được vua cho tiệc chay ở chùa Thiên Mụ một lần. Chuẩn cấp cho mỗi người độ điệp và giới đao để được yên tâm hành đạo, tu chứng cơ thiền. Các thứ dao dịch và thuế thân đều được tha miễn. Kính đấy! Lần khảo hạch này Ngài thuộc hạng thông mà văn bia ghi là hạng bình[1].

Đến năm Kỷ Hợi (1839) Minh Mệnh thứ 20, bổn sư Thiên Đông viên tịch, Ngài được chọn kế thế trụ trì chùa Phù Lãng (Vĩnh Phúc thiền tự). Ngài kiêm quản hai ngôi chùa, có vị trí gần nhau. Mỗi năm vào mùa hạ an cư, Tăng chúng vân tập về hơn 100 người. Đây là con số tu tập để an cư rất đông, chứng tỏ rằng lúc đó chùa đã trở thành một trường hạ lớn của vùng.

Sách Thiền môn tu trì kinh chú luật nghi, có chép: Hòa thượng Mãn Giác Minh Lương khai sơn chùa Vĩnh Phúc trên núi Côn Cương, xã Phù Lãng, tỉnh Bắc Ninh. Truyền xuống đời thứ 6 là Thiền sư Tuệ Chiếu. Truyền xuống đời thứ 7 là Thiền sư Thiên Đông. Truyền xuống đời thứ 8 là Hòa thượng Thông Duệ, được ân tứ đao điệp”.  Đây là mạch dẫn truyền thừa sơn môn Phù Lãng, Bắc Ninh.

Hòa thượng Mãn Giác Minh Lương khai sơn chùa Vĩnh Phúc trên núi Côn Cương, xã Phù Lãng, tỉnh Bắc Ninh. Truyền xuống đời thứ 6 là Thiền sư Tuệ Chiếu. Truyền xuống đời thứ 7 là Thiền sư Thiên Đông. Truyền xuống đời thứ 8 là Hòa thượng Thông Duệ, được ân tứ đao điệp”

北寧省扶朗社昆岡山永福寺開山福慧尊嚴滿覺明良和尚, 下六傳慧照禪師, 下七傳天東禪師, 下八傳恩賜刀牒通睿和尚

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu son mon Phu Lang Phuc Long Truc Lam Bac Ninh den to dinh Vinh Nghiem Bac Giang 2

Năm Tự Đức thứ 2 (1848), dân làng Đức La sang Phù Lãng thỉnh Ngài về trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm. Ngài đã giao việc trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho Trưởng tọa là Tâm Viên (1819-1889)[11], còn mình vẫn an trụ Phúc Long.

Vào năm Đinh Tỵ (1857), Ngài phát tâm trùng san Tịnh độ chư kinh. Đây là ý định của Ngài muốn khắc bản bộ tùng thư về Tịnh Độ tông. Bộ này thâu vào bốn đầu sách: Di Đà yếu giải, Di Đà sớ sao, Sự nghĩa vấn biện, và Tây phương mỹ nhân truyện. Công việc mới dự kiến thì “Ta-bà báo mãn, Tịnh độ duyên thành”, tức Ngài vội viên tịch vào giờ Mùi, ngày mồng 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ (1858). Trước khi viên tịch, Ngài giao phó việc khắc kinh lại cho đệ tử Tâm Viên. Đệ tử của Ngài khá đông,  trong  số đó có hai vị. Đó là Trưởng tọa Tâm Viên (1819-1889)  trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) và Ngài Tâm Thoan kế nghiệp trụ trì chùa Phúc Long. Sau khi Ngài viên tịch, môn nhân kiến tháp Kim Mã trong vườn chùa Phúc Long để phụng thờ [2].

Qua một số tư liệu Hán Nôm đã tái hiện được những đóng góp Ngài là xây dựng đạo tràng, tiếp nhận đồ chúng, khai trường thuyết pháp, làm cho sơn môn Phù Lãng hưng thịnh, cũng như sự phát triển đạo Phật ở Bắc Ninh, đóng góp vào công cuộc hoằng truyền Phật Pháp ở nước ta thời Nguyễn. Ngài đã đào tạo nhiều học trò nổi tiếng như Ngài Tâm Viên (chùa Vĩnh Nghiêm), Tâm Thoan (chùa Phúc Long); các vị đến cầu học như Hòa thượng Phổ Tiến (chùa Bổ Đà), Hòa thượng Phổ Sĩ (chùa Bà Đá). Các vị trên là những bậc luật sư nổi tiếng đương thời mà nay còn vang tiếng.

Nguyên văn chữu Hán văn bia Phúc Long Hòa thượng sắc mệnh

福隆和尚敕命

北寧省, 慈山府, 武江縣, 扶良總, 扶朗社, 永福禪寺住持僧,法名通睿,叩稟拜謝.賜准免庸役等事。緣僧貫在河內省, 里人府, 金榜縣, 瑞雷總, 瑪瑙社,少從儒學,長入禪門,雖當年併家業頓蠲,奈名籍與民丁同例.

明命拾陸年乙未,奉旨來京,由部 [?]寔,預中僧科。平項, 恭承度牒戒刀, 身庸雜役,准牒並除,謞肆禪關,安心持教。僧自奉慈悲之詔,民未蒙寬免之恩。雖稟呈累見於前來,意機感相迟於後日.今伏見上憲宦大菩薩,欽天子命,現將軍身。武功既已枚寧,文德尤加綏撫,無黨無墨,礙無偏。

王章。佛法融通。大雄大力大慈悲。王政。佛心圓著仍皆昧。上陳方虞罪戾, 恩光下逮。俯賜矜俞。僧也。承累世之勝。

因逢千載之嘉會。么麼有幸,得叨預於殊恩;焚誦何功,冀仰資於大造。

上祝

皇圖鞏固, 帝道遐昌

佛日增輝, 法輪常轉

臣僧不勝激切屏营之謹用沐薰稟謝

嗣德伍年叁月初二日

名睿張文睿稟謝

正忌四月初四日

顯考張光進字福恭, 顯妣張氏有號妙圓, 祖考張貴公字曰徑, 祖妣陶貴氏號慈心普及祖先內外遠近一切等諸真靈

千冬塔正忌十一月二十五日至二十六日金瑪正忌五月初二日, 瑪明塔正忌乙亥年十月二十日至二十一日

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu son mon Phu Lang Phuc Long Truc Lam Bac Ninh den to dinh Vinh Nghiem Bac Giang 3

Văn bia Phúc Long Hòa thượng sắc mệnh

Phiên âm:

Phúc Long hoà thượng sắc mệnh

Bắc Ninh tỉnh Từ Sơn phủ Võ Giang huyện Phù Lương tổng Phù Lãng xã Vĩnh Phúc Thiền tự trụ trì tăng, pháp danh Thông Duệ, khấu bẩm bái tạ, tứ chuẩn miễn dung dịch đẳng sự. Duyên tăng quán tại Hà Nội  tỉnh Lí Nhân phủ Kim Bảng huyện Thuỵ Lôi tổng Mã Não xã, thiếu tòng nho học, trưởng nhập thiền môn, tuy đương niên tính gia nghiệp đốn quyên, nại danh tịch dữ dân đinh đồng lệ. Minh Mệnh thập lục niên Ất Mùi, phụng chỉ lai kinh, do bộ [? ] thực, dự trung tăng khoa. Bình hạng, cung thừa độ điệp giới đao, thân dung tạp dịch, chuẩn điệp tịnh trừ,  Cao tứ thiền quan, an tâm trì giáo. Tăng tự phụng từ bi chi chiếu, dân vị mông khoan miễn chi ân. Tuy bẩm trình lụy kiến ư tiền lai, ý cơ cảm tương trì ư hậu nhật. Kim phục kiến thượng hiến hoạn đại Bồ tát, khâm thiên tử mệnh, hiện tướng quân thân. Võ công kí dĩ mai ninh, văn đức vưu gia tuy phủ, vô đảng vô mặc, ngại vô thiên .

Vương chương. Phật pháp dung thông. Đại hùng đại lực đại từ bi. Vương chính. Phật tâm viên trước nhưng giai muội. Thượng trần phương ngu tội lệ, ân quang hạ đãi. Phủ tứ căng du. Tăng dã. Thừa lụy thế chi thắng .

Nhân phùng thiên tải chi gia hội, ma ma hữu hạnh, đắc thao dự ư thù ân; phần tụng hà công, kí ngưỡng tư ư đại tạo.

Thượng chúc

Hoàng đồ củng cố, đế đạo hà xương

Phật nhật tăng huy, pháp luân thường chuyển

Thần tăng bất thắng khích thiết bình dinh chi cẩn dụng mộc huân bẩm tạ

Tự đức ngũ niên tam nguyệt sơ nhị nhật danh Duệ, Trương Văn Duệ bẩm tạ

Chính kị tứ nguyệt sơ tứ nhật

Hiển khảo Trương Quang Tiến tự Phúc Cung, hiển tỉ Trương Thị Hữu hiệu Diệu Viên, tổ khảo Trương Quý Công tự Viết Kính, tổ tỉ Đào Quý Thị hiệu Từ Tâm phổ cập tổ tiên nội ngoại viễn cận nhất thiết đẳng chư chân linh

Thiên Đông tháp[3] chính kị thập nhất nguyệt nhị thập ngũ nhật chí nhị thập lục nhật kim mã chính kị ngũ nguyệt sơ nhị nhật, tứ nguyệt sơ tam nhật, sơ tứ nhật, mã minh tháp chính kị Ất Hợi niên thập nguyệt nhị thập nhật chí nhị thập nhất nhật

Tạm dịch:

Sắc mệnh cho Hòa thượng chùa Phúc Long

Tăng trụ trì chùa Vĩnh Phúc xã Phù Lãng tổng Phù Lương, huyện Vũ Giang, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, pháp danh là Thông Duệ, rập đầu bái tạ được ban miễn các việc thuế dịch. Tăng vốn là người xã Mã Não, tổng Thụy Lôi, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội, lúc nhỏ theo học đạo Nho, lớn lên vào chùa, tuy nhiên năm này gia nghiệp trì trệ, sao tên Ngài cũng liệt vào với dân đinh.

Năm Minh Mệnh thứ 16 tức năm Ất Mùi, Ngài phụng chỉ đến Kinh đô (Huế) [] Ngài thi đỗ Tăng khoa hạng bình, cung kính nhận Độ điệp giới đao, việc tạp dịch của bản thân chuẩn theo điệp và được miễn, được ban tặng thiền môn, yên tâm tu trì giáo hóa. Tăng tự khi vâng chiếu từ bi, dân chưa từng được ban ân miễn tô thuế. Tuy đã bẩm trình nhiều lần từ trước đến nay  cơ ý mà chậm đến ngày sau. Nay cúi trông lên Thượng hiến quan Đại Bồ tát, vâng mệnh thiên tử, hiện thân bậc tướng quân, võ công đã cứu giúp yên dân, văn đức lại càng thêm yên định, không giặc không cướp, không có điều lo ngại. Vương Chương: Phật pháp dung thông, đại hung đại lực đại từ bi. Vương Chính: Phật tâm viên trước nhưng đều mờ, dãi bày tội lỗi lên trên, ân trạch ban xuống, cung kính vâng ân. Tăng kế thừa nối nghiệp.

Nhân gặp hội tốt lành ngàn năm, làm sao mà không có may mắn này,  may mắn được nhận ân sâu, thắp nhang trì tụng có công lao gì, ngóng trông nương nhờ công đức lớn.

Kính chúc:

Cơ đồ nhà vua vững chắc, đạo vua được tốt đẹp lâu dài

Ánh sáng của Phật thêm sáng tỏ, pháp luân được thường chuyển

Thần tăng xúc động không dứt, run sợ cung kính tắm gội mà cảm tạ.

Ngày 2 tháng 3 năm Tự Đức thứ 5 (1852)

Tên là Duệ, Trương Văn Duệ cảm tạ

Ngày giỗ là mùng 4 tháng 4

Hiển khảo là Trương Quang Tiến tự là Phúc Cung, hiển tỉ là Trương Thị Hữu hiệu là Diệu Viên, tổ khảo là Trương Quý công tự Viết Kinh, tổ tỉ là Đào Quý thị hiệu Từ Tâm cùng với tổ tiên nội ngoại và toàn thể hương linh xa gần.

Thiên Đông tháp giỗ chính là ngày 25 tháng 11 đến ngày 26, Kim Mã giỗ chính ngày 2 tháng 5.

Mã Minh tháp giỗ chính là ngày 20 đến 21 tháng Giêng năm Ất Hợi.

Ngoài ra căn cứ vào văn bia bài vị cho biết sơ tổ là

初祖度牒戒刀和尚

南無金瑪塔摩訶沙門字通睿號威威菩薩禪座下

示寂五月初一日

Sơ tổ độ Điệp giới đao Hòa thượng

Nam mô Kim Mã tháp Ma ha sa môn tự Thông Duệ hiệu Uy Uy Bồ tát thiền tọa hạ

Thị tịch ngày 1 tháng 5

Đệ nhị kế tổ sư

第二繼祖師

南無瑪鳴塔摩訶沙門字清悛號嚴肅

圓寂十月二十日

Nam Mô Mã Minh tháp Ma ha sa môn tự Thanh Thuân hiệu Nghiêm Túc

Viên tịch ngày 20 tháng 10

應也甲戌年昧時享壽七十五歲

南無洪音塔摩訶沙門字清祝號明敏

圓寂戊子年八月十日

Nam mô Hồng Âm tháp Ma ha sa môn tự Thanh Chúc hiệu Minh Mẫn

Viên tịch ngày 10 tháng 8 năm Mậu Tí

Ứng với năm Giáp Tuấn không rõ thời gian nào hưởng thọ 75 tuổi

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu son mon Phu Lang Phuc Long Truc Lam Bac Ninh den to dinh Vinh Nghiem Bac Giang 4

應也丁未年昧月日時享壽一百零五歲春

南無珍珠塔摩訶沙門比丘菩薩戒字清憐号隨緣禪座下

圓寂辛卯年正月十三日

Ứng với năm Đinh Mùi chưa rõ ngày tháng, hưởng thọ 105 tuổi

Nam mô Chân Châu tháp Ma ha sa môn Tỉ Khiêu Bồ tát giới tự Thanh Lân hiệu Tùy Duyên thiền tọa hạ

Viên tịch ngày 13 tháng Giêng năm Tân Mão

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu son mon Phu Lang Phuc Long Truc Lam Bac Ninh den to dinh Vinh Nghiem Bac Giang 5

Truyền đăng chùa Vĩnh Phúc ở Phù Lãng qua thư tịch cho biết đầu thế kỉ XIX có Hòa thượng Kim Mã trụ trì. Kim Mã là tên hiệu của Hòa thượng Thông Duệ chùa Vĩnh Phúc, đồng thời kiêm trụ trì chùa Phúc Long cùng làng Phù Lãng. Theo văn bia “Phúc Long Hòa thượng sắc mệnh” dựng ở chùa Phúc Long xã làng Phù Lãng thì năm Ất Mùi niên hiệu Minh Mệnh thứ 16 (1835), Hòa thượng Kim Mã tên hiệu là Thông Duệ 通睿đã vào Huế dự kì sát hạch và nhận được Giới đao Độ điệp của triều đình ban tặng

Tổ Chuyết Chuyết Thiền sư truyền cho Minh Lương thiền sư

Tổ đời thứ nhất chùa Vĩnh Phúc là Minh Lương Mãn Giác Thiền sư

Tổ đời thứ hai Chân Nguyên tổ sư

Tổ đời thứ ba Như Nguyên tổ sư

Tổ đời thứ bốn Tính Hiển tổ sư

Tổ đời thứ năm Hải Khâm tổ sư

Tổ đời thứ sáu Tịch Thất Chiêu Chiêu Đại sư

Tổ đời thứ bảy Thiên Đông Phổ Đăng Đại sư

Tổ đời thứ tám Thông Duệ Hòa thượng

Tổ đời thứ chín Tỳ khưu Tâm Viên Thiền sư ở chùa Vĩnh Nghiêm.

Theo văn bia “Đức La xã Vĩnh Nghiêm tự sáng tạo lịch đại tu tác công đức bi kí 德羅社永嚴寺創造歷代修作功德碑記” dựng tại chùa Vĩnh Nghiêm do Hòa thượng Thanh Hanh soạn năm Bảo Đại thứ 7 (1931) cho biết năm Tự Đức thứ 2 (1849) dân làng Đức La đã thỉnh sư về trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm: toàn xã cung thỉnh tổ sư Kim Mã hòa thượng Thích sa môn Thông Duệ được ban tặng giới đao độ điệp. Ngài Thông Duệ đã cho đệ tử là Tịnh Phương sa môn pháp húy Tâm Viên đến trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm.

Về Ngài Tâm Viên, sinh năm 1819 tại Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, sau ra theo tổ Kim Mã Thông Giác. Từ đó, Ngài Tâm Viên chăm cần tu học, năm 1849 về nhận chùa Vĩnh Nghiêm. Sau khi về chùa Vĩnh Nghiêm, Tâm Viên mở rộng tông phong ra gần như khắp miền bắc. Tại chùa Vĩnh Nghiêm cũng như Yên Ninh, Ngài tiếp tục cho in nhiều kinh sách để hoằng dương đạo pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đến mảng giới luật để làm giới nghiêm cho thiền môn. Theo Phạm Văn Tuấn đã thống kê số lượng kinh sách được khắc-in tại chùa Vĩnh Nghiêm và Yên Ninh đang lưu trữ tại chùa và tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có các sách như:

Vãng sinh tịnh độ sám nghi; Đại phương quảng Viên giác kinh lược sớ; Tỳ khưu giới kinh; Tì kheo ni giới kinh; Thức xoa ma na Sa di ni Luật nghi, Thần du Tây phương kí, Đại A di đà kinh; Chư kinh nhật tụng tập yếu; Truyện Tây phương mĩ nhân; Kinh Đại phương Quảng Phật Hoa Nghiêm sớ sao hội bản.

Những kinh sách này không những là tài liệu quan trọng cho việc hoằng dương Phật pháp và đào tạo tăng tài của chốn Tổ.

Nói về pháp mạch truyền thừa của chốn tổ Vĩnh Nghiêm không thể không kể đến Hòa thượng Nguyên Biểu, Ngài là đệ tử của Hòa thượng Tâm Viên và là tổ sư của chùa Bồ Đề  (Thiên Sơn cổ tích)

Hòa thượng họ Phạm, pháp danh Thích Nguyên Biểu, hiệu Nhất Thiết, sinh năm Bính Thân (1836) triều vua Minh Mệnh thứ 17 tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thân phụ là Phạm tướng công, húy Quang Tự, hiệu Trung Tín, tự Khoan Bình. Thân mẫu là cụ bà Trần thị Ngọc, hiệu Từ Niệm. Ngài thuộc dòng dõi khoa bảng, từ nhỏ đã hâm mộ đạo Phật, nên sớm được gia đình cho xuất gia đầu Phật, được thế phát quy y tại Tổ đình Phù Lãng ở Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh.

Hòa thượng Tâm Viên là vị cao Tăng tinh thông kinh điển, đạo hạnh cao dày, an trụ thuyết giảng Phật pháp. Tăng tục khắp nơi quy về tu học rất đông. Năm 17 tuổi, Ngài Nguyên Biểu được Bổn sư chùa Phúc Long cho thọ Sa Di giới. Năm 20 tuổi (1855) Ngài được thọ Cụ Túc giới cũng tại chùa Vĩnh Nghiêm với Tổ Tâm Viên (đệ tử của Hòa thượng Thông Duệ).

Sau khi được viên mãn Ngài ở lại phụng Phật sư sư thêm 5 năm, tại đây Ngài tinh tấn tu học, giới luật nghiêm thân. Trong giai đoạn này Ngài đã dìu dắt sư đệ là Thích Thanh Hanh từ chùa Hòe Nhai được gửi về Vĩnh Nghiêm tham học. Hòa thượng Thanh Hanh sau này là người kế đăng chùa Vĩnh Nghiêm và là Thiền gia Pháp chủ của Hội Bắc Kỳ Phật học.  Hòa thượng Thích Thanh Hanh là người kế nghiệp xuất sắc và làm cho sơn môn Vĩnh Nghiêm ngày càng hưng thịnh đặc biệt là Hòa thượng đã có công rất lớn trong việc khắc ván in kinh và biên tập, chú giải, chú thích, hội biên, tiểu dẫn cho rất nhiều các bộ kinh sách. Những bộ ván in kinh tại chùa Vĩnh Nghiêm đặc biệt có giá trị và đã được công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương năm 2012.

Năm 1874, Ngài 38 tuổi, nhân trong cuộc du hóa truyền giáo ở vùng Gia Lâm, Ngài tới bến Bồ Đề trên bờ sông Hồng nhìn qua bên kia thành Thăng Long. Nhận thấy nơi đây cảnh trí thiên nhiên thanh nhã, địa danh Bồ Đề lại đồng danh với quả vị mà mọi người tu Phật đều mong đạt tới. Do đó, Ngài quyết định ở lại, tự mình khai sơn phá thạch, dựng lên ngôi chùa đặt tên là Thiên Sơn Cổ Tích Tự. Chùa Bồ Đề sau trở thành trường học cho chư Ni nơi đã ươm mầm cho các thế hệ Tăng Ni hoằng truyền tịnh độ tông cho đại chúng. Tổ đình chùa Phúc Long Bắc Ninh chính là nơi khởi nguồn vậy.

Tạm kết

Sự phát triển của Tổ đình Vĩnh Nghiêm khởi nguồn từ Hòa thượng Thông Duệ và Hòa thượng Tâm Viên. Đặc biệt là Hòa thượng Tâm Viên đã có công lớn trong việc xây dựng Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Ngài xây dựng đạo tràng, có công khắc ván in kinh, ảnh hưởng của Hòa thượng trong việc đào tạo. Có thể nói Hòa thượng Thích Tâm Viên và Hòa thượng Thích Nguyên Biểu, sau này là Hòa thượng Thích Thanh Hanh là thế hệ tài năng của sơn môn Vĩnh Nghiêm. Đặc biệt là Hòa thượng Thích Thanh Hanh ngài đã có công biên tập, chứng minh, hiệu kiểm nhiều bộ kinh sách. Kể từ đây mà Thiền phái hậu Trúc Lâm có sự ảnh hưởng rộng rãi và lan tỏa đi khắp các nơi như, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Bắc Giang làm cho Thiền phái hậu Trúc Lâm ngày càng hưng thịnh, góp một phần không nhỏ trong việc chấn hưng Phật giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX và đến ngày nay.

Ngày nay tổ đình Vĩnh Nghiêm là nơi được biết đến như là trung tâm phật giáo hay trường đại học phật giáo đầu tiên của nước ta thuộc dòng thiền Phái Trúc Lâm. Chùa gắn liền với danh tiếng của ba vị tổ dòng thiền phái trúc lâm khi các vị tổ đều có thời gian trị vì và giảng đạo tại đây.  Đặc biệt chùa còn lưu giữ 3.050 bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2012. Do đó phát triển du lịch tâm linh gắn với con đường di sản Tây Yên Tử thì tổ đình Vĩnh Nghiêm là một địa điểm không thể tách rời.

Phục lục một số hình ảnh văn bia, kinh sách, khoa cúng tổ

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu son mon Phu Lang Phuc Long Truc Lam Bac Ninh den to dinh Vinh Nghiem Bac Giang 6

Bia Đức La xã Vĩnh Nghiêm tự sáng tạo lịch đại tu tác công đức bi kí德羅社永嚴寺創造歷代修作功德碑記

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu son mon Phu Lang Phuc Long Truc Lam Bac Ninh den to dinh Vinh Nghiem Bac Giang 7

Sách Di Đà kinh sớ tàng bản tại chùa Phúc Long xã Phù Lãng huyện Vũ Giang phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tu son mon Phu Lang Phuc Long Truc Lam Bac Ninh den to dinh Vinh Nghiem Bac Giang 8

Ảnh Khoa cúng Tổ chùa Vĩnh Nghiêm

Hậu phật Phúc Long tự

後佛福龍寺                       Kí hiệu: 5628/5629/5630/5631

Thác bản bia thôn Phúc Khê xã Phù Lãng huyện Võ Giàng phủ Từ Sơn 慈山府武江縣扶朗社福溪村, sưu tầm tại chùa Phúc Long thôn Trung xã Phù Lãng tổng Phù Phương huyện Quế Dương tỉnh Bắc Ninh.

Thác bản 4 mặt, khổ 10 x 45 cm và 50 x 60 cm, gồm 36 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 800 chữ, có hoa văn, có chữ húy: Cửu .

Niên đại: Vĩnh Thịnh thứ 1 (1705).

Người soạn: không ghi.

Chủ đề: Bầu Hậu, gửi giỗ, biểu dương việc thiện.

Tóm lược nội dung:

Bà Ngụy Thị Trừu là người thôn Khánh Am xã Đăng Mại huyện Yên Dũng phủ Lạng Giang đã cúng cho thôn 100 quan tiền để mua gỗ xây tòa thiêu hương, tam quan, tiền đường. Bà lại cúng thêm 1 mẫu 1 sào ruộng làm ruộng hương hỏa. Dân xã bầu bà là Hậu thần. Bia khắc nguyên văn văn bản bầu Hậu đề năm Chính Hòa thứ 24, trong đó qui định nghi thức cúng giỗ hàng năm.

Thượng tọa Thích Thanh Phương
Trụ trì chùa Đại Dương Sùng Phúc

***

Tài liệu tham khảo
1. Thích Đồng Dưỡng (2021), Hòa thượng Kim Mã Thông Duệ (1808-1857), đăng trên trang HoangPhap.info
2. Phạm Văn Tuấn, (2019), Chùa Vĩnh Nghiêm, từ Thiền sư Tâm Viên đến Thiền sư Thanh Hanh tông phong vĩnh chấn, đăng trên trang https://phatgiao.org.vn/chua-vinh-nghiem-tu-thien-su-tam-vien-den-thien-su-thanh-hanh-tong-phong-vinh-chan-d35388.html.
3. Văn bia “Phúc Long Hòa thượng sắc mệnh” hiện lưu tại chùa.
4. Miễn tăng thuế chỉ bản dịch đăng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.
5. Khoa cúng tổ chùa Phúc Long, bản chữ Hán.

Chú thích
[1] Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (152) . 2018
[2] Căn cứ vào tác phẩm Hàn San tử thi tập thì ở ngôi cổ tự này trước đây là nơi san khắc mộc bản lớn trong đó hiện còn bộ Hàn San tử thi tập.
[3] thuộc đời thứ 7 sơn môn Vĩnh Phúc (Phù Lãng). Ngài họ Lê, quê xã Thiên Đông, Hà Nội. Năm 22 tuổi, Ngài xuất gia với Tổ Tịch Thất, chùa Vĩnh Phúc. Ngài lại tham học với Hòa thượng Phúc Điền, chùa Đại Giác (Bắc Ninh). Sau khi bổn sư viên tịch, Ngài kế nghiệp trụ trì chùa Vĩnh Phúc. Ngài viên tịch ngày 26 tháng 11 năm Kỷ Hợi, Minh Mạng thứ 20 (1839), thọ 32 tuổi. Đệ tử lập tháp Thiên Đông tại chùa phụng thờ.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường