Trang chủ Giáo lý - Lịch sử - Triết học Trong tăng đoàn cũng có kẻ Thánh người phàm

Trong tăng đoàn cũng có kẻ Thánh người phàm

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Thời gian đầu khi Phật Đà truyền đạo, có rất nhiều các đệ tử Tỳ kheo đi theo, sau đó có rất nhiều người cầu đạo đã gia nhập vào tăng đoàn, nhiều Tỳ kheo sống chung một chỗ như vậy, thì khó tránh khỏi những ý kiến bất đồng và cãi vã nhau.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 3.2017 Trong tang doan cung co ke thanh nguoi pham 1

Có một lần, khi Phật Đà thuyết pháp ở Câu Diệm Di, các đệ tử lại xảy ra cuộc tranh cãi rất quyết liệt, mọi người không ai nhường ai, Phật Đà liền nhóm họp mọi người lại và nói: “Mọi người đừng nên tranh cãi nữa, lấy tranh cãi để ức chế tranh cãi là việc vô ích, chỉ có nhẫn nhịn mới có thể đoạn trừ tranh cãi được. Ta hy vọng các thầy đều giữ đức hạnh nhẫn nhịn”.

Phật Đà nói xong, liền bảo mọi người nên giải tán, người có tính xấu mà không chịu thay đổi thì mãi mãi vẫn xấu xa, đối với những người không có căn lành thì Phật Đà chỉ có thể để họ đi, nhưng cũng có rất nhiều những người có căn lành và nghe lời nói của Phật Đà cảm động, sau đó thay đổi và tu hành.

Phật Đà đợi mọi người lui ra hết, và cảm thấy sự cần thiết sâu xa về việc tuyên dương chân lý từ bi bình đẳng trên thế gian này. Thế là Phật Đà một mình đi đến rừng Ba Lợi Da Sa La trong khu rừng này có A Na Luật, Bạt Đề, Kim Tì La đang tu hành ở đây.

Ba anh em này khi ở nhà thì tình cảm rất tốt, sau khi xuất gia tình cảm vẫn rất tốt, ba người họ cùng hứa với nhau sẽ nương tựa Phật tu hành, mọi thứ đều tuân theo Pháp giới của Phật Đà mà làm.

Nếu là người ra ngoài xin thức ăn mà về sớm nhất thì trước tiên phải trải giường, kế đến là đi gánh nước, sau đó đi lấy dụng cụ rửa chân và khăn lau chân, xếp đặt nước ấm, ăn no những thức ăn có thể ăn được, thức ăn còn dư sẽ cất ở nơi thoáng mát, để ở giữa nước không có côn trùng để giành cho người về sau ăn. Sau khi dọn dẹp xong, rửa sạch tay chân, sắp xếp lại tọa cụ, sau đó vào phòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng hoặc ngồi thiền. Người về tiếp theo sau khi đã rửa chân xong, nếu như nước không đủ thì đi lấy thêm, giặt sạch các khăn lau và chuẩn bị cho người về sau. Trong khi ăn nếu như cảm thấy không đủ no thì lấy thức ăn người trước để giành mà ăn, sau đó mang đi cất cẩn thận, rửa sạch tay chân, sắp xếp tọa cụ, sau đó vào phòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng hoặc ngồi thiền.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 3.2017 Trong tang doan cung co ke thanh nguoi pham 2

Ba người họ đã sống cuộc sống như vậy, đợi đến khi hoàng hôn, người đầu tiên ngồi thiền lại đi gánh nước, nếu như không đủ sức có thể giơ tay ra hiệu gọi người giúp đỡ chứ không được nói chuyện. Cứ năm ngày lại mở hội nghị một lần để thảo luận một số vấn đề và nói lên những tâm đắc trong quá trình tu hành của mỗi người. Cứ như vậy họ sống một cuộc sống hòa bình mỹ mãn và họ đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi Phật Đà đến nơi đây, trong lòng thấy rất hoan hỷ nhưng nơi đây có một người giữ rừng, ông ta không biết đây Phật Đà nên ông đã ngăn cản Phật Đà và nói: “Trú xứ này có ba vị thánh nhân đang sống để tu hành, ông không được vào trong”.

Phật Đà cười và nói: “Ông yên tâm! Nếu ba người ấy thấy ta đến chắc chắn là họ sẽ rất vui mừng”.

Người giữ rừng đem lời nói này báo lại, và quả thật ba người vô cùng mừng gỡ khi gặp được Phật Đà, A Na Luật tiếp lấy y bát của Phật Đà, Bạt Đề đi trải giường, Kim Tì La vội xách nước để Phật Đà rửa chân. Phật Đà thấy ba người sống với nhau rất vui vẻ, Ngài nói với họ rằng: “Các thầy tu tập trong sự hòa thuận và sống một cuộc sống an lạc không tranh chấp, cùng một tấm lòng vẹn toàn đức hạnh, cùng một bậc đạo sư hướng đến con đường giải thoát, sống hòa hợp với nhau như vậy là rất tốt”.

Phật Đà nói đến đây, thuận tiện nói thêm về đạo lý ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát chánh đạo phần, từ đó càng làm tăng thêm lòng tin của ba người tu hành này. Họ cảm thấy được niềm vui ở trên trời cũng không bằng được sự thanh tịnh thực tại này.

Sau này, những người thích tranh giành, Phật Đà cũng không đoái hoài đến họ, sau khi việc này truyền ra ngoài thì họ còn gì có thể tự trọng được. Trong số những người thích tranh giành ấy, có một số người đã giác ngộ thức tỉnh, một số người thì cùng nhau khống chế nó. Lúc này thì họ mới hối hận, họ mới biết được trăm sông đều đổ ra biển lớn, không nên phân biệt chia rẽ, mọi phiền não tranh chấp, và sự an tịnh hòa vui trên đời này chính là do con người tự tạo, do đây mà người học đạo trong tăng đoàn cũng có kẻ thánh người phàm.

Tác giả: Thích Thiện Phước
Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 3/2017

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường