Trang chủ Bài viết nổi bật Trí tuệ vô lậu là gì?

Trí tuệ vô lậu là gì?

"Khi xét về trí tuệ của những bậc vô lậu thì có những cung bậc về tri kiến giải thoát! Tâm thì vô lậu giải thoát niết bàn còn " Liễu tri" thì tùy theo nghiệp duyên của mỗi hành giả."

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

“Khi xét về trí tuệ của những bậc vô lậu thì có những cung bậc về tri kiến giải thoát! Tâm thì vô lậu giải thoát niết bàn còn ” liễu tri” thì tùy theo nghiệp duyên của mỗi hành giả.”

Tác giả: Sa môn Thích Quang Hạnh

Xét về trí tuệ của những bậc vô lậu thì có những cung bậc về tri kiến giải thoát! Tâm thì vô lậu giải thoát niết bàn còn “liễu tri” thì tùy theo nghiệp duyên của mỗi hành giả.

Trong kinh Nikaya tương ưng bộ, có phẩm “sáng chói khu rừng Osinga” có nói lên các sở chứng của các vị đại đệ tử của Thế Tôn trong đó có đoạn như vầy!

Một hôm tại khu rừng Osinga các vị đại đệ tử trí tuệ bậc nhất của Thế Tôn tụ hội đầy đủ để nói lên trí tuệ giải thoát làm sáng chói khu rừng Osinga. Ngài xá lợi phất nói lên rằng “này các hiền giả, các pháp đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc là trí tuệ giác ngộ, nhờ trí tuệ này mà làm sáng chói khu rừng Osinga”. Ngài Mục Kiền Liên nói lên rằng “này các hiền giả, các pháp đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc là thiền định, nhờ thiền định này mà làm sáng chói khu rừng Osinga”. Ngài Ma Ha Ca Diếp nói lên rằng “này các hiền giả, các pháp đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc là hạnh đầu đà” nhờ hạnh đầu đà này mà làm sáng chói khu rừng Osinga “. Ngài La Hầu La nói lên rằng “này các hiền giả, các pháp đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc là giới luật “nhờ giới luật này mà làm sáng chói khu rừng Osinga” v,v…

anh minh hoa tri tue vo lau tapchinghiencuuphathoc.vn

Ảnh minh họa.

Lúc bấy giờ Thế Tôn ở gần đấy nghe thấy được những tri kiến các đại đệ tử của mình liền đi đến và nói lên rằng: “Này các tỳ kheo, đối với Như Lai thì các pháp đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc là các pháp an trú trong giây phút hiện tại, khi đêm đã hoàn mãn Như Lai mang bát đi vào làng khất thực, nếu còn sớm Như Lai ghé vào các Bà la môn để đàm đạo, khi khất thực xong Như Lai tìm nơi hoang vắng có chỗ trống để Như Lai trải toạ cụ ngồi thọ trai, khi thọ trai xong Như Lai đi rửa bát, rửa bát xong Như Lai tìm chỗ có bóng mát Như Lai nằm nghỉ trong tư thế nằm kiết tường, thân nằm nghiêng về bên phải theo dáng nằm của sư tử, hai chân duỗi thẳng, tay trái duỗi thẳng đặt trên hông, tay phải để gối đầu, khi nghỉ trưa xong ta thức dậy và đi kinh hành, này các hiền giả, nhờ vào đời sống như vậy mà nó làm sáng chói khu rừng Osinga”.

Qua bài kinh này cho chúng ta thấy về tư duy của những bậc vô lậu cũng không đồng nhất, vì ý thức liễu tri về giải thoát còn phụ thuộc vào nghiệp duyên nhân quả của mỗi người trong khi đó tâm đều vô lậu đồng nhất.

Vì vậy, kể cả khi một bậc đạt đến Tâm Vô Lậu thì tri kiến của vị ấy không phải là rốt ráo mọi sự của kiến thức thế gian hoặc đã có kiến giải đạt đến trí tuệ vô lậu hoàn toàn. Vị đó cũng chỉ nói lên tri kiến của mình, chứ tư duy ấy không phải là chân lý để trở thành tôn giáo và hàng đệ tử cứ nhất nhất câu chấp vào ngôn ngữ mà bỏ qua các tương ưng của hoàn cảnh khởi phát nên ngôn ngữ.

Đức Phật quả quyết rằng” ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp” như vậy chứng tỏ rằng với trí tuệ liễu tri của Phật chỉ có ý thức giác ngộ và hành trì trên tư duy trí tuệ liễu tri ấy thì hành giả mới trở thành vô lậu.

Vì vậy, để tu – để hành – để có Tâm Vô Lậu cần và phải có sự phát triển của Tri Kiến!

Tác giả: Sa môn Thích Quang Hạnh

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường