Trang chủ Lịch sử - Triết học Tri kiến giải thoát

Tri kiến giải thoát

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Trưởng lão Thích Thông Lạc
Trích sách: Sống mười điều lành

Con người sống trong cuộc đời này thường hoạt động tạo ra nghiệp thiện hay nghiệp ác. Nghiệp thiện hay nghiệp ác đều do THÂN, KHẨU, Ý của chúng ta. Vì thế nghiệp gồm có ba thứ:

Thứ nhất là THÂN NGHIỆP.
Thứ hai là KHẨU NGHIỆP.
Thứ ba là Ý NGHIỆP.

THÂN, KHẨU, Ý tạo ra ác nghiệp thì thân tâm chúng ta thường chịu quả khổ đau như bị bệnh tật, tai nạn, hoặc nghèo khổ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thường sống lang thang đầu đình, xó chợ, thường đi xin ăn theo chỗ đông người. Những người làm ác cuộc sống thường xảy ra nhiều điều bất như ý, luôn luôn không thuận duyên. Họ thường sống trong nghịch cảnh, khiến cho họ phải chịu nhiều sự khổ đau liên tục.

Do THÂN, KHẨU, Ý tạo ra nghiệp ác nên họ sống với tâm trạng đau khổ. Tánh tình luôn luôn hay giận hờn, có khi thương, có khi ghét, thường thay đổi nay vầy mai khác, nhất là tâm trạng sợ hãi, lo lắng, buồn rầu v.v.. Cuộc sống của họ bất an như vậy.

Thấy người như vậy chúng ta cũng cần phải quán xét lại thân phận của mình, tức là suy tư về thân, tâm, hoàn cảnh và tất cả mọi sự việc, mọi sự vật xảy ra chung quanh cuộc sống của chúng ta, để xem xét đâu là những nguyên nhân mình đã tạo ra những sự khổ đau này. Và ai là người đã gây ra sự khổ cho chúng ta hay chính chúng ta đã tạo ra.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tri kien giai thoat Thich Thong Lac

Cũng giống như ngày xưa, tại núi Linh Thứu, khi ông Tu Bồ Đề mắc bệnh trầm trọng, ông liền suy tư:

– Cái đau khổ của thân ta từ đâu sanh ra? Từ đâu mà nó diệt? Khi diệt nó sẽ đến chỗ nào?

Nghĩ như vậy, ông liền đến chỗ vắng vẻ, trải tọa cụ, ngồi kiết già, lưng thẳng, ý chơn chánh, chuyên một lòng suy tư về thân bệnh để cố tìm nguyên nhân và phương pháp để diệt trừ các sự đau khổ của bệnh tật. Khi Tôn Giả Tu Bồ Đề đang yên lặng suy tư để tìm nguyên nhân bệnh tật và phương pháp diệt trừ các đau khổ do thân bệnh của mình. Thì Thích Đề Hoàn Nhơn biết được tâm niệm ấy, nên cùng người đệ tử của mình là Ba Giá Tuần đến chỗ Tôn Giả Tu Bồ Đề để trợ lực, nhất là giúp Ngài soi thấu được nghiệp thân, và hướng dẫn Ngài phương pháp sống MƯỜI ĐIỀU LÀNH để diệt trừ bệnh tật.

Thích Đề Hoàn Nhơn biết rất rõ, chỉ có phương pháp MƯỜI ĐIỀU LÀNH mới cứu thân nghiệp khỏi bệnh tật và những tai nạn xảy ra mà con người phải gánh chịu vì thường làm MƯỜI ĐIỀU ÁC. Cho nên vừa đến nơi thì Ba Giá Tuần đã đọc bài kệ trợ duyên:

“Nghiệp lành thoát các phược,
Ở tại núi Linh Thứu
Thường mắc bệnh cực trọng
Không ưa các căn bệnh
Trông dung nhan thượng tôn
Đã thu được phước lớn,
Trồng đức đâu hơn đây”
(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

Nghĩa của bài kệ này khiến cho người ta khó hiểu là ở danh từ PHƯỢC. PHƯỢC có nghĩa là bệnh tật, tai nạn mà câu kệ thứ nhất nói rất rõ NGHIỆP LÀNH tức là làm MƯỜI ĐIỀU LÀNH. Toàn nghĩa của câu kệ này là sống với MƯỜI ĐIỀU LÀNH sẽ không còn bệnh tật hay tai nạn nào nữa cả. Ba Giá Tuần đã nêu rõ: Muốn thoát ra các bệnh tật, tai nạn thì phải sống trong MƯỜI ĐIỀU LÀNH. Sống trong MƯỜI ĐIỀU LÀNH thì bệnh tật, tai nạn sẽ được vượt qua, tức là sống trong nhân quả lành thì chuyển tất cả bệnh tật tai nạn sẽ không còn nữa.

Bởi vậy, kinh MƯỜI ĐIỀU LÀNH ra đời là giúp cho mọi người không còn bệnh tật nơi thân nữa, nhưng con người không đủ lòng tin với pháp môn này. Vì thế, loài người sống nuôi thân mạng bằng thân mạng của các loài chúng sinh. Do đó, họ lúc nào cũng tạo ra các ác nghiệp GIẾT HẠI VÀ ĂN THỊT CHÚNG SINH. Săn bắn, chài lưới, câu tôm, giết hại trâu bò, heo dê, gà vịt v.v.. để lấy thịt làm thực phẩm ăn uống hằng ngày. Thật là vô minh, sống trong nhân quả ác làm sao tránh khỏi những tai nạn bệnh tật khổ đau. Vì sống bằng sự khổ đau của chúng sinh thì làm sao tránh khỏi mọi sự khổ đau.

Tại sao con người lại ưa thích ăn thịt chúng sinh?

Nói ưa thích ăn thịt chúng sinh thì không đúng mà nói con người sống bằng thói quen ăn thịt chúng sinh là không sai. Cho nên khi không ăn thịt chúng sinh thì sinh ra thèm khát muốn ăn.

Bởi huân tập thành một thói quen không phải trong một ngày hai ngày mà trong nhiều ngày. Vì thế, một đứa bé mới sinh ra cha mẹ bắt đầu mớm cơm cho con ăn bằng thịt chúng sinh, cho nên đến khôn lớn thân tâm đã nhiễm thịt cá, vì vậy không có thịt cá thì ăn uống cảm thấy như không ngon miệng. Bởi vậy, con người mới sinh ra đều hiền lành (Nhân chi sơ tánh bổn thiện), nhưng do những người lớn đi trước như ông bà, cha mẹ, anh chị sống trong MƯỜI ĐIỀU ÁC nên khiến cho con cháu sau này dần dần chịu ảnh hưởng thành thói quen xấu ác mà không hay biết. Từ khi theo giáo pháp của đức Phật mới hay biết mình đã bị nhiễm ô những điều xấu ác. Những điều xấu ác đó đã làm cho con người đau khổ từ đời này đến đời khác.

Cho nên, khi theo Phật giáo tu tập là chúng ta diệt trừ thói quen xấu ác đó, bằng cách tập sống với MƯỜI ĐIỀU LÀNH. Khi tập sống với MƯỜI ĐIỀU LÀNH như vậy lâu ngày chúng ta trở thành thói quen tốt và hiền lành.

Nhờ sống trong thói quen tốt hiền lành mà lần lần con người sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả các loài chúng sinh khác nữa.

Sự tu hành của Phật giáo rất đơn giản chúng ta chỉ cần thay đổi nếp sống xấu ác bằng nếp sống hiền lành. Khi nếp sống hiền lành đã được thực hiện thì mình sẽ được an vui, hạnh phúc sống không còn khổ đau nữa. Một người sống đúng MƯỜI ĐIỀU LÀNH thì không có bệnh tật hay tai nạn khổ đau nào tác động vào thân tâm họ được. MƯỜI ĐIỀU LÀNH thật là một phép mầu giúp cho con người hoàn toàn thoát khổ. Cho nên, chúng ta phải quý trọng MƯỜI ĐIỀU LÀNH này hơn tất cả những vật quý trong thế gian này, chỉ có nó mới giúp chúng ta thoát khổ của kiếp làm người. Xưa Khổng Tử nhà hiền triết Trung Quốc dạy: “Làm người khó! Làm người khó!”. Nhưng ngược lại, đức Phật dạy MƯỜI ĐIỀU LÀNH thì làm người không còn khó nữa mà còn đem lại sự an vui và hạnh phúc cho mình, cho người.

Nhưng điều quyết chắc chắn là con người sống với MƯỜI ĐIỀU LÀNH thì thân tâm không còn bệnh tật khổ đau nữa. Thân tâm không bệnh tật khổ đau nữa như trên đã nói thì đó là đang sống trong cõi Trời.

Bởi vậy, cõi Trời không ngoài MƯỜI ĐIỀU LÀNH, nếu ai sống đúng MƯỜI ĐIỀU LÀNH là đang sống trong cõi Trời. Vì thế, cõi Trời không có ở đâu xa, mà cõi Trời ở trong MƯỜI ĐIỀU LÀNH. Cho nên, cõi Trời không lìa cõi thế gian. Bởi ai sống trong MƯỜI ĐIỀU LÀNH là đang sống an vui, hạnh phúc, còn ngược lại ai sống không giữ gìn đúng MƯỜI ĐIỀU LÀNH là đang ở trong cảnh giới địa ngục. Cảnh giới địa ngục là MƯỜI ĐIỀU ÁC, như vậy địa ngục không ngoài MƯỜI ĐIỀU ÁC.

Thiên đàng hay địa ngục không phải ở trên trời hay ở trong lòng đất mà ở trong lòng của mọi người.

Vì thế, mọi người không biết, nên sống bằng máu, xương, thịt của chúng sinh, cho nên họ phải trả quả khổ đau, trả quả khổ đau không ai mang đến cho họ mà do chính họ tạo ra nhân quả nghiệp ác giết hại và ăn thịt chúng sinh nên họ phải gặt lấy mọi sự khổ đau trong cuộc sống, dù họ có chạy trốn đàng trời nào thì cũng không tránh khỏi.

Trưởng lão Thích Thông Lạc
Trích sách: Sống mười điều lành

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường