Tác giả: Tiến sĩ Denis Brylov Biên dịch: Thích Vân Phong Nguồn: The United States Institute of Peace
"Quan điểm thực tế về cách các nhà lãnh đạo tôn giáo đang định hình quỹ đạo của cuộc xung đột."
Ngay cả trước khi Nga gây chiến với Ukraine, quan hệ tôn giáo giữa hai nước thường phản ánh căng thẳng địa chính trị âm ỉ kéo dài xung quanh nền độc lập và tự chủ của Ukraine. Trước đó, việc Nga sáp nhập Crimea và sự can thiệp của Nga vào một khu vực ở Đông Nam Ukraina (Donbas) đã kích động việc thành lập một Giáo hội Chính thống Thống nhất của Ukraine (OCU) bằng cách hợp nhất Giáo Hội Chính Thống Ukraine Autocephalous và Giáo hội Chính thống giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Kyiv.
Giáo hội Chính thống Thống nhất của Ukraine (OCU) mới được thành lập đại diện cho mối đe dọa trực tiếp đối với sự thống trị chính thức của Đế quốc Nga đối với Thiên Chúa giáo Chính thống ở Ukraine, thông qua Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa thượng phụ Moscow (UOC-PM).
Trong cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện tại, các nhà lãnh đạo của cả hai nước đã tổng động viên tôn giáo để tập hợp dân số tương ứng của họ. Cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đều kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo ủng hộ “chính nghĩa”.
Khi chiến tranh đã bước sang tháng thứ hai, vai trò của tôn giáo cũng phải tăng cường hơn nữa khi nhu cầu nhân đạo tăng cường và những hậu quả tinh thần của cuộc xung đột bắt đầu hình thành. Từ thực tế ở Ukraine, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cách các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức đã huy động và điều chỉnh nỗ lực của họ cho phù hợp với nhu cầu của nhân dân UKraine, trong khi làm việc trên khắp các tôn giáo và quốc tế để nhanh chóng kết thúc bạo lực chiến tranh đổ máu.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo trên khắp cả nước
Hầu hết tất cả các tổ chức tôn giáo ở Ukraine đều có quan điểm ủng hộ UKraine kể từ khi xảy ra cuộc xung đột chiến tranh. Các Bộ trưởng và các nhà lãnh đạo tôn giáo của mọi tín ngưỡng đã phối hợp hỗ trợ có hệ thống cho các nạn nhân của chiến tranh, xây dựng mối quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo chính phủ, thành lập các hành lang nhân đạo để di tản, người tỵ nạn có chỗ nơi trú ẩn, cung cấp viện trợ nhân đạo bằng hiện vật và hơn thế nữa.
Các tổ chức của các giáo phái Thiên Chúa giáo khác nhau đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ tán, viện trợ nhân đạo và tổ chức tiếp nhận những người tỵ nạn. Ví dụ, các Giáo hội Tin Lành đã được chứng minh là cực kỳ hiệu quả trong việc tổ chức các cuộc sơ tán dân thường, kể cả từ các khu vực trải quan các hành động thù địch trực tiếp.
Ngay cả Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa thượng phụ Moscow (UOC-PM) - liên kết với Giáo hội Chính thống giáo Nga - cũng đang tích cực hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh, với việc lãnh đạo UOC-PM đề nghị hỗ trợ cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân thành phố Mariupol sau khi các nỗ lực khẩn trương khác với việc phòng ngừa tình trạng phá hoại trong vận chuyển hàng hóa.
Tuy nhiên, một số trường hợp các giáo sĩ liên kết với UOC-PM hợp tác với Chính phủ Nga cũng đã được ghi nhận. Ví dụ, các báo cáo cho thấy một vị Linh mục ở thành phố Borodyanka tuyên bố đang sơ tán cư dân địa phương thủ đô Kyiv, nhưng thay vào đó, họ đã đưa người dân tỵ nạn qua biên giới đến Belarus, nước láng giềng liên kết với Nga ở phía bắc của UKraine.
Khi nói đến các tổ chức phi Thiên Chúa giáo của Ukraine, tại thủ đô Kyiv các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã mở cửa Thánh đường Hồi giáo để làm nơi nương tựa cho cư dân các khu vực lân cận và người tỵ nạn Hồi giáo từ các vùng bị ảnh hưởng trên khắp đất nước (khoảng một nửa số cộng dồng nằm trong Cơ quan quản lý tôn giáo của tổ chức Giáo hội Hồi giáo Ukraine (RAMU) tọa lạc tại các quận bị chiếm đóng của vùng Kherson). Nhiều tổ chức Hồi giáo khác cũng đang tích cực giúp đỡ các nạn nhân của cuộc chiến.
Trong khi đó, các tổ chức Phong trào Đại kết Thiên Chúa giáo và Liên tôn như Hội đồng các Giáo hội và tổ chức tôn giáo Ukraine (UCCRO) - tổ chức hợp nhất 95% các tổ chức tôn giáo ở Ukraine - đang đóng một vai trò khá rõ ràng. Hội đồng các Giáo hội và tổ chức tôn giáo Ukraine (UCCRO) đã liên hệ với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và đang hợp tác chặt chẽ với chính phủ quốc gia, đưa ra một số tuyên bố công khai lên án sự xâm lược của của Nga, kêu gọi "vùng cấm bay" và ủng hộ việc thiết lập các hành lang nhân đạo ở các khu vực xung đột.
Họ cũng đã đối thoại với các nhà lãnh đạo tôn giáo Belarus, kêu gọi họ không cho phép quân đội của họ tham gia vào cuộc chiến xâm lược Ukraine. Ngày 02 tháng 03 vừa qua, khi nhà chức trách Ukraine dự kiến vụ đánh bom Thánh đường Sophia, địa điểm tôn giáo hàng đầu ở Ukraine, các thành viên của Hội đồng các Giáo hội và tổ chức tôn giáo Ukraine (UCCRO) đã tổ chức một buổi cầu nguyện chung bên trong Thánh đường.
Vị thế quan trọng của Giáo hội Chính thống giáo UKraine - Tòa thượng phụ Moscow
Trong những năm gần đây, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa thượng phụ Moscow (UOC-PM) đã được một số người Ukraine coi là tác nhân gây ảnh hưởng của Giáo hội Chính thống Nga và ảnh hưởng của Nga trên phạm vi rộng hơn. Do đó, người đứng đầu UOC-PM, Tổng giám mục Giáo đô Onuphryy buộc phải có quan điểm rõ ràng về cuộc chiến và sớm đưa ra lời kêu gọi những người tin rằng, ông thừa nhận sự xâm lược của Nga và kêu gọi đoàn kết để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine.
Tuy nhiên, Tổng giám mục Giáo đô Onuphryy cũng đã cố gắng tránh dẫn đến việc Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa thượng phụ Moscow (UOC-PM) xung đột trực tiếp với Giáo hội Chính thống giáo Nga và Giáo chủ Cyrill, người lãnh đạo Giáo hội. Điều này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa UOC-PM, với các giáo sĩ phản ứng theo ba cách khác nhau:
Một số vị Linh mục đang tại chức trong UOC-PM, bị sốc trước quan điểm cứng rắn của Giáo hội Chính thống giáo Nga đã ủng hộ Nga xâm lược Ukraine và cái chết của một số giáo sĩ dưới bàn tay sắt của quân đội Nga, dường như có xu hướng sáp nhập Giáo hội Chính thống giáo Ukraine độc lập. Tuy nhiên, so với tổng số cộng đồng của UOC-PM, hiện tại đây là một nhóm rất nhỏ.
Nhóm thứ hai, bao gồm một số vị Linh mục cấp cao trong UOC-PM, chủ yếu là những người có trụ sở tại thủ đô Kyiv, vẫn giữ khuynh hướng thân Moscow, nhưng đã không tuyên bố công khai.
Nhóm thứ ba, bao gồm một số lượng đáng kể các vị Linh mục, chưa sẵn sàng gia nhập Giáo hội Chính thống giáo UKraine độc lập nhưng cũng không muốn tiếp tục là một phần của Giáo hội Chính thống giáo Nga. Nhóm cuối cùng này là những người đã vận động cho việc triệu tập Hội đồng Giám mục Tòa thánh của UOC-PM để rút khỏi sự phụ thuộc kinh điển của họ đối với Giáo hội Chính thống giáo Nga.
Cuộc khủng hoảng nội bộ này chỉ trở nên trầm trọng hơn do áp lực từ bên ngoài Giáo hội Chính thống giáo Ukraine độc lập với việc lãnh đạo Giáo hội Chính thống Thống nhất của Ukraine (OCU) Tổng giám mục Giáo đô Onuphryy tích cực thúc giục các vị Linh Mục trong UOC-PM gia nhập Giáo hội Chính thống Thống nhất của Ukraine (OCU). Các trường hợp cưỡng bức chuyển giao giáo xứ đã trở nên thường xuyên hơn, chủ yếu tại các khu vực phía tây của Ukeaine, đôi khi đi kèm với việc các vị Linh mục UOC-PM bị bắt cóc.
Về lâu dài, có thể UOC-PM sẽ bị phân hóa thành hai nhóm: Những người ly khai hoàn toàn và gia nhập Giáo hội Chính thống Thống nhất của Ukraine độc lập (OCU) và những người sẽ cắt đứt quan hệ với Giáo hội Chính thống giáo Nga nhưng từ chối tham gia OCU. Điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ của UOC-PM.
Trước vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngoài việc hỗ trợ dân thường và quân nhân trong nước, các tổ chức tôn giáo Ukraine đang đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố xã hội Ukraine trước sự bành trướng xâm lược của Nga.
Họ cũng đóng vai trò là một kênh quan trọng để truyền tải thông tin về những gì đang xảy ra ở Ukraine giữa những người đồng tín ngưỡng tôn giáo của họ trên khắp thế giới - giúp thúc đẩy áp lực quốc tế đối với sự lãnh đạo của Nga. Trên thực tế, các tổ chức tôn giáo của Ukraine hiện đang đóng góp vai trò tác động lực cả "mềm" và "sắc bén" nhằm bảo toàn nền độc lập của Ukraine trước sự xâm lược của Nga.
Đặc biệt, Giáo hội Thiên Chúa giáo Hy Lạp Ukraine (và các cộng đồng Thiên Chúa giáo La Mã ở Ukeaine) đang trực tiếp vận động Đức Giáo Hoàng Phanxico. Trong khi đó, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine-Tòa thượng phụ Moscow (UOC-PM) đã thu hút được sự ủng hộ từ các Giáo hội Chính thống giáo Ba Lan và Romania. Ngoài việc, cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho những người dân Ukraine bị ảnh hưởng bởi sự xâm lược của Đế quốc Nga, các thành viên của Giáo hội này đã công khai lên án cuộc xâm lược của Đế quốc Nga.
Tiến sĩ Mufti Akhmed Tamim, một học giả nổi tiếng quốc tế về thế giới Hồi giáo và là Chủ tịch Hội đồng Quản trị tôn giáo của người Hồi giáo của Ukraine (RAMU) đã nhận được phản hồi từ Hội đồng các nhà lãnh đạo Hồi giáo châu Âu. và Cholil Staquf, vị lãnh đạo của một trong những mạng lưới Hồi giáo quốc tế lớn nhất và Giáo sư Tiến sĩ Ahmad el-Tayeb, Đại Imam của Al Azhar Al Sharif, người đứng đầu Đền thờ Hồi giáo Al-Azhar ở Cairo đều đưa ra lời kêu gọi ngăn chặn bạo lực chiến tranh tại Ukraine.
Một mạng lưới Liên tôn giáo được phối hợp nhịp nhàng như thế sẽ chỉ củng cố ảnh hưởng quyền lực mềm của các tôn giáo đối với tương lai của Ukraine. Sự hoạt động nhân đạo tôn giáo cơ sở mà chúng tôi đã tận mắt thấy, chứng tỏ rằng ngay cả khi các nhà lãnh đạo tôn giáo chính thức không tham gia, thì vẫn có một giải pháp thay thế cho việc huy động các cộng đồng tín ngưỡng vì hòa bình. Đặc biệt, là một phần sáng kiến Đối thoại trong hành động, chúng tôi đã bắt đầu phối hợp với các vị Bộ trưởng đáng tin cậy, những người quan tâm đến việc vận động chấm dứt cuộc chiên này và chúng tôi mong muốn sự phát triển của phong trào như vậy.
Tác giả: Tiến sĩ Denis Brylov Biên dịch: Thích Vân Phong Nguồn: The United States Institute of Peace
Tác giả Tiến sĩ Denis Brylov, Phó giáo sư Thần học và Nghiên cứu Tôn giáo Đại học sư phạm quốc gia Dragomanov (NPU), thủ đô Kyiv, Ukraine.
Bình luận (0)