Trang chủ Quốc tế Tôn giáo trong cộng đồng người Mỹ gốc Á

Tôn giáo trong cộng đồng người Mỹ gốc Á

Việc sử dụng điện thờ, bàn thờ và các biểu tượng tôn giáo khác để thờ cúng tại tư gia là phổ biến giữa những người phật tử (chiếm 37% dân số người Mỹ gốc Việt) và các tín đồ đạo Hindu (chiếm 48% dân số người Mỹ gốc Ấn Độ).

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Việc sử dụng điện thờ, bàn thờ và các biểu tượng tôn giáo khác để thờ cúng tại tư gia là phổ biến giữa những người phật tử (chiếm 37% dân số người Mỹ gốc Việt) và các tín đồ đạo Hindu (chiếm 48% dân số người Mỹ gốc Ấn Độ).

Tác giả: Besheer Mohamed và Michael Rotolo
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Pew Research Center

Ngày nay, tại Hoa Kỳ tỷ lệ ngày càng tăng đối với người Mỹ gốc Á, họ cho biết bản thân không tôn giáo, nhưng nhiều người cho rằng mình thân thiện với một hoặc nhiều truyền thống tôn giáo vì những lý do như gia đình hoặc văn hoá.

Nói chung giống như công chúng Hoa Kỳ, ngày càng tăng tỷ lệ người Mỹ gốc Á không theo bất kỳ tôn giáo nào, những người xác định theo Cơ đốc giáo đã giảm, theo cuộc khảo sát mới bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center, PRC), khám phá tôn giáo trong số những người trưởng thành thuộc cộng đồng gốc Á ở Mỹ.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Asian American religion 1

Cuộc khảo sát cho thấy 40% người Mỹ gốc Á nói rằng, họ cảm thấy thân thiện với một số truyền thống tôn giáo vì những lý do khác từ tôn giáo.

Ví dụ, chỉ có 11% người trưởng thành ở Mỹ gốc Á nói rằng, tôn giáo của họ là đạo Phật, nhưng 21% cảm thấy thân thiện với Phật giáo vì những lý do khác, chẳng hạn như nền tảng gia đình hoặc văn hoá.

Hồ sơ Tôn giáo của người Mỹ gốc Á
(Religious profile of Asian Americans)

* Hiện tại, 32% người Mỹ gốc Á không theo tôn giáo nào, tăng từ mức 26% vào năm 2012.

* Cơ đốc giáo vẫn là nhóm tôn giáo lớn nhất trong số những người Mỹ gốc Á (34%).

* Nhưng Kitô giáo cũng đã chứng kiến sự suy giảm nhất, giảm 8 điểm phần trăm kể từ năm 2012.

* Những người Mỹ gốc Á theo Cơ đốc giáo, được phân chia đồng đều giữa những tín đồ Công giáo La Mã và tín đồ đạo Tin Lành (lần lượt là 17% và 16% tổng số người trưởng thành ở Mỹ gốc Á). Những người theo đạo Cơ đốc phúc âm (born-again) hoặc theo đạo Tin Lành chiếm 10% người Mỹ gốc Á.

* Những người theo Phật giáo và đạo Hindu, chiếm một trong mười (1/10) người Mỹ gốc Á, trong khi người theo Hồi giáo chỉ chiếm 6%.

* Nhiều nhóm tôn giáo khác (bao gồm Đạo giáo, Kỳ Na giáo (Jain), Do Thái giáo, đạo Sikh và nhiều nhóm tôn giáo khác) họ chiếm khoảng 4% tổng số người gốc Á trưởng thành ở Mỹ.

Cuộc khảo sát cũng đã phỏng vấn những người Mỹ gốc Á về tầm quan trọng của tôn giáo đối với đời sống của họ (31% cho rằng tôn giáo rất quan trọng) tần suất họ tham dự các buổi lễ tôn giáo (29% trong số họ cho biết việc đến các cơ sở tôn giáo hành lễ ít nhất mỗi tháng một lần) và liệu họ có thiết lập bàn thờ tại tư gia, hoặc biểu tượng tôn giáo mà họ sử dụng để thờ cúng tại tư gia (họ cho biết là có, chiếm 36%).

Trong số các nhóm tôn giáo lớn của người Mỹ gốc Á, những tín đồ đạo Tin Lành và Hồi giáo cho biết, họ đã tham gia các buổi lễ tôn giáo ít nhất mỗi tháng một lần. Ngược lại, những tín đồ Phật giáo và đạo Hindu lại đặc biệt cho thấy rằng, họ thờ cúng tại các cơ sở tôn giáo của họ hoặc thiết lập bàn thờ tại tư gia của họ.

Sự khác biệt trong quan điểm tôn giáo giữa các nhóm gốc Á
(Differences in religious affiliation among Asian origin groups)

Có sự khác biệt trong quan điểm tôn giáo giữa các nhóm người Mỹ gốc Á, tuỳ thuộc vào nguồn gốc các nhóm dân tộc của họ.

Ví dụ: * 56% người Mỹ gốc Hoa và 47% người Mỹ gốc Nhật không theo bất kỳ tôn giáo nào – tỷ lệ “không” cao nhất trong số các nhóm gốc Á, số trích dẫn đủ diện rộng để được phân tích trong cuộc khảo sát.

* Ba phần tư người Mỹ gốc Philippines là tín đồ Thiên Chúa giáo, chủ yếu là Công giáo La Mã.

* 59% người Mỹ gốc Hàn là tín đồ Thiên Chúa giáo, chủ yêu là đạo Tin Lành – trong đó có 34% được xác định là tín đồ đạo Tin Lành đạo Cơ đốc phúc âm (born-again) hoặc theo đạo Tin Lành.

* Người Mỹ gốc Ấn có nhiều tín đồ đạo Hindu hơn các nhóm gốc Á lớn khác (48%), mặc dù một số lượng khá lớn người Mỹ gốc Ấn là tín đồ Thiên Chúa giáo (15%), Hồi giáo (8%) đạo Sikh (8%).

* Người Mỹ gốc Việt là nhóm phần lớn có nguồn gốc đạo Phật, chiếm đến 37%.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Asian American religion 2

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Asian American religion 3

Sáu nhóm người gốc Á – người Mỹ gốc Hoa, người Philippines, người Ấn Độ, người Nhật, người Hàn Quốc và người Mỹ gốc Việt – chiếm 81% tổng số người Mỹ gốc Á.

Cuộc khảo sát không bao gồm đủ các cuộc phỏng vấn với những người trả lời, thuộc các nhóm gốc Á khác để có thể báo cáo riêng về họ. Tuy nhiên, thành viên của các nhóm gốc Á ít dân hơn đã được đưa vào nghiên cứu, có thể phân tích khi họ được tập trung lại với nhau theo khu vực. Việc làm này sẽ tiết lộ một số mẫu bổ sung.

Ví dụ: * 60% người Nam Á ở Hoa Kỳ, ngoài người Mỹ gốc Ấn Độ (tức là những người có nguồn gốc từ các quốc gia bao gồm Pakistan, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka và Bhutan) là số lượng tín đồ Hồi giáo – cao hơn bất kỳ nhóm nào trong số sáu nhóm gốc Á lớn nhất.

* 38% người Mỹ trưởng thành có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á ngoài Philippines và Việt Nam là tín đồ đạo Phật.

Đây là một trong những phát hiện quan trọng của một cuộc khảo sát đa ngôn ngữ, mang tính đại diện trên toàn quốc với 7.006 người Mỹ gốc Á trưởng thành do Trung tâm Nghiên cứu Pew (PRC) thực hiện từ ngày 5 tháng 7 năm 2022 đến ngày 27 tháng 1 năm 2023.

Trước đây trung tâm PRC đã công bố những phát hiện khác từ cuộc khảo sát này.

Tầm quan trọng của tôn giáo

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Asian American religion 4

Tham dự các buổi Nghi lễ Tôn giáo
(Attending religious services)

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Asian American religion 5

Khoảng ba phần mười người Mỹ gốc Á (29%) cho biết, họ tham dự các buổi lễ tôn giáo hoặc đến các cơ sở tự viện tôn giáo ít nhất mỗi tháng một lần, trong đó có 21% cho biết, họ thực hành nghi lễ tôn giáo như thế hàng tuần hoặc thường xuyên hơn.

Những tín đồ Thiên Chúa giáo và tín đồ đạo Hồi người Mỹ gốc Á có nhiều khả năng hơn những người Mỹ gốc Á là phật tử, tín đồ đạo Hindu hoặc những người “chẳng một ai” nói rằng họ tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất hàng tháng.

Việc tham dự các sự kiện và lễ nghi tôn giáo, thường xuyên phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Hàn và Philippines so với người Mỹ gốc Việt, Nhật Bản hoặc Trung Hoa (Người Mỹ gốc Hàn và Philippines cũng có nhiều khả năng là tín đồ Cơ đốc giáo hơn).

Nhìn chung, người Mỹ gốc Á sinh ở nước ngoài có nhiều khả năng tham gia các buổi lễ tôn giáo ít nhất hàng tháng hơn so với những người sinh ra ở Hoa Kỳ, chiếm 21%.

Về cuộc phỏng vấn này, nói chung người Mỹ gốc Á gần giống với những người trưởng thành ở Mỹ gốc Á, 31% trong số họ nói rằng họ tham dự các sự kiện và các buổi lễ tôn giáo ít nhất mỗi tháng một lần, trong đó có 25% cho biết là họ tham dự các buổi lễ tôn giáo hàng tuần hoặc thường xuyên hơn, theo một cuộc khảo sát vào tháng 8 năm 2021.

Thờ phụng tại Tư gia Điện thờ, Bàn thờ và biểu tượng Tôn giáo
(Home worship: Shrines, altars and religious symbols)

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Asian American religion 6

Một trong số truyền truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo châu Á, việc thực hành tôn giáo tập trung tại tư gia hơn là ở môi trường tập thể. Khoảng một phần ba người Mỹ gốc Á (36%) nói rằng tư gia của họ có điện thờ, bàn thờ và biểu tượng tôn giáo mà họ sử dụng để thờ cúng.

Việc sử dụng điện thờ, bàn thờ và các biểu tượng tôn giáo khác để thờ cúng tại tư gia, là đều phổ biến giữa những người phật tử (chiếm 37% dân số người Mỹ gốc Việt) và các tín đồ đạo Hindu (chiếm 48% dân số người Mỹ gốc Ấn Độ).

Việc thờ cúng tại tư gia cũng khá phổ biến ở người Mỹ gốc Philippine, do phần lớn tín đồ Công giáo La Mã trong cộng đồng người Mỹ gốc Philippine, 66% người Công giáo Philippines ở Hoa Kỳ cho biết rằng họ có điện thờ, bàn thờ và biểu tượng tôn giáo được sử dụng để thờ cúng tại tư gia của họ, so với việc thờ cúng tại tư gia chỉ với 9% người Mỹ gốc Phi khác.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Asian American religion 7

Trong khi 36% người Mỹ gốc Á cho biết, họ sử dụng điện thờ, bàn thờ và biểu tượng tôn giáo để thờ cúng tại tư gia và 29% cho biết, họ thường xuyên tham gia các buổi lễ tôn giáo, chỉ 15% cho biết rằng họ làm cả hai việc này. Mô hình này phản ánh các phong tục thờ cúng khác nhau của các nhóm tôn giáo khác nhau.

Ví dụ, khoảng một nửa số người Mỹ gốc Á là tín đồ đạo Tin Lành (53%) cho biết rằng, hàng tháng họ tham dự các buổi lễ tôn giáo, nhưng không thờ cúng tại tư gia. Khoảng một nửa số người Phật tử (51%) và các tín đồ đạo Hindu (52%) điều ngược lại: Hàng tháng họ không tham gia các nghi lễ tôn giáo mà chỉ thờ cúng tại tư gia.

Một số lượng lớn người Mỹ gốc Á thuộc các tín đồ Công giáo La Mã (29%) và Ấn Độ giáo (27%) tham gia cả hai hoạt động này, hàng tháng tham dự các nghi lễ tôn giáo và thờ cúng tại tư gia.

Cảm thấy ‘đến thân thiết’ với một Tôn giáo vì những lý do như hoàn cảnh gia đình hoặc văn hoá
(Feeling ‘close to’ a religion for reasons such as family background or culture)

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Asian American religion 8

Tại Hoa Kỳ, một quốc gia Cộng hòa Lập hiến liên bang ở châu Mỹ theo Cơ đốc giáo, thường được coi là một bản sắc tôn giáo độc quyền với một tập hợp rõ ràng các tôn giáo liên quan (chẳng hạn như tín điều) và các thực hành quy phạm (chẳng hạn như tham dự các buổi lễ tôn giáo). Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia châu Á, tôn giáo và bản sắc tôn giáo thường được hiểu khác nhau.

Ví dụ, các phương pháp tu tập và tín ngưỡng liên quan đến đạo Phật, Ấn Độ giáo, Đạo giáo (đạo Lão), Thần đạo và Nho giáo thường được ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày ở các nước châu Á, đến nỗi ngay cả những người không đồng nhất với các nhóm tôn giáo đó, cũng có thể chấp nhận một số niềm tin và tôn giáo của họ và tham gia vào một số nghi lễ của họ.

Khoảng cách giữa các thành viên và những người không phải là thành viên, cũng như giữa các nhóm tôn giáo, có thể rất mờ nhạt.

Ví dụ, ở Trung Hoa và Nhật Bản, nhiều cơ sở tự viện Phật giáo và cơ sở tôn giáo riêng lẻ gắn liền với nhiều truyền thống (đọc về các từ “tôn giáo” trong các ngôn ngữ châu Á.)

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Asian American religion 9

Người Mỹ gốc Á đang ở điểm giao nhau của tôn giáo bởi hai cách sống, nhiều người đồng nhất với số một tôn giáo, chẳng hạn như Kitô giáo hoặc Hồi giáo. Tuy nhiên, cụ thể nhiều người không theo một tôn giáo nào, họ vẫn coi mình là người thân cận với các truyền thống tôn giáo hoặc triết học phổ biến ở quê hương họ. Ngoài ra, một số người Mỹ gốc Á nói rằng họ cảm thấy thân thiện với nhiều truyền thống tín ngưỡng khác nhau.

Cuộc khảo sát đo lường những cách sống tôn giáo này bằng hai câu hỏi. Người thứ nhất hỏi: “Bạn theo tôn giáo nào, nếu có?”.

Người thứ hai hỏi: “Ngoài tôn giáo, bạn có cho rằng mình thân thiện với bất kỳ truyền thống nào sau đây vì những lý do khác (như hoàn cảnh gia đình hoặc văn hoá) không?”

Tổng cộng, 40% người trưởng thành ở Mỹ gốc Á bày tỏ mối liên hệ với một hoặc nhiều nhóm mà họ không cho là bản sắc tôn giáo.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Asian American religion 10

Ví dụ, 21% người trưởng thành ở Mỹ gốc Á không xác định tôn giáo là đạo Phật nhưng nói rằng, họ cảm thấy thân thiện với Phật giáo hơn “đối với tôn giáo khác”, trong khi 18% không xác định tôn giáo là Cơ đốc giáo, nhưng lại nói rằng đối với tôn giáo khác họ cảm thấy thân thiện với đạo Cơ đốc. Và 10% bày tỏ mối liên hệ tương tự với Nho giáo.

Khoảng hai phần ba người Mỹ gốc Á không theo tôn giáo nào (63%) nói rằng họ thân thiện với ít nhất một trong những truyền thống tôn giáo này. (để biết thêm, đọc để biết thêm về người Mỹ gốc Á không theo tôn giáo nào.)

Ý nghĩa của “Tôn giáo” ở Đông Á
(The meaning of ‘religion’ in East Asia)

Trong nhiều ngôn ngữ Đông Á, không có từ nào tương đương theo nghĩa đen với từ “tôn giáo” trong tiếng Anh. Các thuật ngữ tôn giáo hiện đại của Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc – tôn giáo (zongjiao, 宗教), tôn giáo (shūkyō, 宗教), tôn giáo (종교, jonggyo) – đều được tạo ra vào đầu thế kỷ 20 bởi các học giả châu Á làm việc với các văn bản phương Tây, những người muốn dịch từ “tôn giáo” sang các ngôn ngữ phương Tây và cần phát minh ra một từ.

Định nghĩa của họ về tôn giáo bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực tôn giáo đạo Cơ đốc, thay vì phát triển một cách tự nhiên từ Phật giáo, Nho giáo, Thần đạo, Đạo giáo hoặc các truyền thống tôn giáo khác phổ biến ở các quốc gia đó, như chúng tôi đã lưu ý trong báo cáo năm 2023, “Đo lường Tôn giáo tại Trung Quốc” (Measuring Religion in China).

Cho đến ngày nay, từ “tôn giáo” ở nhiều quốc gia Đông Á và một số vùng Đông Nam Á chủ yếu đề cập đến các hình thức tôn giáo có tổ chức, đặc biệt là những hình thức có giáo sĩ chuyên nghiệp và sự giám sát của tổ chức. Thuật ngữ tôn giáo (zongjiao, 宗教) của Trung Quốc và các từ tương đương của nó trong tiếng Nhật và tiếng Hàn thường không đề cập đến một số tín ngưỡng và thực hành tôn giáo truyền thống phổ biến ở các quốc gia này.

Trên khắp Đông Á, nói một cách rộng rãi có nhiều tín ngưỡng (chẳng hạn như về tâm linh) và tập tục (chẳng hạn như chiêm bái, cầu nguyện Phật đường, Thánh đường và cúng Tổ tiên) có thể được coi là tôn giáo. Nhưng ở những quốc gia này có rất ít sự nhấn mạnh đến việc trở thành thành viên của các giáo đoàn hoặc giáo phái, ngoại trừ những người theo đạo Cơ đốc và Hồi giáo.

Những khác biệt này có thể khiến người Mỹ gốc Đông Á nói rằng, họ không đồng nhất với bất kỳ tôn giáo nào hoặc trong cuộc sống của họ đối với tôn giáo đó không quan trọng lắm, bởi vì họ không coi các thực hành tâm linh truyền thống của họ – hoặc các phong tục văn hoá có nền tảng lâm linh – là mang tính chất “tôn giáo”.

Trong một loạt cuộc giao lưu chia sẻ trò chuyện nhóm nhỏ, một số người tham gia nhóm tập trung đã đưa ra quan điểm này. Và dữ liệu khảo sát ủng hộ điều đó: Nhiều người Mỹ gốc Á nói rằng họ thân thiện với đạo Phật vì những lý do như huyết thống tổ tiên hoặc văn hoá hơn là nói rằng đạo Phật là tôn giáo của họ.

Động lực tương tự cũng tồn tại ở các quốc gia châu Á. Ví dụ, ở Trung Quốc, tỷ lệ người trưởng thành coi đạo Phật là tôn giáo (zongjiao, 宗教) chính thức của họ là 4%, theo dữ liệu Khảo sát xã hội Trung Quốc năm 2018. Nhừng tỷ lệ người tin vào đức Phật và/hoặc chư vị Bồ tát là 33%, theo khảo sát của Nhóm Nghiên cứu Gia đình Trung Quốc năm 2018.

Kết quả từ nhóm tập trung của chúng tôi
(Findings from our focus groups)

Sau khi tiến hành cuộc khảo sát, Trung tâm Nghiên cứu Pew (PRC) đã sắp xếp các cuộc trò chuyện nhóm nhỏ (nhóm tập trung) và các cuộc phỏng vấn trực tiếp với tổng cộng hơn 100 người Mỹ gốc Á để hiểu được tôn giáo có ý nghĩa như thế nào đối với họ bằng lời nói của họ.6 Trong các cuộc phỏng vấn, những người tham gia được yêu cầu thảo luận về mối quan hệ giữa bản chất của họ với các tôn giáo mà họ có thể không cho là tôn giáo của mình.

Đây là một số xuất hiện phổ biến nhất của chủ đề này: Nhiều người mà chúng tôi đã phỏng vấn, bao gồm cả những người không theo tôn giáo nào, họ cũng đã bày tỏ mối liên hệ văn hoá với văn hoá truyền thống yón ngưỡng, tôn giáo, đã ảnh hưởng tại quê hương của họ. Cảm nghĩ này cũng được thể hiện rõ ràng trong các kết quả khảo sát, ví dụ, cho thấy rằng những người Mỹ gốc Ấn Độ không theo tôn giáo nào nói rằng, họ cảm thấy thân thiện với Ấn Độ giáo ngoài tôn giáo với tỷ lệ cao hơn nhiều so với những người “không theo tôn giáo” nào thuộc các nhóm gốc Á khác.

Đối với một số người ngoài Kitô giáo (non-Christians) mà chúng tôi đã chia sẻ trong các cuộc phỏng vấn này, cảm giác thân thiện với đạo Thiên Chúa là kết quả tất yếu khi họ sống ở Mỹ. Một người tham gia nhóm tập trung người trưởng thành ở Mỹ gốc Ấn và không theo đạo Thiên Chúa, nhưng cô ấy cho biết, cô coi mình là thân thiện với Cơ đốc giáo, cô giải thích: “Cả đời tôi đã được tiếp xúc với Lễ Giáng Sinh, lễ hội kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su và tất cả những ngày lễ khác. Mặc dù tôi không theo tín ngưỡng này nhưng chúng tôi vẫn có quà tặng Noel (Giáng sinh). . . vì thế nó luôn là một phần văn hoá của chúng tôi, mặc dù chúng tôi không theo tín ngưỡng này”.

Trong cuộc khảo sát, 34% người trưởng thành ở Mỹ gốc Á không theo tôn giáo nào nào (chiếm 18% tổng số người Mỹ gốc Á) cho thấy rằng, họ cảm thấy thân thiện với Cơ đốc giáo mặc dù họ không xác định bản thân là tín đồ đạo Cơ đốc.

Một số người tham gia vào các cuộc phỏng vấn này cho biết, họ có sự đồng cảm hoặc thân thiện tự nhiên giữa một số tôn giáo có chung niềm tin, giá trị hoặc thực hành. Ví dụ, người tham gia theo đạo Hindu bày tỏ mối liên hệ cá nhân với Phật giáo “bởi vì một số thực hành của Phật giáo rất giống với (các thực hành của đạo Hindu)”. Và một số người tham gia theo đạo Hồi đã đưa ra những điểm tương đồng giữa đạo Hồi và Cơ đốc giáo, họ trả lời rằng “ở Hồi giáo và Cơ đốc giáo có rất nhiều điểm chung”.

Cuối cùng, một số người mà chúng tôi phỏng vấn đã đặt câu hỏi, liệu đạo Nho hay đạo Lão (Đạo giáo) có nên được coi là tôn giáo hay không. Theo lời của một Phật tử Việt Nam, “đạo Nho hay đạo Lão (Đạo giáo) là một phần văn hoá của tôi. Tuy nhiên, đối với tôi, Nho hay Lão giáo đều là một trường phái triết học. Tôi không tự nhận mình là người theo đạo Nho hay đạo Lão (Đạo giáo).” Một người tham gia khác chia sẻ về đạo Nho: “Ở đây không có thần linh. Vì thế chỉ là . . . một triết lý.” Nhận xét này phù hợp với kết quả của cuộc khảo sát về quan điểm của người Mỹ gốc Á về Nho giáo và Đạo giáo.

Những phát hiện khác
(Other key findings)

Ngoài các đặc điểm tôn giáo tổng thể của các nhóm dân tộc người Mỹ gốc Á, những phát hiện quan trọng khác từ cuộc khảo sát bao gồm: 12% người Mỹ gốc Á không đồng nhất hoặc cảm thấy thân thiện với bất kỳ tôn giáo hay truyền thống triết học nào được đo lường trong cuộc khảo sát.

30% người Mỹ gốc Á cho biết, hầu hết tất cả bạn bè của họ đều có cùng tôn giáo với họ, tỷ lệ này thấp hơn một chút trong số những người theo Phật giáo (21%) được phân tích so với những người Mỹ gốc Á thuộc các nhóm tôn giáo khác.

77% người Mỹ gốc Á cho biết, họ cảm thấy thoải mái nếu một thành viên trong gia đình kết hôn ngoài tôn giáo của họ, tỷ lệ này thấp hơn một chút so với tỷ lệ cho biết, là họ cảm thấy thoải mái nếu một thành viên trong gia đình kết hôn với một người không phải là người châu Á (86%) hoặc kết hôn với một người là người châu Á nhưng có dân tộc khác (87%).

Người Mỹ gốc Hàn ít có khả năng hơn những người Mỹ gốc Á khác khi nói rằng, họ cảm thấy thoải mái nếu một thành viên trong gia đình kết hôn ngoài đức tin của họ.

Phần còn lại của báo cáo này trình bày chi tiết những phát hiện của cuộc khảo sát về những người người trưởng thành ở Mỹ gốc Á với sự đồng cảm – hoặc cảm thấy thân thiện với một trong sáu nhóm tôn giáo hoặc truyền thống triết học.

Tác giả: Besheer Mohamed và Michael Rotolo
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Pew Research Center

***

Chú thích:
1. Một phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Pew (PRC) về dữ liệu từ Khảo sát Cộng đồng Mỹ năm 2021 cho thấy 22% người Mỹ gốc Á ở Hoa Kỳ là người Trung Quốc, 20% là người Ấn Độ, 17% là người Philippines, 9% là người Việt Nam, 8% là người Hàn Quốc, 6% là Nhật Bản và 19% còn lại có nguồn gốc từ một quốc gia khác hoặc từ hai quốc gia trở lên.
2. Công việc khác của Trung tâm Nghiên cứu Pew (PRC) về người Mỹ gốc Á hiện có trên trang web của PRC.
3. Sun, Anna. 2020. Các bài Xã luận của Tiến sĩ Tào Nam Lai (Nanlai Cao , 曹南來), nhà soạn nhạc opera người Ý Guiseppe Giordan, Giáo sư Dương Phụng Cương (Fenggang Yang, 杨凤岗). “Hoặc thành hay bất thành Nho gia,” (To Be or Not to Be a Confucian), “Đánh giá thường niên của Hiệp hội Tôn giáo: Tôn giáo Trung Quốc đang phát triển toàn cầu” (Annual Review of the Society of Religion: Chinese Religions Going Global). Tham khảo thêm Michael Coogan. “Tôn giáo phương Đông: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Thần đạo” (Eastern Religions: Hinduism, Buddhism, Taoism, Confucianism, Shinto).
4. Những người trả lời đưa ra 11 câu phổ biến: Tin Lành (ví dụ: Báp-tít, Giám lý, Ngũ Tuần, v.v.), Công giáo La Mã, Hồi giáo, Phật giáo, Đạo giáo hoặc Đạo giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh, Nho giáo, Vô thần, Bất khả tri và tầm thường không có gì đặc thù. Người trả lời cũng có thể tự nguyện trả lời những câu khác.
5. Sáu truyền thống được liệt kê: Kitô giáo, Phật giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo, Đạo giáo (đạo Lão) và Hồi giáo. Những người trả lời nói “có” (họ thân thiện) hoặc “không” (họ không thân thiện) với mỗi truyền thống văn hoá tín ngưỡng tôn giáo và họ có thể nói “có” với nhiều truyền thống.
6. Những người tham gia này, họ không tham gia vào cuộc khảo sát chính, nhưng họ đã được phỏng vấn một số câu hỏi khảo sát trong các buổi thảo luận. Những buổi thảo luận này được khám phá chi tiết hơn trong dữ liệu của một bài luận.
7. Tham khảo phương pháp luận để biết chi tiết về thời gian và cấu trúc của các nhóm tập trung và phỏng vấn sâu.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường