Trang chủ Giáo HộiCác kỳ Đại hội Tóm tắt kết quả Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc Lần III – Nhiệm kỳ 1992-1997

Tóm tắt kết quả Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc Lần III – Nhiệm kỳ 1992-1997

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

A. Tổ chức, địa điểm, thời gian

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III (1992-1997) diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Thủ đô Hà Nội trong 2 ngày từ 3-4 tháng 11 năm 1992, Phật lịch – 2536.

B. Thành phần, số lượng đoàn và đại biểu

1.  Hội đồng Chứng minh.

2.  Hội đồng Trị sự.

3. Đại biểu các tỉnh hội, thành hội do Đại hội Đại biểu các Tỉnh hội, Thành hội cử 42 đoàn[1] .

4. Đại biểu Hải ngoại: 1.

5. Đại biểu Phật tử Việt kiều: 8 (1 Đài Loan, 1 Lào, 2 Cộng hòa Liên bang Đức, 4 Pháp: 1 nữ, 5 cư sĩ (có 1 nữ, 2 Tăng).

6. Khách mời tiêu biểu: 12 vị [2].

7. Khách mời danh dự

1) Ông Vũ Oanh, Ủỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

2) Ông Phạm Văn Kiết, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3) Ông Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ.

C. Các tham luận tại Đại hội

Có tổng số 31 tham luận [3] (6 Ban ngành thuộc Trung ương Giáo hội và 25 tham luận của các tỉnh, thành hội Phật giáo, cá nhân)

D. Những điểm mới trong báo cáo tổng kết công tác của nhiệm kỳ II

1. Tổng kết công tác

–  Về tổ chức: thành lập hơn 10 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo.

– Các ban, ngành hoạt động tốt hơn:

+ Ngành Tăng sự: mở các điểm an cư tập trung, các khóa bồi dưỡng trụ trì, các Đại giới đàn và bổ nhiệm trụ trì.

+ Ngành Giáo dục Tăng, Ni: thành lập hơn 10 trường cơ bản Phật học tại các tỉnh, thành.

+ Ngành Từ thiện xã hội: Tăng, Ni, Phật tử tham gia làm công tác từ thiện xã hội ngày càng nhiều hơn, dấn thân và tích cực hơn.

+ Viện Nghiên cứu Phật học: Thành lập Hội đồng Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam.

2.  Những nét mới

+ Tuy không chính thức đưa vào Hiến chương, nhưng Giáo hội nhận đưa vào sinh hoạt tùy nhu cầu thực tế tại mỗi đơn vị: Đạo kỳ, Đạo ca.

+ Số lượng nhân sự Hội đồng Trị sự, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự  và các ban, ngành có tăng thêm để đáp ứng công tác hoạt động.

+ Các khóa An cư kiết hạ, Đại giới đàn, bồi dưỡng và bổ nhiệm trụ trì, thu nhận Tăng, Ni trẻ xuất gia ngày càng nhiều hơn.

+ Hệ thống trường Cơ bản Phật học được thành lập tại nhiều tỉnh, thành.

+ Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở 3 được thành lập tại thành phố Huế.

+ Các Tăng, Ni sinh ưu tú nhận được học bổng và lần lượt đi du học tại Ấn Độ, Nhật Bản v.v…

E. Tấn phong hàng Giáo phẩm

Đại hội đã tấn phong

– Hòa thượng: 72 vị (cao tuổi nhất là ngài Thích Chánh Ký ở Khánh Hòa, sinh 1903, ít tuổi nhất là hai ngài Thích Thanh Dũng ở Hà Bắc và Thích Đức Phương ở Thừa Thiên-Huế đều sinh năm 1933).

– Thượng tọa: 130 vị (cao tuổi nhất là sư Thích Thiện Minh ở Tiền Giang, sinh 1909, ít tuổi nhất là sư Thích Thanh Nhiễu ở Hà Nội, sinh 1952).

– Ni trưởng: 32 vị (cao tuổi nhất là Ni sư Thích Đàm Y ở Hải Phòng, sinh 1891, ít tuổi nhất là Ni sư Thích Đàm Hảo ở Hà Nội, sinh 1928).

– Ni sư: 103 vị (cao tuổi nhất là Sư cô Thích nữ Như Tâm ở thành phố Hồ Chí Minh, sinh 1910, ít tuổi nhất là Sư cô Thích nữ Như Tịnh ở Lâm Đồng và Thích nữ Vĩnh Liên ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đều sinh năm 1944).

F. Nhân sự Đại hội nhiệm kỳ  1992 – 1997

1. Đại hội suy tôn Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 33 vị Hòa thượng và Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh gồm 7 vị do Hòa thượng Thích Đức Nhuận làm Pháp chủ và 6 Phó Pháp chủ. Trong đó Hòa thượng Phó Pháp chủ Thích Trí Tịnh kiêm Giám luật, Hòa thượng Phó Pháp chủ  Thích Tâm Tịch kiêm Chánh thư ký.

2. Đại hội suy cử Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 70 vị (39 Hòa thượng, 15 Thượng tọa, 1 Đại đức, 4  Ni trưởng, 3  Ni sư, 1 Sư cô, 7 Cư sĩ). Ban Thường trực Hội đồng Trị sự  Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 29 vị (16 Hòa thượng, 6 Thượng tọa, 5 cư sĩ, 1  Ni sư, 1 Sư cô) do ngài Thích Trí Tịnh làm Chủ tịch kiêm Trưởng ban Tăng sự. Tám vị Phó Chủ tịch trong đó có:

– 1 vị Phó Chủ tịch thường trực kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng, Ni: Hòa thượng Thích Thiện Siêu.

– 2 vị Hòa thượng Phó Chủ tịch Thường trực: Hòa thượng Kim Cương Tử, Hòa thượng  Thích Thiện Hào.

– 1 vị Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Trưởng ban Quốc tế: Hòa thượng Thích Minh Châu.

– 1 vị Phó chủ tịch kiêm Phó trưởng ban Tăng sự: Hòa thượng Thích Tâm Thông.

– 3 vị Hòa thượng Phó Chủ tịch: Hòa thượng  Thích Bửu Ý, Hòa thượng Thích Siêu Việt, Hòa thượng Châu Mun.

– 2 vị Phó Tổng thư ký: Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Thượng tọa Thích Thanh Tứ.

– 4 vị Uỷ viên Thư ký (trong đó có 2 vị là cư sĩ).

– Hội đồng Trị sự có  10 ban: Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng, Ni, Ban Phật giáo Quốc tế, Ban Nghi lễ, Ban Hướng dẫn Nam Nữ Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Văn hoá, Ban Kinh tế tài chính, Ban Từ thiện xã hội, Ban văn hóa.

– 1 vị Uỷ viên Thủ quỹ: Ni sư Thích nữ Ngoạt Liên.

– 3 vị Uỷ viên Kiểm soát: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Thượng tọa Thích Giác Toàn, Cư sĩ Tống Hồ Cầm.

G. Giải thích bổ sung về việc tu chỉnh Hiến chương

Bên cạnh một số nội dung tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khả thi, cũng có nhiều đề nghị thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Ban Trị sự một số địa phương. Đó là những đề nghị mà Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận thức rõ tính xây dựng đối với Giáo hội và gắn bó với dân tộc trong bản chất những đề nghị đó.
Đối với những đề nghị tu chỉnh trên, xin lần lượt giải quyết như sau:

1. Về vấn đề Đạo kỳ và Đạo ca

ĐẠO KỲ: Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận thức về Phật kỳ 5 sắc hiện nay đang được treo tại các cơ sở tự viện của Giáo hội là một hệ quả tất nhiên của hoàn cảnh lịch sử Phật giáo cận đại. Phật kỳ 5 sắc ta dùng hiện nay tại các chùa chính là biểu tượng của WFB (World Friendship of Buddhists): Hội Liên hữu Phật giáo thế giới. Phật giáo Việt Nam từng là thành viên sáng lập của tổ chức này vào năm 1950. Nhưng hiện nay, tổ chức này, do những lý do chính trị trên trường quốc tế phức tạp đã không xem Phật giáo Việt Nam là một thành viên, đồng thời có một số cử chỉ chưa được thiện chí đối với Phật giáo Việt Nam. Mặt khác, Tổ chức Phật giáo châu Á vì Hòa bình (ABCP), mà Việt Nam là thành viên vẫn tồn tại.

Do đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận định, việc treo Phật kỳ 5 sắc tại các cơ sở tự viện là một hiện tượng tự nhiên, thể hiện kết tinh của phong trào chấn hưng Phật giáo và các phong trào đấu tranh Phật giáo vì dân tộc trước năm 1975 tại miền Nam. Nhưng đồng thời vì những lý do đối ngoại quốc tế tế nhị như trên, nên chưa thể đưa vấn đề Đạo kỳ vào Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một khi chưa cải thiện quan hệ với WFB. Vậy việc treo Phật kỳ, phan, phướn v.v…cứ y theo lệ cũ tuỳ theo địa phương.

ĐẠO CA: Mặc nhiên chấp nhận trong các sinh hoạt tín ngưỡng tại các tự viện. Được sử dụng bài “Phật giáo Việt Nam” của tác giả Lê Cao Phan.

Nhưng do vấn đề tế nhị trong việc tôn trọng các pháp môn khác nhau, cũng như vấn đề Đạo ca gắn với Đạo kỳ, nên không nhất thiết phải đề cập vấn đề này trong Hiến chương.

2. Vấn đề thêm một cấp Quận – Huyện trong hệ thống tổ chức của Giáo hội

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự sẽ sớm soạn thảo một quy chế quy định nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của Ban Đại diện Quận-Huyện, cũng như các mối liên hệ lãnh đạo và chấp hành đối với Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự cũng sẽ nghiên cứu về hình thức khuôn dấu của Ban Đại diện Quận-Huyện, xem như đây là những khuôn dấu để liên hệ giải quyết các vấn đề do Tỉnh, Thành hội uỷ nhiệm theo quy chế sẽ ban hành, không có chức năng chỉ đạo hành chính như khuôn dấu của Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội.

Ngoài ra, có một số đơn vị Quận-Huyện không có Tăng, Ni mà chỉ có tín đồ Phật tử cũng được bổ nhiệm Ban Đại diện do cư sĩ đảm trách. Trong một số trường hợp cần thiết để đáp ứng yêu cầu Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội có thể bổ nhiệm các vị thành viên Ban Trị sự phụ trách các Phật sự liên hệ ở các Quận, Huyện.

Do tình hình về nhân sự điều hành nhìn chung trên cả nước, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự nhận thấy việc xem Ban Đại diện Quận-Huyện là một cấp hành chính trực tiếp chỉ đạo với mọi quyền hạn và pháp lý như Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội với mọi tự viện, Tăng, Ni thuộc các hệ phái khác nhau, là một vấn đề còn cần thời gian xây dựng và xem xét. Do đó, chưa thể xem Ban Đại diện Quận-Huyện là một cấp hành chính lãnh đạo với đầy đủ pháp lý và quyền hạn như Ban Trị sự tỉnh, thành hội.

3. Vấn đề Gia đình Phật tử

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có một số nhận định về vấn đề này:

– Nguyện vọng giáo dục giáo lý đạo Phật và đạo đức Phật giáo cho nam nữ Phật tử, trong đó kể cả thanh thiếu niên Phật tử là nguyện vọng chính đáng. Cần phải tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện nguyện vọng đó.

Vì thế, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác định rõ ràng trách nhiệm của các cấp lãnh đạo Giáo hội từ Trung ương, Tỉnh – Thành hội đến các cơ sở tự viện đối với Phật sự quan trọng này.

Để thực hiện trách nhiệm đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ sớm soạn thảo quy chế, nội dung hoạt động của ngành nam nữ Phật tử từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo điều kiện cho Phật sự này được hoạt động hợp tình hợp lý. Không chấp trước vào hình tướng hoạt động và danh xưng (có thể sử dụng các từ như Gia đình Phật tử, Huynh trưởng hoặc những danh xưng khác). Yêu cầu cơ bản là những hình thức hoạt động này cần được sự lãnh đạo, hướng dẫn sinh hoạt của Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội.

– Trước mắt có thể nghiên cứu một số thí điểm (nơi đa số các Phật tử thuần thành thực hiện các hoạt động này dưới sự hướng dẫn khéo léo tế nhị của Ban Trị sự) để xây dựng quy chế nhằm phát triển Phật sự quan trọng này.

H. Những sự kiện quan trọng

– Đức Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Pháp chủ đầu tiên Giáo hội Phật giáo Việt Nam và quý tôn đức Tăng, Ni:  Hòa thượng Thích Giác Nhu (Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh), Các Hòa thượng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Thích Thiện Hào, Thích Bửu Ý, Thích Siêu Việt, Hòa thượng Thích Thanh Viên (Trưởng ban Từ thiện xã hội),  Ni trưởng Thích nữ Diệu Không (Uỷ viên Hội đồng Trị sự)… đã viên tịch.

– Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch được cung thỉnh suy tôn vào ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đánh giá chung

Nhiệm kỳ III là giai đoạn tiếp tục phát triển một cách toàn diện và hoàn chỉnh các mặt hoạt động của 10 ban ngành, viện từ Trung ương đến địa phương trong thời kỳ tiếp tục đổi mới và mở cửa của đất nước, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thành lập 41 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành hội, với 33 thành viên Hội đồng Chứng minh,  70 thành viên Hội đồng Trị sự. Chương trình hoạt động 6 điểm ngày càng mở rộng, thể hiện tính tích cực hơn qua phương châm hoạt động: “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội”.

Ghi chú:

1 Gồm: An Giang: 3, Bà Rịa-Vũng Tàu: 4, Bến Tre: 2, Bình Định: 4, Bình Thuận: 2, Cần Thơ: 4, Đắc Lắc: 2, Đồng Nai: 5 (1 nữ), Đồng Tháp: 5 (2 nữ), Gia Lai: 1, Hà Bắc: 7 (3 nữ) , Hà Nội: 15 (3 nữ, 2 cư sĩ), Hà Tây: 8 (4 nữ), Hải Hưng: 7 (4 nữ), Hải Phòng: 3 (1 nữ), Hậu Giang: 8 (1 nữ), Thành phố Hồ Chí Minh: 39 (3 nữ, 5 cư sĩ), Kiên Giang: 4, Khánh Hòa: 4, Kontum: 1, Lâm Đồng: 4, Long An: 4, Minh Hải: 3 (1 cư sĩ), Ninh Thuận: 2, Ninh Bình: 4 (1 nữ), Nam Hà: 13 (5 nữ), Phú Yên: 2 nữ, Quảng Nam-Đà Nẵng: 6 (1 cư sĩ), Quảng Ninh: 1 (1 nữ), Quảng Trị: 2, Quảng Ngãi: 1, Sóc Trăng: 4, Sông Bé: 4 (1 nữ) , Thái Bình: 7 (3 nữ), Thuận Hải: 4 (1 cư sĩ), Thanh Hoá: 2 (1 nữ, 1 cư sĩ), Thừa Thiên – Huế: 9 (1 nữ), Tây Ninh: 2, Tiền Giang: 6, Trà Vinh: 4 (1 nữ) 2, Vĩnh Long: 3, Vĩnh Phú: 1 (nữ).
2 Gồm: Ni trưởng Thích nữ Diệu Trí (chùa Diệu Đức, Huế), HT. Thích Hưng Dụng (chùa Kim Tiên – Huế), Bà Nguyễn Đình Chi (Thừa Thiên-Huế), HT Hộ Nhẫn, tp. Hồ Chí Minh, Ni trưởng Thích nữ Huyền Học (chùa Vĩnh Phước, huyện Hóc Môn, tp. Hồ Chí Minh), Ni trưởng Giác Nhẫn, đại diện cho Ni sư Như Thanh, tp. Hồ Chí Minh, Luật sư Trần Ngọc Liễng, tp. Hồ Chí Minh, Hòa thượng Thích Kim Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hòa thượng Thích Thanh Từ, tỉnh Đồng Nai, Thượng tọa Thích Xuân Lôi, chùa Thành, tỉnh Lạng Sơn, Giáo sư Hà Văn Tấn, Hà Nội, Giáo sư Trương Đình Nguyên, Hà Nội.
3 Gồm: Ban Giáo dục Tăng, Ni, Ban Hoằng pháp, Ban Văn hoá Trung ương, Ban Hướng dẫn Nam Nữ cư sĩ Phật tử, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Tỉnh, thành: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên-Huế, Lâm Đồng, Nam Hà, Đắc Lắc, Đồng Nai, Quảng Trị, Thượng tọa Danh Nhơn đại diện Phật giáo Nam tông Khmer, Hà Tây, Cần Thơ, Tuệ Tĩnh đường Diệu Đế-Huế, Tuệ Tĩnh đường Thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé, Ban Đại diện Lâm thời Giáo hội Phật giáo tỉnh Tây Ninh, Ninh Thuận, Đại biểu cư sĩ Phật tử tỉnh hội Quảng Nam-Đà Nẵng, Đồng Tháp, Tiền Giang, Khánh Hòa, Bến Tre, Ninh Bình, Đại diện Phật tử Hà Tĩnh, Uỷ viên Nghi lễ Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang.

Trích theo tài liệu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 – 2012) – Nhà xuất bản Tôn giáo 2012.
Người thực hiện: Nguyễn Đại Đồng

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường