Bao giờ tóc mẹ xanh xưa / Cho lòng tôi ngọt hạt mưa đầu đời / Ơi bà mẹ Huế của tôi / Xanh trong đôi mắt ấm lời yêu thương.
Bao giờ tóc mẹ xanh xưa/Cho lòng tôi ngọt hạt mưa đầu đời/Ơi bà mẹ Huế của tôi/Xanh trong đôi mắt ấm lời yêu thương.
Tóc xanh từ thuở xuân thì
Dài theo năm tháng đến khi lấy chồng
Mưa dầm nắng quái ra đồng
Búi cao sau gáy bềnh bồng như mây.
Dại khờ tôi nghịch tóc bay
Mẹ đem thả dưới tre gầy ngoài hiên
không tiếng than phiền
Những hôm đứt bữa nỗi niềm vì đâu.
Đất cam dâng cạn mỡ màu
Lúa thành hạt gạo thơm hồng đào
Vì tôi mẹ sớm dãi dầu
Nắng mưa cái vạc đêm thâu rạc rào
Tuổi thơ qua những hư hao
Tôi đi từ mảnh ruộng sâu quê nhà
Tiễn tôi ra tận bến đò
Một ngày gió lớn ngẩn ngơ nát lòng.
Hương nhu còn thoảng bến sông
Đò xa tóc nhớ đứng trông khuất tầm
Thời gian từ bỏ thanh xuân
Tôi thương dáng mẹ lặng thầm trong mưa.
Bao giờ tóc mẹ xanh xưa
Cho lòng tôi ngọt hạt mưa đầu đời
Ơi bà mẹ Huế của tôi
Xanh trong đôi mắt ấm lời yêu thương.
Tác giả: Nguyễn An BìnhHội viên Hội Nhà Văn Tp.HCM
Đạo Phật nhìn con người như một tổng hòa thân-tâm vận động trong từng sát-na, không dừng nghỉ, không thực chất, nhưng đầy tiềm năng chuyển hóa. Ngũ uẩn là bản đồ thân-tâm, giúp người tu nhìn thấy rõ nơi sinh khởi của chấp thủ, nơi bám víu khổ đau phát xuất.
Trong tương lai, một nền khoa học liên ngành trong đó các phương pháp thiền định, hành trì chính niệm, nghiên cứu sóng não cùng tồn tại có thể là cầu nối đưa nhân loại đến gần hơn với sự hiểu biết toàn diện về chính mình.
Sự tích hợp trí tuệ này vào tâm lý trị liệu không chỉ mở rộng khung lý thuyết mà còn mang đến một cách tiếp cận toàn diện, hướng tới chuyển hóa nội tâm sâu sắc, phát triển trí tuệ và lòng từ bi, thay vì chỉ tập trung giải quyết triệu chứng.
Quả chuông này có sức sống mãnh liệt. Quả chuông chùa Ngũ Hộ sẽ sống mãi trong lòng chúng ta. Quả chuông sẽ có vai trò kêu gọi nền hòa bình mãi mãi cho Việt Nam, cho Nhật Bản, cho thế giới.
Đại sư Vạn Hạnh không chỉ khai thị bản chất thịnh suy giống như giọt sương trên đầu ngọn cỏ mà còn đặt sự thịnh suy trong quá trình biến đổi, từ phía cuối con đường, phía bên kia cuộc đời, phía sau của thực tại hôm nay.
Con đường Nho giáo là con đường triết lý nhân sinh, còn Phật giáo là con đường triết lý bản thể. Những triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Nho - Phật ảnh hưởng đến lối sống hài hòa, tôn trọng tự nhiên của người Việt.
Tuy nhiên, trong chiều sâu của tư tưởng Thiền tông, quê hương còn mang một tầng nghĩa khác, chính là bản thể giác ngộ, là phật tính sẵn có trong mỗi con người.
Bình luận (0)