Trang chủ Giáo lý - Lịch sử - Triết học Tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam về mặt chính trị

Tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam về mặt chính trị

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Thích Nữ Phước Nghĩa
Học viên Ths Khóa I, Học viện PGVN tại Hà Nội

DẪN NHẬP

Từ đầu thế kỷ I sau Công nguyên, khi Phật giáo du nhập vào nước ta, thì quá trình tiếp biến đạo Phật luôn xảy ra liên tục để thích hợp và thể nhập vào đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Việt. Hay nói cách khác nó phát triển theo xu hướng “bản địa hóa”. Chỉ sau một thời gian ngắn, Phật giáo đã sớm bén rễ trên mãnh đất này. Và trong tâm thức người Việt, Phật giáo trở thành một tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh, như một sức mạnh nội tại của toàn dân trong quá trình dựng nước và giữ nước để chống lại sự đồng hóa của phong kiến phương Bắc.

Lịch sử của dân tộc ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền độc lập nước nhà. Tuy nhiên lịch sử dân tộc luôn gắn liền cùng lịch sử Phật giáo Việt Nam. Vì trong những cuộc chiến tranh, những người con Phật luôn sát cánh cùng dân tộc, đóng góp sức lực và trí tuệ để cùng nhau giữ vững biên cương lãnh thổ.

Nói đến lịch sử phát triển của dân tộc cũng là lịch sử phát triển của đạo Phật trong suốt quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Đạo phật luôn đồng hành cùng dân tộc trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, từ thiện v.v… đó cũng được xem là sự đóng góp to lớn của Phật giáo trong suốt chặn đường hộ quốc an dân. Tiêu biểu qua các triều đại vang danh trong sách sử như nhà Đinh – Tiền Lê, Lý -Trần, cùng các vị Thiền Sư lỗi lạc đã góp phần bảo hộ đất nước và dân tộc như Thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận, ngài Vạn Hạnh, thiền sư Viên Chứng, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông v.v… và cùng những Phật tử anh hùng làm nên trang sử vẽ vang cho dân tộc.

Dù ở bất kỳ thời đại nào đạo Phật luôn đóng góp tích cực trong quá trình hộ quốc an dân ở nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, từ thiện v.v… Trong bài nghiên cứu này người viết chỉ giới hạn trình bày: “Tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam về mặt chính trị”. Nhằm làm nổi bật những đóng góp tích cực của đạo Phật trong suốt tiến trình lịch sử đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc bảo vệ độc lập nước nhà và xây dựng đời sống thanh bình cho dân tộc ở mọi phương châm cũng như trong lịch sử và trong hiện tại.

Bài nghiên cứu này góp phần tác động đến tâm thức của con cháu đời sau có cơ hội tiếp cận, học được bài học quý báo từ lịch sử dân tộc. Phải biết noi gương tốt của những bậc tiền nhân, dù sống đời tại gia hay xuất gia theo Phật cũng không quên nhiệm vụ của mình đối với dân tộc và tổ quốc.

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC BỐI CẢNH LỊCH SỬ

1.1. Sơ lược bối cảnh lịch sử

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, luôn gắn liền vận mệnh của đất nước, đồng cam cộng khổ chia ngọt sẽ bùi, thăng trầm cùng dân tộc trải qua nhiều thời đại và trong mọi hoàn cảnh. Sự an nguy của dân tộc cũng chính là nỗi lo canh cánh trong lòng của những người con Phật, bởi tất cả đều luôn mong muốn một đời sống thanh bình an lạc v.v… Sự gắn kết mật thiết này đã hòa quyện nhuần nhuyễn giữa truyền thống đạo đức của tổ tiên với tinh thần từ bi, trí tuệ, vị tha, vô ngã của đạo Phật. Sự hòa quyện này đã tạo nên dấu ấn sinh động trong công cuộc dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước, điều đó đã thể hiện qua những trang sử vàng từ thời Đinh – Tiền Lê Cho đến Lý – Trần và mãi đến các đời sau và nhất là thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử.

Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Ngay từ những năm đầu thế kỷ Công nguyên, dân tộc ta phải đối phó chính sách bành trướng về phương Nam của các triều đại Trung Hoa bấy giờ. Trải qua 10 thế kỷ chính sách xâm lược của chúng nhằm thôn tính và đồng hóa Đại Việt cũng không  hiện thực được. Với ý chí ngoan cường, tinh thần độc lập tự chủ, trên hết là tấm lòng yêu nước nồng nàn, cả dân tộc đã đứng lên giành lấy nền độc lập tự chủ từ trong các thế lực phản động phương Bắc Trung Hoa. Trong cuộc hành trình chống lại sự bành trướng, đồng hóa của giặc ngoại xâm Trung Hoa, Phật giáo nghiễm nhiên trở thành một bộ phận, một lực lượng gắn bó khắng khít, không thể tách rời cùng với dân tộc Đại Việt.

Phật giáo Việt Nam “Ngay từ thế kỷ thứ VI, qua các triều đại độc lập đầu tiên của dân tộc sau 600 năm lệ thuộc, Phật giáo không những đã ở trong dân tộc mà còn là nền tảng tâm linh và tinh thần của dân tộc”[1], đúng vậy từ thời Bắc thuộc trong bối cảnh đất nước bị xâm lăng, dân tộc bị nô lệ, Phật giáo đã trở thành sức mạnh tinh thần và tư tưởng đánh đổ sự độc tôn của tư tưởng văn hóa Trung Hoa, xây dựng ý thức dân tộc và văn hóa dân tộc, góp phần to lớn cho công cuộc đấu tranh giành độc lập. Đến thời Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần Phật giáo tiếp tục được phát triển. Sang triều Hậu Lê tuy Phật giáo không còn giữ vai trò là Quốc giáo nhưng vẫn luôn có chỗ đứng khá vững chắc trong đời sống xã hội Đại Việt “Phật giáo từ hàng nghìn năm nay đã chiếm được một chỗ đứng khá vững trong lòng của hàng triệu con người”[2].

1.2. Định nghĩa hộ quốc an dân (an sinh xã hội)

An sinh xã hội hay nói một cách chính xác là tinh thần hộ quốc an dân. Bởi vì dùng chữ “hộ quốc an dân” mới lột tả hết hàm nghĩa những công lao cống hiến của đạo Phật trong lịch sử bảo vệ, xây nước nhà. Chúng ta có thể giải thích hộ quốc an dân như sau: “Hộ quốc” là giúp đỡ, hộ trì quốc gia. “An dân” là khiến cho dân được an ổn. Vậy, hộ quốc an dân có thể hiểu là sự giúp đỡ cống hiến bằng sức lực và trí tuệ để hộ trì đất nước góp phần gìn giữ đất nền độc lập của tổ quốc, làm cho đất nước phát triển tốt đẹp, giúp người dân có cuộc sống tự do, bình an, hạnh phúc[3]. Tinh thần ấy qua các triều đại được vận dụng tích cực vào công cuộc bảo vệ đất nước với một câu nói rất thân quen, chúng ta có thể bắt gặp nhiều trong các sách sử, đó là “tinh thân nhập thế tích cực”. Nhập thế là phải đi vào đời làm cho đời thêm tươi sáng, đây cũng chính là câu nói gần gủi được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Mot so van de ve Phat giao VN hien nay 4

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Ảnh: St

1.3. Nguồn gốc hộ quốc an dân

Tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam xuất phát từ kinh Hoa Nghiêm, lấy lý Duyên Khởi làm tiêu chí:

“Cái này có thì cái kia có,

Cái này sinh thì cái kia sinh,

Cái này không thì cái kia không,

Cái này diệt thì cái kia diệt”[4].

Đó là định nghĩa lý Duyên Khởi, tất cả mọi sự vật không tách rời định lý này, con người sinh ra cũng nhờ vào các duyên mà tồn tại, vì vậy trong đời sống hằng ngày chúng ta luôn tác động đến xã hội, môi trường và thế giới. Không có gì tách rời mối quan hệ tương nhân, tương duyên, tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tác động đến con người và ngược lại, như trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy về cái lý trùng trùng duyên khởi: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”[5] (một là tất cả, tất cả là một).

Có thể nói, đây là mệnh đề tóm tắt toàn bộ yếu nghĩa kinh Hoa nghiêm. Yếu nghĩa ấy nói về sự tương quan tương duyên chằng chịt của tất cả mọi sự vật trong vũ trụ: Sự vật này tức là sự vật kia, sự vật kia tức là sự vật này; một sự vật có mặt trong tất cả mọi sự vật, tất cả mọi sự vật có mặt trong một sự vật; một sự vật tức là tất cả các sự vật, tất cả các sự vật tức là một sự vật. Nguyên lí duyên khởi cho ta thấy rằng, một sự vật không thể tự nó có mặt, mà đã do vô số các sự vật khác, không phải là nó, hợp lại cấu thành. Một cuốn sách chẳng hạn, không phải tự nó hiện ra, nhưng đã do tất cả những cái “không phải là sách”[6]. Hay nói cách khác, tổ chức Phật giáo, với đặc trưng duyên khởi tính mà nó thể hiện “Tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam trong quá trình hội nhập” để đáp ứng các nhu cầu lịch sử đặt ra đất nước, dân tộc, trong đó có Phật giáo.

CHƯƠNG 2: TINH THẦN HỘ QUỐC AN DÂN CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUA CÁC TRIỀU ĐẠI TIÊU BIỂU

2.1. Triều đại Đinh – Tiền Lê

2.1.1. Nhà Đinh

– Bối cảnh chính trị xã hội thời Đinh

Với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, đã chấm dứt thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc để mùa xuân năm sau (939) ông lên ngôi xưng vương (sử gọi là tiền Ngô Vương), đóng đô ở Cổ Loa, đất nước ta bước sang một kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam: kỷ nguyên xây dựng một nhà nước độc lập tự chủ và phát triển từ đây, dẫn đến thời Đinh và Tiền Lê làm tiền đề cho sự phát triên hưng thịnh thời Lý – Trần. Từ cột mốc lịch sử này, đất nước chuyển sang một thời đại mới: thời đại thống nhất đất nước, thống nhất cộng đồng, phục hưng mọi giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc sau hơn một nghìn năm bị phương Bắc đô hộ (năm 111TCN – năm 938) để tạo nên tính chất thời đại khoan giản, an lạc, nhân thứ và mở rộng.[7]

“Chính trong thời điểm ấy ra đời một khuôn mặt anh tài có đóng góp rất nhiều cho lịch sử dân tộc và Phật giáo. Đó là đại sư Khuông Việt, mà cuộc đời đã được ghi lại trong Thiền uyển tập anh tờ 8a6-9b4”[8].

Triều Ngô tồn tại gần 30 năm (939 -967) Ngô quyền mất (939 – 967), cuối triều Ngô đất nước bị nạn cát cứ bởi mười hai xứ quân. Yêu cầu thống nhất dân tộc một lần nữa được đặt ra. Khi ấy nhiệm vụ cao cả này lịch sử phó thác người anh hùng nông dân Đinh Bộ Lĩnh.

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, “năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lấy tên là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình (năm 970) và đinh đô ở Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình)”[9]. Lúc bấy giờ nhà Đinh nắm quyền cai trị Đại Cồ Việt trong điều kiện và thế lực chưa đủ mạnh, Nhà Tống ở phương Bắc luôn rình rập xâm lược, bởi vậy, hình phạt của nhà Đinh rất nặng và dã man mang tính răn đe khóc liệt.

–  Vai trò hộ quốc an dân của Phật giáo trong thời Đinh

Trong thời gian này Phật giáo đã được truyền bá rộng rãi trong nhân dân. Các tầng lớp quần chúng dân gian thì tìm thấy ở đạo Phật một niềm an ủi cho đời sống khổ cực của mình, sau hơn 1000 năm sống dưới ách thống trị hà khắc của phong kiến phương Bắc và sau những năm trong nước bị loạn lạc do các lực lượng phong kiến chia rẽ, gây bè phái đánh nhau tranh giành quyền thế.

Lúc này Tăng sĩ giữ một vai trò quan trọng. Họ là một lực lượng chính trị và kinh tế vững vàng, nắm độc quyền về văn hóa nghệ thuật. Cùng với việc các vua Đinh, Tiền Lê sử dụng các Thiền sư – trí thức của dân tộc lúc bấy giờ vào việc trị vì đất nước tất sẽ chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Và, thực tế nhà Đinh và tiếp theo là nhà Tiền Lê đã lấy tư tưởng Phật giáo làm hệ tư tưởng chủ đạo để trị nước, tức là Phật giáo giữ địa vị độc tôn dưới triều Đinh và Tiền Lê.

Nhìn lại lịch sử chúng ta sẽ thấy, dưới các triều đại Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần tinh thần nhập thế phổ độ chúng sinh của Phật giáo đã lấn áp những hình ảnh vốn có, vị thế vững vàng của Nho giáo trong đời sống xã hội đương thời, bằng chứng là các vị cao Tăng đạo hạnh và có uy tính của Phật giáo đã tham gia triều chính, đảm nhận vai trò quân sư, cố vấn cho vận mệnh quốc gia, vì các Ngài nhận thấy sự có mặt kịp thời của mình là cần thiết để hóa giải nổi đau triền miên của một dân tộc nhỏ bé vốn đã từng và đang bị ngoại bang xâm lấn. Dưới thời Đinh Tiên Hoàng Phật giáo tồn tại như là quốc giáo, bấy giờ địa vị các nhà sư trong xã hội rất được đề cao. Triều đình đã có những quy định cụ thể từng cấp bậc cho quan văn, võ và Tăng đạo. Trong Đại Việt sử ký toàn thư nêu rõ: “Nguyễn Bặc làm Định Quốc, Lưu Công làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, cho Tăng Thống Ngô Chân Lưu làm Khuông Việt Đại Sư, cho Trương Ma Ni làm Tăng lục đạo sĩ”[10]. Triều đình quy định rõ ràng thứ bậc cho chư tăng và trong thực tế, “triều đình đã có hẳn một ngạch quan dành riêng cho các bậc cao tăng. Việc nhà sư Ngô Chân Lưu được giữ chức Tăng Thống (nghĩa là người đứng đầu các nhà sư) và được phong hiệu là Khuông Việt Đại Sư (vị Đại sư Khuông phò nước Việt), tham dự triều chính với uy quyền như một tể tướng v.v… có thể coi là một ví dụ điển hình”[11]. “Phật giáo nước ta được triều đình công nhận từ đó và tăng sĩ có quy định giai phẩm khi ấy cũng là lần đầu tiên”[12].

Việc nhà vua ban tước hiệu cho một vị Thiền Sư, cũng đồng nghĩa triều đình nhà Đinh đã chính thức công nhận nhân sự của Phật giáo trực tiếp tham gia chính sự trong vai trò chỉ đạo tâm linh, điều này đã được thể hiện qua nền “đức trị” với các chính sách sáng suốt và từ bi nhân đạo rất hợp lòng dân Thời kỳ này, đạo Phật được triều đình và nhân dân ưa chuộng cũng là công lớn của các nhà sư trong việc kiến thiết và bảo vệ đất nước là rất lớn.

Dẫu sao đây là lần đầu tiên Phật giáo được tổ chức thành một hệ thống cho cả nước, mà người đứng đầu là Khuông Việt. Một giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất bắt đầu từ đây, chứ không phải đợi đến khi thiền phái Trúc Lâm ra đời mới có giáo hội thống nhất, như có người đã đề xuất.

Thời kỳ này, “trong nước chùa tháp cũng được xây dựng. Đại sư Khuông Việt đã cho mở chùa Khai Quốc (tức chùa Chấn Quốc), biến nơi đây thành một trung tâm truyền thụ Phật giáo lớn dòng thiền Vô Ngôn Thông ở vùng Đại La”[13].

Tại kinh đô Hoa Lư nhiều chùa được dựng lên phục vụ cho việc tu hành và hoằng dương Phật pháp. Có một số chùa không còn nữa nhưng sót lại một vài di tích như: Chùa Tháp, chùa Bà Ngô, Chùa Nhất Trụ.

2.1.2. Nhà Tiền Lê

– Bối cảnh xã hội chính trị thời Tiền Lê

Cuối triều Đinh, quân Tống phương Bắc mang đại quân sang xâm lấn nước ta. Vua Đinh Toàn còn quá trẻ. Trước vận mệnh của đất nước có nguy cơ bị mất, bấy giờ Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là một người có tài, đức độ, nhiều người mến phục, được Thái Hậu Dương Vân Nga trao ngai vàng và hoàng bào nắm quyền điều hành đất nước với sự giúp sức của các tăng sĩ như thiền sư Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận. Lê Hoàn đã chiến thắng giặc Tống xâm lược vào năm 981 rồi lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Đại Hành.

– Vai trò hộ quốc an dân của phật giáo thời Tiền Lê

Nhà Tiền Lê vẫn tiếp tục trọng dụng các bậc cao Tăng. Dưới thời vua Lê Đại Hành, việc nước, việc quân ở triều đình đều mời Đại Sư Khuông Việt tham gia. Bên cạnh Khuông Việt, thiền sư Pháp Thuận cũng là một cố vấn quan trọng của Lê Đại Hành: “Trong buổi đầu, khi nhà tiền mới sang nghiệp, Sư có công dựng bàn hoạch định sách lược. Khi thiên hạ thái bình sư không nhận chức tước của triều đình phong thưởng. Vua Lê Đại Hành lại càng thêm kính trọng, thường không gọi tên mà gọi là Đỗ Pháp sư, thường ủy thác cho Sư các công việc văn hàn”[14]. Đáp lại sự tôn trọng của nhà vua, các bậc danh tăng cũng ra sức khuông phò xã tắc.

Vua Lê Đại Hành đặc phong “Khuông Việt Thái sư làm cố vấn và Thiền sư Pháp Thuận lo việc ngoại giao”[15].

Bấy giờ Nho giáo và Đạo giáo vẫn được truyền bá mạnh mẽ ở nước ta nhưng chưa phải là thịnh đạt, trật tự của hai đạo này vẫn chưa được khẳng định. Còn Phật giáo rất được tôn sùng, các nhà Sư được trọng đãi và nhiều vị Đại Sư đã tham gia triều chính, được Hoàng Đế kính nể, chân thành hỏi ý kiến trước khi quyết định những vấn đề lớn của quốc gia. Bấy giờ Phật giáo có vị trí quan trọng nhất trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước nhà. Trong thực tế nhà Sư là đội ngũ trí thức đông đảo nhất của xã hội đương thời. Nhiều bậc tu hành là nhà thơ, nhà văn cũng đồng thời là quan lại của triều đình. Cuộc đối đáp văn chương giữa Lý giác (sứ giả của nhà Tống) với sư Đỗ Pháp Thuận (cãi trang làm người trèo đò), những vần thơ của Khuông Việt Đại Sư Ngô Chân Lưu tặng Lý Giác trước khi về nước v.v… là những bằng chứng cụ thể.

– Vai trò của Đại Sư Khuông Việt

Đại sư họ Ngô, pháp hiệu là Chân Lưu, trụ trì chùa Phật Đà. Tướng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng, lúc nhỏ theo học nho, lớn lên học Phật, xuất gia thụ giới với Văn Phong thiền sư ở chùa Khai Quốc. Ngài nghiên cứu sâu vào Thiền tông, năm 40 tuổi, tiếng vang đến triều đình, vua Đinh Tiên Hoàng mời vào cung hỏi đạo, Ngài đối đáp lưu loát, được nhà vua mến phục bèn phong chức Tăng Thống (970). Năm thứ 2 niên hiệu Thái Bình (971) vua ban hiệu Khuông Việt Đại Sư.

Thời vua Lê Đại Hành lên ngôi, vua đặc biệt kính trọng Sư, thường mời sư đến luận bàn việc triều đình.

Sách sử còn ghi: “Thiên Phúc thứ nhất (980),quân Tống đến cướp. Vua vốn biết việc đó, sai Sư (Khuông Việt) đến đền cầu đảo. Quân giặc kinh hãi, bèn rút về giữ sông Hữu Ninh. Lại thấy sóng gió nổi lên, giao long nhảy nhót, giặt bèn tan vỡ”[16].

“Thiên phúc năm thứ 7 (986), người Tống là Nguyễn Giác sang sứ. Bấy giờ pháp sư Đỗ Thuận cũng có danh. Vua sai đổi áo làm giang lịnh để đón Giác ở Giang Khúc. Giác thấy Sư giỏi bàn văn chương bèn đem thơ tặng, trong đó có câu “Thiên ngoại hữu thiên viễn chiếu” (ngoài trời lại có trời soi rạng). Vua bảo sư Đỗ Pháp Thuận đưa cho Khuông Việt xem, Sư thưa rằng “Sứ Bắc tôn kính bệ hạ cùng với chúa nó không khác”. Khi Giác về  Sư làm bài từ Ngọc lang quy đễ tiễn đưa”[17].

“Tường quang phong hảo cẩm phàm trương

Thần tiên phục đế hương

Thiên trùng vạn lý thiệp thương lang

Cửa thiên quy lộ trường

Tình thảm thiết

Đối ly trường

Phan luyến sư tinh lang

 Nguyện tương thâm ý vị Nam cương

Phân minh báo ngã hoàng.”

Dịch:

Nắng tươi gió thuận cánh bườm giương

Thần tiên lại đế hương

Vượt sóng xanh muôn dặm trùng dương

Về trời xa đường trường

Tình thắm thiết

Chén lên đường

Vin xe sứ vấn vương

Tâu vau tôi tỏ tường.[18]

Về sau sư già yếu xin về núi Du Hi dựng chùa tu hành. Ngày 12 tháng 2 niên hiệu Thuận Thiên thứ hai đời Lý Thái Tổ, Sư gọi Đa Bảo đến đọc bài kệ rồi thị tịch.

“Mộc Trung nguyên hữu hỏa

Nguyên hỏa phục hoàn sinh

Nhược vị mộc vô quả

Toàn toại hà do manh?”

Dịch:

Trong cây vốn có lửa

Có lửa, lửa mới bừng

Nếu bảo vốn không lửa

Cọ xát do đâu bùng.[19]

Tất cả đều này chứng tỏ vai trò chủ yếu của Đại Sư Khuông Việt tập trung vào các hoạt động Phật giáo là chính. Tuy nhiên, đấy không phải là tất cả những gì mà Ngài đóng góp cho lịch sử dân tộc và Phật giáo. Sư còn có những đóng góp to lớn và quí báo hơn nữa. Đó là “phàm việc quân việc nước của triều đình Sư đều dự vào”[20]

Các Thiền Sư còn lập đạo tràng để thuyết pháp truyền bá đạo Phật. Ảnh hưởng của đạo Phật đi sâu rộng vào quần chúng nhân dân. Văn học nghệ thuật thời này cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

 Lúc ấy Lê Đại Hành rất đổi kính trọng các vị Thiền sư, vua còn cho mời thiền sư Vạn Hạnh làm cố vấn chính trị. Đặc biệt thiền sư Vạn Hạnh  được vua Lê Đại Hành đích thân xin ý kiến về cuộc kháng chiến chống quân Tống vào năm 980 v.v…

Qua sử liệu, có thể thấy Phật giáo thời Đinh – Tiền Lê nhập thế tích cực, góp phần không nhỏ cho công cuộc xây dựng và giữ gìn đất nước, vun bồi ý chí tự cường, độc lập dân tộc. Hình ảnh các vị Thiền sư thấm nhuần triết lý đạo Phật nhưng đồng thời cũng là những trí thức yêu nước, có trình độ văn hóa cao, có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Với việc tham gia chính sự của các thiền sư mà tiêu biểu là Khuông Việt, Pháp Thuận, Phật giáo thời Đinh – Tiền Lê đã đặc nền móng vững chắc cho Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc.

2.2. Triều đại Lý – Trần

2.2.1. Nhà Lý

– Bối cảnh chính trị xã hội

Cuối đời nhà Tiền Lê, Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) tàn ác, bất nhân, hoan dâm vô độ nên quần thần và dân chúng oán giận. Thiền sư Vạn Hạnh cùng tướng Đào Cam Mộc vận động triều đình tôn vinh người con Phật, quan Tả điện tiền Chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi vua tức là Thái Tổ nhà Lý, đóng đô ở thành Thăng Long (Hà Nội), lấy niên hiệu Thuận Thiên, mở ra vương triều mới: Triều Lý.

Triều đại này tồn tại 215 năm (1010 – 1225), trải qua 9 triều vua, nhà lý chú trọng xây dựng quốc gia phong kiến dân tộc độc lập, tự chủ. Cùng với việc xây dựng Thăng Long trở thành trung tâm chính trị tôn giáo, triều đình mở mang phát triển kinh tế thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, cũng cố quân đội, soạn bộ hình thư nhằm cũng cố vương quyền, cấm ăn trộm súc vật nuôi, cấm quan lại sách nhiễu nhân dân. Nhà lý coi trọng phát triển tôn giáo, sử dụng tôn giáo làm nền tảng tinh thần để cũng cố ý thức quốc gia dân tộc. Bên cạnh Phật giáo, Đạo giáo, nhà Lý còn dùng cả Nho giáo, như lập Văn Miếu (1070) thờ Khổng Tử, Chu Công và các vị tiền hiền nhà Nho, mở khoa thi tam giáo (Nho, Phật, Đạo), năm 1075 để tuyển chọn quan lại.

– Vai trò hộ quốc an dân của Phật giáo thời Lý

Lý công Uẩn vốn là đệ tử Phật giáo nên khi ở ngôi vua, ông vô cùng sùng kính đạo Phật. Ngay từ khi mới lên ngôi đã sắc ban phẩm phục cho hàng Tăng sĩ.

“Năm thuận thiên nguyên niên (1010), Thái Tổ sắc làm nhiều chùa ở phủ Thiên Đức, lấy tiền kho hai vạn quan để dựng 8 ngôi: trong thành Thăng Long dựng chùa Hưng Thiên Ngự, gần điện Thái Thanh dựng những chùa Thắng Nghiêm, thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ Thiên Quang và thiên Đức. Triều đình lại sắc đi khắp các làng hễ chùa nào đổ nát thì phải tu bổ”[21].

Bước sang thời Lý Phật giáo đã được khẳng định ở vị thế của một tôn giáo chính thống, bởi các vị vua nhà Lý đều là những Phật tử thuần thành, thâm tín Phật pháp, có học thức và tri kiến Phật pháp; và bởi những ảnh hưởng lớn lao từ nền giáo dục đạo đức và tinh thần nhập thế khơi nguồn tuệ giác trong đời sống nhân gian rất hiệu quả.

Vào thời nhà Lý Thiền sư Vạn Hạnh và Thiền sư Đỗ Pháp Thuận đã có công rất lớn trong việc hình thành nên triều đại đương thời, chính hai vị Thiền sư lỗi lạc này đưa Lý Công Uẩn Lên ngôi vua và đây là một vị minh quân đã làm rạng rỡ thêm những trang sử vàng son của dân tộc. Nhờ thấm nhuần nền tảng đạo đức, trí tuệ từ bi và đạo lý nhân quả của Phật giáo, nhất là dựa vào niềm tin chuyển hóa, nên các hình phạt và tù ngục trong triều đại này dần dần được thay thế bởi các chính sách giáo dục đạo đức và cảm hóa có hiệu quả.

Dưới thời Lý Thái Tổ có nhiều bậc cao tăng có uy tín và có sự đóng góp tích cực cho triều đình, tiêu biểu là thiền sư Khuông Việt, Đỗ Pháp Thuận, Sư Vạn Hạnh, thiền sư Đa Bảo. Đặc biệt Thiền sư Vạn Hạnh người đã nuôi dưỡng và góp phần ửng hộ Lý Công Uẩn lên ngôi.

– Vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh

Theo Thiền uyển tập anh ghi chép “Thiền sư Vạn Hạnh chùa lục Tổ, hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức, người Cổ Pháp, họ Nguyễn, gia đình đời đời thờ Phật. Sư thuở còn nhỏ thông minh khác thường, học thông ba giáo, nghiên cứu trăm luận, xem thường công danh. Năm 21 tuổi xuất gia, cùng Định Huệ theo học với Thiền Ông đạo giả chùa Lục Tổ. Khi làm xong việc, sư chăm chỉ học tập không biết mệt. Sau khi Thiền Ông tịch diệt, Sư chuyên tâm tu tập môn Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm việc riêng của mình. Bấy giờ Sư nói ra lời nào tất đều là phù sấm với thiên hạ”[22].

Khi Lê đại Hành trị vì thường mời Thiền Sư vào triều để bàn việc nước, nhà vua rất tôn kính Sư. Sang nhà Lý, Thiền Sư vẫn được kính trọng, các vua nhà Lý cũng tiếp tục mời Ngài đến bàn việc nước.

Tap chi nghien cuu phat hoc so thang 7.2018 Thien su van hanh van dung tu tuong PG xay dung nha Ly 1

Quốc sư Vạn Hạnh là thầy dạy học cho của Lý Công Uẩn, vừa là trợ tá đắc lực trong việc quản lý đất nước. Sư không chỉ đảm nhận vai trò cố vấn triều đình nhà Tiền Lê mà còn là người có công đưa Lý công Uẩn lên ngôi hoàng đế mở ra một triều đại nhà Lý hưng thịnh.

Cuối triều Lê, Lê Ngọa triều lên ngôi, tàn ngược độc ác, trời người đều oán giận, Lý Công Uẩn lúc ấy còn giữ chức Thân Vệ. Bấy giờ điềm lạ xuất hiện khắp nơi như xoáy long trên lưng con chó trắng, ở Viện Hàm Toại chùa Ứng Thái Tâm, châu Cổ Pháp có hình chữ Thiên tử, cây gạo bị sét đánh để lại vết tích chữ viết v.v… những sự việc này sư Vạn Hạnh đều biện giải được, tất cả phù hợp với điềm Lê suy Lý thấy. Sư dự đoán trước việc Lý công Uẩn lên ngôi bèn nói với người chú bác của Lý Công Uẩn:

“Thiên tử đã băng hà, Lý thân vệ đang ở nhà. Người nhà thân vệ túc trực trong thành nội có hàng ngàn. Nội trong ngày thân vệ ắt sẽ được thiên hạ”[23].

Cũng trong thời điểm đó Sư viết bài kệ yết bảng ở các ngã tư đường nói đến vận mệnh của một triều đại:

“Tật lê trầm Bắc thủy

Lý tự thụ Nam thiên

Tứ phương can quả tĩnh

Bát biểu hạ bình an”[24].

Dịch:

Tật lê chìm biển Bắc

Cây Lý mọc trời Nam

Bốn phương binh đao lặng

Tám hướng chúc bình an.

Bài kệ của Thiền sư mang tính chất chính trị rất rõ nét, sự dự đoán một triều đại tàn bạo sắp suy vọng, một vị minh quân lỗi lạc sẽ lên thây thế đem lại cuộc sống an vui hạnh phúc cho dân tộc và sự thịnh vượng của một đất nước độc lập. Đây là công lao vô cùng to lớn của Sư đã làm cho vận mệnh đất nước được thay đổi từ đây, mở ra một triều đại độc lập tự chủ tự cường trên tinh thần đoàn kết dân tộc theo triết lý mang âm hưởng Phật giáo, để sau này triều Đại nhà Trần tiếp nối tô đậm thêm trang sử vàng son của dân tộc, với sự cống hiến đồng hành cùng dân tộc trong việc bảo vệ dộc lập chủ quyền lãnh thổ nước nhà.

Thời vua Lê Đại Hành, năm đầu niên hiệu Thiên phúc (980) có tướng nhà Tống bên Tầu là Hầu Nhân Bảo đem quân đến xâm lược, đóng quân ở núi Cường giáp Lãng. Vua mời sư đến hỏi về sự thắng bại của quân ta.

Sư tâu vua rằng:

Trong 3-7 (21 ngày) giặc ắt thoát lui. Sau quả nhiên như thế. Đến khi vua định đi đánh Chiêm thành triều đình bàn nghị phân vân chưa quyết, Sư liền tâu xin gấp đi đánh không thì bỏ lỡ mất cơ hội. Về sau đánh quả nhiên toàn thắng.

Theo Thiền uyển tập anh, bấy giờ có kẻ thù hiềm Sư, tên là Đỗ Ngân ngầm định mưu hại, Sư liệu trước khi sẩy ra, cho người mang bài kệ đến y :

“Thổ Mộc tương sinh Kim với Cân

Cớ sao mưu hại giấu trong thân

Lúc này lòng ta buồn hết sức

Thật đến sau ta chẳng hận ngầm.

Chữ Thổ với chữ Mộc là chữ Đỗ.

Chữ Cân với chữ Kim là chữ Ngân.

Chữ Ngũ với chữ Khẩu là chữ là Ta

Chữ Thu với chữ Tâm là chữ Sầu.

Tên Ngân sợ liền thôi” [25].

Cũng chính Thiền sư đã thuyết phục Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, khai sinh ra Thăng Long trong ý nguyện bảo vệ nền độc lập lâu dài với một truyền thuyết đầy lãng mạn về sức vươn lên như rồng thiêng của đất nước. Đây là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa lớn với mục đích “đóng đô nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”[26].Thiền sư cũng là người thảo ra lời chiếu dời đô hào sảng, nhấn mạnh rằng, đất Đại La “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi v.v… xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”[27]. Mở ra một vận hội mới cho 400 năm Lý – Trần vẻ vang, lập được nhiều chiến công bất hủ ảnh hưởng đến quốc tế, và tiếp nối các chiến công về sau đánh gục quân Minh, Thanh và đại thắng Pháp, Mỹ cho đến đời hiện đại, năm châu đều biết tiếng. Vua Lý Thái Tổ rất sùng mộ Thiền sư Vạn Hạnh và phong ông làm Quốc sư. Tuy nhiên, ngày thường, ông vẫn ở trong chùa. Chỉ những khi quốc gia hữu sự có lời vua mời thì ông mới vào triều giúp ý kiến cho vua rồi trở về chùa. Tầm nhìn của quốc sư Vạn Hạnh đã ghi công rất lớn, được vua Lý nhân Tông hết mực khen ngợi (1072-1127):

“Vạn Hạnh dung tam tế

Chân phù cổ sấm ky

Hương quan danh cổ pháp

Trụ tích trấn vương kỳ.”[28]

Việt dịch:

Vạn hạnh thông rõ ba đời

Ngữ ngôn phù hợp muôn lời sấm xưa,

Quê hương Cổ Pháp bây giờ

Dựng cây tích trượng kinh đô vững bền.

Hình ảnh của quốc sư vạn Hạnh là hình ảnh tiêu biểu nhất về những gì mà Phật giáo Việt Nam và một tu sĩ Phật giáo Việt Nam có thể đóng góp cho dân tộc Việt Nam. Người đã để lại trong bài kệ Thị đệ tử (bảo các đồ đệ) một cẩm nang về thái độ hành sử cho hậu thế, những tu sĩ Việt Nam rằng:

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hữu khô.

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo dầu phô”[29].

Việt dịch:

“Thân như bóng chóp có rồi không

Cây cỏ xuân tươi, thu héo tàn

Nhìn cuộc thịnh suy lòng không hãi

Thịnh suy đầu cỏ hạt sương tan”.

Đó là thái độ sống rất Phật giáo, phù hợp với lời dạy của đức Phật: “có bốn căn bản phiền não, đó là tham, sân, si và sợ hãi”. Người xuất gia luôn hành đạo giữa dòng thăng trầm của xã hội. Đời mãi mãi vẫn thế, người tu sĩ vẫn mãi mãi hành thiện, giải thoát[30].

Theo thượng Tọa Thích Phước Đạt cho rằng: “Bài kệ của Thiền Sư diễn dịch triết lý hành động, suy nghĩ về đạo đức con người trước sự thịnh suy của cuộc đời”[31].

Người viết cho rằng bài kệ thể hiện tinh thần hộ quốc an dân khuyên mọi người thực hành như thế để xây dựng một đời sống an vui hạnh phúc, góp phần tạo sự bình an thịnh trị cho nước nhà.

Qua việc dời đô cho thấy, vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập, phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời nhà Lý. Đây là một cột mốc thời gian rất quan trọng đánh dấu sự khởi đầu một nghìn năm Phật giáo đồng hành đóng góp tích cực hiệu quả cho dân tộc. Đồng thời cũng nói lên vai trò của Phật giáo trong việc sát cánh với triều đình nhà hậu Lý lèo lái con thuyền dân tộc, góp phần làm cho đất nước Đại Việt ngày càng phồn vinh và thịnh trị. Và còn có rất nhiều Thiền sư khác nữa đã đóng góp công sức mình cho đất nước như Mãn Giác, Từ Đạo Hạnh, Đa Bảo, Huệ Sinh đời Lý. Năm 1018 Thiền sư Vạn Hạnh thị tịch.

2.2.2. Nhà Trần

– Bối cảnh chính trị xã hội

Năm 1225, vua Lý huệ Tông bệnh nặng, vì không có con trai nên nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Dưới sự sắp đặc âm thầm của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu hoàng nhường nôi cho chồng là Trần Cảnh.

“Ngài 11 tháng 12 năm Ất Dậu, Trần Cảnh chính thức lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Trần Thái Tông lập nên vương triều nhà Trần kéo dài 175 năm (1225-1400), trải qua 12 đời vua”.[32]

– Vai trò của Phật giáo thời Trần

Triều đại nhà Trần tiếp nối nhà Lý lấy tinh thần Phật giáo làm chủ đạo đoàn kết lòng dân thể hiện qua các cuộc chiến thắng chống quân Nguyên – Mông. Vào thời đầu nhà Trần cũng xuất hiện các vị Thiền sư lỗi lạc góp sức trong công cuộc bảo vệ hòa bình cho tổ quốc như Thiền sư Đạo Viên hay còn gọi Thiền sư Viên Chứng, hiệu Trúc Lâm (Quốc Sư Trúc Lâm), Tuệ Trung Thượng Sĩ. Đặc biệt Quốc Sư đã thức tỉnh vua Trần Thái Tông khi vua bỏ lên núi muốn xuất gia cầu làm Phật. Ngài đánh động vào tâm thức của vua bằng câu nói: “Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ có trong tâm. Nếu tâm lắng lại và trí huệ phát sinh, chính đó là chơn Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không phải khổ công đi tìm cầu bên ngoài”[33].

Kể từ đó Thái Tông trở về, cai trị đất nước hưng thịnh an ổn lòng dân. Ngoài lo việc nước, việc dân Ngài còn tự lập thời khóa tu cho riêng mình, đem lời Phật dạy làm nền tảng trị quốc an dân. Vua luôn nhớ lời dạy của Quốc sư Trúc Lâm để xứng đáng là một vị vua tốt: “Phàm làm đấng Nhân quân. Phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón Bệ hạ về triều, Bệ hạ không thể không trở về được. Song, việc tham cứu nội điển, xin Bệ hạ luôn luôn để tâm, chớ quên”[34].

Qua lời dạy của Quốc Sư Trúc Lâm đã góp phần xây dựng nên một vị vua tài đức. Tuy lời dạy ấy xem có vẻ bình dị nhưng ngầm mang yếu tố chính tị, nó tác động mãnh liệt đến nội tâm sau lắng của vua, giúp Thái Tông vạch định cho mình con đường trong việc tu thân, trị quốc và an lòng dân. Nhờ vậy mà trong cuộc chiến tranh chống giặc Nguyên – Mông lần thứ nhất đã giành thắng lợi vẻ vang năm 1258, Trần Thái Tông xứng đáng vị vua anh hùng của dân tộc. Chiến công ấy chính nhờ vào sự đồng lòng trên dưới vua quan và toàn thể dân chúng với tinh thần chủ đạo của Phật giáo làm sức mạnh nội tại phát huy khối đại đoàn kết dân tộc Đại Việt.

Sang đời vua Trần Thánh Tông cũng là một người Phật tử sùng tính đạo Phật, tiếp nối tư tưởng của vua cha, ông lấy đạo Phật làm nồng cốt cai trị nước nhà và làm sức mạnh tinh thần đoàn kết lực lượng toàn dân tộc bảo vệ nền độc lập tổ quốc lâu dài.

Tiếp nối vua Thánh Tông là Trần Nhân Tông, Ngài cũng là một vị vua vô cùng tuyệt vời, vừa là vua lại là Thiền sư tu đắc pháp. Với sự thống nhất ba dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi – Vô Ngôn Thông và Thảo Đường đang tồn tại ở nước ta, sản sinh ra một Thiền phái mang đậm bản sắc đặc trưng của người Việt, được gọi là Thiền Phái Trúc Lâm. Thời kì này Phật giáo trở thành quốc giáo và phát triển một cách hưng thịnh, với sự góp sức của Thiền Sư Tuệ Trung Thượng Sĩ, là thầy của vua Nhân Tông, ngoài dạy học, dạy tu Ngài còn dạy Trần Nhân Tông trở thành ông vua tốt. Đấy cũng là sự đóng góp không nhỏ trong việc phò tá vua và đất nước, để đào tạo nên một vị vua anh hùng sáng chói, làm lợi ích cho quốc gia dân tộc, giữ vừng nền độc lập tự chủ tự cường.

– Vai trò của vua Trần Nhân Tông (Điều Ngự Giác Hoàng) đối với đạo pháp dân tộc

Vua Trần Nhân Tông tên là Trần khâm, con trưởng của vua Trần Thánh Tông, lên ngôi năm 1278. Ngài là một vị vua nhân từ, hòa nhã, cố kết lòng dân, quyết đoán hết lòng vì dân vì nước. Trong thời gian 14 năm trị vì, Trần Nhân Tông cùng cha và các tướng lĩnh tài giỏi như: Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, Nhan Huệ vương Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão v.v… đã hai lần lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh tan quân xâm lược Nguyên-Mông hùng mạnh thời bấy giờ vào năm 1285 và 1288.

Năm 1293, Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông lên làm Thái Thượng Hoàng. Kể từ đó Ngài tìm cho mình con đường riêng, xuất gia tu học theo chân lý Phật Đà.[35]

Trong ba lĩnh vực giữ nước, dựng nước và mở nước Trần Nhân Tông đều có những đóng góp đáng kể. Tuy nhiên điều được coi là nổi bật nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của Ngài là việc sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền của riêng người Việt và thành lập giáo hội Phật giáo Trúc Lâm. Về sau Ngài trở thành Sơ Tổ của Thiền phái này, tiếp nối dòng thiền có nhị Tổ Pháp Loa và Tam Tổ Huyền Quang, được người đời tôn xưng là tam Tổ Trúc Lâm.

Vua Nhân Tông khi trị vì đất nước Ngài cũng là một Phật tử mộ đạo, ngoài lo việc nước lúc rảnh rỗi vua tụng kinh lễ bái, lấy lời Phật dạy làm kim chỉ nam xây dựng đất nước và đối nhân xứ thế, tạo phúc lành cho dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ông chính là một vị vua anh hùng, bậc minh quân có nhiều cống hiến cho đất nước cũng như Phật giáo. Ngài chủ trương đoàn kết, an dân, cũng cố lực lượng, mềm dẻo về ngoại giao với các nước lân bang, tất cả nhằm chuẩn bị đối phó chống giặc ngoại xâm.

Cụ thể, Vua Trần Nhân Tông đã tổ chức hội nghị bình than để bàn kế hoạch chống quân xâm lược. Trong hai lần kháng chiến này, Trần Nhân Tông đã trở thành ngọn cờ kết chặt lòng dân, lãnh đạo nhân dân Đại Việt vượt qua bao khó khăn, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng.

Về việc xây dựng đất nước, Trần Nhân Tông khuyến khích nhân dân trồng dâu nuôi tằm, chiêu mộ dân khai khẩn ruộng hoang, mở rộng các công trình thủy lợi, đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch tàn phá thì vua lệnh không thu thuế, những nơi khác thì giảm thuế hoặc miễn theo thứ bậc khác nhau. Nhất là việc sáp nhập châu Ô, châu Lý mở rộng diện tích nước nhà trên bản đồ Việt Nam ngày nay.

Khi Thiền phái ra đời Ngài lấy tông chỉ Phật tại tâm và tinh thần tùy duyên nhập thế tích cực làm mục tiêu hoạt động trong Thiền Phái, khẳng định trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh của riêng mình, chỉ cần trở về nhìn lại là nhận ra ngay. Cũng chính tinh thần tu tập của dòng Thiền này đã đẩy mạnh sự đoàn kết một lòng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông do Ngài đứng ra triệu tập và tất cả đều đồng lòng chung sức cùng triều đình quyết tâm đánh tan giặc ngoại xâm. Từ đạo hạnh đến ý chí tu học đạt đến kết quả giác ngộ của các vua Trần đã tạo nên uy tính và bản lĩnh của nhà lãnh đạo đất nước vốn là những Phật tử thuần thành. Điều này tạo sự ảnh hưởng rất lớn cho Phật giáo, nhờ đó đã quy tụ về giáo hội những nhân tài kiệt xuất cùng góp phần làm rạng rỡ non sông Đại Việt. Thời đại nhà Trần, nói đến Phật giáo là nói đến dân tộc, nói đến dân tộc là nói đến Phật giáo. Từ đó chúng ta có thể khẳng định rằng, Phật giáo đời Trần là nền Phật giáo độc lập, nó phục vụ cho dân tộc Việt, đây là điểm sáng lung linh làm nổi bậc vai trò đồng hành và gắn kết của Phật giáo với dân tộc dưới thời nhà Trần đối với việc phát triển đất nước Đại Việt.

Từ hành trạng của các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông đã nêu bậc lên tính nhập thế hết lòng phụng sự dân tộc của đạo Phật, đã định hướng một đời sống tâm linh dồi dào nội lực cho cả dân tộc, làm nền tảng bên vững cho đạo đức, là cơ sở vững chắc bảo vệ đất nước, đồng thời tạo kế hoạch lâu dài cho sự nghiệp triều đại nhà Trần.

Phật giáo bấy giờ như là một chất keo kết chặt tình đoàn kết dân tộc một nhà, phát huy sức mạnh nội tại của con người. Thiền phái đề cao sự tự ngộ, rèn luyện của hết thảy mọi người. Lời dạy của Phật được phổ biến trong dân chúng không chỉ trong triều đình, dân chúng kể cả ngoài chiến trường. Bất cứ là tại gia hay xuất gia đều tu được, không luận gìa trẻ, gái trai, sống ở trong chùa hay ngoài đời, miễn là biết tu tập, sửa đổi tâm ác thành tâm thiện, phá trừ vô minh tham dục, thì đều đến con đường giác ngộ[36]

Đến khi xuất gia tu học Trần Nhân Tông hiệu Điều Ngự Giác Hoàng thực hành hạnh đầu đà. Ngài vân du khắp mọi nơi dạy người dân bỏ ác làm lành, quy y giữ gìn ngũ giới, thực hành thập thiện. Đó chính là ý tưởng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội.

Đến khi Trần Nhân Tông cho ra đời bài phú “Cư trần lạc đạo” trở thành hệ tư tưởng chính cho thiền phái hoạt động trong một bối cảnh lịch sử nước ta luôn phải đối diện với các cuộc chiến tranh vệ quốc. Không chỉ ba lần quân dân ta chiến thắng quân Nguyên – Mông mà đến cuối thế kỷ thứ XVIII với những chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa oanh liệt của quân Tây Sơn, trong nó nổi bật những gương mặt Phật tử nhận mình là người thừa kế truyền thống Trúc Lâm như Thượng thư Tỉnh Phái hầu tiến sĩ Ngô Thì Nhậm là thiền sư Hương Hải và Hương Lĩnh Bá tiến sĩ Nguyễn Đăng Sở là thiền sư Hải Âu v.v…[37]. Bài kệ kết thúc bài phú thâu tóm toàn bộ tư tưởng thiền phái:

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.[38]”

Dịch:

Cư trần lạc đạo hãy tùy duyên,

Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền.

Báu sẵn trong nhà thôi tìm kiếm,

Vô tâm trước cảnh hỏi chi thiền.

Bốn câu này thể hiện phương châm hành động nhập thế tích cực của Tổ Trúc Lâm. Đây là phương châm hành động, lý tưởng tu tập của Trần Nhân Tông. Cư trần là ở trong đời, đây là chủ trương hòa quang đồng trần, đạo mỗi người, giành cho mọi người. Nếu muốn sống ở đời mà vui với đạo thì chúng ta phải linh động tùy duyên, phương tiện. Đói ăn, mệt ngủ liền, lại thể hiện tinh thần hòa quang đồng trần, như tu mà không tu mới gọi là tu, chứng mà không chứng,v.v… hành mà không hành v.v… Dù ở trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào chúng ta cũng vẫn tu được, vẫn giúp dân, tất cả không thấy mình làm, không thấy tướng làm, đó chính là tinh thần dấn thân phụng sự cho đạo pháp dân tộc của Phật giáo nhập thế.

“Theo Hòa Thượng Nhất Hạnh, tinh thần tùy duyên trong tức là phải hội nhập vào hoàn cảnh đó, đừng đòi hỏi điều kiện này hay điều kiện khác. Tùy duyên là tùy theo những điều kiện đang có, phải biết chấp nhận và hạnh phúc với những điều kiện sẵn có, gọi là tùy duyên. Đừng có chạy đi đâu để tìm kiếm nữa vì những cái ta cần đã có sẵn ở trong ta. Đối cảnh vô tâm chẳng cần hỏi thiền chi nữa”[39].

Còn Đoàn Thị Thu Vân trong bài “Tuệ Trung Thượng Sĩ và Thiền phong đời Trần” thì tinh thần bài kệ là tôn chỉ của sơ Tổ và cũng là tư tưởng nhất quán của Thiền phái được thể hiện qua bốn điểm:

Hãy nên sống hòa mình với đời, không câu chấp.

Hành động tùy duyên, tức làm việc cần làm, đúng lúc phải làm và không trái quy luật tự nhiên.

Tự tin vào mình, trở về khơi dậy tiềm lực của chính mình, không tìm cầu tha lực.

Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù thiền hay Phật.

Để được như vậy, các nhà tư tưởng Thiền phái đã có cả quá trình hoạt động và đúc kết từ thực tiễn trong tiến trình hình thành tư tưởng Cư trần lạc đạo đi từ tùy tục của Thường Chiếu (đời Lý), rồi đến biện tâm của Trần Thái Tông chuyển qua hòa quang đồng trần của Thượng Sĩ, sau cùng là tùy duyên lạc đạo của Trần Nhân Tông, rồi Pháp Loa Huyền Quang tiếp tục triễn khai đi vào thực tiễn xã hội, đóng góp cho đời, cho đạo một cách tốt đẹp[40].

CHƯƠNG III: VAI TRÒ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

3.1. Vai trò Phật giáo Việt Nam trong thời cận đại

Với tinh thần từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, hơn 2.000 năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh mối quan hệ keo sơn, khăng khít giữa Phật giáo với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước của dân tộc. Vì thế, tầm ảnh hưởng của Phật giáo đến các lĩnh vực đời sống xã hội ngày càng lớn.

Trong khoảng một nghìn năm Bắc thuộc, chùa chiền đã là nơi sinh hoạt của cộng đồng, nhà sư cũng đồng thời là người dạy chữ, bốc thuốc chữa bệnh cho dân; dạy dân biết sống theo điều hay lẽ phải, biết yêu nước thương nòi, nung nấu tinh thần độc lập dân tộc. Đất nước xây nền tự chủ, Thiền sư Ngô Chân Lưu giúp vua Đinh Tiên Hoàng trị quốc an dân; tự tin khẳng định độc lập, chủ quyền trong quan hệ đối ngoại với các nước lân bang. Thời Tiền Lê có Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, đặc biệt, Thiền sư Vạn Hạnh là người có công rất lớn đối với vua Lê Đại Hành trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược và sau này, giúp Lý Công Uẩn lên ngôi, lập nên Triều Lý – một triều đại lấy Phật giáo làm quốc đạo, xây dựng xã hội thanh bình thịnh trị, lấy sự an lành của cuộc sống muôn dân làm mục tiêu trị quốc.

Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam là nhập thế, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Tên tuổi  những nhà sư Đa Bảo, Viên Thông, Tuệ Trung Thượng Sĩv v.v… đã góp phần làm rạng danh Phật giáo Việt Nam qua ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông và phát triển rực rỡ đất nước dưới thời nhà Trần. Đặc biệt, vua Trần Nhân Tông, sau khi nhường ngôi cho con đã vào núi tu hành, trở thành vị tổ sư đầu tiên sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – một thiền phái duy nhất mang hệ tư tưởng Việt Nam, được người đời tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Phật giáo luôn là chỗ dựa cho cách mạng. Nhiều chùa chiền trở thành cơ sở hoạt động, nơi nuôi giấu những nhà cách mạng. Đông đảo phật tử kể cả tại gia tham gia tích cực sự nghiệp kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước. Nhiều tu sĩ đã tạm gác việc tu hành, giã biệt chốn thiền môn, ra chiến trường tham gia cách mạng như các Hòa thượng Thích Thiện Chiếu, Thích Minh Nguyệt, Thích Thiện Hào, Thích Thế Long v.v… nhiều tu sĩ đã hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng nước nhà.

Theo chiều dài lịch sử Phật giáo Việt nam luôn thắt chặt mối tương quan đồng hành cùng dân tộc trong những cuộc kháng chiến chống giặc xâm lăng. Từ giữa thế kỷ XIX, trước sự xâm lược và đặt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp, cùng với cả dân tộc. Phật giáo Việt Nam cũng phải gánh chịu biết bao nỗi thống khổ, đau thương, bất công cả tinh thần lẫn vật chất. Dưới chế độ thực dân Pháp, Phật giáo Việt Nam cũng như cả dân tộc là kẻ bị trị, phải gánh chịu mọi sự đàn áp, danh dự và thể thống bị chà đạp, có thể nói “hai ngàn năm Phật giáo Việt Nam là hai ngàn năm Phật giáo nhập thân với dân tộc”[41]. Phật giáo Việt Nam rơi vào thời kì khó khăn nhất của lich sử, đó là những vụ đàn áp đẫm máu Phật giáo do Tổng thống Ngô Đình Diệm gây nên. Chính nỗi đau dân tộc cùng nỗi đau tín ngưỡng là động lực thúc đẩy hàng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến chống thực dân.

Phật giáo Việt Nam từ sự ra dời của Tổng hội Phật giáo Việt Nam năm 1951, tác động phong trào chấn hưng Phật giáo thời kỳ này không chỉ riêng ở chốn thiền môn mà trải rộng ra ngoài xã hội “Mối quan hệ giữa Phật giáo với cuộc vận động độc lập, nói lên rằng nhà chùa thuở nọ là một trong những cơ sở quan trọng cho tư tưởng dân tộc phát triển”[42]. Trong giai đoạn 1945-1954 đã có nhiều Tăng sĩ, cư sĩ Phật giáo trưởng thành từ phong trào chấn hưng Phật giáo đã tham gia kháng chiến chống xâm lăng. Tiêu biểu như Thượng tọa Mật Thể ra ứng cử và được nhân dân tín nhiệm bầu vào Quốc hội khóa đầu tiên cứu nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bác sĩ Lê Đình Thám, nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng, cùng gia đình thoát ly tham gia kháng chiến và giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Trung Bộ. Nhiều Tăng sĩ “cởi áo cà sa, mặc chiến bào”, như Thích Châu Quang , hy sinh tại mặt trận bảo vệ thành phố Huế trong những ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ; Thích Tâm Minh, Chính trị viên Trung đoàn Trần Cao Vân, hy sinh tại huyện Phong Điền; Thích Trí Thuyên bị thực dân Pháp bắn chết ngay tại Phật học đường Kim Sơn,…Tiếp theo, trong giai đoạn lịch sử 1954-1975, Phật giáo đã thực sự trỗi dậy mà điểm sáng chói nhất là cuộc quật khởi năm 1963. Thật ra, cho đến trước khi phong trào này bùng nổ, cùng với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, cuộc đấu tranh của Tăng Ni, Phật tử miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm tuy chưa tiến đến một cao trào đấu tranh trên qui mô rộng lớn, có lúc bình thường, lúc ẩn hiện và ở mức độ khác nhau nhưng đã diễn ra khá liên tục. Tuy nhiên, phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 vẫn là một sự kiện nổi bật nhất trong phong trào đô thị miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ, thể hiện rõ nhất nét tinh túy của Phật giáo. Thống kê sơ lược vài nét về quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam như thế để thấy rõ hơn tầm quan trọng và nét đột phá của phong trào Phật giáo năm 1963, sự gắn kết chặt chẽ giữa Đạo Pháp và Dân Tộc trong truyền thống của Phật giáo Việt Nam. Cũng như, lý do vì sao Phật giáo là điểm nhắm của Ngô Đình Diệm sau này.

Đặc biệt sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức “vị pháp thiêu thân” ngày 11/06/1963 giữa Sài Gòn nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã trở thành ngọn lửa thắp sáng lương tri toàn thế giới, kêu gọi thế giới ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Hình ảnh “Trái tim vĩnh cửu” của Hòa Thượng mang ý nghĩa cao cả của tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam. Những người con Phật sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp đại đoàn kết, đấu tranh cho công lý, hòa bình.

Nếu trước đây chính quyền Ngô Đình Diệm luôn cho rằng dưới quyền của mình là “Một chế độ mà kẻ thù của nhân dân đinh ninh rằng không một lực lượng nào dưới quyền thống trị của chúng dám đả động đến”[43], thì bây giờ cũng phải khiếp sợ trước hình ảnh trái tim bất diệt của Hòa thượng Thích Quảng Đức “Trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức là một bảo vật vô giá của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất”[44]. Dù đã dùng mọi cách đàn áp dã man để ngăn chặn phong trào đấu tranh của quần chúng nhưng không cách nào đẩy lùi được mà phong trào càng lúc càng bùng nổ, cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức làm cho “Uy thế của Mỹ-Diệm bị một cú đánh tinh thần mạnh như trời giáng”[45]. Cuộc tự thiêu của Hòa thượng đã làm cho cả thế giới kinh ngạc và hết sức thán phục, đây là “một hành động tiêu biểu vĩ đại. Nó không chỉ chống lại Diệm, để chỉ sự hiện hữu của Phật giáo và để ý tới, mà nó còn có ý nghĩa chống lại sự bất công, bất chính của toàn thế giới v.v…Với một hành động lặng thinh, không nói một lời, một vị Hòa thượng Việt Nam đã nêu một tấm gương sáng rung rợn, một kháng nghị cao đẹp, lộng lẫy, chống lại mọi xấu xa đê hèn của loài quỷ sứ đang còn tồn tại trong thế giới ngày nay”[46]. Vì thế, Chính quyền Diệm phải nhận sự phản kháng mạnh mẽ không những từ toàn thể quần chúng nhân dân Việt Nam, mà còn bị đánh mạnh từ dư luận, tố cáo của Quốc tế. Nguồn tư liệu mà Malcoln W. Brown đã cung cấp trong The New Face of War cho biết: “Vụ Phật giáo năm 1963 đã làm chấn động các quốc gia ngoài châu Á kể từ khi xảy ra vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Bỉ, Úc, Đức,v.v… Tấm hình tự thiêu của Hòa thượng đã được phổ biến khắp thế giới, từ trên bàn giấy của Tổng thống Hoa Kỳ tới văn phòng các lãnh tụ Trung Quốc và chính nước Cộng sản này đã cho in ra hàng triệu tấm hình ấy để phân phát đi khắp Á Phi với lời ghi chú: “Một Tăng sĩ Phật giáo việt Nam tự thiêu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ-Diệm”[47].

Tinh thần ấy vẫn tiếp tục tỏa sáng, được nhân lên trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, đem giang sơn về một mối và được kế tục, phát triển trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay.

Tap chi nghien cuu phat hoc so thang 7.2018 Thien su van hanh van dung tu tuong PG xay dung nha Ly 3

3.2. Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc trong thời hiện đại

Với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, Phật giáo Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước bằng các hoạt động giao lưu quốc tế, vận động hòa bình, đối nội, đối ngoại v.v… Đại bộ phận tăng, ni, phật tử thực hiện nếp sống văn hóa, đạo đức, ích nước, lợi dân, trở thành những người tiêu biểu, gương mẫu trong cuộc sống. Nếu trước kia, Phật tử bằng đánh giặc cứu nước mà đi đến giác ngộ, thì ngày nay, bằng các chương trình hoạt động xã hội, tham gia tích cực vào công cuộc đổi mới, chấn hưng đất nước mà họ được giác ngộ chân lý của đạo Phật.

“Nước có độc lập thì đạo Phật mới dễ mở mang”– Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã khẳng định như vậy. Trong quá trình đồng hành cùng đất nước, Phật giáo không ngừng phát triển, khẳng định vị thế là một tôn giáo lớn ở Việt Nam. Những giá trị văn hóa, nhân văn sâu sắc của đạo Phật đã ảnh hưởng tích cực đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của đại đa số nhân dân, góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân, hình thành phong cách, lối sống thuần hậu bao dung và góp phần lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Thái độ ứng xử và giá trị tư tưởng, triết lý của Phật giáo đã hòa quyện với truyền thống văn hóa dân tộc, trở thành di sản, bản sắc quý báu của dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, từ bản chất, bản sắc và trong thực tiễn hoạt động của mình, trong quá khứ cũng như hiện nay, Phật giáo luôn thể hiện được tinh thần gắn bó, đồng hành, góp phần xứng đáng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Phật giáo Việt Nam đã góp phần làm sáng ngời lý tưởng của dân tộc và trưởng thành cùng dân tộc.

Ngày nay tuy đất nước độc lập, chấm dứt những cuộc chiến tranh tàn khóc nhưng Phật giáo Việt Nam không vì thế mà rời xa dân tộc. Trái lại đạo Phật vẫn tích cực cống hiến cho tốt đời đẹp đạo dưới nhiều hình thức trong mọi lĩnh vực, tham gia vào các hoạt động cộng đồng của xã hội như: giáo dục ủng hộ hội khuyến học cho học sinh nghèo có chi phí học tập, từ thiện xã hội ở các vùng lũ lụt, nơi dân số còn nghèo, xây nhà tình thương kính tế, ngoại giao với các nước bạn để chiếm được niềm tin của thế giới về vai trò của Phật giáo Việt Nam.

Nhìn chung, Phật giáo Việt Nam trong lịch sử nhập thế hộ quốc, và là nơi đáp ứng mọi như cầu tâm linh của nhân dân. Ngày này, tiếp nối truyền thống tốt đẹp đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam thông qua những nỗ lực về mặt vật chất và tinh thần đã chú trọng công tác an sinh xã hội. Nhiều ngôi trường, Tuệ Tĩnh đường, đường sá, cầu cống được xây dựng, nhiều quỹ phúc lợi được hưng công giúp những người nghèo có được một cuộc sống yên ổn, nhiều ngôi chùa là nơi nuôi dưỡng những trẻ em bị bỏ rơi, những người già không nơi nương tựa, chăm sóc bệnh nhân HIV và AIDS, tích cực tham gia bảo vệ môi trường v.v…

Với sự cống hiến không ngừng nghĩ của Phật giáo đã được nhà nước ta công nhận đạo Phật không thể tách rời dân tộc. Ví thế các cấp chính quyền ngày nay đã tán dương công đức và ủng hộ cho đạo Phật tiếp tục triển với vai trò hộ quốc an dân theo đúng tinh thần của pháp luật quy định. Đến các kỳ Lễ hội lớn trong Phật giáo, các cấp lãnh đạo nhà nước cũng ưu ái đến thăm, chúc mừng dưới tình đoàn kết một lòng vì nước vì dân, tiêu biểu như:

Ngày 21-5, tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), nhân dịp tham dự Đại lễ kính mừng Phật đản 2016 (Phật lịch 2560). Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến tham dự và phát biểu khẳng định “với chặng đường hơn 2.000 năm đồng hành, gắn bó cùng dân tộc, Đạo Phật đã khẳng định được vị trí của mình trong lòng dân tộc. Trong mỗi hoàn cảnh lịch sử, với truyền thống yêu nước, Phật giáo Việt Nam luôn lấy từ-bi-hỷ-xả, chân-thiện-mỹ để giáo hoá chúng sinh, đề cao tinh thần “hộ công phụ quốc, an dân, đồng cam cộng khổ cùng dân tộc; phục vụ Tổ quốc và có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước”. Trong niềm vui chung chào mừng Đại lễ Phật đản hôm nay, tôi tin tưởng sâu sắc rằng, tiếp nối truyền thống hơn 2.000 năm gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục gìn giữ, phát huy tinh thần “Hộ quốc, an dân” với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”; cổ vũ, động viên tăng ni, phật tử ở trong và ngoài nước đoàn kết chặt chẽ với các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước” [48].

Với những gì Phật giáo Việt Nam đã cống hiến cho đất nước được lưu danh sách sử. Ngày nay được nhà nước ta ghi nhận và rất mực ủng hộ mọi hoạt động của Phật giáo được diễn ra tốt đẹp. Như các hoạt động văn hóa được mở rộng như lễ hội, hội nghị, hội thảo Phật giáo, Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc, Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Giáo hội ngày càng được cộng đồng Phật giáo quốc tế biết đến, tín nhiệm, kết thân, hợp tác; hoạt động từ thiện diễn ra mạnh mẽ, làm cho ánh sáng Phật pháp ngày càng tỏa rộng; giáo dục Phật giáo ngày càng được hệ thống và hoàn thiện.

Trong kỳ Đại hội địa biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hỏi và trao tặng bức trướng.

“Phó Thủ tướng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền Trung ương và địa phương trong cả nước hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật, tạo môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ổn định, lành mạnh”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng bức trướng của Chính phủ mang dòng chữ “Phật giáo Việt Nam Hộ quốc, An dân” cho đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam[49].

Đó là những gì đạo Phật có thể làm cho đất nước cho dân tộc, trong tương lại Phật giaó Việt Nam còn phát huy nhiều hơn nữa trong công cuộc hộ quốc an dân, giữ vững nền hòa bình lâu dài cho tổ quốc.

KẾT LUẬN

Qua những sự việc làm trên cho thấy đạo Phật kể từ khi du nhập vào Việt Nam, đã nhanh chống hòa nhập vào lòng dân tộc, vì đạo Phật mang tính chất hiền hòa, theo tinh thần “Từ bi, hỷ xã – Vô ngã, vị tha’, được dân ta nhanh chóng tiếp nhận. Các vị Thiền Sư ra sức tiếp biến để trở thành một Phật Phật giáo mang bản sắc riêng của người Việt. Kể từ đó, đạo Phật là nơi nưa tựa tinh thần vững chắc cho toàn dân, cùng với dân tộc sát cánh trên các chặn đường đánh đuổi giặt thù, bảo vệ chủ quyền cho tổ quốc. Thời kỳ ấy những vị Thiền Sư cũng tích cực tham chính trị, cống hiến tài trí, dự bàn kế hoạch cho vua trong các cuộc chiến tranh.

Hình ảnh Thiền Sư Ngô Chân Lưu (Đại Sư Khuông Việt) phò tá triều Đinh – Tiền Lê, là một tiêu biểu lớn, hay Thiền Sư Vạn Hạnh đã đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, mở ra một triều đại mới, đem đến sự hưng thịnh cho đất nước. Để đến thời nhà Trần tiếp tục kế thừa và phát huy tinh thần gắn kết của Phật giáo. Vì vậy Phật giáo trở thành quốc giáo trong thời kỳ này. Các Vua Trần đã dùng đạo Phật để đoàn kết sức mạnh toàn dân chống lại quân  Nguyên – Mông, quy giang sang về một mối, thiết lập nền độc lập lâu dài. Nhất là sự ra đời của Thiền Phái Trúc Lâm đã tạo thành chất keo gắn chặt lòng dân, tạo thành một khối đại đoàn kết giữ vững nền hòa bình cho đất nước.

Dù trải qua bao thăng trầm tưởng chừng như Phật giáo mất đi. Thế nhưng đạo Phật vẫn sống âm ỉ trong lòng dân tộc, luôn sát cánh cùng tổ quốc. Qua bao cuộc chiến tranh, chùa chiền lại là nơi quy tụ lực lượng quân dân, nuôi anh hùng cách mạng và những vị vua, tướng v.v…  khí đất nước lâm nguy các nhà sư cũng “cỡi áo cà sa mặc chiến bào” ra chiến trường bảo vệ tổ quốc.

Ngày nay tuy đất nước độc lập, nhưng Phật giáo Việt Nam vẫn không quên vai trò hộ quốc an dân trên nhiều lĩnh vực. Với tinh thần hành Bồ tát đạo theo giáo Lý Tứ Nhiếp Pháp “bố thí-ái ngữ-lợi hành-đồng sự” mà đức Phật đã dạy cùng với tinh thần nhập thế tích cực, tùy duyên hóa độ của Điều Ngự Giác Hoàng. Các tăng, ni, phật tử đã và đang từng ngày phát huy ủng đất nước ở các mặt: Giáo dục, từ thiện, kinh tế, chính trị, trật tự xã hội, v.v… nhằm xây dựng phương châm “tốt đời đẹp đạo” với mục tiêu “Chủ nghĩa – Xã hội- Đạo pháp dân tộc” luôn gắn kết.

Phật giáo sẽ làm rất nhiều và tốt hơn thế nữa cho đất nước, nếu luôn được chính phủ bảo hộ, tạo mọi điều kiện thì dân ta sẽ có cuộc sống ấm no hạnh phúc, hạn chế tệ nạn xã hội, giữ vững được nền độc lập dân chủ lâu dài, tạo tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Người việt Nam sẽ rất tự hào với nước bạn khi có một đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, không sợ quân thù, vì lúc nào Phật giáo cũng đồng lòng đoàn kết cùng dân tộc trên mọi chặn đường vinh quang hay khó nhọc.

Qua những gì sử liệu đã để lại, người viết mong rằng tầng lớp trẻ hôm nay được học, có sự tri ân sâu sắc đến các bậc tiền bối đã có công mở nước, giữ nước cho đến ngày hôm nay. Tuổi trẻ là mầm sống cho tương lai. Cho nên các em hãy học môn lịch sử, noi gương người đi trước và làm tốt hơn vai trò hộ quốc an dân trong xã hội hiện đại. Riêng Chư tăng, ni luôn luôn cống hiến hết mình một lòng bảo vệ tổ quốc, dù là người theo cửa Phật cũng không bao giờ quên nhiệm vụ chung của một người công dân Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc, hộ quốc an dân, bảo vệ tổ quốc phát triển bền vững.

Thích Nữ Phước Nghĩa
Học viên Ths Khóa I, Học viện PGVN tại Hà Nội

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đức Nhuận (2008), Đạo Phật và dòng sử Việt, NXB Phương Đông.
2. Hà Văn Tấn (1991), Phật giáo với cách mạng, Nghiên cứu Phật học, số I, Phân viện Nghiên cứu Phật học, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hà Nội.
3. Hạnh Cơ (2009), Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
4. Hoàng Xuân Hào, Phật giáo và chính trị tại Việt Nam ngày nay, Quyển 1 (Luận án Tiến sĩ Luật khoa- Ban Công pháp Trường Đại Học Luật khoa)
5. Lê Mạnh Thác (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, NXB TP. HCM.
6. Lê Mạnh Thác dịch và giới thiệu (2000), Trần Nhân Tông toàn tập, NXB TP. HCM.
7. Lý Khôi Việt (1998), Hai ngàn năm Việt Nam và Phật giáo Phật học viện Quốc tế, North Hills, CA, USA.
8. Mật Thể (2004) Việt Nam Phật giáo sử lược, NXB Tôn Giáo, Hà Nội.
9. Nguyễn Đại Đồng (2018), Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến năm 1981, NXB Tôn Giáo, Hà Nội.
10. Nguyễn Khắc Thuần (2003), Thế thứ các triều vua Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
11. Nguyễn khắc Thuần (2016), Đại cương lịch sử cổ – trung đại Việt Nam, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội.
12. Ngô Đức Thọ dịch (Hà Văn Tấn hiệu đính) (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga (dịch và chú thích), (2013) Thiền uyển tập anh, NXB Tôn Giáo, Hà Nội.
14. Nhiều tác giả (2012), Miền Nam 21 năm kháng chiến chống Mỹ (Hồ sơ về cuộc kháng chiến của quân dân miền Nam), NXB Chính trị-Hành Chánh.
15. Nguyễn Công Lý (2002), Văn học Phật Giáo Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, NXB ĐHQG TP. HCM.
16. Thích Thanh Kiểm (dịch), (2003), Trần Thái Tông, Khóa hư lục, Bài tựa thiền tông chỉ nam, NXB Tôn Giáo, Hà Nội.
17. Thích Quảng Độ (2012), Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Chương V: Luận Về Mười Hai Duyên Khởi, NXB Tôn Giáo, Hà Nội
18. Thích Thiện Siêu (2004), Giới Thiệu Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Sự Phán Giáo Trong Kinh Lăng Nghiêm, NXB Tôn Giáo, Hà Nội.
19. Thích Chơn Thiện (2010), Tiếng hót ca lăng tần già, NXB Phương Đông.
20. Thích Nhất Hạnh (2009), Trái tim của Đại Sĩ Trúc Lâm, Lá Bối, NXB Phương Đông.
21. Thích Mãn Giác, ông Rene De Berval, Nguyệt san Liên Hoa, Huế, ngày 27-2-1964.
22. Thích Phước Đạt (2013), Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
23. Trần Văn Giàu (1974), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến trước Cách mạng tháng Tám, Tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
24. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến trước Cách mạng tháng Tám, Tập 1, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội.
25. Trần Văn Giàu (1976), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến trước Cách mạng tháng Tám, Tập 2, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội.
26. Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh, Tư Tưởng Số 6 & 7 (Năm 1972), 5. Tư Tưởng Thiền Dân tộc Của Vạn Hạnh, In Tại Ấn Quán Vạn Hạnh – Trương Minh Giảng – Sài Gòn.
27. Viện văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần, tập 1, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội.
28. Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội.
29. Phan Lạc Tuyên, Hương thơm cuộc đời trong “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ – cả nước tôn vinh anh”, NXB Văn Học, Hà Nội.

Danh mục trang web:
1. https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/phat-giao-viet-nam-phat-huy-tinh-than-ho-quoc-an-dan/679923.antd
2. https://www.tienphong.vn/xa-hoi/phat-giao-viet-nam-ho-quoc-an-dan-601550.tpo
3. Nguyễn Lân Dũng, Bác Hồ với đức tin đoàn kết tôn giáo, Báo điện tử chính phủ, ngày 14/02/2021 https://baochinhphu.vn/bac-ho-voi-duc-tin-va-doan-ket-ton-giao-102287350.htm#:~:text=V%E1%BB%9Bi%20Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%2C%20B%C3%A1c%20cho,T%E1%BB%B1%20do%2C%20H%E1%BA%A1nh%20ph%C3%BAc%E2%80%9D.

Chú thích:
[1] Lý Khôi Việt, Hai ngàn năm Việt Nam và Phật giáo Phật học viện Quốc tế, North Hills, CA, USA, 1998, tr.76.
[2] Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến trước Cách mạng tháng Tám, Tập 2, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội,1976, tr.280.
[3] Thích Quảng Tùng, An sinh Xã hội, Bài giảng tại Học viện Phật giáo việt Nam tại Hà Nội, năm 2019.
[4] Thích Quảng Độ, Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Chương V: Luận Về Mười Hai Duyên Khởi, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2012, tr. 224.
[5] Thích Thiện Siêu, Giới Thiệu Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Sự Phán Giáo Trong Kinh Lăng Nghiêm, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.18.
[6] Hạnh Cơ, Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản, NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, 2009, tr. 24.
[7] Nguyễn Công Lý, Văn học Phật Giáo Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, NXB ĐHQG TP. HCM, 2002, tr. 61-67.
[8] Lê Mạnh Thác, Lịch Sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, NXB TP. HCM, 2001, tr.405.
[9] Nguyễn Khắc Thuần, Thế thứ các triều vua Việt Nam, NXB Giáo dục, 2003, tr. 43.
[10] Ngô Đức Thọ dịch (Hà Văn Tấn hiệu đính), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, HN-1998, tr. 212.
[11] Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử cổ – trung đại Việt Nam, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2016, tr.88.
[12] Nguyễn Đại Đồng, Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến năm 1981, NXB Tôn Giáo, 2018, tr.77.
[13] Nguyễn Đại Đồng, Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến năm 1981, NXB Tôn Giáo, 2018, tr.77.
[14] Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga (dịch và chú thích), Thiền uyển tập anh, NXB Tôn Giáo, 2013, tr. 166.
[15] Đức Nhuận, Đạo Phật và dòng sử Việt, NXB Phương Đông, 2008, tr72.
[16] Lê Mạnh Thác, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, NXB TP. HCM, 2001, tr.407.
[17] Lê Mạnh Thác, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, NXB TP. HCM, 2001, tr. 407.
[18] Ngô Đức Thọ – Nguyễn Thúy Nga (dịch và chú thích), Thiền uyển tập anh, NXB Tôn Giáo, 2013, tr.44-45.
[19] Lê Mạnh Thác, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, NXB TP. HCM, 2001, tr.408.
[20] Lê Mạnh Thác, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, NXB TP. HCM, 2001, tr. 444.
[21] Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, NXB Tôn Giáo, 2004, tr.118.
[22] Ngô Đức Thọ – Nguyễn Thúy Nga (dịch và chú thích), Thiền uyển tập anh, NXB Tôn Giáo, 2013, tr.180.
[23] Giáo Hội PGVN, Phân viện nghiên cứu Phật Học, Thiền uyển tập anh, NXB Tôn Giáo, 2013, tr.182.
[24] Giáo Hội PGVN, Phân viện nghiên cứu Phật Học, Thiền uyển tập anh, NXB Tôn Giáo, 2013, tr.182.
[25] Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh, Tư Tưởng Số 6 & 7 (Năm 1972), 5. Tư Tưởng Thiền Dân tộc Của Vạn Hạnh, In Tại Ấn Quán Vạn Hạnh – Trương Minh Giảng – Sài Gòn, 1972, tr. 88.
[26] Viện văn học, Thơ văn Lý – Trần, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, Tr. 229.
[27] Viện văn học, Thơ văn Lý – Trần, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, Tr. 230.
[28] Thích Chơn Thiện, Tiếng hót ca lăng tần già, NXB Phương Đông, 2010, tr.134.
[29] Thơ văn Lý – Trần, tập I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997, tr. 218.
[30] Thích Chơn Thiện, Tiếng hót ca lăng tầng già, NXB Phương Đông, 2010, tr.134-135.
[31] Thích Phước Đạt, Giá trị văn học trong tác Phẩm của Thiền phái Trúc Lâm, NXB Hồng Đức, 2013, tr. 45.
[32] Nguyễn Đại Đồng, Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến năm 1981, NXB Tôn Giáo, 2018,tr. 115.
[33] Thích Thanh Kiểm  (dịch), Trần Thái Tông, Khóa hư lục, Bài tựa thiền tông chỉ nam, NXB Tôn Giáo, 2003, tr. 58.
[34] Thích Thanh Kiểm  (dịch), Trần Thái Tông, Khóa hư lục, Bài tựa thiền tông chỉ nam, NXB Tôn Giáo, 2003, tr. 59-60.
[35] Nguyễn Đại Đồng, Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến 1981, NXB Tôn Giáo, 2018, tr.124.
[36] Nguyễn Đại Đồng, Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến 1981, NXB Tôn Giáo, 2018,tr.126.
[37] Lê Mạnh Thác dịch và giới thiệu, Trần Nhân Tông toàn tập, NXB TP. HCM, 2000, tr. 227-237.
[38] Viện Văn học, Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989,tr. 510.
[39] Thích Nhất Hạnh, Trái tim của Đại Sĩ Trúc Lâm, Lá Bối, NXB Phương Đông, 2009, tr. 221-222.
[40] Thích Phước Đạt, Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm, NXB Hồng Đức, 2013, tr.119.
[41] Hà Văn Tấn, Phật giáo với cách mạng, Nghiên cứu Phật học, số I, Phân viện Nghiên cứu Phật học, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hà Nội, 1991, tr.23.
[42] Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến trước Cách mạng tháng Tám, Tập 1, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1973, tr. 491.
[43] Phan Lạc Tuyên, Hương thơm cuộc đời trong “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ – cả nước tôn vinh anh”, NXB Văn học, Hà Nội, tr.223.
[44] Nhiều tác giả, Miền Nam 21 năm kháng chiến chống Mỹ (Hồ sơ về cuộc kháng chiến của quân dân miền Nam), NXB Chính trị-Hành Chánh, 2012, tr.151.
[45] Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến trước Cách mạng tháng Tám, Tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1974,tr.343.
[46] Thích Mãn Giác, ông Rene De Berval, Nguyệt san Liên Hoa, Huế, ngày 27-2-1964.
[47] Hoàng Xuân Hào, Phật giáo và chính trị tại Việt Nam ngày nay, Quyển 1 (Luận án Tiến sĩ Luật khoa- Ban Công pháp Trường Đại Học Luật khoa), tr.266.
[48] https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/phat-giao-viet-nam-phat-huy-tinh-than-ho-quoc-an-dan/679923.antd
[49] https://www.tienphong.vn/xa-hoi/phat-giao-viet-nam-ho-quoc-an-dan-601550.tpo

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường