Tĩnh tâm

Giữ cho tâm thanh tịnh, cho lòng an yên và cho những thứ chưa đẹp đẽ trở nên mới mẻ hơn mỗi ngày. Tự chinh phục cái tâm bản ngã của mình chính là cửa ải lớn nhất mỗi người phải vượt qua. Hãy chiến thắng chính bản thân mình trước khi nghĩ tới việc chiến thắng một ai khác

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Giữ cho tâm thanh tịnh, cho lòng an yên và cho những thứ chưa đẹp đẽ trở nên mới mẻ hơn mỗi ngày. Tự chinh phục cái tâm bản ngã của mình chính là cửa ải lớn nhất mỗi người phải vượt qua. Hãy chiến thắng chính bản thân mình trước khi nghĩ tới việc chiến thắng một ai khác.

Tác giả: Diệu Linh 

Chúng ta biết rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giữ bình tĩnh kiềm chế tốt cảm xúc của mình. Cuộc sống là vô thường, nó luôn luôn thay đổi không ngừng. Trước mỗi sự việc chúng ta sẽ có những tâm thế khác nhau.

Có những người giữ được bình tĩnh, cũng có những người không làm được điều đó. Những người không biết kiềm chế cảm xúc, làm theo cảm tính chính là không thể khống chế cái tức bực, cái sân, cái bản ngã của họ. Câu hỏi đặt ra là: một người vững tâm bình lặng trước sóng gió với một người luôn khuấy động tất cả không thể tĩnh tâm, người nào sáng suốt?

Khi mà một người tức giận, họ bị cái sân che lấp, bị những chướng duyên bủa vây, họ càng động, càng phát ra tín hiệu tiêu cực thì sẽ càng thu hút những năng lượng xấu xung quanh. Khi cơn giận còn đang ngự trị, trí tuệ bị che lấp thì không thể có quyết định sáng suốt được.

tapchinghiencuuphathoc tinh tam 1

Đức Phật có dạy rằng, đứng trước mỗi sự việc không như mình muốn chúng ta cần phải đi sâu hơn, sâu hơn và sâu hơn nữa để tìm cho ra những nguyên nhân đang gây rắc rối cho chúng ta. Khi đã nắm rõ được nguyên nhân, nền tảng phát sinh ra các vấn đề khiến ta căng thẳng, mất bình tĩnh thì ta sẽ tìm được các phương pháp giải quyết hợp lý, hợp tình.

“Tức giận chính là một cục than hồng có thể làm đau người khác nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân chúng ta”. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn đang tức giận, bởi khi đó chúng ta đâu thể biết được rằng mình có vô tình gây nên sự tổn thương cho ai đó hay không, dù bằng hành động hay lời nói. Đừng làm những việc khiến ta hối hận về sau.

tapchinghiencuuphathoc tinh tam 2

Không nên khởi sinh tâm đố kị, ghen ghét hay khinh thường người khác. Đố kị chỉ làm cho chúng ta thêm ích kỷ, tự huyễn hoặc mình với những vọng tưởng tốt đẹp hư ảo. Sự căm phẫn sẽ chỉ đem đến những mâu thuẫn và hành động tiêu cực vào cuộc sống. Mỗi người một hoàn cảnh, một lối sống, chúng ta không nên nhìn từ góc nhìn của mình mà đánh giá người khác.

Giữ cho tâm thanh tịnh, cho lòng an yên và cho những thứ chưa đẹp đẽ trở nên mới mẻ hơn mỗi ngày. Tự chinh phục cái tâm bản ngã của mình chính là cửa ải lớn nhất mỗi người phải vượt qua. Hãy chiến thắng chính bản thân mình trước khi nghĩ tới việc chiến thắng một ai khác. Chúng ta có thể rèn luyện tâm tịnh bằng cách Thiền, Thiền Phật giáo dạy ta cách quán niệm hơi thở từ đó điều chỉnh cảm xúc, chuyển hoá được cơn giận thì sẽ chuyển hoá được tâm.

tapchinghiencuuphathoc loi thien dinh nha phat 3 1

Tuy nhiên, nếu như không gạt bỏ lòng thù hận đố kị, không chấp trước, thì tâm ta không thể nào tịnh. Lúc ấy sẽ rất khó để đưa ra những quyết định. Nếu như ta phó mặc cảm xúc, buông lơi sa đà theo những thú vui chơi ham muốn đời trần thì sẽ không thể nào giữ được sự thanh tịnh trong tâm. Hãy tự trau dồi và bồi dưỡng cho bản thân mình, xem nhẹ danh lợi, được mất, nhìn nhận mọi thứ bằng ánh mắt nhân hậu thì cuộc sống sẽ luôn tươi đẹp, đón nhận mọi việc bằng tam bình thản.

Con người ta dù phải sống trong nghịch cảnh trái ngang, nhưng tâm thanh tịnh, luôn nói những lời ái ngữ, thì luôn tìm được những niềm vui, hạnh phúc từ điều giản đơn nhất. Vì thế hãy nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn, gạt bỏ những căng thẳng nhỏ, xử lý mọi việc với một cái tâm thanh tịnh sẽ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Khi một người trầm tĩnh, loại bỏ đi những tạp niệm, đi vào trạng thái thanh tỉnh thì nội tâm sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ để chiến thắng các ma chướng sản sinh từ tâm ra.

Khi nào hết ma chướng, hết những rào cản sân hận, giữ được tâm bình, thanh tịnh thì mới có thể tới gần hơn với ánh sáng trí tuệ. Chỉ khi tâm an ta mới có trí tuệ. Chỉ khi tâm thanh tịnh trí tuệ mới được thắp sáng.

Tác giả: Diệu Linh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường