Trang chủ Đời sống Tịnh Độ nhân gian

Tịnh Độ nhân gian

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Thích Nữ Tịnh Trí
Chùa Thanh Tâm, Tp.HCM

Nói đến thế giới Tịnh Độ, ai trong chúng ta cũng đều nghĩ ngay đến một cảnh giới tâm linh thuần tịnh vi diệu của mười phương chư Phật, đó là cõi nước lí tưởng mà tất cả tín đồ đều ước ao và ngưỡng vọng sinh về. Tuy nhiên, giáo lý đạo Phật cùng tột cao xa dung thông sự lý đâu thể chỉ hướng dẫn con người đến một đời sống an lành sau khi chết mà lãng quên thực tại.

Quan trọng hơn cả là học lời Phật dạy để cải tạo, xây dựng thế gian này thành một thế giới thanh bình, hạnh phúc như cõi Tịnh độ phương Tây.

Khởi nguyên của Kinh A Di Đà bắt nguồn từ mong ước của hoàng hậu Vi Đề Hi, là một tín nữ thuần thành, có trong tay tất cả mọi quyền uy và danh vọng mà bao người mơ ước. Đứng trên địa vị cao tột, thọ hưởng mọi lạc thú trần gian nhưng hoàng hậu Vi Đề Hi sớm đã nhận chân được sự bất toàn và luôn biến đổi của cuộc đời, điều đó đã thôi thúc bà tìm đến một cảnh giới khác mà ở đó chỉ thuần vui không khổ và đó chính là cảnh giới Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tinh do nhan gian 1

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ diễn tả cõi nước đó lúc nào cũng thanh sạch thơm tho, lầu gát nguy nga tráng lệ, có ao bảy báu với nước tám công đức và rất nhiều sự thù thắng khác. Chúng sinh nơi ấy dung sắc tươi đẹp không già, không chết, vô ưu – vô bệnh nên không cần phải đến bác sĩ hay bệnh viện. Y áo vật thực thì tùy tâm thọ dụng chẳng cần phải vất vả lao nhọc để kiếm cái ăn cái mặc, lại được thường xuyên thân cận chư thiện thượng nhân là các bậc Bồ Tát bất thối, những ai muốn sinh về cõi ấy thì phải trọn đời chuyên tâm niệm Phật, thành tựu Tín-Hạnh-Nguyện, đến lúc lâm chung sẽ được vãng sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Cũng có thể đặt ra hoài nghi, đạo Phật là đạo thiết thực hiện tại, lẽ nào con người phải tìm cách chối bỏ cuộc sống hiện thực, cắn răng chịu đựng khổ đau để mà Niệm Phật chờ ngày tạ thế?

Con người thời nay đang sống trong một xã hội mà vật chất hết sức sung mãn, nhờ vào những tiến bộ vượt bậc của khoa học – kỹ thuật. Tuy vậy, một nghịch lí đã phát sinh, khi mà giữa cảnh giàu sang phú quý con người lại không sao cảm nhận được hạnh phúc và bình an trái lại là những nỗi bất an thường trực, phập phồng lo sợ về chiến tranh, đói nghèo và chết chóc khổ đau đang ngày một gia tăng. Sự chênh lệch quá lớn giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần đã dẫn đến những khủng hoảng nghiêm trọng mà hậu quả là tranh chấp bất an và thống khổ ngập tràn trong xã hội. Như vậy, điều tiên quyết để giải trừ mọi vấn nạn hướng đến một xã hội thanh bình, thịnh vượng là phải biết cân bằng giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần, quan trọng nhất là đầu tư giáo dục một lối sống lành mạnh hướng thiện bởi vì tâm tịnh thì quốc độ tịnh, nói cách khác tịnh độ hay uế độ là tùy thuộc vào tâm niệm của mỗi người.

Trong Kinh Duy Ma có đoạn Ngài Duy Ma Cật từ trong chợ đi ra, mọi người hỏi là Ngài từ đâu đến, Ngài liền đáp là từ đạo tràng mà đến. Điều đó cho thấy khi nội tâm an hòa tỉnh sáng thì dù nơi chợ búa ồn ào vẫn ung dung tựa chốn đạo tràng nghiêm tịnh chẳng chút bận lòng. Tâm bình thì thế giới bình, tốt hay xấu đều do tâm tạo.

Ngài Trần Nhân Tông trong Cư Trần Lạc Đạo Phú đã nói:

“Tịnh Độ là lòng trong sạch
Chớ còn hỏi đến Tây Phương
Di Đà là tính sáng soi
Mựa phải nhọc tìm Cực Lạc.”

Nói là như vậy, nhưng để củng cố niềm tin về thế giới Tịnh Độ cũng như hướng dẫn cho phật tử tín đồ thiết lập Tịnh Độ tại nhân gian không phải là điều dễ dàng. Nếu trong cuộc sống hàng ngày tự bản thân người tu sĩ chất chứa đầy những phiền não, cấu uế, bất thiện pháp, đắm nhiễm danh lợi, tranh chấp tài vật, bất kính sư trưởng, ngang tàn ngã mạn thì lấy đâu ra chất liệu để mà hướng dẫn cho phật tử tín đồ thiết lập cõi thanh tịnh tại nhân gian?

Cho nên trách nhiệm trước hết là ở người tu sĩ, phải là bậc thầy mô phạm, một tấm gương đạo hạnh, cho lối sống thanh tịnh an lạc giữa cõi đời trược ác. Riêng đối vơi các tín đồ phật tử, hằng ngày đều phải tiếp xúc với cuộc sống vất vả bon chen để tìm kế mưu sinh, liệu có phương cách nào giúp duy trì được nội tâm an nhàn thanh thản? Thiết nghĩ mỗi người đều phải tự ý thức mình là phật tử, nỗ lực làm theo lời Phật dạy, thực hành chính mạng, chính nghiệp, biết yêu thương và chia sẻ dần dà chuyển hóa những tâm lí tham lam, ích kỉ hẹp hòi si mê vốn là nguyên nhân dẫn đến bao tội lỗi. Ngoài ra phải dành thời gian để học hỏi pháp, tham dự các khóa tu để được trực tiếp hành trì lời Phật dạy, dưới sự hướng dẫn của các vị Thầy. Người phật tử phải hiểu rằng, mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, một cá nhân biết tu tập chuyển hóa sẽ từng bước Phật hóa gia đình, từ đó góp phần xây dựng xã hội thanh bình, hạnh phúc, được như vậy thì cõi Tịnh Độ tại nhân gian không phải là điều khó thực hiện.

Tóm lại, con người là chủ nhân của mọi nguồn cơn, khổ đau hay hạnh phúc, tịnh độ hay uế độ là tùy thuộc vào thái độ sống và tiến trình tu tập của mỗi người. Chỉ có những nỗ lực chuyển hóa nội tâm cùng với sự cải thiện lối sống gia đình và xã hội hướng đến chân – thiện – mĩ, thì cảnh giới Tịnh Độ tại nhân gian sẽ được hiện thực hóa ngay tại thế giới ta bà.

Thích Nữ Tịnh Trí – Chùa Thanh Tâm, Tp.HCM

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường