Trang chủ Giáo lý - Kinh sách Tích truyện Pháp cú – Phẩm 5 (Phần 2/8)

Tích truyện Pháp cú – Phẩm 5 (Phần 2/8)

Tập "Tích truyện Pháp cú" này được dịch theo bản Anh ngữ "Buddhist Legends" của học giả Eugène Watson Burlingame. Nhà học giả này đã căn cứ trên nguyên tác Pháp Cú Sớ Giải (Dhammapada Commentary) bằng tiếng Pàli.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Tích truyện Pháp cú – Phẩm 5 (Phần 2/8)

Tập “Tích truyện Pháp cú” này được dịch theo bản Anh ngữ “Buddhist Legends” của học giả Eugène Watson Burlingame. Nhà học giả này đã căn cứ trên nguyên tác Pháp Cú Sớ Giải (Dhammapada Commentary) bằng tiếng Pàli.

Tích truyện Pháp cú – Phẩm 5 (Phần 2/8)

2.Một Tăng Sinh Khó Dạy

Tìm không được bạn đường…

Ðức Phật dạy câu này tại Xá-vệ, liên quan đến đệ tử của Trưởng lão Ðại Ca-diếp.

Trưởng lão lúc đó ngụ tại hang Pipphali, có hai đệ tử theo hầu. Một người làm tròn bổn phận, người kia luôn lẫn tránh công việc, thậm chí còn dành công trạng của bạn đồng môn. Tức là khi bạn mình đã chuẩn bị nước tắm cho thầy xong, anh ta vội báo cho thầy để lập công. Anh bạn thấy thế liền chơi khăm một vố.

Khi bạn lười di ngủ sau giờ cơm trưa, anh đun nước tắm cho thầy xong đổ vào vại dựng ở nhà sau, chỉ chừa lại một ít trong nồi đun.Thức dậy, bạn lười thấy nồi đun bốc hơi, đinh ninh nước đã đun xong và mang vào phòng tắm liền chạy đi báo thầy như mọi lần.

Trưởng lão bước vào phòng tắm, chẳng thấy nước, chỉ cho bạn lười. Hoảng hồn, anh vào nhà bếp cầm vá quậy trong nồi hơi thấy cạn queo. Anh bực mình mắng bạn là đồ đểu, và lúng ta lúng túng đến chỗ tắm ngoài sông múc nước.

Ðã thế trở về còn bị Trưởng lão gọi đến dạy bảo:

– Một Tỳ-kheo không được nói mình làm xong khi không phải chính mình làm.

Khi ta bước vào thấy không có nước ngươi lại bực mình cầm bình đi, một vị tăng không được hành động như thế.

Tăng sinh lười đó rất mực giận dữ, cho rằng chỉ vì mấy giọt nước mà thầy la mắng mình như thế. Ngày hôm sau anh không thèm theo thầy đi khất thực nữa. Trưởng lão phải đi với tăng sinh kia. Khi cả hai đi xa, tăng sinh man trá đi đến nhà cư sĩ hay hộ cho Trưởng lão, bảo rằng ngài khó ở, không đi bát được, và xin cúng dường thức ăn. Cư sĩ làm theo, anh ta nhận lấy và ăn hết một mình trên đường về tinh xá.

Hôm sau, Trưởng lão đến nhà cư sĩ, ông ta vui mừng thấy Ngài bình phục và còn bảo là thức ăn do ông ta cúng dường. Trưởng lão không thốt một lời, về tinh xá răn đe anh đệ tử man trá:

– Ta biết hành động của ngươi hôm qua. Hạnh xấu này không phù hợp với một người đã từ bỏ thế gian. Ngươi không được ăn thực phẩm do gợi ý.

Tăng sinh lười bừng lên ác cảm đối với thầy mình. Anh nghĩ rằng chỉ vì mấy giọt nước thầy mắng mình là nói dối, bây giờ chỉ một nắm cơm của tín thí thầy cấm không cho ăn vì cho là mình đã gợi ý mưu toan, thầy còn cho huynh kia một bộ y; quả là thầy đối xử với mình quá tệ bạc, mình phải trả thù mới được.

Thế rồi hôm sau trong khi Trưởng lão di khất thực, ở lại tinh xá một mình, anh ta lấy gậy đập hết đồ dùng để ăn uống, nổi lửa đốt lều cỏ của Trưởng lão, sau đó dùng búa đập nát tan những gì không cháy hết. Mạng chung anh ta đọa vào địa ngục A-Tỳ.

Dân chúng đều bàn tán chuyện trên. Có một vị tăng rời Vương-xá đến Kỳ Viên viếng Phật, được Phật hỏi thăm sức khỏe trưởng lão Ðại Ca-diếp liền thuật lại tự sự. Phật giải thích không phải lần đầu anh ta nổi giận vì bị khiển trách, mà trong tiền kiếp anh ta cũng đã từng làm như thế, và Phật kể:

Chuyện quá khứ

Con Khỉ Và Chim Singila

Thời xưa khi Phạm-ma-đạt cai trị Ba-la-nại, một con chim Sigila làm tổ trên vùng Hy-mã-lạp-sơn. Một hôm, vào mùa mưa, một con khỉ đến đó run rẩy vì lạnh. Chim thấy vậy bèn đọc kệ:

 Như người, này anh khỉ!

 Anh có đầu, tay chân,

 Lý do gì bào chữa,

 Không làm nhà che thân?

Khỉ nhận đúng như thế, nhưng biết không đủ trí khôn để cất nhà, bèn nói:

 Này chim Singila,

 Ðầu và tay chân ta,

 Tuy là giống người thật,

 Nhưng người thông minh thật,

 Còn ta tìm không ra.

Chim nghe qua hiểu ngay kẻ như thế không thể nào ở trong nhà, đáp với giọng khinh bỉ:

 Kẻ nào không kiên định,

 Bộp chộp và gian dối,

 Không giữ được giới hạnh,

 Sẽ không được phúc lành.

 Này anh bạn khỉ ơi,

 Hãy cố gắng tới nơi,

 Cố hết sức mình để

 Từ bỏ những thói xưa,

 Xây một lều cho khỏi

 Run lạnh vì gió mưa.

Khỉ bị mắng nhiếc, bừng giận, phen này quyết ra tay cho chim biết hạnh phúc là gì. Nó phá tan nát tổ chim tung ra gió. Chim thoát được bay mất khỉ tóm lấy tổ.

Rồi Thế Tôn hợp nhất những nhân vật trong Bổn Sanh:

– Khỉ lúc đó là Sa-di đốt nhà, chim Singila là Ðại Ca-diếp. Này các Tỳ-kheo, đây không phải là lần đầu Sa-di đốt nhà vì bất bình khi bị khiển trách, trong tiền kiếp cũng đã làm như thế. Ca-diếp, đệ tử Ta, nên sống một mình hơn là với kẻ cuồng dại.

Và Thế Tôn nói với Pháp Cú:

 (61) Tìm không được bạn đường,

 Hơn mình hay bằng mình,

 Thà quyết sống một mình,

 Không bè bạn kẻ ngu.

*

3.Kẻ Vận Rủi Trong Nhà

Con tôi, tài sản tôi…

Thế Tôn đã dạy câu trên khi ở Xá-vệ, liên quan đến chưởng khố A-nan.

A.Chưởng Khố Keo Kiệt

Chưởng khố A-nan ở Xá-vệ, gia sản lên đến tám trăm triệu, nhưng lại là nhà đại keo kiệt, cứ mỗi nửa tháng, ông triệu tập thân tộc và dạy con trai là Mulasiri ba điều:

– Ðừng tưởng rằng tám trăm triệu là món tiền lớn.

– Có được của chớ bao giờ cho ai.

– Luôn luôn ráng kiếm thêm nhiều nữa. Nếu hơ hỏng tiền bạc để lọt qua kẽ tay, tuy từng chút những chắc chắn, của cải sẽ bay mất.

Và kết luận:

 Xem kìa hương sắc phai dần,

 Kiến tha về tổ, chuyên cần làm sao!

 Ong kia hút mật siêng năng,

 Người khôn chăm sóc kỉ cang gia đình.

Sau đó ít lâu, ông chỉ chỗ năm kho của cải cho con trai rồi qua đời, bị ô danh vì tính keo kiệt. Ông đầu thai vào một trong số ngàn nhà Chiên-đà-la tại một ngôi làng kế Xá-vệ.

Vua hay tin phong cho con trai thừa kế ông làm chưởng khố.

B. Kẻ Vận Rủi Trong Nhà

Ngàn gia đình này làm thuê kiếm sống. Nhưng kể từ ngày bà mẹ mang thai ông, họ không kiếm ra nổi, một đồng bạc cũng như một mẻo gạo để nuôi thân. Họ xì xào với nhau:

– Còn đang làm lụng mà đào ra không nổi một hột cơm, chắc phải có một tên vận đen trong chúng ta.

Họ chia ra hai nhóm, điều tra cặn kẽ, lòi ra tên xấu số đó, và đuổi mẹ ông đi. Từ lúc mang thai ông, bà phải vất vả lắm mới sống lây lất qua ngày, cuối cùng cũng sinh được bé trai. Tay, chân, mặt, mũi, miệng cậu bé không nằm đúng chỗ nên trông cậu bé thật quái dị, y như một tên quỷ đen đủi gớm ghiếc.

Tuy vậy bà mẹ vẫn không bỏ rơi đứa con mang nặng đẻ đau, tình mẹ bao la. Bà rất chật vật để nuôi con, nếu mang theo ra đường thì chẳng nhận được gì, nếu để ở nhà thì còn được chút ít. Cậu bé lớn lên, và khi đến tuổi xin ăn được, bà đặt một miếng sành vào tay bảo:

– Mẹ con ta thật khốn đốn, cùng quẫn, mẹ không thể nuôi nổi con nữa. Con hãy đi xin, trong thành người ta bố thí cho người nghèo và du sĩ.

Cậu bé đi xin từng nhà. Cuối cùng đến nhà mà trong kiếp trước cậu là trưởng khố A-nan. Nhớ lại tiền kiếp, cậu bước thẳng vào trong, qua hết ba phòng mà chẳng ai trông thấy. Ðến phòng thứ tư mấy đứa con nhỏ của trưởng khố Mulasiri hoảng sợ bật khóc.

Ðám gia nhân rượt đẩy cậu ta, đánh đuổi đi:

– Cút đi! Quái vật hết nước nói!

Rồi xô cậu vào đống rác.

Lúc bấy giờ Thế Tôn đi khất thực với Trưởng lão A-nan, và đến đúng nhà ấy. Ðể trả lời câu hỏi của Trưởng lão, Thế Tôn kể sự tình. Trưởng lão gọi Mulasiri đến, thế là đám đông tụ tập quanh. Mulasiri không nhìn ra ai khi Thế Tôn chỉ tên ăn mày.

Thế Tôn bảo:

– Ðó là cha ngươi.

Mulasiri không tin. Phật bảo tên ăn mày, tức chưởng khố A-nan, chỉ chỗ năm kho của cải. Cậu ta chỉ đúng. Mulasiri tin chắc và qui y Phật. Thế Tôn nói Pháp Cú cho đúng:

 (62) Con tôi, tài sản tôi,

 Người ngu sanh ưu não,

 Tự ta, ta không có,

 Con đâu,tài sản đâu?

*

(Còn tiếp)

✿✿✿

Nguồn: “Tích Truyện Pháp Cú” được Thiền viện Viên Chiếu dịch theo bản Anh ngữ “Buddhist Legends” của học giả Eugène Watson Burlingame.
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường