Trang chủ Giáo lý - Kinh sách Tích truyện Pháp cú – Phẩm 2 (Phần 3/9)

Tích truyện Pháp cú – Phẩm 2 (Phần 3/9)

Tập "Tích truyện Pháp cú" này được dịch theo bản Anh ngữ "Buddhist Legends" của học giả Eugène Watson Burlingame. Nhà học giả này đã căn cứ trên nguyên tác Pháp Cú Sớ Giải (Dhammapada Commentary) bằng tiếng Pàli.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Tích truyện Pháp cú – Phẩm 2 (Phần 3/9)

Tập “Tích truyện Pháp cú” này được dịch theo bản Anh ngữ “Buddhist Legends” của học giả Eugène Watson Burlingame. Nhà học giả này đã căn cứ trên nguyên tác Pháp Cú Sớ Giải (Dhammapada Commentary) bằng tiếng Pàli.

Tích truyện Pháp cú - Phẩm 2 (Phần 3/9)

Phần 3: Thời Niên Thiếu Của Saamaavatì

Tại thành phố Bhaddavatì có viên chưởng khố tên là Bhaddavatiya, vốn là bạn chưởng khố Ghosaka. Họ chưa hề gặp mặt, chỉ kết bạn vì nghe thương buôn qua lại giữa hai thành phố ca tụng tuổi tác và tài sản hai bên, và từ đó họ trao tặng phẩm vật cho nhau.

Về sau, bệnh dịch tả hoành hành trong nhà Bhaddavatiya. Trước hết là ruồi, côn trùng chết, rồi lần lượt chuột, gà vịt, heo bò, nô lệ trai và gái, cuối cùng là người trong gia đình. Bhaddavatiya cùng vợ và con gái, nhờ phá tường chạy trốn nên thoát chết. Họ nhắm hướng Kosambi định tìm đến Ghosaka. Dọc đường lương thực khô cạn, họ kiệt sức vì đói khát và phải phơi mình dưới nắng gió. Vất vả lắm họ mới đến được Kosambi. Sau khi tắm xong trong một hồ nước họ thấy dễ chịu, rồi vào nghỉ trong nhà trạm ở cổng thành.

Viên chưởng khố kể cho vợ con biết là bạn của ông, viên chưởng khố tại đây, mỗi ngày đều phân phát một ngàn đồng tiền cho kẻ nghèo khó mù loà, và ông quyết định ở lại đây vài ngày, cho con gái đến chỗ bố thí xin thức ăn về, lấy lại sức rồi mới đi gặp bạn.

Thế là cô gái nhà giàu, hết cả kiêu hãnh trong cơn hoạn nạn, cố giấu xấu hổ, cầm bát đi với đám dân nghèo xin ăn. Người ta hỏi cô xin mấy phần. Lúc đầu cô xin ba phần, ngày hôm sau cô xin hai phần, và hôm sau nữa chỉ còn có một phần. Ngày đầu tiên cha cô được mẹ cô an ủi và nài nỉ mãi mới chịu ăn của bố thí đó, nhưng vẫn không tiêu nổi, do đó sáng sớm hôm sau ông qua đời.

Rồi hôm sau đến lượt mẹ cô cũng bỏ cô mà đi theo cha. Còn lại một mình, cô gái nằm lăn khóc lóc than van cho số phận bất hạnh và cảnh đời bất trắc của mình. Nhưng cơn đói cào cấu ruột gan đã khiến cô ngồi dậy, vừa khóc vừa đi theo đoàn ăn mày xin cơm.

Người quản lý Mitta nhớ rằng cô gái đã nhận thức ăn ba ngày liên tiếp, nên nạt đùa:

– Hỏng! Thứ đàn bà tồi! Rốt cuộc hôm nay mày đã biết cái bụng mày chứa được bao nhiêu chưa?

Vốn con nhà thế phiệt, lại hiền lành nhút nhát, cô nghe như bị kim châm muối xát.

Cô chỉ biết nghẹn ngào hỏi:

– Thưa Ngài, vậy nghĩa là sao?

– Hôm kia mày lấy ba phần, hôm qua lấy hai, còn hôm nay chỉ lấy một. Vậy là đến hôm nay mày mới biết bụng mày chứa được bao nhiêu cơm.

– Thưa Ngài, không phải tôi lấy những phần ấy cho tôi.

– Vậy tại sao mày lấy?

– Hôm kia tôi có ba người, hôm qua có hai, bây giờ chỉ còn một mình tôi.

– Cô gái kể lại câu chuyện từ đầu đến cuối. Mitta nghe xong không cầm được nước mắt.

Ông bảo cô gái, lòng đầy trắc ẩn:

– Con thân yêu, trước đây con là con gái của Bhaddavatiya, nhưng từ nay trở đi con là con gái của ta.

Một hôm cô nhận thấy chỗ phân phát thức ăn luôn ồn náo, bèn góp ý với cha nuôi làm lối đi từ hai cổng ra vào đến chỗ phát thức ăn, có hàng rào bao quanh. Người ta sẽ vào bằng cửa này, lãnh thức ăn xong ra bằng cửa kia lần lượt theo lối đi, như vậy sẽ trật tự và êm thắm. Cha cô bằng lòng và cho thi hành. Từ đấy cô gái vốn tên là Sàmà, nay thêm Vatì nghĩa là hàng rào.

Chưởng khố Ghosaka lâu nay đã nghe quen tiếng ồn náo nơi phân phát thức ăn, và cũng thích thú xem đó là sinh hoạt trong nhà ăn của mình. Hôm nay lại im lặng, ông ngạc nhiên hỏi quản lý Mitta, và nhờ đó được biết con gái mồ côi của Bhaddavatiya bạn mình. Ghosaka liền nhận cô gái làm con nuôi.

Vào ngày lễ hội trong thành, các tiểu thư con nhà vọng tộc được phép ra ngoài tắm sông. Và khi Saamaavatii, con gái nuôi của Ghosaka cùng năm trăm tỳ nữ đi tắm, ngang qua cung điện, lọt vào mắt vua Udena, nên được lệnh tiến cung. Ban đầu Ghosaka không tuân lệnh vì sợ mang tiếng là bạc đãi con gái nuôi, nhưng sau bị vua niêm phong hết nhà cửa và chính Sàmàvatì bằng lòng, ông mới vâng lệnh thánh chỉ. Từ đó nàng trở thành hoàng hậu.

*

(Còn tiếp)

✿✿✿

Nguồn: “Tích Truyện Pháp Cú” được Thiền viện Viên Chiếu dịch theo bản Anh ngữ “Buddhist Legends” của học giả Eugène Watson Burlingame.
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường