Đại hội chân thành cảm tạ sự quan tâm của Cụ Chủ tịch cũng như sự giúp đỡ tích cực có hiệu quả của các cơ quan chức năng dưới quyền lãnh đạo của Chủ tịch đối với mọi công việc của Đại hội.
Thư của Đại hội Phật giáo nhiệm kỳ III gửi Cụ Chủ tịch nước Lê Đức Anh
Thủ đô Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 1992
Kính gửi: CỤ LÊ ĐỨC ANH CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Kính thưa Cụ Chủ tịch.
Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nhiệm kỳ III họp tại Thủ đô Hà Nội trong hai ngày mồng 3 và 4 tháng 11 năm 1992, đã thành công tốt đẹp.
Hơn 200 đại biểu thay mặt cho Tăng, Ni, Phật tử các hệ phái Phật giáo Việt Nam với số tín đồ chiếm hơn ¾ dân số cả nước, đã hội họp trong bầu không khí đoàn kết, thắm tình đạo vị, thảo luận và thông qua quyết nghị các vấn đề quan trọng: Việc tu sửa Hiến chương của Giáo hội, tổng kết hoạt động của Giáo hội nhiệm kỳ II, quyết định chương trình hoạt động của nhiệm kỳ III (1992-1997), suy tôn, suy cử Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ III của Giáo hội.
Đại hội chân thành cảm tạ sự quan tâm của Cụ Chủ tịch cũng như sự giúp đỡ tích cực có hiệu quả của các cơ quan chức năng dưới quyền lãnh đạo của Chủ tịch đối với mọi công việc của Đại hội.
Đại hội tin tưởng rằng, trong nhiệm kỳ tới cũng như mãi mãi về sau, Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam trong mọi miền của đất nước, trong các hệ phái và Sơn môn Phật giáo Việt Nam luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, gắn bó với dân tộc, góp phần tăng cường khối đoàn kết của toàn dân Việt Nam.
Đại hội xin gửi tới Cụ lời chào trân trọng, lời chúc mừng sức khoẻ để lãnh đạo nhân dân cả nước đi lên hạnh phúc an lạc.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
Trích theo tài liệu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012) - Nhà xuất bản Tôn giáo 2012. Người thực hiện: Nguyễn Đại Đồng
Tôi nghĩ lẽ ra từ đầu các bạn biên tập biết trau chuốt câu từ và tránh dùng câu từ nhạy cảm sẽ không xảy ra những tranh cãi. XH có những người vững chãi có những người dễ xúc động và dễ bị tổn thương nên khi đã là bài của Phật giáo giúp họ chữa lành, họ sẽ nương theo đó, tin vào đó nên câu từ của chúng ta ít nhiều cũng ảnh hưởng và tác động đến tâm lý họ dẫn đến những ý kiến, phản ứng là điều dễ xảy ra. Tôi cũng ko trách Tgia này vì ai cũng có lúc sơ suất trong câu chữ nhưng tôi nghĩ ban Btap nên lựa chọn các bình luận ít gây xung đột với người đọc và tránh phản ứng với họ. Chúng ta đang viết bài và lắng nghe cxuc họ mà. Tôi nghĩ những bình luận gay gắt hoặc đe doạ người đọc theo kiểu trà nước gì đó là không nên, chẳng có báo chí nào nghiêm trọng hoá đến các bình luận vậy đâu. Bình luận là tự do nói mọi suy nghĩ, báo có thể đăng hoặc không, càng không nên kết tội họ phá hoại hay bị bệnh tật dù thực tế họ có bị gì đi nữa. Mục đích chúng ta viết bài là để lắng nghe ý kiến tâm tư họ, người bình luận là họ quan tâm đến các bạn và họ đang nói ra cảm xúc của họ dù thô lỗ hay căng thẳng. Họ bức xúc một, chúng ta phản ứng gấp mười thì hỏng mất việc giúp họ chia sẻ rồi. Nếu ai cũng ôn hoà bình thản như các bạn trong ban biên tập thì đâu có ai cần đến chúng ta. Chúng ta đang giúp họ giảm đi tổn thương bức xúc mà họ tổn thương, họ bức xúc chúng ta không chấp nhận lại còn phản ứng, kết tội họ bằng câu chữ nặng nề là chúng ta đi ngược mục đích đang làm rồi. Chúng ta không nên chọn cách đó. Họ viết bình luận trực tiếp trên đây thì họ đều là người tốt và minh bạch đấy. Họ nói ra ý kiến là muốn góp ý cho chúng ta đấy. Nên ban Btap nên lắng nghe họ, nghe cũng là cách các bạn làm phước tạo phước đấy, cần gì đi đâu xa. Một người dù họ bức xúc thậm chí chửi rủa bạn, bạn nghe họ là bạn đang làm phước giúp họ giải toả được áp lực bức xúc. Bạn tức giận là bạn đang bị kéo theo họ vậy bạn đâu giúp gì cho họ. Bài viết của bạn, bạn thực hành không được thì sao bắt người khác thực hành được? Nên giải quyết trong ôn hoà thay vì kết tội lẫn nhau. Bạn cần thấu hiểu, tôi cần thấu hiểu thì cả hai phải đi đến thấu hiểu, ôn hoà mới lắng dịu. Càng xung đột với bạn đọc là ko nên nhất là khi chúng ta là trang Phật giáo giúp người khác chữa lành. Ngôn từ phải ôn hoà. Họ phản ứng với chúng ta, chúng ta phản ứng lại họ thì làm sao kết thúc cuộc tranh luận theo hướng tốt đẹp? Tôi thông cảm cho bạn đọc và tôi thông cảm cho ban Btap và tác giả. Tôi cũng đồng ý nếu các bạn thấy áp lực hay căng thẳng quá thì ban Tạp chí có thể khoá bình luận lại. Nếu có ý cần đàm luận sâu hơn thì chúng tôi sẽ gửi qua thư tín, qua mail để trao đổi. Thật ra những bình luận trên báo chí là rất bình thường nhưng cũng có thể hạn chế hoặc khoá lại nếu không muốn có những ý kiến qua lại trái chiều gây ảnh hưởng đến ban biên tập, tác giả. Nên kết thúc ở đây là được rồi. Xin gửi đến các bạn vài chia sẻ mong tất cả tâm an.
Chúng tôi đề nghị bạn Hòa Đức Thành lên đây trực tiếp trả lời cho chúng tôi là ai nhân danh Pt để phá hoại mà bạn bảo là đọc qua giọng văn kết cấu ngữ pháp nhận ra ngay và luôn? Chúng tôi nhắc lại, chúng tôi đại diện cho những người yếu thế để nói lên tiếng nói cho họ, chúng tôi có quyền đó. Tôi đề nghị bạn đưa ra chỗ nào là bình luận chúng tôi ghi "tôi là Phật tử" để bạn quy chụp như vậy? tôi nhắc lại, tôi không phải Pt và chúng tôi không hề nhân danh Pt nào cả bạn nhé. Bạn nghe cho rõ nhé.
Bạn Hòa Đức Thành, bạn nói "Những thế lực mượn danh Phật tử để chống phá, phá cho hư hoại, thì chỉ đọc qua giọng văn, kết cấu ngữ pháp của câu là nhận ra nhanh luôn. Dù họ có fake IP, dùng tên khác nhau thì vẫn nhận ra". Cho tôi hỏi ở dưới bình luận ai nhân danh Pt vậy bạn? có ai tự xưng Pt đâu bạn? tôi cũng ko phải Pt, chúng tôi ko phải Pt, chúng tôi chỉ là những nhóm người đại diện cho những người yếu thế, đọc bài và phản hồi, chúng tôi đâu có đem danh Pt ra để nhân danh ai đâu? Bạn tìm chỗ nào những bình luận dưới đây nhân danh Pt đi phá hoại vậy bạn? Bạn bớt suy diễn lại và gắn cho người đọc những lời lẽ ngôn từ dọa dẫm người ta. Và bạn lấy quyền gì để truy tên tuổi IP người bình luận vậy? Theo Phật là săm soi từng cái bình luận của người khác à? Vậy thời gian đâu để bạn sống an lạc, thời gian đâu để bạn giúp người khác an lạc? Xin gửi bạn vài lời. Chúc bạn tâm an.
Rep: bạn Hoa ĐỨC THÀNH: người ta bình luận trên đây cũng như bình luận trên báo Tuổi trẻ, Thanh niên, VnExpress hay fanpage khác, thông tin người bình luận được bảo mật, người ta cũng có thể sử dụng nhiều account bình luận thì tôi không hiểu lý do gì khi bình luận ở bài viết này lại bị các bạn lại đòi truy địa chỉ IP? việc gì người ta bình luận trên trang báo công cộng mà đòi truy IP là nghĩa lý gì vậy bạn? các bạn cho rằng người bình luận chống phà điên cuồng? Chống phá gì trong những bình luận này vậy bạn? Họ chỉ nói lên ý kiến của họ với một bài viết, đơn giản chỉ vậy thôi. Tôi thấy những fanpage hay báo khác có khi hàng trăm, hàng nghìn bình luận mà có ai vô đó nói bạn đọc chống phá hay đòi truy IP bạn đọc đâu?? Mà những bình luận này ban bt duyệt rồi mà bạn. Bạn đòi truy IP người bình luận nhằm mục đích gì? Coi họ ở đâu, họ là ai à?? Họ chỉ bình luận ý kiến với bài đọc, lý do gì các bạn làm việc đó??
Lê Ngọc Chân Cúc-James Le Mình cũng từng bị trầm cảm nhiều năm, nay mình đã gần như lành bệnh, cũng nhờ đọc các kinh đại thừa và niệm Phật, lạy Phật, tập thể dục, nghe giảng kinh… mà tinh thần tốt hơn, tìm được bình an bên trong và rất thư thái, an lạc đến mức không thể tin nổi. Cảm ơn Pháp của Phật rất nhiều.
Tôi nghĩ bạn nên nghỉ ngơi đi, đừng cố gồng mình chứng tỏ quá. Hình như suốt ngày thấy bạn chỉ viết bài thôi thì phải, bạn có việc gì làm thực tế giúp cho người nghèo hay những việc giúp ích cho xã hội ngoài kia không hay chỉ viết lý luận suốt ngảy thế nảy?