Trang chủ Giáo HộiCác kỳ Đại hội Thư của Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc Lần thứ V gửi tăng, ni, phật tử trong và ngoài nước

Thư của Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc Lần thứ V gửi tăng, ni, phật tử trong và ngoài nước

Giáo hội thiết tha kêu gọi toàn thể chư vị Tăng, Ni, Phật tử dù ở trong hay ở ngoài nước, hãy luôn luôn nhớ đến quê hương, đến Phật giáo, thể hiện lòng yêu nước yêu đạo mà phát huy tình đoàn kết, nỗ lực xây dựng và phát triển Giáo hội.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Giáo hội thiết tha kêu gọi toàn thể chư vị Tăng, Ni, Phật tử dù ở trong hay ở ngoài nước, hãy luôn luôn nhớ đến quê hương, đến Phật giáo, thể hiện lòng yêu nước yêu đạo mà phát huy tình đoàn kết, nỗ lực xây dựng và phát triển Giáo hội.

THƯ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
KÍNH GỬI TĂNG, NI – PHẬT TỬ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Kính thưa chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng, Ni và quý Phật tử trong và ngoài nước,

Ngày 4-5 tháng 12 năm 2002, một sự kiện có ý nghĩa lịch sử của Phật giáo Việt Nam là Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội – nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đã kết thúc tốt đẹp.

Đại hội đã nhất trí thông qua bản Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm của nhiệm kỳ IV Hội đồng Trị sự, chương trình hoạt động 5 năm của nhiệm kỳ V. Đại hội cũng đã suy tôn 84 Đại lão Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh, đề cử 95 thành viên của Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ V và 24 thành viên dự khuyết, tấn phong 136 Hòa thượng, 418 Thượng tọa, 72 Ni trưởng, 344 Ni sư. Tinh thần đoàn kết Hòa hợp và trí tuệ tập thể đã được thể hiện cao độ trong suốt thời gian diễn ra Đại hội qua các ý kiến đóng góp, tham luận rất cụ thể, phong phú và súc tích của các đại biểu đã đưa đến bản nghị quyết làm nòng cốt cho chương trình hoạt động của Giáo hội trong 5 năm tới. Trong không khí hân hoan của toàn thể thành viên tham dự Đại hội và của Tăng, Ni, Phật tử Thủ đô, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong cả nước. Giáo hội nhận thấy có bổn phận và rất cần thiết phải báo tin vui này, bày tỏ đôi điều cùng toàn thể Tăng, Ni, Phật tử trong và ngoài nước.

Kính thưa quý liệt vị,

Những thành quả của Giáo hội trong 5 năm qua được nêu rõ trong bản tổng kết hoạt động đã được Đại hội thông qua, nhưng bất cứ ai chỉ cần một chút lưu tâm nhìn vào thực tế cũng dễ dàng thấy rõ một sự kiện nổi bật: Những sinh hoạt tổ chức, hành chính của Ban Tăng sự về việc thống kê Tăng, Ni, tự viện, việc cấp giới điệp, an cư kiết hạ, số lượng 3 học viện Phật giáo, 3 lớp cao đẳng, 31 trường trung cấp và rất nhiều lớp sơ cấp Phật học trên khắp các tỉnh, thành, số lượng gần 200 Tăng, Ni du học cấp thạc sĩ, tiến sĩ, hàng chục đầu kinh sách Phật giáo, số lượng tạp chí, tập san, kỷ yếu gia tăng hàng năm, Đại Tạng Kinh Việt Nam đã được phát hành đến tập 36, các khoá huấn luyện giảng sư hoằng pháp, bồi dưỡng trụ trì, hội thảo, tọa đàm chuyên ngành giáo dục, sư phạm, y tế, văn hoá, xã hội và tất cả đều chứng tỏ sức phát triển mạnh mẽ và đều đặn của Phật giáo Việt Nam. Chương trình hoạt động 5 năm sắp đến của Giáo hội gồm 6 nội dung:

1. Xây dựng, phát triển Giáo hội bằng nguyên tắc phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí vì Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.

2. Hoằng dương chính pháp, truyền bá đạo đức Phật giáo, góp phần xây dựng xã hội hiền thiện, an vui, hạnh phúc, phù hợp với đạo đức văn hóa truyền thống dân tộc, giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực, sa đọa, bạo hành.

3. Giáo dục đào tạo đội ngũ Tăng, Ni trẻ có đạo hạnh cao, vững vàng trong tu tập, trong lãnh hội giáo pháp và có kiến thức, văn hóa, đáp ứng sự phát triển của Giáo hội trong thời đại mới.

4. Mở rộng và đẩy mạnh việc Nghiên cứu Phật học và học thuật Phật giáo.

5. Đẩy mạnh hoạt động của Ban Kinh tế Tài chính, khuyến khích phát triển kinh tế nhà chùa, vận động gây quỹ cho hai văn phòng Trung ương Giáo hội.

6. Phát huy tinh thần đoàn kết Phật giáo Việt Nam đối với Phật giáo các nước trên thế giới, góp phần xây dựng hòa bình, ổn định nếp sống hiền thiện ở mọi nơi, đặc biệt chú trọng mối quan hệ của Giáo hội đối với Tăng, Ni, Phật tử người Việt ở hải ngoại.

Sáu nội dung trên đây cũng là những trọng điểm hoạt động của Giáo hội trong 21 năm qua và cả trong nhiều năm tới, tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện thực tế mà tăng giảm vài phần hay tăng giảm nội dung của từng phần. Tất cả chương trình hoạt động này, đối chiếu với hoàn cảnh và điều kiện hiện nay của Giáo hội là khả thi và có thể thu đạt những thành quả tốt đẹp.

Giáo hội thiết tha kêu gọi toàn thể chư vị Tăng, Ni, Phật tử dù ở trong hay ở ngoài nước, hãy luôn luôn nhớ đến quê hương, đến Phật giáo, thể hiện lòng yêu nước yêu đạo mà phát huy tình đoàn kết, nỗ lực xây dựng và phát triển Giáo hội. Giáo hội mong mỏi chư Tăng, Ni, Phật tử hãy nhận lãnh trách nhiệm trên vai mình, hãy tận dụng thời gian có được mà thực hiện các Phật sự, lý tưởng hoài bão về một cuộc sống đạo đức, hiền thiện, an lành ở khắp nơi, trong đó có quốc độ quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Chúng ta sống tu tập và hành đạo trong chính niệm tỉnh giác. Chúng ta luôn luôn nhớ lời Phật dạy: “Thế gian này là vô thường, kiếp sống con người mong manh như sương khói” để chúng ta biết vận dụng thời gian mà làm việc thiện, nhiếp phục những tư tưởng tư kỷ nhỏ hẹp, bảo thủ, cục bộ, hãy vì lợi ích tập thể của cộng đồng xã hội, vì lợi ích nhân sinh mà làm việc, mà tham gia các Phật sự của Giáo hội.

Ngưỡng cầu Tam bảo hộ trì cho hết thảy chúng sinh, cho đất nước Việt Nam, cho Giáo hội và cho toàn thể quý vị.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Trích theo tài liệu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 – 2012) – Nhà xuất bản Tôn giáo 2012.
Người thực hiện: Nguyễn Đại Đồng

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường