Trang chủ Chuyên đề Thiền sư Thanh Đàm chùa Bích Động

Thiền sư Thanh Đàm chùa Bích Động

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Ngài Tăng cương Hòa thượng Thanh Đàm, đời pháp thứ 42 – vị Tổ thứ 7 của thiền phái Tào Động Việt Nam là ai, năm sinh, năm mất và hành trạng ra sao, không thấy tài liệu nào nói tới, ngoại trừ Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận chương XXV viết về Danh tăng đời Nguyễn, mục Thiền sư Thanh Đàm cho biết: “Thanh Đàm xuất gia năm 1807, thụ Cụ túc giới 1810, là học trò của thiền sư Đạo Nguyên. Năm 1819, ông sáng tác Pháp Hoa Đề Cương. Ông còn viết Bát Nhã Trực Giải và Đề Án Tham Cứu”.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Thien su Thich Thanh Dam chua Bich Dong 1

Nguyễn Lang cho biết Thanh Đàm cũng thuộc Pháp phái Trúc Lâm(1). Sau một thời gian hoằng hóa tạo chùa ở chùa Nguyệt Quang Hải Phòng và chùa Hòe Nhai ở Thăng Long, ngài Tăng thống Khoan Dực và đệ tử Thanh Đàm về hoằng đạo tại chùa Bích Động, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Hai thầy trò tiến hành trùng tu chùa, khai tràng thuyết pháp thu nhận đệ tử, san khắc kinh sách, biến Bích Động trở thành trung tâm thiền phái Tào Động phía Bắc.

Trong đợt đi điền dã các chùa ở tỉnh Ninh Bình tháng 12 năm 2016 chúng tôi được Trung tướng Bùi Bá Định cho xem cuốn Gia phả họ Bùi Bá ở thôn Yên Liêu Thượng, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, trong đó có bản dịch bia Tịnh Diệu Bảo Tháp và Đạo dụ về cấp giới đao và Độ điệp cho người kế thừa phái Tào Động là Hoà thượng Giác Đạo Tuân Minh Chính Bồ tát Hoằng Quang (bia lưu tại chùa Phượng Ban)(2).

Chúng tôi đã đối chiếu các tài liệu và văn bia tại nhà thờ Tổ và tại tháp Tịnh Diệu ở chùa Phượng Ban, phát hiện thiền sư Thanh Đàm chính là nhà sư Nguyễn Đình Trị . Ngài sinh năm 1786, quê ở thôn Lân Liêu, xã Phú Kim, huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Lợi, huyện Nam Trực) tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân có 6 anh em. Xuất gia năm 1804, thụ Cụ túc giới năm 1806. Sư là một trong 9 đệ tử đắc pháp nơi Tổ thứ 6 phái Tào Động là thiền sư Khoan Dực Phổ Chiếu – Đạo Nguyên Tăng thống tại thiền viện Nguyệt Quang ở Hải Phòng. Ngài được Bổn sư Khoan Dực Đạo Nguyên ban pháp danh Thanh Đàm.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Thien su Thich Thanh Dam chua Bich Dong 2

Năm 1820, trên bước đường du hóa ngài tới làng Yên Liêu Thượng, xã Khánh Thịnh huyện Yên Mô, thấy có ngôi chùa cổ bị hoang phế tọa lạc trên mảnh đất hình con phượng nằm bên dòng song Ban, ngài đã trụ lại không quản nắng mưa, từng bước khôi phục cảnh chùa và đặt tên chùa là Phượng Ban.

Thiền sư Nguyễn Đình Trị tu trì theo chính phép, học rộng, tìm nguồn gốc sâu xa của đạo Phật , là bậc thấu hiểu cội gốc vô minh, ngộ chứng lý trọn vẹn của vạn vật và tâm linh, giáo hóa cho mọi người xuất gia cũng như tại gia được nhớ ơn. Năm Ất Mùi (1835) niên hiệu Minh Mạng thứ 6, ngài vào kinh dự khóa sát hạch do triều đình mở và đỗ hạng Ưu và được phong Tăng cương, cấp độ điệp giới đao (Sắc phong đề ngày 1 tháng 10 cùng năm).

Đến năm Kỷ Hợi (1839), ngài trở thành Tổ thứ 8 thiền phái Tào Động phía Bắc càng quan tâm Hoằng dương việc Phật, Mọi chốn trang nghiêm, Bè phúc cứu dân, Đều được nương tựa Chùa Hạ Bích Động (Ninh Bình) – Ảnh: St Năm tháng thoi đưa, tháng Giêng năm Mậu Thân (1848), ngài 63 tuổi rời bỏ cõi trần tại chùa Liêm Khê. Hàng đệ tử đã hỏa táng nhục thân ngài, di cốt lưu lại được đưa vào chùa ngày 8 tháng 4 năm Giáp Dần (1854), làm lễ nghênh đón xá lị về chùa Phượng Ban xây tháp thờ. Bảo tháp đề: Nam mô Tịnh Diệu tháp, Tào Động môn nhân thiệu đăng tự tổ, khâm mông phụng ban Giới đao Độ điệp Sa môn Thanh Đàm Tỷ khiêu Giác Đạo Tuân Minh Chính Hoà thượng Hoằng Quang Bồ tát (1786-1848)

Dòng thiền Tào Động đời thứ 42, Tổ thứ 2 chùa Bích Động, Sơ Tổ chùa Phượng Ban. Sinh ngày 7 tháng 6. Giỗ ngày 24 tháng Giêng.

Dụ ban độ điệp

Dịch nghĩa:

Về việc bộ Lễ vâng tuân lệnh dụ trao cấp độ điệp, chiểu theo thấy nhà Phạm dựng giáo, cốt ở từ bi; đạo Giác cứu người, gốc tại thanh tịnh. Phàm những bí quyết rộng lớn sâu xa; đều là khuôn mầu để khai thông cứu đó đã vì con dân mà làm phúc, đã trao chuyển giả lên trên bộ tiêu huỷ, để giữ nghiêm điều cấm!

Ôi! Trí tuệ giác ngộ cùng nương vào pháp giới, gương báu thai sen hằng rạng; Xum vầy đoàn tụ cùng tắm gội duyên lành, móc vàng nhành dương tưới khắp, lệnh vua với Phật pháp thông suốt các điều với nhau, cho nên trao cho điệp.

Điệp trao cho Thiền tăng người thôn Trà Liêu, xã Phù Kim, tổng Diên Hưng, huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định trụ trì chùa độ. Bởi thế nên những bậc Sa môn, Đạo sĩ, phải nên dò nắm được tông chỉ của sự truyền đèn, cốt khiến cho trí tuệ và tấm thân được lớn đầy, sắc tướng được rạng tỏ dung thông. Từ đó có thể ngầm hợp với lẽ chân như trong lắng của nhà Thiền; để mà cung kính hoằng dương cảnh thái bình lâu dài của đời Thánh vậy.

Nay vâng mệnh Hoàng thượng, nắm ngôi trung chính, dẹp tan giặc giã, gom góp phúc lành, kính đức lớn để cầu bền mệnh; chứa điều lành để rước điềm lành. Đặc biệt muốn khiến con dân trong ngoài đều được nhiều điều tốt lành, chiêm ngưỡng trang nghiêm hải hội, vô biên công đức như cát sông.

Nay vâng rõ mệnh một điều khoản trong tờ dụ, vào ngày tiết Trung nguyên thiết lập đạo tràng Thuỷ lục, cầu siêu độ cho linh hồn các quan binh bị chết trong chiến trận, để vun bồi phúc âm. Lần thiết lập đạo tràng nên có trai đàn cùng thiền tăng và đã truyền lệnh nhóm họp các tăng chúng, mỗi người được cấp một bộ giới đao và độ điệp. Tuân mệnh!

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Thien su Thich Thanh Dam chua Bich Dong 3

Vâng tuân theo mệnh điều tra thấy hiện nay đã qua truyền gọi triệu tập có Thiền tăng ở chùa Phượng Ban, thôn Thượng, xã Liêu Xá, huyện Yên Khánh, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình là Nguyễn Đình Trị, là người khả năng nghiêm giữ giới luật, tỏ chút cơ Thiền. Vì thế vâng mệnh trao cho một đạo độ điệp, giới đao một con, vẫn được trụ trì bản tự. Tất cả những việc thuê mướn, binh phu cùng những việc sái phái tạp vụ đều được miễn trừ, cốt để cho sư chùa được tiêu trừ muôn phiền, thấu tỏ ba thừa. Vả nếu sau khi nhận độ điệp giới đao mà cội trần vẫn chửa sạch, vẫn nảy báo chướng, thảng có vết nhơ thì ngửa trông quan dân tức thì trói bắt, giao cho quan lại địa phương chiểu theo luật mà trừng phạt, cứ theo lệnh mà cho hoàn tục, đem độ điệp Phượng Ban, tỉnh Ninh Bình chiểu theo mà nắm giữ.

Ngày 1 tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) Tháp Tịnh Diệu, Hoà thượng Minh Chính

Một người làm phúc ngàn người dựa;

Mỗi cội đơm hoa muôn cội thơm.

Ôi! Tháp thoạt đầu do Như Lai đích thân định ra, cắm nêu cờ phướn nhằm lìa bụi thoát đời; Chế Để tên riêng để gọi, sáng rõ dấu vết của sáng lòng tốt đức.

Kính nghĩ: Nam mô Tổ sư Tịnh Diệu tháp, pháp huý Giác Đạo Tuân Minh Chính Hoà thượng Hoằng Quang Bồ tát- Thiền toà hạ. Trọn vẹn việc hoá duyên; lắng thần nơi cõi Tịnh. Quả thì chứng, nhân thì tu, thẳng vào cõi Tam muội không tiếng; tên thì thơm, đạo thì chín, hân hoan mà giải thoát bụi trần, nhằm ngày 24 tháng Giêng năm [Mậu] Thân (1848), phúc dầy mà tuỳ phương giáo hoá. Nay bốn chúng cảm kích trong lòng, dựng tháp đền ơn, khắc bài kệ mà ca ngợi rằng:

Pháp thân không tướng

Lẽ khớp chân như

Sống chết đâu chia

Đạo kia không giả

Kính ngẫm đức Tổ

Thiên Trường khí tốt

Phù Kim giáng sinh

Trong dòng họ Nguyễn

Tuổi tròn mười chín

Quyết chí Đầu đà

Quy kính Tịnh Minh

Chìa vai gánh vác

Nghi Giang trong vắt

Tính – Tướng tu trì

Văn rộng lẽ giản

Đạo Nguyên trao ấn

Về nguồn cùng cội

Chứng đạo viên thường

Vượt lên ngoài vật

Tố – Truy giáo hoá

Ất Mùi (1835) đúng khoá

Thi trúng hạng ưu

Ơn nước ơn vua

Tiếng tăm rạng rỡ

Đến năm Kỷ Hợi (1839)

Nối truyền mắt pháp

Đèn Tào thứ tám

Thiên Tâm phả trao

Hoằng dương việc Phật

Mọi chốn trang nghiêm

Bè phúc cứu dân

Đều được nương tựa

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Thien su Thich Thanh Dam chua Bich Dong 4

Tuổi hoa thấm thoắt

Đầu xuân Mậu Thân (1848)

Tuổi đúng sáu ba

Bụi lòng rũ bỏ

Liêm Khê gội tắm

Nẻo bắc thang mây

Linh Quang một chấm

Sáng mãi đêm ngày

Lửa Tam muội tắt

Xương trắng ngưng châu

Sáng Tám tháng Tư

Giáp Dần (1854) mùa Hạ

Kính rước Xá lợi

Báo đáp đầu đuôi

Mạch dẫn Phượng

Ban Tháp yên tòa báu

Tông môn mãi rạng

Sánh tựa đôi vầng

Tịnh Diệu tháp cao

Muôn đời kính ngưỡng

Như nay công đức

Đại chúng đội ơn

Ý khó nói lên

Tạm ghi vào đá

Dựng tháp vào giờ Hoàng đạo Đại cát ngày 13 tháng 7 nhuận năm Giáp Dần niên hiệu Tự Đức 7 triều Nguyễn (1854).

Chú thích: Văn bia do NNC Lê Quốc Việt dịch.

Tác giả: Nguyễn Đại Đồng
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 1/2020

—————

CHÚ THÍCH :
1 Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, Nxb Văn học, 1994, trang 311-314.
2 Gia phả họ Bùi Bá lập năm Kỷ Sửu (2009) cho biết, Tổ của họ là cụ Nguyễn Đình Kiền là em ruột Hoà thượng Giác Đạo Tuân Minh Chính Nguyễn Đình Trị. Trung tướng công an Bùi Bá Định là đời thứ V dòng họ Bùi Bá ở xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

 

 

 

 

 

 

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường