Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xem là người cha đẻ của chính niệm ở phương Tây và là một nhà hoạt động vì môi trường suốt hơn hai thập kỷ qua. Ngài sáng lập nhiều cơ sở tự viện Phật giáo trên toàn thế giới và xây dựng nơi tu hành mẫu mực nhanh nhất trên thế giới.
Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: The Huffington Post
Người xây dựng cuộc đàm phán Thỏa thuận Paris lịch sử về biến đổi khí hậu, ghi nhận những lời quý báu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022), đã giúp trung gian cho Thỏa thuận đi đến thành công.
Bà Christiana Figueres, nhà ngoại giao người Costa Rica, nhà lãnh đạo chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu, đã lãnh đạo quá trình đàm phán giữa 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, ghi nhận Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhà lãnh đạo tâm linh toàn cầu và “người cha của chính niệm” đã đóng vai trò then chốt trong việc giúp bà phát triển sức mạnh, trí tuệ và từ bi tâm cần thiết để đạt được Thỏa thuận Paris lịch sử về biến đổi khí hậu chưa từng có, được 196 quốc gia ủng hộ.
Bà Christiana Figueres, Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC) cho biết, những lời dạy quý báu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người được hàng trăm nghìn đệ tử trên khắp thế giới biết đến, khi bà đang trải qua một giai đoạn khó khăn, cuộc khủng hoảng ba năm trước đó “tôi thực sự hoá ra đã trót lọt vào trái tim tôi - literally fell into my lap”.
Bà cho biết triết lý của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã giúp bà đối phó với cuộc khủng hoảng, đồng thời tạo thuận duyên cho bà duy trì sự tập trung vào các cuộc đàm phán Thỏa thuận Paris lịch sử về biến đổi khí hậu.
Khi nhận ra, bà Christiana Figueres trả lời với phóng viên báo The Huffington Post tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên ở Davos, Thụy Sĩ rằng: “Thật ra ở đây tôi phải có thứ gì đó, bởi vì nếu không thì tôi chẳng thể giải quyết việc này và làm công việc của mình, tôi thấy rất rõ ràng rằng không đời nào tôi có thể nghỉ ngơi dược dù chỉ một ngày”.
Bà nói: “Đây là một cuộc cuộc chạy marathon sáu năm không có thời gian nghỉ ngơi. Thực sự tôi cần một điều gì đó để hỗ trợ mình và tôi không nghĩ rằng mình sẽ có được sức chịu đựng từ nội tâm, sự lạc quan sâu sắc, sự kiên trì, nguồn cảm hứng sâu sắc nếu tôi không được đồng hành cùng những lời dạy quý báu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh”.
Thế thì Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dạy bà điều gì?
Bà Christiana Figueres minh hoạ điều này qua chuyến viếng thăm cơ sở giáo dục Phật giáo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập, Viện Phật học ứng dụng Châu Âu (EIAB) tại rìa thị trấn nhỏ Waldbrol, Đức, nơi từng là Viện Tâm thần với 700 bệnh nhân, trước khi Đức Quốc xã đến tiêu diệt họ, chiếm lấy cơ sở của tổ chức “thanh niên Hitler” (Hitler Youth).
Bà nói Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Viện Phật học ứng dụng Châu Âu (EIAB) nơi đây “vì Ngài muốn chứng minh rằng hoàn toàn có thể biến những nỗi khổ niềm đau thành tình yêu thương, để biến nạn nhân thành người chiến thắng, biến hận thù thành bằng hữu thân thiết và sự tha thứ, và Ngài có ý định thể hiện rằng ở nơi này gắn liền với quá khứ bởi sự tàn ác tuyệt đối, vô nhân đạo như thế”.
Bà Christiana Figueres trả lời với phóng viên The Huffington Post: “Điều đầu tiên Ngài làm là viết thư cho cộng đồng phật tử và chia sẻ: ‘Tôi muốn có lòng nhân hậu. Tôi muốn những tấm lòng nhân hậu được thêu dệt bằng sự chân thành, một tấm lòng nhân hậu cho mỗi bệnh nhân đã thiệt mạng nơi đây, để chúng ta có thể bắt đầu chuyển hóa tòa nhà này, không gian này và nguồn năng lượng này”.
Bà nói tiếp: “Đây là một câu chuyện đầy động lực phi thường đối với tôi phải không? Bởi vì theo nhiều cách, đó là hành trình mà chúng tôi đã trải qua trong các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Paris lịch sử về biến đổi khí hậu. Đây là một hành trình từ đổ lỗi cho đến hợp tác thực sự. Đây là một hành trình từ cảm giác hoàn toàn tê liệt, bất lực, tiếp xúc với các yếu tố, để đến việc thực sự cảm thấy được trao quyền rằng chúng ta có thể thực hiện điều đó.
Đối với tôi, thực sự đây là một hành trình tuyệt vời. Vì thế, đối với tôi, tôi đang với một cuộc sống ở nhiều cấp độ khác nhau, bởi vì tôi phải giải quyết cuộc khủng hoảng cá nhân của chính bản thân, tôi phải chuyển hoá điều này. Tôi vẫn đang trong cuộc khủng hoảng đó. Tôi sẽ nói rằng, tôi đang ở phía bên kia, nhưng tôi phải làm điều đó vì chính mình.
Tôi cảm thấy đây chính xác là nguồn năng lượng mà cần các cuộc đàm phán về Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC - FCCC), tất cả đều được truyền cảm hứng từ lời giảng dạy tuyệt vời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh”.
Thực tế, khi lần đầu tiên Thiền sư Thích Nhất Hạnh đặt chân cất bước đến trụ sở cũ của Đức Quốc xã, có đến 400 phòng, Ngài đã viết một lá thư cho các bệnh nhân đã quá cố, lá thư này được các vị tăng thân nam nữ tu sĩ tại tu viện cầu nguyện hằng ngày.
“Bây giờ cộng đồng tăng thân đã đến, cộng đồng tăng thân đã nghe và hiểu những nỗi khổ niềm đau và bất công mà các bạn phải gánh chịu. Những người gây ra sự đau thương cho các bạn cũng phải gánh chịu những quả báo xấu ác. Họ không biết những gì họ đã làm lúc đó. Vì thế hãy để từ bi tâm và sự bao dung tha thứ nảy sinh từ tấm lòng của các bạn để họ có cũng có cơ hội được chuyển hoá và chữa lành.
Hãy ủng hộ cộng đồng tăng thân và những thế hệ hành gia tu tập sau này để chúng tôi có thể chuyển hoá những nỗi khổ niềm đau này thành những nơi của chuyển hoá và hàn gắn, không chỉ ở Waldbrol mà còn cho cả nước Đức và thế giới.”
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xem là người cha đẻ của chính niệm ở phương Tây và là một nhà hoạt động vì môi trường suốt hơn hai thập kỷ qua. Ngài sáng lập nhiều cơ sở tự viện Phật giáo trên toàn thế giới và xây dựng nơi tu hành mẫu mực nhanh nhất trên thế giới. Ngài được rất nhiều nhà lãnh đạo kỳ cựu ở Hoa Kỳ kính trọng.
“Tôi không nghĩ rằng nội tâm mình sẽ có được sức chịu đựng phi thường như thế, sự lạc quan sâu sắc, sự kiên trì bền vững, sự cảm hứng sâu sắc nếu không được đồng hành bởi những lời vàng ngọc giáo huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh” .
Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC) Christiana Figueres
Năm 2015, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cung thỉnh đến trụ sở chính ở Washington cho một sự kiện cùng với nhân viên của ông. Tác phẩm yêu thích của ông Jim Yong Kim “Phép lạ của sự Tỉnh thức - The Miracle of Mindfulness” mà Ngài viết và ông Jim Yong Kim ca ngợi sự tu tập của vị Thiền sư Việt Nam vĩ đại là “đam mê sâu sắc và vô cùng từ bi với những ai đang đau khổ.”
Ngài đã đến thăm thung lũng Silicon vào năm 2013 theo lời mời của 'Công ty TNHH Google', một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên về các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến Internet, bao gồm các công nghệ quảng cáo trực tuyến, công cụ tìm kiếm, điện toán đám mây, phần mềm và phần cứng và đã hướng dẫn một ngày tu tập chính niệm cá nhân cho 15 CEOs của các công ty về kỹ thuật hàng đầu trên thế giới.
Marc Benioff, Chủ tịch, Giám đốc điều hành và Người sáng lập Salesforce và là người tiên phong về điện toán đám mây đã tích cực ủng hộ Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong quá trình điều trị phục hồi kể từ khi Ngài bị bệnh.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có một đời sống vô cùng vĩ đại, bao gồm cả việc được Mục sư Mục sư Mục sư Baptist, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King (1929-1968) đề cử giải Nobel Hòa Bình vào năm 1967 trong công cuộc tìm kiếm giải pháp chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Trong lời giới thiệu Mục sư Martin Luther King đã nói “cá nhân tôi không biết ai có thể xứng đáng hơn để được trao giải này hơn vị Thiền sư Việt Nam. Ý tưởng của Ngài về hòa bình, nếu được áp dụng, sẽ xây dựng một tượng đài hợp nhất về tình hữu nghị anh em, lòng nhân đạo trên toàn thế giới.”
Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: The Huffington Post
Bình luận (0)