Trang chủ Văn hóa Thi cảm trong thơ ba Thiền sư thời Lý

Thi cảm trong thơ ba Thiền sư thời Lý

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Văn Hậu – Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội

NGÔN HOÀI
Trạch đức long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thì trực thướng cô phong đính
Trường khiếu nhất thanh, hàn thái hư

TỎ LÒNG
Kiểu đất long xà chọn được nơi
Tình quê nào chán suốt ngày vui
Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng
Một tiếng chim kêu lạnh thấu trời

Không Lộ Thiền sư
Phan Võ dịch

THỊ TẬT
Xuân lai hoa điệp thiện tri thì
Hoa điệp ứng tu cộng ứng kỳ
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn
Mạc tu hoa điệp hướng tâm tri

KHUYÊN KHI CÓ BỆNH
Xuân sang hoa bướm khéo quen thì
Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ
Nên biết bướm hoa đều hư huyễn
Thấy hoa mặc bướm để lòng chi

Giác Hải Thiền sư
Thiền sư Huyền Quang dịch

HỮU KHÔNG
Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật trước hữu không không

CÓ VÀ KHÔNG
Có thì tự mảy may
Không thì cả thế gian này không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì?

Từ Đạo Hạnh Thiền sư
Ngô Tất Tố dịch

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Thien su Tu Dao Hanh 1

Ba thiền sư, quốc sư thời Lý được sử sách nhắc tới: Nguyễn Chí Thành, (Không Lộ) (1066-1141) tu chùa Vũ Thư – Thái Bình. Giác Hải (1023-1138) tu chùa Viên Quang- Nam Định và Từ Lộ – Từ Đạo Hạnh (1072-1116) tu chùa Thầy – Hà Nội. Ba vị cùng đi tu tập ở Kim Sỉ Man (Vân Nam Trung Hoa) sau quay về nước tu luyện giao du với nhau lập chùa chiền ở nhiều nơi. Đất Thăng Long – Hà Nội còn dấu tích là tượng Tam vị Thánh Tổ ở chùa Lý Triều Quốc sư, chùa Quán Sứ (Quận Hoàn Kiếm), chùa Thiên Hương, chùa Thiên Phúc (Huyện Hoài Đức), chùa Phúc Quang, chùa Bảo Quang (huyện Thạch Thất) chùa, đền Đồng Bụt (Huyện Quốc Oai)….

Thơ Thiền Việt thời Lý Trần theo PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng (Đại học Thái Nguyên) cho biết có đặc điểm nêu triết lý của đạo Phật về Vũ trụ, cảm xúc tươi trẻ với con mắt nhân sinh, có tâm trạng “Sắc” “Không” sau câu thơ. Muốn hiểu phải biết nhiều thứ trong đó có hiểu về tác giả, thiền phái và hoàn cảnh sáng tác.

Thơ Thiền Việt tiếp thu và sáng tạo độc lập so với thơ Đường Tống như Lý Bạch (659-744), Đỗ Phủ (712 -776), có cái gì tương đồng với thơ HaiKw của Nhật như Basho (1644-1694) KoBay Yashi (1763-1827). Thơ ý tại ngôn ngoại, từ một hình ảnh cuộc sống thật uyển chuyển hình ảnh tượng trưng nhằm nêu số phận con người bình tâm trước biến động của thời cuộc dù chiến tranh hay Covid dịch bệnh, dù chiến thắng hay thất bại, dù cao sang hay thấp bé… cần niềm tin để chiến thắng. Cần bình tâm an nhiên để duy trì sự sống như đất nước Việt mãi trường tồn.

Cái hay của ba bài thơ là có tuệ nhãn trong từng cảnh cụ thể. Không Lộ trèo núi ở chùa Hà Trạch (theo văn bia chùa Quán Sứ, Ất Mão năm 1855) giãi tỏ tấm lòng trong trắng. “Một tiếng chim kêu lạnh thấu trời”. Giác Hải cuối đời để lại bài kệ có câu “Nên biết hoa bướm đều huyễn hảo”. Và Từ Đạo Hạnh là Tổ nghề múa rối nước… đã nói; “Ai hay không có, có không là gì?” Ba bài thơ không có tu từ, mỹ từ….mà tác động sau sắc tới ta dù qua trên 10 thế kỷ. Nó rất gắn với thế hệ trẻ ngày nay không thích dài dòng tiết kiệm thời @, thời 4.0, làm việc hiệu quả cao.

Triết lý đạo Phật, trong đó có vô ngã, vị tha, nói “Sắc” “Không” là nói cái trong cái không, cái không trong cái có. Nhìn đời phải “Phật tức tâm, không thị sắc – Hoá hóa sinh sinh”. Thế giới là “Không” và “sắc” Sắc có hình có tướng nhưng cũng là không là có… Kết thúc bài xin mượn câu thơ của thi nhân Phan Ngọc Hoan – Chế Lan Viên (1920-1989), ông nêu quan niệm sống chết qua cái nhìn bầy chim mồng két bay qua sông cũng mang triết lý thi cảm của thơ thiền Phật giáo thời Lý Trần.

Đội hình ngang sông sâu
Một cánh chim vội chết
Cả đàn bay bay tiếp
Ngỡ như không bận lòng?
Trận chiến còn quyết liệt
Bờ sú xanh mải miết
Nên chim bay bay tiếp
Bận lòng không bận lòng?

Tác giả: Văn Hậu – Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội

***

THAM KHẢO
1. Đại Việt sử ký toàn thư. NXB KHXH 1985.
2. Thiền uyển tập anh . NXB, KHXH 1990
3. Chùa quán Sứ NXB . TG 2007
4. Di tích Hà Tây Sở VHTTHT 1999
5. Chế Lan Viên toàn tập NXB VH 2002
6. Hội thảo về Từ Đạo Hạnh ở chùa Thầy 2012
7. Lý luận Văn học ĐHSP 2012
8. Lễ hội Thăng Long Hà Nội NXB . TN 2011
9. Văn hóa Tâm Linh NXB Hồng Đức 2020

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường