Trang chủ Bạn đọc Theo đạo Phật, có bị “cơ hành” không? (*)

Theo đạo Phật, có bị “cơ hành” không? (*)

Cơ hành là để con người ta biết đến mà tu tập học Phật. Tôi nghe mà chỉ biết im lặng. Điều này đối với đạo Phật là đúng hay sai?

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Cơ hành là để con người ta biết đến mà tu tập học Phật. Tôi nghe mà chỉ biết im lặng. Điều này đối với đạo Phật là đúng hay sai?

Tác giả: Diệu Linh

Có rất nhiều phương tiện để một người bình thường có thể học tu Phật, nhưng không phải ai cũng may mắn gặp đường đúng thầy dẫn đạo, đúng phương pháp.

Tôi đã biết qua rất nhiều người khi bắt đầu giai đoạn muốn học đạo, tu đạo, cái tâm rất thành kính nhưng vì theo sai thầy, tu sai phương pháp mà dẫn đến những ảnh hưởng không hay đến cuốc sống thường ngày. Hệ luỵ không chỉ bản thân họ gánh chịu, mà còn liên luỵ tới gia đình, bạn bè, công việc.

Tôi có một người bạn, sau khi nhận tấm bằng cử nhân, cũng như bao người khác trên đời, cô ấy có một công việc ổn định với mức lương khá so với lứa ra trường chúng tôi, cô ấy có một gia đình hạnh phúc và độc lập về tài chính, vợ chồng chung thuỷ con cái ngoan ngoãn, một cuộc sống êm đềm ai ai cũng đều ngưỡng mộ.

Với cuộc sống luôn như vậy, trước cơn bão trời quang mây tạnh, những tưởng cuộc sống của cô ấy rất đỗi bình yên bỗng một cơn bão mang tên “cơ hành, cơ đầy” ập đến đôi vợ chồng trẻ và biết bao câu chuyện dở khóc, dở cười xảy ra.

Tôi nhớ dạo đó, cứ vài ngày hay cuối mỗi tuần, cô ấy lại tìm gặp tôi để tâm sự những chuyện xung quanh cuộc sống của cô ấy và nhờ tôi đưa ra lời khuyên vì tôi là người có cơ duyên tìm về đạo Phật sớm hơn cô ấy vài năm.

Thật ra ngày ấy tôi cũng nói với bạn tôi rằng trong đạo Phật có nói đến nghiệp quả của mỗi người chứ không có cơ hành nên tôi cũng không giúp được gì cả, nhưng rồi bạn tôi vẫn tìm đến các thầy theo đạo Phật để cúng lễ, ra học Phật làm con nhà Phật và có giải thích rằng cơ hành là để con người ta biết đến mà tu tập học Phật. Tôi nghe mà chỉ biết im lặng. Điều này đối với đạo Phật là đúng hay sai?

Thời gian đầu tôi không để tâm quá nhiều tới những câu chuyện của cô ấy bởi tôi nghĩ rằng mỗi người sẽ phải tự lự chọn cho mình con đường đúng đắn phù hợp nhất với mình, đương nhiên không phải cô ấy nên tôi chỉ biết lắng nghe mỗi khi cô ấy cần.

Sau đó, mọi chuyện đi quá xa, xa và trầm trọng hơn những gì tôi đã nghĩ. Có một dạo tôi bận nên khoảng 3 tuần không gặp cô ấy được, khi gặp lại thì cô ấy gầy trơ xướng, mắt thâm quầng và vô hồn, tôi bất chợt nghĩ lúc này tôi không thể chỉ lắng nghe được nữa.

Từ một người phụ nữ đã từng có cuộc sống rất êm đề như vậy, bạn tôi bây giờ trông héo hon, mất niềm tin vào mọi thứ xung quanh, bỏ bê con cái và thậm chí cô ấy còn nghi ngờ chồng ngoại tình dù cho anh chồng cùng gia đình đã tìm mọi cách giải thích và cô ấy cũng không hề tìm ra được bằng chứng gì để chứng minh điều đó cả, nhưng cô ấy vẫn luôn khăng khăng như vậy.

Qua trao đổi với người thân và đồng nghiệp của cô ấy, tôi được biết rằng sau lần gặp cuối tới lần gặp gần nhất đó, cô ấy liên tục đi lễ, không phải hầu đồng, trình đồng mở phủ, mà là liên tiếp các khoá lễ Phật, lễ chùa và tu đạo Phật.

Lạ thay, một người tu đạo Phật mà lại lanh tanh bành nhà cửa, vợ chồng thường xuyên cãi cọ, con cái không chăm sóc, bản thân cô ấy cũng không còn thiết tha bất kể điều gì kể cả công việc mưu sinh. Cả ngày cô ấy chỉ nằm dài ở nhà và gây sự với tất cả mọi người. Nếu có ai thấy cô đi đâu, thì chỉ có là đi lễ, ngoài lễ ra thì chỉ ở nhà.

Mọi thứ bế tắc đỉnh điểm là khi gia đình cô ấy không còn sức khoẻ cũng như kinh tế để chạy theo lo chữa trị cho cô ấy về mặt tâm linh nữa. Ai ai cũng mệt mỏi và kiệt quệ sau một thời gian khá dài có bệnh vái tứ phương của cô ấy, ở đây là cô ấy nói rằng cô ấy theo đạo Phật, tu Phật. Vậy ai là người hướng dẫn cho cô ấy, cô ấy học những phương pháp tu ở đâu qua tài liệu nào? Hay là thầy nọ bà kia, cũng mang danh tu Phật nhưng thực chất không hiểu gì về Phật pháp mà dẫn sai lối chỉ sai đường?

Đạo Phật mà tôi biết, đức Phật dạy các chúng sinh về cách đối xử giữa các mối quan hệ vợ chồng, bố mẹ con cái, xã hội bạn học đồng nghiệp và khiến con người ta trở nên tốt đẹp hơn. Đối lập hoàn toàn tình cảnh của bạn tôi bấy giờ.

Theo như đạo Phật, mọi thứ đến với mỗi người chúng ta đều là Nhân duyên và Nghiệp quả (nhân quả). Trong sách Phật giáo viết: “Điểm khác nhau cơ bản giữa Nghiệp và Số mệnh ở chỗ nghiệp do chính con người tạo tác, có tính chất duyên sinh, bất định tính và vô ngã nên nghiệp có thể chuyển hoá từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện và ngược lại”.

Như thế quan điểm nhân quả là do tự thân môi người, không ai có thể gánh chịu hay hưởng thụ thay phần nhân quả của ai. Việc tích đức của tổ tiên chỉ có thể tạo được nghiệp đồng cảm khiến cho người có phúc sẽ sinh làm quyến thuộc, con cháu muốn được hưởng phúc báo hay nói cách khác là nhân lành lâu dài thì trong cuộc sống phải tự tạo ra những nhân lành để gặt quả ngọt, gieo trồng lương thiện, từ bi hỷ xả.

Cho nên những gì sơ căn của đạo Phật đã không giống với cuộc sống đang diễn ra của bạn tôi từ khi cô ấy tu học Phật. Một sự khác biệt to lớn đối lập hoàn toàn.

tapchinghiencuuphathoc.vn co hanh 1

Ảnh: St

Đức Phật giảng về đạo vợ chồng, con cái, hiếu thuận với cha mẹ ông bà, chứ đạo Phật không dạy chúng sinh sau khi tu học theo Ngài thì sẽ mắng quát mọi người xung quanh, hay bất hiếu với cha mẹ, không chăm lo con cái, tham ăn lười làm, vợ chồng cãi nhau,…

Đạo Phật truyền thống luôn hướng con người ta tới những thứ tốt đẹp hơn mỗi ngày. Đức Phật có dạy rằng:
Người làm con phải kính thuận cha mẹ với năm điều:

1. Cung phụng không để thiếu thốn.
2. Muốn làm gì thưa cha mẹ biết.
3. Không trái điều cha mẹ làm.
4. Không trái điều cha mẹ dạy.
5. Không cản chính nghiệp mà cha mẹ làm.

Người làm con kính thuận và cung phụng cha mẹ thế thì phương ấy được an ổn không có điều lo sợ.(Trường A Hàm, Kinh Thiện Sinh, số 16). Trong cuộc sống này, không phải ai cũng làm tròn đạo nghĩa với cha mẹ như lời dạy của Đức Phật. Có những kẻ coi cha mẹ như gánh nặng, hạnh hạ, đánh đập. Gieo nhân nào gặp quả đấy và chắc chắn sớm hay muộn người đó cũng phải chịu quả báo.

Người làm cha mẹ phải lấy năm điều này chăm sóc con cái:

1. Ngăn con đừng để làm ác.
2. Chỉ bày những điều ngay lành.
3. Thương yêu đến tận xương tủy.
4. Chọn nơi hôn phối tốt đẹp.
5. Tùy thời cung cấp đồ cần dùng.(Trường A Hàm, Kinh Thiện Sinh, số 16)

Cha mẹ luôn yêu thương con vô bờ bến, dù có đói nghèo nhưng không bao giờ để con thiếu thốn. Tuy nhiên, yêu thương con cũng cần phải đi kèm với chỉ bảo con những điều đúng đắn, ngay thẳng, ngăn làm đều ác. Có như vậy cha mẹ mới làm tròn bổn phận của mình với con cái.

Chồng cũng phải có năm điều đối với vợ:

1. Lấy lễ đối đãi nhau.
2. Oai nghiêm không nghiệt.
3. Cho ăn mặc phải thời.
4. Cho trang sức phải thời.
5. Phó thác việc nhà.

Ấy là chồng đối với vợ cung kính đối đãi nhau, như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ. (Trường A Hàm, Kinh Thiện Sinh, số 16). Người chồng tốt phải đối xử tử tế với vợ. Chồng có uy nhưng không được cay nghiệt, gia trưởng. Chăm lo cho vợ đầy đủ, giúp đỡ vợ khi cần. Chỉ khi làm được như vậy người chồng mới xứng với lời Phật dạy.

Chồng đối đãi vợ có năm điều, vợ cũng phải lấy năm việc cung kính đối với chồng:

1. Dậy trước.
2. Ngồi sau.
3. Nói lời hòa nhã.
4. Kính nhường tùy thuận.
5. Đón trước ý chồng.

Này Thiện Sinh, ấy là vợ đối với chồng cung kính đối đãi nhau, như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ.(Trường A Hàm, Kinh Thiện Sinh, số 16)

Nhìn chung, thực trạng đời sống hiện nay không ít gia đình rơi vào hoàn cảnh giống như bạn của tôi. Tôi mong rằng, trước khi nghĩ đến cơ hành, cúng lễ Phật, thì chúng ta sẽ có những nhìn nhận cơ bản sơ đẳng về đạo Phật đúng đắn nhất tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra.

Đi một vòng lớn tu học theo đạo Phật nhưng chọn sai phương pháp, sai thầy giảng đạo, hay tự hiểu sai vừa tốn thời gian, tiền bạc, công sức lại xáo trộn đến cả gia đình, công việc, mọi mối quan hệ xung quanh. Hãy nhận dạng đạo Phật, hiểu về đạo Phật thật chính xác trước khi khẳng định tôi đang tu học theo Đạo Phật.

Tác giả: Diệu Linh

Chú thích: (*) Tạp chí NCPH đăng tải góc nhìn của một phật tử về quan niệm “cơ hành”, trong đời sống cần có tư duy trí tuệ, hành đúng pháp, kiến tạo hạnh phúc đúng nghĩa.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường