Trang chủ Quốc tế Thể thao quốc tế: Sự cạnh tranh và hỷ xả giữa hành tinh rạn nứt

Thể thao quốc tế: Sự cạnh tranh và hỷ xả giữa hành tinh rạn nứt

Hỷ xả, không hề lỗi thời và vô cảm, là nền tảng của tinh thần thể thao. Đây là cơ sở của những khả năng một công việc không thể làm được. Trong giáo lý đạo Phật, nhổ tận gốc những vướng mắc, tháo gỡ sự ràng buộc là con đường đi đến chiến thắng cuối cùng: vượt qua sự khốn khổ.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Hỷ xả, không hề lỗi thời và vô cảm, là nền tảng của tinh thần thể thao. Đây là cơ sở của những khả năng một công việc không thể làm được. Trong giáo lý đạo Phật, nhổ tận gốc những vướng mắc, tháo gỡ sự ràng buộc là con đường đi đến chiến thắng cuối cùng: vượt qua sự khốn khổ.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

Trong thời điểm rạn nứt toàn cầu và các cuộc khủng hoảng bùng phát trên toàn thế giới, bản năng chung của các phương tiện truyền thông chính thống và các chính phủ là quan sát một cách đầy tiếc nuối những sự kiện gắn kết các quốc gia lại với nhau trong một môi trường phi chính trị. Có thể Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông là sự kiện nổi bật nhất trong số những sự kiện như thế, quy tụ những vận động viên xuất sắc nhất của các quốc gia tham dự.

Cuộc thi đấu diễn ra trong tinh thần mạnh mẽ nhưng thân thiện trên đường thi đua, trong phòng tập thể dục hoặc trong bể bơi. Bom đạn đã biến thành quả bóng chuyền đập mạnh, nâng tạ hoặc cú ném mạnh. “Thành phần trí thức ưu tú của đất nước không sử dụng vũ khí” đại diện cho niềm tự hào về thể chất và sự thể hiện bản thân cạnh tranh cao nhất của một quốc gia – bất chấp lịch sử lâu dài về vấn đề doping (những chất hay những phương pháp bị cấm sử dụng trong thi đấu thể thao, do làm tăng thành tích thi đấu một cách gian lận) – trên một sân chơi ít nhiều bình đẳng, thoát khỏi chính sách thực tế của cạnh tranh quyền lực lớn, bất bình đẳng kinh tế, chủ nghĩa thực dân mới, khủng hoảng trong nước và xung đột quân sự.

1 tapchinghiencuuphathoc Nam tuoc Coubertin 1863 1937

Nam tước Coubertin (1863-1937).

Cha đẻ của Thế vận hội Olympic hiện đại, Nam tước Coubertin (1863-1937), một nhà giáo dục và sử gia người Pháp, đồng thời là người sáng lập ra Ủy ban Olympic Quốc tế, và là chủ tịch thứ hai của tổ chức này đã trầm ngâm: “Điều quan trọng nhất ở Thế vận hội Olympic không phải là chiến thắng mà là việc tham gia; điều cốt yếu trong cuộc sống không phải là chinh phục mà là thi đua giỏi.” (BBC)

Lấy cảm hứng từ văn hoá thể thao trong các trường học ở Vương quốc Anh, Nam tước Coubertin tin rằng văn hoá thể thao có tổ chức có thể trau dồi “sức manh đạo đức và xã hội của công lý” (Coubertin 1970).

Lời nói của Nam tước Coubertin không chỉ an ủi những người không muốn coi thế giới là cuộc đấu tranh giành quyền tối cao giữa các khối không tương thích về mặt ý thức hệ, mà còn cộng hưởng với lời khuyên tự hoàn thiện bản thân và động lực hiện đại để không coi cuộc sống của chúng ta là một cuộc chiến không ngừng thắng thua trước những người đồng trang lứa – có thể cực kỳ độc hại và gây hội chứng ngược đãi bản thân. Đúng hơn, chúng ta nên bắt đầu hành trình trở thành “phiên bản hoàn hảo nhất” của chính mình.

Tuy nhiên, ngay cả các vận động viên Olympic cũng đã sớm thách thức ý tưởng của Nam tước Coubertin. Jesse Owens (12/9/1913 – 31/3/1980), một vận động viên người Mỹ gốc Phi, người đoạt được huy chương vàng thứ tư tại Thế vận hội mùa Hè năm 1936, được cho là đã châm biếm, “Nếu bạn không cố gắng giành chiến thắng, bạn cũng có thể tổ chức Thế vận hội ở sân sau ai đó.” (BBC)

Vận động viên Jesse Owens thi đấu trong những thời điểm thú vị: anh là một người Mỹ gốc Phi trong lãnh thổ thù địch của Đức Quốc xã, nơi Thế vận hội năm 1936 được Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Adolf Hitler (1889-1945) và Đức quốc xã coi là nền tảng lý tưởng để chứng tỏ Ngữ tộc German (một nhánh của ngữ hệ Ấn-Âu, là các ngôn ngữ mẹ đẻ của hơn 500 triệu người chủ yếu ở Bắc Mỹ, châu Đại Dương, Nam Phi, và Trung, Tây và Bắc Âu), sự vượt trội của người Aryan trên thế giới. Hậu thế coi chiến thắng của Vận động viên Jesse Owens không chỉ đơn giản là một kỷ lục thể thao mà còn đại diện cho một kỷ lục đạo đức, một sự thách thức đầy thi vị đối với mọi người – kể cả những người đồng hương của Vận động viên Jesse Owens – vốn coi Vận động viên Jesse Owens là một phần của một chủng tộc thấp kém.

Ngày nay chúng ta tiếp tục sống trong thời đại thú vị hơn bao giờ hết. Cụm từ này là một lời nguyền bị gán nhầm cho người Trung Hoa, những người, vì lý do nào đó, đã chỉ trích phương Tây trên các phương tiện truyền thông nhà nước, vì đưa tin không đáng kể về Đại hội thể thao châu Á 2022, sự kiện thể thao đa môn được diễn ra tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Trong cả hai ví dụ năm 1936 và 2022, chúng ta thấy Địa-chính trị đang định hình cách các quốc gia nhìn nhận các sự kiện thể thao toàn cầu. Thậm chí người ta có thể nói điều tương tự về Thế vận hội Bắc Kinh 2008, nơi diễn ra cuộc chiến tường thuật lớn giữa truyền thông Trung Quốc và báo chí phương Tây. Liên quan đến Hàng Châu, tờ China Daily bình luận rằng 45 quốc gia tham dự chiếm 55% dân số thế giới, với tổng số người tham gia vượt quá 10.000 vận động viên đã đăng ký của Thế vận hội Mùa hè Paris 2024 sắp tới, một sự kiện thể thao đa môn quốc tế dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 26 tháng 7 tới 11 tháng 8 năm 2024 tại Paris, thành phố chủ nhà chính, và 16 thành phố khắp lãnh thổ Chính quốc Pháp cùng với một thành phố tại Tahiti—hòn đảo thuộc xứ hải ngoại và cộng đồng hải ngoại Polynésie thuộc Pháp.

Nó chỉ ra rằng: “Đại hội Thể thao châu Á đặt ra xu hướng và tiêu chuẩn cho các sự kiện thể thao thân thiện với môi trường trong tương lai, góp phần đáng kể vào các phong trào khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, không có tiếng nói ủng hộ hay khen ngợi nào từ các tổ chức phi chính phủ do phương Tây tài trợ hoặc phương tiện truyền thông phương Tây liên quan đến các sáng kiến khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu mang tính xây dựng và thiết lập tiêu chuẩn này . . . Phương tiện truyền thông phương Tây cũng có thể đã miễn cưỡng giới thiệu công nghệ đổi mới tiên tiến của Trung Quốc, được trưng bày tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008.” (China Daily).

2 tapchinghiencuuphathoc.vn Van dong vien Jesse Owens

Vận động viên Jesse Owens (1913-1980).

Tuỳ thuộc vào quan hệ Trung-Mỹ và quan hệ Trung-Pháp vào năm 2024, chúng ta có thể mong đợi những lời chỉ trích lẫn nhau đối với truyền thông Trung Quốc, từ một số nhóm lợi ích muốn coi Thế vận hội Mùa hè Paris 2024 như một mô hình về quyền lực mềm của phương Tây. Nói rộng hơn, Miền Nam Toàn cầu, mà Trung Quốc coi mình là một phần, từ lâu đã chia rẽ với Miền Bắc Toàn cầu về các vấn đề như Ukraine, sự cạnh tranh Trung-Mỹ và gần đây nhất là bạo lực tái diễn giữa Hamas và quân đội Israel. Miền Nam Toàn cầu đồng cảm với những nỗi khổ niềm đau trước cuộc tấn công của Hamas và suy thoái của người Palestine,một lần nữa, trong khi phương Tây, vì một lý do nào đó, yêu cầu công lý phải được đáp ứng đối với Hamas vì đã giết hại thường dân vô tội.

Tại thời điểm này, có lẽ chúng ta nên loại bỏ sự ảo tưởng hoặc ngây thơ rằng, các sự kiện thể thao toàn cầu là một hội nghị phi chính trị để cộng đồng toàn cầu tập hợp với thiện chí. Có thể nói ít nhất là họ đại diện cho một nỗ lực cao quý nhưng còn thiếu sót, nhằm nhắc nhở nhau rằng những “tưởng tượng” khác ngoài một thế giới xung đột. Sự thay thế này là một thế giới của tinh thần thể thao và sự cạnh tranh công bằng.

Tinh thần thể thao, trong thể thao hay ngoại giao, được định nghĩa là sự tôn trọng cơ bản đối với đối thủ của mình. Có một điều chắc chắn là tiếng vang của tinh thần thể thao trong chính sách ngoại giao hiện nay của Hoa Kỳ với Trung Quốc: Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thường tuyên bố rằng Hoa Kỳ muốn “cạnh tranh khốc liệt” với Trung Quốc mà không lao vào xung đột quân sự. Tất nhiên không phải ai cũng coi sự khác biệt đó là thiện chí. Những chiến thắng, thất bại và những bước tiến thật sự của Thể thao, đơn giản là không phải lúc nào cũng chuyển dịch tốt sang những vấn đề khác: sự mất mát được đền đáp một cách tốt đẹp sẽ có ý nghĩa gì đối với người Israel hay người Palestine? Sử dụng những phép loại suy (một phương pháp suy luận quy nạp dựa trên sự giống nhau của hai đối tượng hoặc tình huống, để đưa ra kết luận) này có nguy cơ xuất hiện lém lỉnh.

Tuy nhiên, tinh thần thể thao chắc chắn là một loại tiền tệ có sức mạnh: được tôn vinh giữa những người bạn, được kẻ thù tôn trọng. Theo thuật ngữ Phật giáo, sự khoan dung trong bại trận và chiến thắng có thể được coi là một kiểu không vướng mắc với kết quả. Việc hỷ xả có thể cải thiện bản năng trả thù và chuyển hoá nó thành đối thoại hữu ích hơn để phản ứng kẻ thù. Tại sao lại có sự phân chia giữa bạn và thù? Thậm chí ứng dụng tinh thần hỷ xả có thể giúp tìm ra con đường dẫn đến đối thoại ôn hoà và cùng tồn tại, điều sau rất quan trọng trong một thế giới mà không ai mong muốn sự cạnh tranh kết thúc trong đám mây hình nấm. Hỷ xả có nghĩa là sự linh hoạt, trí tưởng tượng và khả năng thích ứng. Hỷ xả không phải lúc nào cũng hỷ xả mà là dám tưởng tượng một hướng đi khác với bắt phải như vẫn quy ước. Theo nghĩa này, liệu tinh thần hỷ xả có thể được coi là một loại tài sản chiến lược nào đó – đối với các vận động viên thể thao và các chính khách?

Hỷ xả, không hề lỗi thời và vô cảm, là nền tảng của tinh thần thể thao. Đây là cơ sở của những khả năng một công việc không thể làm được. Trong giáo lý đạo Phật, nhổ tận gốc những vướng mắc, tháo gỡ sự ràng buộc là con đường đi đến chiến thắng cuối cùng: vượt qua sự khốn khổ. Khởi đầu đức Phật đã dạy rằng: “Sự đau khổ phát sinh trên thế giới bắt đầu từ sự già và chết với nhiều hình thức khác nhau.” (yaṁ kho idaṁ anekavidhaṁ nānappakārakaṁ dukkhaṁ loke uppajjati jarāmaraṇaṁ)

“Nguyên nhân của sự đau khổ là sự ràng buộc. Khi sự ràng buộc tồn tại thì già và chết xuất hiện. Khi đã hỷ xả thì già và chết như huyễn hoá.” (Idaṁ kho dukkhaṁ upadhinidānaṁ upadhisamudayaṁ upadhijātikaṁ upadhipabhavaṁ, upadhismiṁ sati jarāmaraṇaṁ hoti, upadhismiṁ asati jarāmaraṇaṁ na hotī’ti)

“Họ hiểu được nguyên nhân của khổ bởi già và chết, cách thực hành để hoá giải những nỗi khổ niềm đau do già và chết.” (So jarāmaraṇañca pajānāti jarāmaraṇasamudayañca pajānāti jarāmaraṇanirodhañca pajānāti yā ca jarāmaraṇanirodhasāruppagāminī paṭipadā tañca pajānāti) (Sammasasasutta).

Thường bị lãng quên trong câu chuyện của Jesse Owens (1913-1980), một trong những vận động viên chạy nước rút vĩ đại nhất mọi thời đại, người đoạt được huy chương vàng thứ tư tại Thế vận hội mùa Hè năm 1936, ông đã đánh bại Luz Long (1913-1943) của Đức Quốc xã, người được không ai khác ngoài cha đẻ của Thế vận hội Olympic hiện đại Nam tước Coubertin, nhà giáo dục và sử gia người Pháp, người sáng lập ra Ủy ban Olympic Quốc tế thừa nhận về tinh thần thể thao của mình.

Tại thế vận hội Berlin năm 1936 đã xảy ra sự kiện đặc biệt đó là việc chính phủ Đức Quốc xã của nước chủ nhà đã tuyên truyền học thuyết cho rằng người da trắng là mạnh nhất và câu chuyện hay nhất của thế vận hội Berlin là vận động viên da đen người Mỹ là Jesse Owens, anh đã làm sụp đổ những tư tưởng của Đức Quốc Xã khi chiến thắng ở môn đua cự ly ngắn 100 mét, 200 mét và môn nhảy cao. Jesse Owens cũng đoạt luôn huy chương thứ tư là chạy tiếp sức cự ly 4 x 100 mét.

Vào ngày 4 tháng 8 năm 1936, Nam tước Coubertin giúp Jesse Owens tối đa hoá cơ hội chiến thắng sau khi Jesse Owens phạm lỗi 2 lần, và sau khi Jesse Owens thực hiện cú nhảy xa, nhà độc tài khét tiếng Adolf Hitle nói rằng đích thân ông sẽ chúc mừng người chiến thắng. Sau này Nam tước Coubertin đã suy ngẫm: Jesse Owens rất can đảm mới có thể kết bạn với tôi trước mặt lãnh tụ Đức Quốc xã Adolf Hitle. . . Tôi sẽ làm tan chảy tất cả Huy chương và Cúp mà tôi có và chúng sẽ không thể hiện được tình bạn Vàng 24 karat mà tôi dành cho Luz Long vào thời điểm đó.” (ESPN)

Sau đó, Luz Long bị giết khi đang phục vụ trong Quân đội Đức trong Thế chiến thứ hai. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được sự hoạt động bên trong tâm hồn của anh ấy hay những gì anh ấy tư duy. Nhưng cử chỉ đáng chú ý của anh, xuất phát từ trí tưởng tượng nhất định và hỷ xả với tinh thần dân tộc Đức – chắc chắn là từ cái nhìn của lãnh tụ Đức Quốc xã Adolf Hitle – dườn như đại diện cho tinh thần thể thao mà lịch sử nhìn nhận một cách tử tế, mặc dù bị ràng buộc với một chế độ với đường lối không đúng đắn.

Tầm nhìn của Đức Quốc xã không thể dung hoà được với kiểu thế giới mà có lẽ ngay cả Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày nay cũng có thể đồng ý và muốn duy trì. Mong muốn ít nhất là một điểm chung trong chung sống hoà. Hãy bắt đầu từ đây.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường