Trang chủ Đời sống Thế nào là tu đúng? – Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Thế nào là tu đúng? – Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Thế nào là tu đúng - có người theo học đạo lâu năm mà không biết nói lời ái ngữ, không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Thế nào là tu đúng – có người theo học đạo lâu năm mà không biết nói lời ái ngữ, không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.

Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa, ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, làm công quả, theo học giáo lý với nhiều Thầy nổi tiếng! Nhưng bấy nhiêu chưa đủ để chứng mình là người này tu đúng và đưa đến GIẢI THOÁT. Cũng có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn. Có người thích nhiều chùa, đông đệ tử. Có người thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian. Có người thích nổi tiếng,… những cái đó chưa phải là tu.

Sau đây là những tiêu chuẩn tối thiểu, căn bản để nhận xét một người tu đúng:

1. Không còn ham thích tài sản, danh lợi và sắc dục.

2. Không còn dễ nổi sân. Khi gặp chuyện trái ý không giận dữ, bực tức.

3. Không còn kiêu căng ngã mạn, khoe khoang, điều khiển kẻ khác. Không còn thích được khen ngợi, được tâng bốc.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc The nao la tu dung 1

4. Không còn chấp vào Đạo tôi, thầy tôi hay pháp môn của tôi là số một. Không còn cái tâm hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái, chỉ trích vu khống, chụp mũ người khác.

Nếu còn 4 điều trên thì dù đã tu 30, 40 năm, tu đủ loại pháp môn, tụng làu làu đủ loại kinh chú, người ấy vẫn chưa tu đúng theo đạo Phật!

Ngoài ra, một người tu còn cần phải có ít nhất những đức tính sau đây:

1. Biết làm Phước, Bố thí:

Có những người học nhiều kinh, hiểu giáo lý, nói đạo hay, nhưng không làm phước, bố thí, mà lại keo kiệt, bỏn sẻn, chấp thủ tài sản, tiền bạc của mình.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc The nao la tu dung 2

2. Nói lời Ái ngữ:

Có người theo học đạo lâu năm mà không biết nói lời ái ngữ, không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.

3. Từ, Bi, Hỷ, Xả:

Thiếu 4 đức tính này không phải là người tu.

4. Khiêm cung và lễ độ:

Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các bậc trưởng thượng.

Nếu chưa có những đức tính này thì cũng gọi là chưa biết tu hoặc tu chưa đủ để sửa đổi tâm tính. Hãy tự xét lại, nhìn lại mình xem, mình đạt đến đâu để dừng lại sửa ngay sơ sót, kẻo uổng phí một kiếp người may mắn có Đạo. Làm gì cũng nhớ mình là người con Phật!

Pháp ngữ của Hoà thượng Thích Trí Tịnh
Nguồn: Pháp Thí

1 bình luận

Tu cho đúng

Nguyễn Anh Tuấn 12/06/2024 - 11:47

Học và hành cách tu cho đúng

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường