Trang chủ Chuyên đề Thành tâm tưởng niệm đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN

Thành tâm tưởng niệm đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

“Không giữ giới thì sẽ buông lung, giải đãi. Bản thân không có giới đức, không có oai nghi thì đương nhiên sẽ bị nhân quần coi rẻ. Khi đó, nói không có người nghe, làm không có người theo, mọi thói xấu cũng từ đó mà ra”.

Trích pháp nhũ của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tại chùa Ráng năm 2009.

 

“Sư là khuôn mẫu, mô phạm của loài người, chí ít là trong một cộng đồng người, nếu không có đạo hạnh, không có trí tuệ thì lấy gì mà dạy người? Lấy gì làm gương tốt để mọi người noi theo?”

Đạo từ tại Khóa bồi dưỡng hoằng pháp phía Bắc năm 2010 được tổ chức tại Tp.Vĩnh Yên ,Vĩnh Phúc.

 

“Chúng tôi đã làm được những gì trong cuộc đời tu hành của mình mà dám nhận cái phúc lớn đó? Phúc là phải do tu mà có. Phúc thì nên tích mà không nên tán. Phúc không tích thêm mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa”.

Đạo từ của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII năm 2012.

 

“Cố gắng mà tu, đừng bỏ phí thời giờ. Vô thường cõi này nhanh lắm, đời này là ngắn lắm. Sống làm ăn mà đâu có yên ổn mà còn phải chịu chiến tranh, tang thương lắm… Khi xả bỏ báo thân này, ta nên về Tây phương của Phật A Di Đà đây”.

Trích pháp nhũ của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tại chùa Ráng năm 2017.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2021 Thanh tam tuong niem duc De tam Phap chu GHPGVN 2

“Muốn sống lâu trước hết phải sạch sẽ từ thân đến tâm!”.

“Suốt đời tôi chỉ mong được niệm Phật, cầu kinh, không mong cầu danh lợi. Tôi tự thấy mình chưa có công đức gì nhiều đối với Giáo hội, nhưng các vị trong Giáo hội nước ta lại ép, đưa tôi lên ngôi Pháp chủ. Lẽ ra, ngôi vị Pháp chủ chỉ đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đầy đủ phúc đức, trí tuệ nắm giữ. Miễn cưỡng ngồi lên ngôi cao, đó không phải là phước mà là cái họa cho chúng tôi”.

“Xin các vị đừng gọi tôi là Pháp chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện”.

“Chùa to cảnh lớn dù sao cũng chỉ là phương tiện, nên không quan trọng trong việc quyết định thành tựu của người tu”.

“Việc uống bia rượu, sống xa hoa với người tu hành là không nên. Người xuất gia nếu không dụng công tu tập thì chỉ là người tại gia ở chùa. Kính mong quý vị tăng, ni nếu thấy mình không có đủ sự tinh tấn tu trì thì nên xả giới hoàn tục, kẻo lâm chung đọa vào ba nẻo ác”.

“Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo”.

“Tôi trụ thế đến nay 99 năm, ở chùa 94 năm, thụ Đại giới được 78 năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi”.

“Vui với đạo pháp mà quên hết phiền não, xóa bỏ đau khổ cho mình và người khác. Nếu tinh thần lục hòa của Phật giáo mà được đem áp dụng vào đời thì trên từ quốc gia, dưới đến gia đình, khắp nơi đều an lạc vui vầy”.

Lược trích các câu nói của đức Pháp chủ trong bài trả lời phỏng vấn báo Giác Ngộ năm 2016.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2021 Thanh tam tuong niem duc De tam Phap chu GHPGVN 1

Ngài thường dạy: “Chùa to Phật lớn vẫn không quý bằng đạo vị Thầy – Trò, Thầy – Trò tương tục mới là mạch sống Phật môn.”

“Thân giáo và khẩu giáo của Ngài đã thắp sáng niềm tin chánh pháp cho bao người con Phật. Đặc biệt, trước lúc từ bỏ huyễn thân, lo lắng cho kỷ cương của Giáo hội, Ngài ân cần chỉ dạy chúng con thành lập Hội đồng Giám luật. Chúng con đã hoàn thành tâm nguyện cao cả của đức Ngài. Đó là di sản vô giá Ngài để lại cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau.”

“Chúng con thiển nghĩ, chỉ có những ngôn từ sau đây mới có thể tán dương trọn vẹn công hạnh cao cả của Ngài: THIÊN HẠ HỮU ĐẠT TÔN TAM: TƯỚC NHẤT, XỈ NHẤT, ĐỨC NHẤT. Có nghĩa: Cuộc đời đạo hạnh của Ngài đạt được ba điều mà thiên hạ ai ai cũng đều cúi đầu kính ngưỡng: NGÔI VỊ CAO NHẤT, TUỔI THỌ DÀI NHẤT, ĐỨC ĐỘ SÁNG NHẤT.”

Trích lời Điếu văn tưởng niệm đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
của Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN.

 

“Là người được lân mẫn Đại lão Hòa thượng những năm Ngài là Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học (từ năm 2001 đến năm 2005), Ngài luôn dạy hàng hậu học chúng con về tu sửa thân, khẩu, ý qua mọi chi tiết trong đời sống tu học và công việc hành chính. Trong công việc dịch thuật, nghiên cứu kinh điển Phật giáo, xuất bản ấn phẩm truyền thông Phật giáo, Ngài là tấm gương nhắc nhở con luôn phải cẩn thận, chỉn chu, để không xảy ra một lỗi nhỏ nhặt nào, bởi người làm công tác nghiên cứu, là để lại cho hàng tăng, ni, phật tử, các học giả, nhà nghiên cứu và đại chúng nguồn tư liệu để tìm hiểu, tham khảo, đối chiếu và tu học…”

“Ngài chỉ dạy về tầm quan trọng của công tác truyền thông, xuất bản đó, nhưng Ngài luôn nhắc nhở chúng con: “Lời nói dù hay đến mấy cũng chỉ là “khẩu dụ”, đối với người tu cần thực hành “thân giáo”, “thân giáo” đoan nghiêm sẽ có sức mạnh dẫn dắt hơn cả muôn vàn lời nói vàng ngọc”.

“Lời nói và hành động của Ngài là song hành, tấm gương tu học và trang nghiêm giới hạnh của Ngài là lời di huấn cho Giáo hội, cho tăng, ni, phật tử để chúng con được che mát, được thơm lây bởi hương đức hạnh của bậc chân tu”.

“Con có nhân duyên riêng khi được Giáo hội phân công làm Trưởng Ban Thông tin Truyền thông T.Ư, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học kế nghiệp những công việc mà đức Pháp chủ từng đảm trách, trong công việc chuyên môn nghiên cứu, xuất bản – con được lãnh nhận và học hỏi rất nhiều từ Hòa thượng Pháp chủ”.

Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự,
Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học VN tại Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 11/2021

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường