Tác giả: Văn Hậu - Hội VNDG Hà Nội
Chiềng làng chiềng chạ Thượng hạ Tây Đông Nghe tôi giáo trống (Lời chú Tễu)
Mở đầu cho màn múa rối xứ Đoài, tương truyền của Quốc sử, Tổ sư – hát chèo múa rối Từ Đạo Hạnh (1072-1117) sau là hậu thân của Vua Lý Thần Tông (1126-1132) có từ thời Lý ở Kinh đô Thăng Long vào dịp hội mùa thu ngày Rằm tháng Tám.
Thiền sư tu ở chùa Láng hóa ở chùa Thầy (Hà Nội). Theo lịch sử, ở Trung Quốc, trung thu có từ thời Đường Minh Hoàng, khoảng đầu thế kỷ VIII vua Đường nằm mê được tiên ông hóa phép bay lên Cung Trăng. Sau đó Vua đặt lệ Trung thu, thời nhà Đường có chuyện đi lấy kinh Phật của nhà sư từ kinh đô sang Ấn Độ (Tây Trúc). Sau này các nhà văn, nhà biên kịch đã dựng lên vở “Tây Du Ký” bất hủ?
Ở nước Việt ta, theo các nhà nghiên cứu nguồn gốc tết Trung Thu có lẽ có từ thời các Vua Hùng, biểu hiện trên trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam)…, trống đồng Kính Hoa (Hà Nội) tìm thấy những hình ảnh lễ hội trăng rằm. Trên mặt trống có hình ảnh Mùa Thu với cảnh đua thuyền rồng, người nhảy múa, ca hát. Thời gian trên 2000 năm TCN. Văn bia chùa Đọi, Duy Tiên (Hà Nam) năm 1121 triều Vua Lý Nhân Tông cho hay, tiết trung thu ở Thăng Long có hội đua thuyền. Đây là cảnh đua thuyền, múa hát và múa rối nước tại kinh thành Thăng Long, được mô tả trong bài văn bia Sùng thiện diên linh (Duy Tiên – Nam Hà, khắc năm 1121): “hàng nghìn chiếc thuyền bơi giữa dòng nhanh như chớp, muôn tiếng trống khua hòa nhịp với tiếng nước như sấm động… Làn nước rung rinh. Rùa vàng nổi lên đội ba quả núi, nước chảy nhịp nhàng. Lộ vân trên vỏ và xòe bốn chân, nhe răng, trợn mắt, phun nước biểu diễn. Điệu say sưa trên mặt nước tràn đầy…."
Các thần tiên xuất hiện, nét mặt thuần nhị thanh tân, há phải đâu vẻ đẹp của người trần thế. Tay nhỏ nhắn, mềm mại múa điệu hồi phong. Nhíu mày biếc ca khúc vận hội. Chim phượng có sừng họp nhau thành độ ra múa may, phô diễn. Hươu họp thành đàn đi lại, nhảy nhót….” Học giả người Pháp P.giran (Pari) viết năm 1912 “người Lạc Việt, mùa thu tháng tám là hát giao duyên. Trai gái ưng ý là hẹn hò về sau lấy nhau”. Có lẽ là cảnh hát quan họ hay hát trống quân nay vẫn còn duy trì ở nhiều làng xã, phường phố, Đất Việt vốn đa số làm nghề ruộng, sau thời vụ nông nhàn thường mở hội cầu mùa, vui chơi ca hát, múa rối nước, múa rối cạn. Chú Tễu nhân vật giáo tò thường là cậu bé 8, 9 tuổi cởi trần, mặc khố. Thú ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, táo bạo, nghịch ngợm….như là bạn chí cốt của hề Chèo, Hề Tuồng, Tễu giới thiệu chuyện làng, chuyện xã….Sau đó nhiều tiết mục, như tát nước, nhổ mạ, cày bừa, đánh cá, múa Rồng, múa chim Công, Quan Âm Thị Kính, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không phò Đường Tăng….Nhân vật Tễu (Việt Nam) có thể so sánh với chàng Quách (Trung Hoa), Na Dê Rin (Thổ Nhĩ Kỳ), hề Sác Lô (Pháp)….Nhà văn Nga Gooc Ki viết: “Trong cái hình tượng thô sơ ấy thể hiện niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng cái ác, vươn tới cái đẹp”.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con người có sự giao thoa với thiên nhiên, đặc biệt với ông Trăng, chị Hằng, chú Cuội. Người nông dân nhìn trăng trung thu dự đoán trăng vàng được mùa tằm tơ, trăng xanh lo thiên tai, trăng màu cam, đất nước thịnh trị thái bình. Từ tết trông trăng của người lớn dần dần trở thành tết Trung Thu, đặc biệt giành cho trẻ em. Đặc biệt tổ chức tết trông Trăng do các hội phật tử và nhà sư kết hợp với chính quyền địa phương. Hình thức đa dạng: Mời các nghệ sĩ múa rối làm xiếc, tổ chức phá cỗ đón Trăng, ca vũ nhạc về Phật bà Quan Âm và chị Hằng Nga. Đồng thời có nhiều suất học bổng hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó, mồ côi vì dịch bệnh covid-19 . Thi sĩ Phạm Công Trứ, hội nhà văn Hà Nội có thơ!
Cởi trần đóng khố mà chơi Hát rằng giữa Đất và Trời có ta Đất là mẹ, Trời là Cha Chính danh gọi Tễu, tự là Thảo dân
Tác giả: Văn Hậu - Hội VNDG Hà Nội ***THAM KHẢO 1/ Lịch sử Việt Nam NXB KHXH 1971 2/ Lịch sử Việt Nam N XB VVTT 2005 3/ Nghệ thuật múa rối dân gian NXB SK 2010 4/ You TUBE THVN 2020 5/ Nguồn gốc Tết trung thu Cổng TTDT Cà Mau 2022 6/ Điền dã Tết Trung thu ở Hoàng Thành Thăng Long 2022 7/ Tạp chí nghiên cứu Phật học 2/2022
Bình luận (0)