Trang chủ Đời sống Tạo duyên “hồi sinh” tư liệu Phật giáo

Tạo duyên “hồi sinh” tư liệu Phật giáo

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Ts Nguyễn Huy Khuyến
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2023

Trong tiết trời lạnh lẽo của thủ đô Hà Nội trong những ngày cuối năm, tôi may mắn gặp được một nhóm bạn trẻ (Giang, Hùng, Vương, Trung, Uyên, Thoan) đang miệt mài số hóa tư liệu kinh sách chữ Hán tại chùa Linh Quang tức chùa Bà Đá, Hà Hội. Nhóm bạn này đến từ Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam thuộc Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, họ đều là những người trẻ, mong muốn làm việc như những “ông đồ” .

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 1.2023 Tao Duyen Hoi Sinh Tu Lieu Phat Giao 1

Trong sự vội vã, tấp nập của phố xá Hà Nội, nơi không gian tĩnh lặng của chùa Bà Đá khách du lịch, người vãn cảnh chùa không khỏi tò mò khi bắt gặp một nhóm bạn trẻ đang miệt mài với công việc số hóa kinh sách Hán Nôm.

Tại chùa Bà Đá, du khách có thể nhìn thấy 5 tủ đựng đầy những ván khắc mộc bản, từ những ván kinh này, để in ra các bộ kinh giấy bằng chữ Hán. Việc khắc ván in kinh trong các tự viện xưa đã trở thành một phần trong văn hóa của người Việt. Tuy nhiên việc này đã không còn được duy trì khi mà chữ la tinh đã thay cho chữ Hán từ những năm đầu thế kỷ XX. Từ đó việc in kinh sách cũng dần mai một. Những ván khắc kinh đã trở thành di vật suốt bao năm ròng.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 1.2023 Tao Duyen Hoi Sinh Tu Lieu Phat Giao 2

Năm 2008, mộc bản triều Nguyễn đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là tư liệu kí ức thế giới. Tiếp nối là mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm, mộc bản Trường Lưu cũng được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, với truyền thống khắc ván in kinh của các tổ đình lớn thì còn rất nhiều bộ ván khắc kinh lên tới hàng ngàn ván, mà chùa Bà Đá là một trong những tổ đình như vậy.

Tiếp nối di sản quý báu đó, những người trẻ đam mê theo nghiệp bảo tồn và số hóa tư liệu, di văn Hán Nôm cổ của người Việt xưa. Nguồn tư liệu này chủ yếu tập trung ở các tự viện và các tổ đình lớn. Vì đam mê và biết chữ Hán – Nôm nên họ đã cùng nhau thực hiện công việc số hóa và hồi sinh kinh sách và tư liệu Phật giáo.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 1.2023 Tao Duyen Hoi Sinh Tu Lieu Phat Giao 3

Điều thú vị là những ngôi chùa lại là nơi tạo cơ duyên hình thành nên ý tưởng xây dựng và bảo tồn di sản kinh sách Phật giáo của tiền nhân. Để thực hiện công việc này cần phải có “đủ duyên”. Mặc dù kinh sách có thể để ở trong các tự viện, nhưng để tiếp cận lại không hề dễ dàng.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 1.2023 Tao Duyen Hoi Sinh Tu Lieu Phat Giao 4

Nhưng sự kiên trì, nhẫn nại và làm việc có tâm, có trách niệm trong việc bảo quản kinh sách cũng như tư liệu Phật giáo của họ cũng đã chiêu cảm thuận duyên, để họ biên mục, số hóa, chỉnh lý, trùng ấn các tư liệu của các chùa. Đến nay, nhiều tự viện đã được nhóm số hóa, chỉnh lý và biên mục các bộ ván và các bộ kinh giấy xưa. Ngoài việc số hóa kinh sách, họ còn số hóa toàn bộ tư liệu liên quan đến Phật giáo, như hệ thống kiến trúc, hoành phi câu đối, bia đá, trụ tháp…các tư liệu này sẽ được bảo quản và công bố cho các nhà khoa học tiếp cận nghiên cứu. Đặc biệt, hệ thống kinh sách sau khi đã số hóa sẽ được xử lý và trùng ấn theo lối cổ mà các bậc tiền nhân đã để lại.

Không những thế, những hiện vật liên quan đến tự viện, khi được sự cho phép của trụ trì công bố trên mạng internet họ sẽ làm mã QR code để quét mã vừa là để bảo quản tư liệu, vừa là để quảng bá giới thiệu đến đông đảo mọi người chỉ bằng một động tác quét mã QR. Được biết, trong kì đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX vừa qua, công nghệ này đã được rất nhiều các sư trụ trì trải nghiệm.

Thượng tọa Thích Thanh Quy trụ trì chùa Đào Xuyên, Hà Nội cho biết nhờ có nhóm bạn trẻ đam mê hồi sinh kinh sách mà nhiều chùa mới thỉnh được kinh sách của chốn tổ. Cứ ngỡ rằng sau bao năm mất mát nhiều tư liệu, không ngờ rằng giờ đây có thể được cầm trên tay các trước tác của tiền nhân. Đó cũng là những đóng góp rất lớn cho việc gìn giữ và bảo tồn di sản kinh sách Phật giáo của cha ông chúng ta.

Những lời nhận xét của Thượng tọa có lẽ không quá khi mà chỉ trong một thời gian họ đã số hóa và xử lý hàng vạn trang tư liệu, hàng ngàn tấm ảnh, trùng ấn được hàng trăm bộ kinh sách, góp một phần không nhỏ trong việc bảo quản tư liệu kinh sách xưa của cha ông.

Ts Nguyễn Huy Khuyến
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2023

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường