Chính phủ Afghanistan sụp đổ, Taliban trở lại nắm quyền và đã tiến hành giám sát hàng chục nghìn hiện vật Phật giáo và di chỉ khảo cổ liên quan đến Phật giáo.
Sự tấn công và thắng lợi bất ngờ của Taliban, đã khiến những người quản lý bảo tàng, các nhà khảo cổ học của đất nước này không kịp xây dựng phương án bảo vệ kho tàng di tích, hiện vật Phật giáo.
Noor Agha Noori, người đứng đầu Viện Khảo cổ học của Afghanistan ở thủ đô Kabul, nói với kênh National Geographic vào đầu tháng 8 năm 2021: “Chúng tôi không ngờ điều này lại xảy ra thần tốc như vậy. Chúng tôi dự định vận chuyển hiện vật từ các thành phố như Herat và Kandahar để bảo quản an toàn, nhưng sự sụp đổ đột ngột của chính phủ Afghanistan trong những ngày gần đây khiến chúng tôi không thể thực hiện".
Bây giờ, khi lực lượng Taliban đang đóng quân tại Kabul thì bộ sưu tập hơn 80.000 hiện vật trong Bảo tàng quốc gia Afghanistan rơi vào tình thế "chỉ mành treo chuông". Ông Mohammad Fahim Rahimi, Giám đốc Bảo tàng quốc gia Afghanistan cho biết: "Chúng tôi rất lo lắng cho sự an toàn của nhân viên và các bộ sưu tập của chúng tôi. Chuyện cấp bách lúc này là làm thế nào để tìm được một nơi có thể đảm bảo an toàn cho các hiện vật.
Trong nhiều niên thiên kỷ là một ngã tư quan trọng, Afghanistan có một di sản phong phó và vô giá. Tại đây, ánh sáng Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực, Tự do, Bình đẳng đạo Phật đã tỏa chiếu đến Trung Hoa, trong khi Hỏa giáo (đạo Zoroastrianism), Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Ấn Độ giáo phát triển mạnh mẽ trước và sau khi Hồi giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ bảy sau Tây lịch. Là huyết mạch chính trên Con đường Tơ lụa nối Ấn Độ với Iran, Trung Hoa và Afghanistan, là một chuỗi những thành phố cổ, cơ sở tự viện Phật giáo cổ đại và lữ đoàn thương gia, du khách thập phương hành hương chiêm bái, bao gồm cả Marco Polo (1254–1324) là một thương gia và nhà thám hiểm gốc Venezia (Ý), ông đã đi qua châu Á, Ba Tư, Trung Quốc và Indonesia từ năm 1276 đến 1291, cùng những trải nghiệm của ông khi còn phụng sự triều đình của Đại hãn Hốt Tất Liệt (Kublai Khan).
Tuy nhiên, Taliban ủng hộ một phiên bản Hồi giáo theo chủ nghĩa chính thống, nhìn vào quá khứ tiền Hồi giáo, họ đã từ chối các hình ảnh của con người và động vật. Lãnh đạo và nhân viên bảo vệ di sản chúng tôi đang phân vân về việc. liệu lực lượng Taliban này có tiếp tục nổi loạn như đã từng xảy ra như năm 2001 hay không, khi họ phá hủy các pho tượng Phật khổng lồ Bamiyan nổi tiếng, cũng như một loạt các đồ vật và tượng Phật, Bồ tát, Hộ pháp thiện thần trong Bảo tàng Kabul". The freedoms Afghans have gained since 2001 are in jeopardy.
Trong một tuyên bố vào tháng 2 năm 2021, các lãnh đạo Taliban chỉ thị cho những cấp dưới của họ "bảo vệ, giám sát và bảo tồn một cách an toàn" các di tích, ngăn chặn việc đào bới bất hợp pháp và bảo vệ "tất cả các di tích lịch sử". Đáng chú ý, Taliban nói thêm rằng họ sẽ cấm mua bán các cổ vật trên thị trường văn hóa nghệ thuật.
Thành phố cổ Herat, tòa cao nguy nga tráng lệ từng đóng vai trò là pháo đài, cung điện, kho bạc, nhà tù, kho vũ khí và hiện nay là Bảo tàng đang nằm trong tay lực lượng Taliban.
Nhiều chuyên gia về di sản văn hóa Afghanistan tỏ ra nghi ngờ. Omar Sharifi, phó giáo sư khoa học xã hội và nhân văn tại Đại học Hoa Kỳ tại Afghanistan (AUAF) ở Kabul cho biết: "Họ đã tẩy trắng hình ảnh của quá khứ lịch sử, họ vẫn là một nhóm có tư tưởng rất cực đoan. Một trong những người bảo vệ di sản văn hóa Afghanistan đã bỏ trốn khỏi Kabul để đến New Dlhi rồi, anh ta đã nhận được những lời đe dọa trực tiếp từ các thành viên của phiến quân Taliban. Các nguồn tin khác của Afghanistan cho biết thêm, các nhân viên di sản văn hóa trên khắp đất nước đã nhận được tin nhắn và điện thoại từ các quan chức Taliban cáo buộc họ làm việc với các tổ chức quốc tế".
Noor Agha Noori, người đứng đầu Viện Khảo cổ học của Afghanistan và Wasai Rahimi, chủ tịch Hiệp hội Vùng Waterloo Afghanistan nói rằng, họ đã liên lạc với các nhân viên của mình và những người này gần như đang an toàn. Các nhân viên cấp thấp hơn đã được các quan chức Taliban cho biết rằng, họ sẽ tiếp tục công việc của họ. Tuy nhiên, vì những nhân viên này chỉ giới hạn tại tư gia của họ nên họ không có thông tin gì về tình trạng của các địa điểm khảo cổ, bảo tàng và hiện vật. Cheryl Benard, người chỉ đạo Liên minh Phục hồi Di sản Văn hóa (ARCH International) có trụ sở tại Washington, C.D Alliance for the Restoration of Cultural Heritage (ARCH) cho biết: "Nếu lực lượng Taliban có ý đồ xấu, điều này rõ ràng cho thấy, họ đang giải quyết các vấn đề biên giới và cơ sở hạ tầng".
Trong khi đó, những người quản lý Kabul đang thúc đẩy nỗ lực xuất khẩu các đồ vật sang một cuộc triển lãm bảo tàng theo lịch trình tại Paris, Pháp quốc. Philippe Marquis, giám đốc Phái đoàn Khảo cổ Pháp tại Afghanistan, hy vọng sẽ sớm trở lại Kabul để giám sát việc đóng gói các hiện vật ở Paris. "Tình hình rất khó lường". Ông nói. "Người dân tại Kabul có một nỗi sợ hãi khủng khiếp đối với phiến quân Taliban".
Các quan chức Afghanistan từ chối tiết lộ cho biết kế hoạch gì cho bộ sưu tập nổi tiếng thế giới bởi Bảo tàng quốc gia Afghanistan. Một nguồn tin từ nhân viên chính phủ Afghanistan cũ cho biết: "Chúng tôi cần phải bảo vệ các hiện vật, nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tìm được một vị trí an toàn. Không có cách nào để họ, hoặc các nhân viên, rời khỏi đất nước". Một người khác nói thêm rằng, ông tin tưởng Liên Hợp Quốc sẽ gây áp lực với Taliban, để bảo vệ các vị lãnh đạo về di sản văn hóa cũng như các hiện vật và di chỉ khảo cổ.
Lực lượng Taliban đã nắm toàn quyền kiểm soát Mes Aynak, một trong những ngôi đại tu viện Phật giáo cổ đại của Trung Á tọa lạc ngay bên ngoài thủ đô Kabul. Với rất nhiều Bảo tháp Phật giáo, tượng Phật, Bồ tát và các vị thiện thần Hộ pháp và pháp khí Phật giáo với tổng số 10.000 hiện vật được khai quật từ địa điểm di tích khảo cổ này, trong đó có hơn 2.500 đồng xu. Hiện nhóm khảo cổ học đã giám sát bảo tàng mới ở Herat, cũng như các bảo tàng và bộ sưu tập nhỏ hơn ở Kandahar, Ghazni và Balkh.
Trong khi đó, những người ở thủ đô Kabul đang mong chờ một tương lai không chắc chắn. Một chuyên gia về di sản văn hóa cho biết: "Lực lượng Taliban họ đã biết tôi, vì vậy bản thân tôi và gia đình đang trong tình trạng cảm thấy bất an".
Video Smuggled artefacts return to Afghan national museum from US https://www.youtube.com/watch?v=0cOpbYnBC00 अफगानिस्तान में मिला प्राचीन बौद्ध शहर Mes Aynak, a magnificent Buddhist city https://www.youtube.com/watch?v=0VeBGRWhCRs 20 Years Later: The Destruction of the Bamiyan Buddhas https://www.youtube.com/watch?v=HZ_mlCifBKI&t=2493s Gap in history: Afghans recall Taliban's destruction of famed Buddha statues https://www.youtube.com/watch?v=JHdotLr8JY8 Afghans still reeling 20 years after Taliban blew up Bamiyan Buddhas https://www.youtube.com/watch?v=dBk5-zRUuNQ
Tác giả: Luật sư Andrew Lawler Biên dịch: Thích Vân Phong (Nguồn: The National Geographic)
Bình luận (0)