Trang chủ Quốc tế Tài liệu nghiên cứu “Kinh Hoa Nghiêm” với ba ngôn ngữ Hàn – Trung – Nhật

Tài liệu nghiên cứu “Kinh Hoa Nghiêm” với ba ngôn ngữ Hàn – Trung – Nhật

Hòa thượng Jeong Eom, người đã công bố Tài liệu Nghiên cứu "Kinh Hoa Nghiêm" dịch sang Hàn - Trung - Nhật bằng ba thứ tiếng: Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, bày tỏ lòng biết ơn đến chư Tăng và công chúng.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Hòa thượng Jeong Eom, người đã công bố Tài liệu Nghiên cứu “Kinh Hoa Nghiêm” dịch sang Hàn – Trung – Nhật bằng ba thứ tiếng: Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, bày tỏ lòng biết ơn đến chư Tăng và công chúng.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 불교신문

Đề tài Luận án Tiến sĩ của Đại học Tokyo: “Nghiên cứu Kinh Hoa Nghiêm” (화엄경 연구 논문, 華嚴經研究論文), nhằm làm sáng tỏ quan điểm Pháp Giới Quán (법계관; 法界觀) và Duy Tâm Quán (유심관; 唯心觀) của Đại sư Thanh Lương Trừng Quán (청량징관대사; 清涼澄觀大; 738-839), vị tổ thứ 4 của Hoa Nghiêm Tông, sống vào thời nhà Đường, có ảnh hưởng rất lớn trong Phật giáo nhà Đường, còn được gọi là Thanh Lương Quốc Sư.

Ngài là một vị Luận sự xuất chúng về tư tưởng của Hoa Nghiêm Tông là Kinh Hoa Nghiêm và còn thông suốt các pháp môn khác như Tam Luận, Thiên Thai, Thiền Tông, Luật, đệ tử là Phong Khuê Tông Mật về sau đã kế thừa tư tưởng này. Người đời cho rằng sư là Hóa thân của Bồ Tát Hoa Nghiêm nên sư còn có danh hiệu là Hoa Nghiêm Bồ Tát, Hoa Nghiêm Sớ Chủ. “Nghiên cứu Kinh Hoa Nghiêm”, đề tài Luận án Tiến sỹ của Đại học Tokyo đã được dịch sang các ngôn ngữ Đông Á (Hàn – Trung – Nhật) đã được xuất bản và đang trở thành chủ đề nóng.

Hoa thuong Jeong Eom nguoi da cong bo Tai lieu Nghien cuu Kinh Hoa Nghiem

Hòa thượng Jeong Eom, người đã công bố Tài liệu Nghiên cứu ‘Kinh Hoa Nghiêm’

Hoà thượng Jeong Eom (정엄스님; 淨嚴和尚) trụ trì chùa Jeonggaksa (정각사), thành phố Gunpo ở Gyeonggi-do, Hàn Quốc, tốt nghiệp khoa Thiền học thuộc Đại học Dongguk (동국대 선학과) và bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ với đề tài “Nghiên cứu Đại sư Thanh Lương Trừng Quán – Trạng thái của Pháp Giới quán – Duy Tâm quán” (청량징관대사 연구 – 법계관 – 유심관의 위상) mà Ngài Jeong Eom đã miệt mài đèn sách Đại học Tokyo, Nhật Bản từ năm 1991 đến tháng 3 năm 2001, đã được dịch sang các ngôn ngữ Đông Á (Hàn – Trung – Nhật). Tựa “Nghiên cứu Tư tưởng Kinh Hoa Nghiêm – Bộ Hoa Nghiêm Đại Sớ Sao của Quốc Sư Thanh Lương Trừng Quán, Trung Hoa” (중국 화엄사상 연구- 징관의 화엄경 소 ‘疏’·초 ‘抄’). Trước đây, nó được dịch sang tiếng Nhật và xuất bản vào năm 2021 và xuất bản bằng tiếng Hàn vào tháng 3 năm nay (2023). Tác phẩm trở nên phi thường khi nghiên cứu sâu về “Kinh Hoa Nghiêm” (화엄경) và nó đã được dịch ra ba thứ ngôn ngữ, vốn được coi là một tác phẩm văn học Phật giáo rất quan trọng của Phật giáo Đông Á.

Tin PG Korea 1

Tài liệu nghiên cứu ‘Kinh Hoa Nghiêm’ với ba ngôn ngữ Hàn – Trung – Nhật

Luận án của Hoà thượng Jeong Eom tập trung vào các tác phẩm tiêu biểu của của Quốc Sư Thanh Lương Trừng Quán, triều đại nhà Đường, Trung Hoa “Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh sớ” (대방광불화엄경소; 大方廣佛華嚴經疏), “Phật Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao” (대방광불화엄경수소연의초; 大方廣佛華嚴經隨疏演義鈔), đồng thời truy cứu cốt lõi phân tích tư tưởng của “Pháp Giới quán” (법계관; 法界觀) và “Duy Tâm quán” (과 유심관; 唯心觀) nhằm thúc đẩy giới tự do học thuật.

Điểm nhấn một cách đặc biệt ý nghĩa của “Hải Ấn Tam Muội” (해인삼매; 海印三昧), cũng gọi Hải ấn định, Hải ấn tam ma địa, Đại hải ấn tam muội. Tên của tổng định nói trong “Kinh Hoa Nghiêm” (화엄경). Trước khi đức Phật nói pháp, Ngài thường nhập định để tư duy về pháp nghĩa và xem xét căn cơ. Như khi nói Pháp hoa thì Ngài vào định Vô lượng nghĩa xứ; khi thuyết Bát nhã, Ngài vào định Đẳng trì vương; khi nói Niết bàn thì Ngài vào định Bất động.

Ý nghĩa này được phân tích trên “Vọng tận Hoàn nguyên quán” (망진환원관; 妄盡還源觀) của đệ nhị tổ Hoa Nghiêm Vân Hoa Trí Nghiễm (華嚴宗二祖雲華智儼; 602-668) và đệ tam Tổ Hoa Nghiêm tông Pháp sư Hiền Thủ Pháp Tạng (賢首法藏; 643-712). Bằng cách nhấn mạnh rằng quan điểm của Đại sư Thanh Lương Trừng Quán (청량징관대사) về yếu chỉ của “Vọng tận Hoàn nguyên quán” (망진환원관) đã kế thừa ý tưởng của các vị cao tăng thạc đức Phật giáo Trung Hoa trước đó, Hoà thượng Jeong Eom đã nêu bật tính liên tục trong lịch sử của Tông Hoa Nghiêm.

Tiến sĩ Vương Tụng (왕송; 王頌) Giáo sư Khoa Triết học và Tôn giáo tại Đại học Bắc Kinh ở Trung Quốc, người rất say mê đọc Hán ngữ, cho biết: “Dựa trên kiến thức phong phú và hiểu biết sâu sắc của bản thân, Hoà thượng Jeong Eom (정엄스님) đã diễn giải và phân tích chính xác những tư duy của đệ tứ Tổ Hoa Nghiêm tông, Trung Hoa, Quốc Sư Thanh Lương Trừng Quán, đồng thời cung cấp hướng dẫn học thuật toàn diện và độc đáo cho các thế hệ học giả tương lai.

Thật sự là một thành tựu to lớn đối với giới học thuật khi được xuất bản tác phẩm “Nghiên cứu Đại sư Thanh Lương Trừng Quán – Trạng thái của Pháp Giới quán – Duy Tâm quán” bằng ba thứ ngôn ngữ Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản”. Tiến sĩ Vương Tụng đánh giá nó một cách tích cực: “Tôi tin rằng chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu Hoa Nghiêm học” (화엄학 연구; 華嚴學研究)”.

Tin PG Korea 3

Ngoài ra, Giáo sư Dương Duy Trung (양웨이종; 楊維中) thuộc Khoa Triết học tại Đại học Nam Kinh cho biết: “Qua nghiên cứu, viết tiểu luận nghiêm túc và chuyên sâu, chúng tôi đưa ra một lập luận lý thuyết hàn lâm mới xác định rõ nét tình trạng của Tứ pháp giới là 4 pháp giới đề cập trong Kinh Hoa Nghiêm, bao gồm:

1. Sự pháp giới: các pháp sắc và tâm của chúng sinh mỗi mỗi sai biệt, có giới hạn phân cách, nên gọi là “sự pháp giới”.

2. Lý pháp giới: các pháp sắc và tâm của chúng sinh dù có sai biệt, mà đồng một thể tánh, nên gọi là “lý pháp giới”.

3. Lý sự vô ngại pháp giới: Lý do sự mà hiển bày, sự do lý mà thành tựu, lý sự dung hợp lẫn nhau nên gọi là “lý sự vô ngại pháp giới.

4. Sự sự vô ngại pháp giới: Tất cả giới hạn, phân cách của sự vật xứng với tánh dung thông, một tức nhiều, nhiều tức một, lớn vào nhỏ, nhỏ vào lớn, trùng trùng vô tận, nên gọi là “sự sự vô ngại pháp giới.

Chúng tôi rút ra những kết luận nghiên cứu có giá trị thông qua sự hội tụ về phương pháp luận, tích hợp các phương pháp nghiên cứu Phật học và kinh nghiệm triết học Phật giáo, về bản chất của hệ tư tưởng Hoa Nghiêm”.

Giáo sư Dương Duy Trung nói thêm: “Phần lớn các bàn luận trong tác phẩm này đều là những lập luận hoàn toàn phù hợp với thực tế lịch sử và trước đây chưa được các học giả đề cập đến”.

Giáo sư Dương Duy Trung nhấn mạnh: “Điều quan trọng là phải hiểu sâu sắc về yếu chỉ Hoa Nghiêm Tông và rộng hơn nữa là sự uyên thâm về Phật học nói chung”.

Quá trình dịch một tác phẩm dày trang sang các ngôn ngữ Nhật Bản và Trung Quốc không dễ dàng chút nào. Điều này là do ‘bản dịch mang tính khoa học’ (과학적 번역) chỉ có thể thực hiện được nếu bạn chẳng những thành thạo tiếng Nhật mà còn thông hiểu sâu tôn chỉ Hoa Nghiêm tông nữa.

Tin PG Korea 2

Tám vị học giả Trung Quốc, trong đó có Tiến sỹ Trương Văn Lương (쟝원량; 張文良), Giáo sư tại Đại học Nhân dân Trung Quốc (中国人民大学), người từng học tại Trường Cao học Đại học Tokyo, với thời gian hơn một năm để dịch cuốn sách này và hiệu đính năm lần trước khi hoàn thành. Ấn bản bản tiếng Trung lần này đã được phân phát dưới dạng sách giáo khoa cho các trường Phật học ở Trung Quốc và tác phẩm được đón nhận nồng nhiệt đến mức phải ấn bản đến ba lần đang được chuẩn bị vì ấn bản đầu tiên và các ấn bản tiếp theo đều đã hết bản in. Chi phí xuất bản dưới sự đài thọ (chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí) của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc (中國佛教協會), nhưng vì gặp phải khó khăn do thiếu các nguồn tài chính khác nha chi phí dịch thuật và hiệu đính, sau đó đã được khắc phục nhờ sự quyên góp của Phật tử Lý Thành Lễ (이성례; 李成禮).

Tháng 9 năm 2023, dưới danh nghĩa phật tử chùa Chính Giác (정각사; 正覺寺), thành phố Gunpo, tỉnh Kyunggi-do, Phật tử Lý Thành Lễ đã quyên góp 10000000 (mười triệu) won cho Hội Nghiên cứu Phật học (불교학연구회; 佛敎學硏究會). Trong khi đó, chùa Chính Giác thành phố Gunpo, tỉnh Kyunggi-do đã long trọng tổ chức Pháp hội Phụng Trình (봉정법회, 奉呈法會), sự kiện diễn ra vào lúc 10 giờ sáng hôm thứ Ba, ngày 12 tháng 12 vừa qua, Pháp hội công bố ‘Xuất bản nghiên cứu về Tư tưởng Hoa Nghiêm của Trung Hoa bằng ba ngôn ngữ: Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản’.

Trong buổi Pháp hội, Hòa thượng Jeong Eom, trụ trì chùa Jeonggaksa, trưởng ban tổ chức đã bày tỏ lòng biết ơn đến đại chúng bằng cách chia sẻ trong quá trình nghiên cứu học tập “Kinh Hoa Nghiêm” (화엄경) sau khi xuất gia tại Hoa Nghiêm Cổ Tự (화엄사) tọa lạc tại 12 Hwangjeon-ri, Masan-meon, Gurye-gun, Jeollanam-do, Hàn Quốc, một trong những ngôi Tổ đình đầu tiên của Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, học chuyên khoa Thiền học Đại học Dongguk và học Cao học thuộc Đại học Kansai (Kansai University; 대학원; 関西大学) toạ lạc tại 3-3-35 Yamatecho, Suita, Osaka, Nhật Bản. Hòa thượng Jeongeom nói thêm rằng: “Những kim ngôn khẩu ngọc Phật thuyết Kinh Hoa Nghiêm, vốn đã trở thành nguyên tắc cơ bản cho sự thống nhất thời đại Tam Quốc – Tân La (Shilla) Thống Nhất – Cao Ly (Koryo) -Triều Tiên (Chosun), từ đó cũng đã trở thành tư tưởng chủ đạo của Phật giáo Hàn Quốc”.

Ngài nhấn mạnh: “Ngay cả trong xã hội hiện đại đầy rẫy chiến tranh, xung đột và đối đầu, tư tưởng Kinh Hoa Nghiêm với sự “tự do bình đẳng” trong xã hội chính là ý nghĩa “Vạn pháp quy nhất” (만법귀일, 萬法歸一); Kinh Kim Cương nói thế giới là “nhất hợp tướng” (일합상; 一合相), điều này có ý nghĩa hoàn toàn khẳng định khắp pháp giới hư không giới và chính mình là một Thể, sự nhận biết này hết sức đáng quý.

Hoà thượng Jeong Eom tốt nghiệp Đại học Tăng già Hải Ấn Tự (해인사승가대학; Haein-sa Buddhist Sangha College). Ngài học chuyên ngành triết học và tư tưởng Hoa Nghiêm (화엄사상) Phật giáo Ấn Độ và Ngài được công nhận học vị và cấp bằng Tiến sỹ tại Đại học Tokyo (도쿄대학; The University of Tokyo; 東京大學), Nhật bản và Tiến sỹ (박사), Nhật Bản.

Giáo sư hướng dẫn trình bày luận án tiến sĩ – Sau đại học Kimura Kiyotaka (木村清孝), bậc thầy nổi tiếng thế giới về nghiên cứu Kinh Hoa Nghiêm.

Sau khi trở về cố hương Hàn Quốc, Hoà thượng Jeong Eom được tín nhiệm trên cương vị giáo sư phụ trợ tại Joong-Ang Sangha University (중앙승가대학교;中央僧伽大學) và giảng viên chuyên khoa Phật học tại Đại học Dongguk, hiện Ngài trụ trì chùa Chính Giác (정각사), thành phố Gunpo, tỉnh Kyunggi-do, nơi Ngài hoằng dương chính pháp trong 22 năm. Ngài đã xuất bản những tác phẩm như “Tôi sưu tầm Kinh Hoa Nghiêm” (나를 찾는 화엄경), “Hạnh phúc trong Kinh Hoa Nghiêm” (행복한 화엄경), “Giới thiệu Phật giáo đến với người mới Nhập môn” (초심자를 위한 불교 입문서).

Dự kiến việc cống hiến trong tu học và học thuật của Hoà thượng Jeong Eom sẽ tiếp tục khi Ngài tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng thực hành Kinh Hoa Nghiêm và thuyết giảng tại một trung tâm truyền giáo đô thị và truyền đạt kết quả của Ngài với công chúng.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 불교신문

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường