Trang chủ Bài viết nổi bật Sự xuất hiện của Phật giáo Tân thừa

Sự xuất hiện của Phật giáo Tân thừa

Nó còn được gọi là Phật giáo Tân thừa và Phật giáo Ambedkarite - một bước khác là chuyển pháp luân (lần thứ tư hoặc thứ năm, tuỳ thuộc vào việc các bạn gộp Mật tông tách biệt với Kim Cương thừa hay không).

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Sự phát triển của “Phật giáo Tân thừa” (Navayāna, IAST) phải mất nhiều thập kỷ để nhận dạng để đến khi nó trở nên rõ ràng hơn. Khi các truyền thống cũ hình thành như một xu hướng mới ở phương Tây (và ở phương Đông thì ở mức độ thấp hơn), việc nhìn nhận những giáo phái Phật giáo phương Tây một cách riêng biệt sẽ dễ dàng thấy được tương lai của Phật giáo Tân thừa.

Tác giả: Dennis SengTing Oliver
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Secular Buddhist Network

Từ thời Ấn Độ cổ đại, đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người khai sáng đạo Phật vào thế kỷ 6 TCN cho đến thời đại chúng ta, giáo lý nguyên thủy của đức Phật rất đặc trưng, đó là hệ thống giáo lý ứng dụng cho cuộc sống nhân sinh – nhân bản.

Trong hơn 25 thế kỷ qua, kể từ khi sự xuất hiện của Siddhartha Gautama (chữ Hán: 悉達多瞿曇, phiên âm Hán-Việt: Tất-đạt-đa Cồ-đàm), điều này đã được trình bày theo nhiều cách khác nhau – từ sự soi sáng cá nhân đến thực hành dựa vào cộng đồng.

Ngày nay, có thể hiểu, Phật giáo Nguyên thuỷ, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Kim Cương thừa được xem là ba pháp tu truyền thống của Phật giáo. Nói chung, những truyền thống Phật giáo này được thúc đẩy và duy trì bởi những mối quan tâm về ‘tâm linh”, hòa quyện với bất cứ điều gì khác thúc đẩy nhân loại.

Trên thực tế, những trải nghiệm từ hai quốc gia Sri Lanka và Myanmar lại không hoàn toàn là sự dung hòa các nền tảng Phật giáo, đã có lúc chủ nghĩa dân tộc cực đoan áp đảo tôn giáo và hệ tư tưởng của chính tôn giáo đó.

Một quan điểm thế tục có thể đưa ra một số phê bình sâu sắc về những biểu hiện của Phật giáo trong quá khứ và hiện tại. Điều này nói lên rằng, thật dễ dàng tranh luận rằng Phật giáo đã làm được nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực, và có xu hướng dấn thân vào những thử thách của cuộc sống hơn là trốn tránh chúng.

Trong thời đại chúng ta, nhiều người đang khám phá ra một cảm giác tiến bộ mới mẻ thông qua ‘Phật giáo’. Như chúng ta đã biết, sự hiểu biết của Phật giáo và thực tiễn được điều chỉnh cụ thể bởi bối cảnh lịch sử và văn hóa. Sự đa dạng của chúng liên quan đến các khía cạnh phức tạp khác nhau của nhân loại.

Những phong trào và truyền thống đáp ứng nhu cầu quan trong của con người vẫn tồn tại, bất chấp những khó khăn không thể tránh khỏi. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng nhất thiết phải chứng tỏ có liên quan đến chúng ta (với ‘tôi’).

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Phat giao Tan Thua 1

Mỗi truyền thống rộng lớn có những đặc điểm riêng biệt và hiện nay tất cả đều được tìm thấy ở châu Âu và Bắc Mỹ. Sự du nhập của Phật giáo vào phương Tây bắt đầu từ thế kỷ 19. Trường phái dành cho người bản địa và trường phái của những người nhập cư châu Á theo đạo Phật muốn tiếp tục thực hành với những hỗ trợ của cộng đồng quê hương họ.

Gần đây, các nhà truyền giáo châu Á và những người cải đạo của họ đã cố ý điều chỉnh các thực hành và cách giải thích truyền thống để kết nối tốt hơn với nền văn hóa “bản địa” của Phương Tây.

Nhiều sự khác biệt về giáo lý giữa các truyền thống Phật giáo đã xuất hiện trong nền đa nguyên văn hoá của phương Tây – từ chủ nghĩa tự nhiên phi tôn giáo đến tín ngưỡng, nhấn mạnh đến sự tái sinh và các cõi thiên đường. Mạng lưới Phật giáo Thế tục (The Secular Buddhist Network) đứng ở đầu của quang phổ này. Các nhóm tôn giáo như Amida, Rigpa và New Kedampa tập trung ở các nhóm khác nhau. Nhưng từ sự đa dạng không phối hợp này, một số điểm tương đồng (không phải tính đồng nhất) đang nổi lên.

Một truyền thống Phật giáo mới xuất hiện (An emerging new yana)

Khi nói như thế có thể gây tranh cãi, nhưng tôi tin chắc rằng không gì khác hơn có thêm một ‘thừa, yāna, 乘’ (Cỗ xe là ví dụ cho giáo lý dẫn dắt chúng sinh đi đến giác ngộ) mới đang xuất hiện trong Phật giáo – một phần từ bản chất thay đổi trong các cộng đồng Phật giáo đã được thiết lập, và một phần thông qua sự cải đạo (chuyển đổi tôn giáo).

Tôi được biết giáo phái Phật giáo mới này với danh xưng là “Navayāna, IAST” có nghĩa là “Phương tiện mới”, còn được gọi là Phật giáo Navayāna, đề cập đến sự tái diễn giải hiện đại về Phật giáo do luật gia, chính trị gia, nhà thông thái, nhà cải cách xã hội, kinh tế gia, học giả Phật giáo, kiến trúc sư của Hiến pháp Ấn Độ, cha đẻ của nước Cộng hòa Ấn Độ, người Ấn Độ vĩ đại nhất, Tiến sĩ BR Ambedkar (1891-1956) thành lập và phát triển.

Nó còn được gọi là Phật giáo Tân thừa và Phật giáo Ambedkarite – một bước khác là chuyển pháp luân (lần thứ tư hoặc thứ năm, tuỳ thuộc vào việc các bạn gộp Mật tông tách biệt với Kim Cương thừa hay không).

Cư sĩ Vishvapani Blomfield, một nhà văn, phát thanh viên và giảng viên Thiền chính niệm, nổi tiếng với những đóng góp cho chương trình Tư tưởng trong ngày của BBC Radio 4, một trong những thành viên đầu tiên của Tông phái Phật giáo phương Tây (nay là Phật giáo Triratna và Cộng đồng, The Triratna Buddhist Order and community) và là nhà bình luận Phật giáo hàng đầu, đã mô tả bản chất thay đổi của Phật giáo phương Tây. Điều này bao gồm:

Phật giáo Triratna và Cộng đồng ‘quan tâm đến việc định hình lại tính cách và hành vi hơn là những trải nghiệm lớn lao, huyền bí’.

Phật giáo Triratna và Cộng đồng với một vai trò mới dành cho ‘Phật tử’, là những hàng cư sĩ tại gia. ‘Những người tu hành ngoài cơ sở tự viện Phật giáo thường rất nghiêm túc và họ tạo sức mạnh cho các phong trào Phật giáo khác nhau’.

Các trường phái khác nhau đang hòa quyện với nhau; một bản sắc rộng hơn đang có được một chỗ đứng vững chắc.

Phật tử phương Tây đang tiếp cận những gì họ cần chứ không phải những gì họ được ban cho. Đối với tất cả các cuộc pháp thoại về dòng truyền thừa, sự truyền thừa và sự thanh tịnh của giáo lý, Phật giáo phương Tây được thúc đẩy bởi nhu cầu của học sinh cũng như mong muốn của giáo thọ sư’.

Phật giáo đang có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến văn hoá phương Tây trong nghệ thuật, hành động xã hội và tương tác xã hội, chủ nghĩa môi trường, tâm lý trị liệu – và tất nhiên, cả thiền chính niệm.

‘Chúng tôi vẫn không biết liệu Phật giáo phương Tây là thế tục hay tôn giáo’.

Ngay cả Cư sĩ Vishvapani Blomfield hay bất kỳ ai khác đều không thể thấy trước một tương lai chi tiết của Phật giáo ở phương Tây. Nhưng chúng chắc chắn sẽ tồn tại ở đây, và họ ngày càng khác biệt so với những người tiền nhiệm ở châu Á cổ đại. Tôi có cảm giác rằng ngay cả ở phương Tây và phương Đông, xu hướng phát triển của Phật giáo đang chuyển sang một biểu hiện khác.

Ví dụ, sự nhấn mạnh ngày càng tăng về tầm quan trọng của đạo đức xã hội và bản chất ‘tham gia xã hội’ của nó (cách diễn đạt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và một trong những điểm nhấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay) đang nở rộ trong ý thức Phật giáo rộng lớn hơn. Nó sẽ có một số đặc điểm phương Tây?

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Phat giao Tan Thua 2

Tác giả: Dennis SengTing Oliver

Sự phát triển của ‘Phật giáo Tân thừa’ (Navayāna, IAST) phải mất nhiều thập kỷ để nhận dạng ban đầu trở nên rõ ràng. Khi các truyền thống cũ hình thành mới ở phương Tây (và ở phương Đông, ở mức độ thấp hơn), việc nhìn nhận những giáo phái Phật giáo phương Tây khác nhau một cách riêng biệt sẽ dễ dàng hơn. Làm như thế có thể là ‘thiếu rừng để lấy gỗ’.

Phải thừa nhận rằng ‘Phật giáo Tân thừa’ (Navayāna, IAST) không giống các Thiền phái Phật giáo (Zen). Truyền thống của chúng tôi, Cộng đồng Phật tử Thực dụng, khác xa với Hội Thiền Minh sát (the Insight Meditation Society, IMS). Tuy nhiên, chúng tôi có một số điểm chung, như Cư sĩ Vishvapani Blomfield đã quan sát cách đây một thập kỷ. Các xu hướng mà Cư sĩ Vishvapani Blomfield và những người khác đã nêu bật đang tăng tốc.

Suy cho cùng, phong trào này có thể không mang tính phương Tây theo nghĩa biệt lập. Người ta có thể dễ dàng lập luận rằng ngày càng có một nền văn hoá khoa học hoặc hiện đại bao trùm thế giới, khi các giá trị và phương pháp phương Tây ngày càng chiếm ưu thế. ‘Phật giáo Tân thừa’ (Navayāna, IAST) mới có thể phản ánh điều này.

Phật giáo Tân thừa và Phật giáo Ambedkarite (B.R. Ambedkar and Navayana Buddhism)

Nguồn gốc của ‘Phật giáo Tân thừa’ (Navayāna, IAST) không rõ ràng, nhưng thường được đồng nhất với cuộc cách mạng xã hội diễn ra ngày 14 tháng 10 năm 1956 bởi luật sư, chính trị gia, nhà triết học, nhà nhân chủng học, lịch sử và kinh tế học ở Ấn Độ, Tiến sĩ BR Ambedkar, người đã khởi xướng việc phục hưng Phật giáo Ấn Độ.

Tiến sĩ BR Ambedkar, nhà nghiên cứu hiến pháp của 60 quốc gia, kiến trúc sư của Hiến pháp Ấn Độ, cha đẻ của nước Cộng hòa Ấn Độ, người đã truyền cảm hứng cho phong trào chống kỳ thị tiện dân (Dalit), năm 1956, ông đã khởi xướng một cuộc cải đạo hàng loạt người tiện dân cải sang Phật giáo với hơn 600.000 người ủng hộ.

Những cống hiến mà ông dành cho Phật giáo đã dẫn đến việc ông được được coi là một vị Bồ tát và Di lặc trong ‘Phật giáo Tân thừa’ (Navayāna, IAST). Buổi lễ long trọng đó bao gồm việc ông dẫn dắt hơn nửa triệu người ủng hộ ông làm điều tương tự. Trong vòng hai tháng năm đó, ông từ giã trần gian do biến chứng của bệnh tiểu đường. Động thái quan trọng này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Ông đã viết tác phẩm cuốn “Đức Phật và Giáo pháp của Ngài – The Buddha and His Dharma” (458 trang, xuất bản năm 1957) như một hướng dẫn cho những đệ tử tương lai của ông. Ngài nay, phong trào “Phật giáo Ambedkarite – B.R. Ambedkar” tự liên kết với danh hiệu “Phật giáo Tân thừa – Navayana Buddhism”, được Nhà xuất bản Navayana hỗ trợ.

“Phật giáo Ambedkarite – B.R. Ambedkar” rất cấp tiến. Tiến sĩ BR Ambedkar đã cân nhắc việc lãnh đạo người dân của mình hướng về phía chủ nghĩa cộng sản thì ông cho rằng là những thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt và cần có sự hỗ trợ của tôn giáo.

Tuy nhiên, ông đã thúc đẩy một tôn giáo thế tục. Phương châm của ông được rút ra từ cuộc cách mạng Pháp “Tự Do, Bình Đẳng và Huynh Đệ – liberty, equality and fraternity”, ông thách thức các khái niệm về nghiệp báo, tái sinh, cấu trúc phân cấp truyền thống của Phật giáo, và các yếu tố siêu nhiên của đạo Phật truyền thống. Thậm chí, Tiến sĩ BR Ambedkar còn diễn giải lại Tứ Diệu đế (Bốn chân lý cao thượng).

Niềm tin của ông là một tôn giáo chính tín, chính kiến, mang tính cách mạng thực sự, đại diện cho một sự hiểu biết mới về sự hưng thịnh của con người.

Tiến sĩ BR Ambedkar không phải là người sáng lập ‘Phật giáo Tân thừa’ (Navayāna, IAST) đang nổi lên mà trước đây tôi đã thấy. Nhưng bản thân ông và phong trào của ông chắc chắn nổi bật trong đó. Sáu đặc điểm được trích dẫn của Cư sĩ Vishvapani Blomfield (ông ấy có nhiều hơn) là bước khởi đầu vững chắc cho việc khái niệm hóa các cụm chuyển động nhiều mặt này.

Sự nhấn mạnh của tôi là khám phá sự hữu ích của việc tổng hợp các khái niệm Phật giáo đã được thiết lập với những hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc huấn luyện và phát triển con người. Những người quen thuộc với Phật giáo Đại thừa, sự đa dạng của những hiểu biết và thực hành khác nhau có thể cùng tồn tại dưới một danh hiệu duy nhất. Điều tương tự cũng sẽ đúng với ‘Phật giáo Tân thừa’ (Navayāna, IAST).

Tương lai của Phật giáo Tân thừa (The future of Navayana Buddhism)

Theo cách này, lịch sử phát triển của Phật giáo phương Tây có phải quá sớm để nói đến ‘Phật giáo Tân thừa’ (Navayāna, IAST)? Nếu như thế, chúng ta có thể giữ khái niệm này. Lập luận từ một góc độ khác, có phải rõ ràng là những nhấn mạnh canh tân chủ yếu hiện diện trong nhiều “Thừa” (yāna, 乘, vận tải, vận chuyển. Giáo lý của Phật dạy có đủ công năng, đủ phương pháp, dắt đường chỉ lối. chuyên chở chúng sinh từ biển khổ sông mê đến bến bờ Cực lạc, Niết bàn) mà chúng ta không cần xác định nó?

Người ta nghĩ đến nhà viết kịch, diễn viên và nhà thơ người Pháp, nghệ danh Molière đã soạn Vở kịch “Muốn làm trưởng giả – tiếng Pháp: Le Bourgeois Gentilhomme; tiếng Anh: The Would-be Gentleman”, câu chuyện trong vở kịch xoay quanh nhân vật tên là Jourdain, người thừa hưởng gia tài đáng kể của thân phụ để lại.

Khi diễn viên chính Jourdain, kẻ thích làm quen với những người giàu sang, nghe thấy ông ấy đang biểu thị rằng: ‘Niềm tin của tôi! Hơn bốn thập kỷ nay tôi đã biểu lộ mà chẳng biết gì về nó, và trên thế giới đối với các bạn, tôi là người có ơn nhất trên thế giới vì đã nói với tôi như thế’.

Tuy nhiên, tôi thấy ‘Phật giáo Tân thừa’ (Navayāna, IAST) là một khái niệm hữu ích. Việc đề cao các hành trình mới triệt để trong thiết lập quy chế tổ chức tăng đoàn Phật giáo hòa hợp, thanh tịnh – một số trong đó dường như những cách quan trọng đang rực rỡ (không phải tất cả đều ‘thế tục’) có thể giải phóng chúng ta thoát khỏi ngõ cụt của các hệ thống cứng nhắc, trải nghiệm sự cô lập, hướng nội, và suy nghĩ quá giới hạn.

Đối với một số người, nó sẽ mơ hồ và không có căn cứ đến mức không thể chấp nhận được. Nhưng nếu nó thể hiện sự chuyển động đáng kể về nền tảng và sự canh tân cởi mở của một truyền thống đã được chứng minh là có thể tuân theo được việc xác định lại và chuyển hướng, thì nó đang được xem xét. Trường thọ trong thử thách (Vive le défied); thử thách trong sống lâu! (long live the challenge!).

Tác giả Dennis SengTing Oliver là thành viên sáng lập và là tu sĩ cao cấp của Trung tâm Phật giáo Thực dụng Scotland, đồng thời từng là Tuyên úy nhà tù tại HMP Kilmarnock. Ông chuyển sang Cơ đốc giáo từ một gia đình nhân văn thế tục, được đào tạo và phục vụ theo truyền thống Cơ đốc giáo cho đến khi ông theo đạo Phật.

Tác giả: Dennis SengTing Oliver
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Secular Buddhist Network

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường