Trang chủ Đời sống Sự sợ hãi của một con người như việc “xuống nước, lội sông”

Sự sợ hãi của một con người như việc “xuống nước, lội sông”

Sở dĩ bản tính đơn thuần của một con người trong thực tại đều ưu ái cho lối sống thực, bình đẳng với xu hướng ngoại, đề cao vật chất nên họ thường cư xử giải quyết một vấn đề theo bản tính của họ, mà cuộc sống hằng ngày thì nhiều cạm bẫy đầy chông gai.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Sở dĩ bản tính đơn thuần của một con người trong thực tại đều ưu ái cho lối sống thực, bình đẳng với xu hướng ngoại, đề cao vật chất nên họ thường cư xử giải quyết một vấn đề theo bản tính của họ, mà cuộc sống hằng ngày thì nhiều cạm bẫy đầy chông gai.

Tác giả: Đại đức Danh Dô Yuttayogo (Thông Chánh)
Chùa Cà Nhung, ấp Hòa Tạo, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

Sự sợ hãi trong pali gọi là Bhaya là một cảm xúc tự nhiên của một con người. Đức Phật ví sự sợ hại của một con người như việc họ lội sông vậy, với một người việc lội sông, họ sợ bốn điều này xảy ra đối với họ, như sau:

1. Ūmibhaya: Sợ sóng to
2. Kumbhīlabhaya: Sợ cá sấu
3. Āvaṭabhaya: Sợ nước xoáy
4. Susukābhaya: Sợ cá mập (M.I.460; A.II.123).

– Sợ sóng to ở đây đức Phật muốn đề cập đến việc “không kham nhẫn, khởi tâm phẫn nộ đối với lời quở trách”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Su so hai cua nguoi nhu xuong nuoc loi song 1

Sở dĩ bản tính đơn thuần của một con người trong thực tại đều ưu ái cho lối sống thực, bình đẳng với xu hướng ngoại, đề cao vật chất nên họ thường cư xử giải quyết một vấn đề theo bản tính của họ, mà cuộc sống hằng ngày thì nhiều cạm bẫy đầy chông gai. “Nước vốn trong trẻo do nhiễm bẩn mà trở nên đục vẩn. Vị sa môn sống giữa thế gian cũng cần phải giữ tâm trong trẻo, đừng vì lời nói hay đẹp mà vừa lòng, đừng vì lời nói xấu ác mà mếch lòng”.(1)

“Trong các Kinh Phật, đều có dạy người ta tu đức nhẫn nhục để độ mình và độ người. Đối với mọi sự khổ nơi thân và tâm, mà tự mình chẳng nhẫn chịu, còn sinh lòng buồn giận oán ghét, thì làm sao mà độ chúng sinh ra khỏi dòng sông phiền não?”. (2).

– Sợ cá sấu ở đây muốn nói đến về sự “không kham nhẫn, khởi tâm phẫn nộ đối với lời quở trách”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Su so hai cua nguoi nhu xuong nuoc loi song 2

Sự không kham nhẫn nghĩa là sự sân hận, mà sự sân hận ví như chất rỉ sét của gươm đao trên thế gian này theo câu văn Pali trong phật ngôn diễn giảng “KODHO SATTHA MALAṂ LOKE”.

Thật vậy trong cuộc sống hiện tại ta đều thừa nhận chỉ có chất thép tinh khiết là cứng rắn và dẻo dai nhất. Nhưng nếu không được gạn lọc cho kỹ, thì chắc chắn chất thép ấy cũng có ngày rỉ mục và tiêu hoại.

Con người sống giữa vũ trụ vạn hữu này cũng thế, dù cho ta có sự sáng trí học rộng đến đâu mà không tìm cách diệt trừ lòng sân hận, thì chắc chắn đời ta sẽ có ngày đau khổ.

– Sợ nước xoáy, ở đây đức Phật muốn răn dạy rằng về sự “không kham nhẫn phiền não dục, bị nhiễm đắm ngũ trần”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Su so hai cua nguoi nhu xuong nuoc loi song 3

Nhân loại trên thế gian hầu hết là nạn nhân của phiền não. Túi tham vọng của họ không bao giờ đầy. Sự thương mến không có giới hạn, vì tham vọng của họ không có mức quân bình. Trong họ, lúc nào cũng có hai loại phiền não hằng xúi giục họ mong mỏi là:

1) Phiền não dục: KILESAKAÃMA. Loại phiền não này khiến cho họ vui thích về ái dục trong đó có sự mắc dính (LOBHA) mài miệt trong những cái ưa thích. Sự ganh ghét (ISSĀ), sự không vừa lòng (ARATI) và sự không tri túc (ASANTUTTHI). Các loại tâm ác trên đây hằng thúc giục ta làm quấy.

2) VATTHUKĀMA: Vật dục, tức là sự ưa thích trong sắc, thanh, hương, vị xúc mà ta hằng ước ao mãnh liệt dù cho đến giờ nhắm mắt.

Hai sự mong muốn này thường làm cho tâm ta xao động luôn. Vật dục đã làm cho ta dính mắc, nhưng phiền não dục lại càng ghê gớm hơn. Tham vọng bắt ta hành động tùy thuộc theo lệnh của nó. Đã nói là túi tham không đáy thì có chi làm cho đầy đủ được. Do đó con người không bao giờ toại nguyện. Ta đã hiểu cái nguy hại ghê gớm của hai loại tham dục, vậy ta chẳng nên dễ duôi, cần phải tìm phương pháp để thu hút kiềm chế nó, may ra tâm ta được sáng suốt phần nào để tiến bước trên đường hướng thượng.

Chỉ có sự tận trừ được hai loại phiền não này, con người mới có thể đạt được những nguyện vọng cao cả.

– Sợ cá mập ở đây muốn đề cập đến tâm thức của một con người về sự “không kham nổi sự sa ngã, bị phụ nữ quyến rũ”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Su so hai cua nguoi nhu xuong nuoc loi song 4

Thật vậy trong xã hội hiện đại với lối sống ảnh hưởng lối sống “thực dụng”, con người ta dễ bị chìm đắm vào việc đề cao vật chất hơn là về tinh thần.

Trong phật ngôn diễn giảng cũng có giảng rằng Kāmehi lokamhi na atthi titti: “Lòng tham dục của nhân loại trên thế gian này không bao giờ đầy”.

“Ở thế gian này nếu bị ái dục buộc ràng thì những điều sầu khổ càng tăng, như loài cỏ tỳ la gặp mưa” (3).

Lời kết

Tóm lại trong cuộc sống việc gặp nghịch cảnh thì con người mới biết nhìn lại, thấy được khuyết điểm, sửa đổi hành vi, tiến bộ, thăng hoa và hoàn thiện bản thân mình. Đồng thời qua đó ta càng trân trọng những gì mình đang có trong hiện hữu này để sống sao cho “Tốt Đạo đẹp Đời” của một kiếp nhân sinh.

Tác giả: YUTTAYOGO (Thông Chánh)
Chùa Cà Nhung, ấp Hòa Tạo, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

***

Tài liệu tham khảo
(1) Hòa thượng: Giới Nghiêm, Mi Tiên Vấn Đáp, 199. Về nước, Văn Học – Hà Nội, 2010, Trang 853.
(2) Đoàn Trung Còn, Đạo Lý Nhà Phật, 3. Nhẫn Nhục, Tôn giáo, Hà Nội, 2013, Trang 56.
(3) Thích Thiện Siêu, Lời Phật Dạy, XXIV. Phẩm Ái Dục, Tôn Giáo, Hà Nội, 2000, Trang 103.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường