Trang chủ Danh tăng Sư ông – Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Sư ông – Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Sư ông - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là nhà dịch giả kinh điển Phật giáo Đại thừa, bậc giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, tuy nhiên ngài lại rất bình dị trong đời sống, nghiêm khắc trong việc hướng dẫn và dạy dỗ đồ chúng.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Sư ông – Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là nhà dịch giả kinh điển Phật giáo Đại thừa, bậc giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, tuy nhiên ngài lại rất bình dị trong đời sống, nghiêm khắc trong việc hướng dẫn và dạy dỗ đồ chúng.

Tác giả: Hòa thượng Thích Hoằng Tri

tapchinghiencuuphathoc su ong thich tri tinh 2

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh. Ảnh: St

1. Xuất thân của sư ông – đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Hòa thượng Thích Trí Tịnh sinh ngày 2 tháng 9 năm Đinh Tỵ (17 tháng 10 năm 1917) tại làng Mỹ An Hưng[1] (tục gọi là Cái Tàu Thượng) thuộc quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) trong một gia đình nông dân, theo đạo Phật. Cha là ông Nguyễn Văn Cân và mẹ là bà Nguyễn Thị Truyện. Nhà sư là người con út trong gia đình có 6 anh chị em gồm 3 trai và 3 gái.

Nguyễn Văn Bình (về sau là HT.Thích Trí Tịnh) từ nhỏ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ (lên 3 tuổi thì mất cha, đến 7 tuổi thì mất mẹ), nên sống với người anh thứ ba (ông Nguyễn Văn Đặng nay đã qua đời, người anh thứ tư mất sớm).

Năm 10 tuổi, Nguyễn Văn Bình mới vào lớp năm (tương đương lớp 1 ngày nay), đến năm 15 tuổi thì học xong lớp đệ thất (tương đương lớp 6 ngày nay), rồi sang học chữ Hán với người chú và học nghề thuốc Bắc với người anh họ,…

2. Cuộc đời của ông

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là dịch giả kinh điển Phật giáo Đại thừa, bậc giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, trong đời sống tu hành, ngài rất bình dị, nghiêm khắc trong việc hướng dẫn và dạy dỗ đồ chúng.

Với đệ tử, ngài là bậc Thầy đầy lân mẫn, là vị “Sư ông” thân thương. Nhân tưởng niệm 10 năm ngày ngài viên tịch, Hòa thượng Thích Hoằng Tri, vị đệ tử thân cận của ngài chia sẻ:

Sư ông từng nói, tuổi thọ sẽ không tới ba số, số chín rồi kèm theo số nào đó. Từng năm trôi qua, chúng tôi thấy Sư ông vẫn khỏe, mừng thầm trong lòng, có thể ngài dư sức sống qua trăm tuổi. Nhất là nghe Sư ông nói, hiện giờ Sư ông sống bằng đạo lực tu tập chứ không phải theo sức lực ở thế gian nữa.

Chúng tôi ân hận vì đã không làm theo ý nguyện của Sư ông là không vào bệnh viện. Nhưng chúng tôi vẫn còn kịp lúc đưa Sư ông về chùa lúc 7 giờ sáng ngày 28-2-Giáp Ngọ (2014), đúng 9 giờ 45 phút ngài đã nhẹ nhàng xả bỏ báo thân trong tiếng niệm Phật của đại chúng. Chúng tôi làm sao không khỏi chấn động tâm tư, xúc động nghẹn ngào vì từ nay trở đi Sư ông đã “Ta bà vắng bóng, Cực lạc nở hoa”.

Danh hiệu Đức Phật A-mi-đà vang rền đã giúp cho chúng tôi định tĩnh tâm thần. Nhìn nét mặt tươi tỉnh của Sư ông đã giúp chúng tôi quên đi thế tình mà nhất tâm lo hậu sự. Chúng tôi đã tổ chức niệm Phật suốt thời gian nhục thân Sư ông còn quàn tại tổ đường đến lúc nhập bảo tháp Phù Thi.

Hồi tưởng lại, một lần tôi được Sư ông kêu đi theo làm lễ an vị Phật cho nhà một phật tử. Sư ông nói với tôi, có hai việc nên làm đối với phật tử là an vị Phật để làm chỗ nương tựa tinh thần, giúp Phật tử chuyên tâm tu tập và đem lời dạy của Phật giảng giải để phật tử hiểu đúng chính pháp, rồi đem áp dụng vào đời sống hàng ngày, ngõ hầu buông dần phiền não, được an vui trong hiện tại.

Hai là hộ niệm, trợ giúp cho người sắp lâm chung nhớ Phật niệm Phật, nương nhờ nguyện lực của Đức Phật A-mi-đà vãng sinh cõi Cực lạc. Ngoài ra Sư ông không khuyến khích người xuất gia đi đám, vì làm mất thời gian và ảnh hưởng đến tinh thần tu tập của mình.

Một lần nọ, có một vị thầy xin Sư ông được tụng kinh riêng, thầy ấy nói rằng tụng kinh với chúng chán lắm. Sư ông ôn tồn chỉ dạy: “Mình tròn bổn phận với đại chúng rồi thì mới được tu thêm. Không tham dự thời khóa tu chung với đại chúng mà đòi tu tập riêng khi đang còn sức thì không có hòa hợp, công đức giảm đi. Việc tu tập quan trọng ở chỗ bền bỉ và đều đặn, không nên ban đầu nhiều rồi lần lần lui sụt. Thà rằng lúc đầu ít mà bền bỉ đều đặn rồi dần dần tăng lên thì công phu mới tiến được”.

Thời khóa tu tập, Sư ông giữ vững không bỏ sót ngày nào. Tuy tuổi đã hơn chín mươi, Sư ông mỗi ngày vẫn giữ vững hai thời khóa tu. Mỗi thời thầm tụng thuộc lòng năm bộ kinh: Kinh Phổ Hiền hạnh nguyện, kinh Kim cang, bài kệ trong phẩm Phương tiện của kinh Pháp hoa, kinh Phổ môn, kinh A-mi-đà. Chúng ta đọc tụng ra tiếng thì dễ nhưng khi tụng thầm thì rất khó mà thầm tụng thuộc lòng được thì sự nhiếp tâm rất cao.

Khi xây dựng lại chốn Tổ ở núi Cấm, Sư ông giao cho chúng tôi một ít tiền và có lời dạy: “Làm bất cứ phật sự gì mà mình hết lòng vì Tam bảo thì chắc chắn sẽ được chư vị hộ pháp gia hộ, công việc sẽ được thành tựu tốt đẹp. Không nên quyên góp tài chánh với bất cứ biện pháp nào, chỉ thông báo để mọi người tùy hỷ phát tâm thôi”. Nương theo lời dạy này mà chúng tôi làm việc đạo được kết quả rất tốt, luôn luôn đặt cái tâm vì lợi ích cho Tam bảo, lợi ích cho chúng sinh lên hàng đầu trong mọi phật sự.

tapchinghiencuuphathoc su ong thich tri tinh 1

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh. Ảnh: st

Một lần nọ, các tăng sinh sau khi tốt nghiệp trường Phật học lên đảnh lễ Sư ông và báo cáo rằng hiện nay các cơ sở đào tạo Tăng tài rất nhiều. Sư ông mới hỏi lại: “Thế nào là Tăng tài?”. Các vị trả lời những người tốt nghiệp cử nhân, tiến sĩ là tăng tài.

Sư ông chậm rãi chỉ dạy: “Tăng tài không phải ở bằng cấp mà là người thật học thật tu, giữ giới trang nghiêm, siêng năng ngồi thiền hoặc niệm Phật tụng kinh, có năng lực giáo hóa làm lợi ích cho nhiều người thì mới gọi là Tăng tài chân thật. Còn nói thao thao bất tuyệt, lý lẽ cao sâu mà không thực hành thì không có kết quả gì. Ngược lại chỉ nói những điều bình dị như ăn chay, niệm Phật mà lời nói đi đôi với việc làm thì mới đem lại lợi ích lớn cho mọi người”.

Sư ông một đời hết lòng vì đạo, nếp sống giản dị, gần gũi với mọi người, miên mật niệm Phật. Đó là một bài học lớn mà Sư ông đã để lại cho chúng tôi.

Tưởng nhớ đến đại lão HT.Thích Trí Tịnh, chúng tôi nguyện giữ vững đạo tâm, tinh tấn tu tập, luôn làm lợi ích cho Tam bảo, lợi ích cho chúng sinh. Đem kết quả tu tập ấy dâng lên cúng dường mới gọi là phần nào đáp đền ân giáo dưỡng. Nguyện Giác linh Sư ông từ bi chứng giám.

Tác giả: Hòa thượng Thích Hoằng Tri

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

1 bình luận

Bình luận test

Minh vũ 12/04/2024 - 15:20

Nội dung bình luận…

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường