Trang chủ Nguyên thủy Chơn Như Sống một mình như con Tê Ngưu (Phần 1)

Sống một mình như con Tê Ngưu (Phần 1)

Không sống một mình thì quý vị khó tìm ra chân lý và hưởng mùi vị giải thoát của Phật giáo. Bởi hạnh sống một mình rất quan trọng cho sự tu tập của quý vị biết dường nào trên bước đường tìm cầu giải thoát.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Sống một mình như con Tê Ngưu – Phần I

Không sống một mình thì quý vị khó tìm ra chân lý và hưởng mùi vị giải thoát của Phật giáo. Bởi hạnh sống một mình rất quan trọng cho sự tu tập của quý vị biết dường nào trên bước đường tìm cầu giải thoát.

LỜI NÓI ĐẦU

Mọi người khi bước chân vào Tu Viện Chơn Như để xin tu hành thì phương pháp đầu tiên của Tu Viện Chơn Như hướng dẫn quý vị tu tập, đó là hạnh sống một mình. Nếu quý vị sống đúng hạnh sống một mình từ một tuần lễ đến 3 tháng thì Tu Viện Chơn Như mới chấp nhận cho quý vị chánh thức là đệ tử của Tu Viện.

Còn nếu quý vị sống không đúng hạnh một mình thì quý vị cứ tự tiện về trụ xứ của mình hoặc quý vị muốn tu học ở đâu với bất cứ chùa nào thì đó là quyền của quý vị, Tu Viện Chơn Như không có quyền ngăn cản và cũng không có ý kiến mời quý vị ở lại tu tập.

Vì tu tập là giải thoát cho quý vị chớ không phải quý vị tu tập giải thoát cho Tu Viện. Vì thế, quý vị có tu tập đạt được giải thoát là quý vị nhờ, còn không giải thoát là quý vị chịu, Tu Viện không tu tập thay thế cho quý vị được.

Nếu quý vị sống một mình không trọn vẹn thì quý vị dù có tu ở bất cứ nơi đâu cũng không bao giờ có giải thoát. Bởi sự tu tập ở Tu Viện Chơn Như lấy hạnh sống một mình làm pháp môn tu tập cho người mới sơ cơ.

Hạnh sống một mình không phải Tu Viện Chơn Như tự đặt ra làm khó dễ quý vị, mà hạnh sống một mình là pháp môn của đức Phật dạy cho chúng tỳ kheo tăng, tỳ kheo ni trong thời đức Phật còn tại thế.

Hạnh sống một mình tuy đơn giản nhưng chỉ có những người quyết tâm, đầy đủ ý chí sắt đá, dũng mãnh, gan dạ tìm cầu sự giải thoát mới dám sống một mình.

Chỉ có sống đúng hạnh một mình thì tâm mới làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Còn ngược lại thì không bao giờ quý vị làm chủ được sự sống chết.

Không sống một mình thì quý vị khó tìm ra chân lý và hưởng mùi vị giải thoát của Phật giáo. Bởi hạnh sống một mình rất quan trọng cho sự tu tập của quý vị biết dường nào trên bước đường tìm cầu giải thoát.

Nếu quý vị muốn đến Tu Viện Chơn Như để tu thử, tu chơi thì quý vị sẽ gặp ngay hạnh sống một mình của Tu Viện Chơn Như khiến quý vị liền bỏ cuộc bay về trụ xứ của mình mà không bao giờ còn dám trở lại Tu Viện Chơn Như nữa.

Tại sao Tu Viện Chơn Như lại chọn hạnh sống một mình làm sự thử thách và trắc nghiệm quý vị như vậy?

Muốn biết rõ việc làm này của Tu Viện Chơn Như thì quý vị nên tìm đọc kinh Con Tê Ngưu Một Sừng.

Hạnh sống một mình là một phương pháp tu tập rất tuyệt vời, nó sẽ xác định được những người cắt ái ly gia và những người không cắt ái ly gia.

Chính hạnh sống một mình giúp cho chúng ta biết rõ những người tu hành có quyết tâm buông xả các pháp thế gian hay không quyết tâm buông xả. Cho nên chỉ cần đem hạnh sống một mình thử thách và trắc nghiệm quý vị từ một tuần lễ đến ba tháng thì biết rất rõ quý vị là người tu tập được hay không tu tập được.

Người nào có ý chí dũng mãnh, có quyết tâm tu tập buông xả các pháp khổ của thế gian thì mới sống một mình nổi. Và những người như vậy mới tu tập tốt và sẽ làm chủ sinh, già, bệnh, chết trong
một đời này.

Hạnh sống một mình không phải tự Tu Viện Chơn Như đặt ra để làm khó dễ quý vị mà hạnh sống một mình do từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni đặt ra để dùng trắc nghiệm chư tăng, ni đệ tử của mình.

Vậy muốn rõ lời dạy này của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì xin quý vị vui lòng đọc: Kinh Tê Ngưu Một Sừng. Bài kinh này được rút ra từ Bộ Kinh Tập (Sutta Nipata) do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, gồm có bốn mươi hai bài kệ Con Tê Ngưu Một Sừng.

Mục đích bốn mươi hai bài kệ này dạy mọi người muốn tu theo Phật giáo thì phải sống một mình như con Tê Ngưu Một Sừng. Nếu ai sống được như con Tê Ngưu Một Sừng thì mới theo Phật giáo mà tu tập, còn sống một mình không nổi thì hãy trở về gia đình giúp cha mẹ và vợ con thì tốt hơn, chớ có tu tập cũng vô ích.

Vậy người nào muốn tu hành giải thoát thì hãy đọc bốn mươi hai bài kệ con Tê Ngưu Một Sừng rồi mới bắt đầu sống một mình tu tập cho đến khi chứng đạo giải thoát hoàn toàn.

Kính ghi

Sống một mình như con Tê Ngưu - Phần I

BỐN MƯƠI HAI BÀI KỆ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG
BÀI KỆ THỨ NHẤT

“Đối với chúng hữu tình
Từ bỏ gậy và trượng,
Chớ làm hại chúng sinh
Trong chúng hữu tình ấy
Đừng thương nhớ vật gì
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Muốn sống MỘT MÌNH như con TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì điều thứ nhất đối với tất cả loài vật từ con vật lớn đến con vật nhỏ chúng ta không nên giết hại và ăn thịt chúng; không nên đánh đập làm chúng đau khổ, vì tất cả loài vật đều có sự sống bình đẳng như nhau, chúng cũng sợ chết, cũng biết đau khổ như chúng ta.

Cho nên khi làm bất cứ một việc gì hay muốn bước đi đâu thì luôn luôn phải tỉnh giác tránh không được vô tình làm hại hay giậm đạp lên chúng. Tuy rằng đó là những hành động vô tình nhưng cũng làm tổn thương và chết chóc loài vật. Luật nhân quả không tha thứ cho chúng ta đâu, nhân nào thì phải trả quả nấy.

Một người tu hành theo Phật giáo luôn luôn sống phải lưu ý tâm mình:

YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ

KHÔNG YÊU THƯƠNG

– Điều thứ nhất: Không nên để tình cảm YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ đến với mọi người và mọi loài vật. Bởi vì YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ sẽ làm cho chúng ta đau khổ và chính sự khổ đau này là nhiều nhất trong cuộc đời của chúng ta.

Khi biết rõ như vậy chúng ta không nên YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ mà nên YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN. YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN tức là tâm TỪ BI của Phật giáo, vì YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN sẽ không làm cho chúng ta và tất cả chúng sinh đau khổ. Chính nhờ YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN mà chúng ta mới có lòng tha thứ và buông xả tất cả ác pháp dễ dàng. Bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đã xác định LÒNG YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ sẽ làm cho chúng ta không thể sống hạnh MỘT MÌNH được. Không sống MỘT MÌNH được thì sự tu hành của chúng ta khó mà chứng đạo.

Bởi vậy con TÊ NGƯU MỘT SỪNG không bao giờ thương yêu và cũng không bao giờ ghét và làm hại cho bất cứ một người nào hay một con vật nào đau khổ, vì thế nó mới được gọi là con thú SỐNG RIÊNG MỘT MÌNH.

– Điều thứ hai: Tình cảm KHÔNG YÊU THƯƠNG thì cũng cần nên phải tránh những hành động hữu ý hay vô tình làm đau khổ các loài động vật. Vì không yêu thương quý vị sẽ rơi vào tâm niệm ghét, không ưa, đó cũng là một điều làm cho quý vị khổ đau. Điều đó quan trọng và cần thiết cho đường tu tập, vì nó sẽ làm cản trở cho một người mới bước chân vào đạo GIẢI THOÁT. Điều này quý vị cần lưu ý: Nó sẽ không bao giờ giúp cho tâm quý vị THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ được.

Muốn thoát khỏi tâm niệm THƯƠNG và KHÔNG THƯƠNG thì chúng ta không nên nuôi bất cứ một người nào hay một con thú vật nào trong nhà cả. Bởi vì nuôi một người cũng như nuôi một con thú vật thì chúng ta không sao tránh khỏi lòng yêu thương mà có lòng thương thì phải có lòng không yêu thương. Cho nên còn có lòng thương và lòng không thương thì không thể nào sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Sống MỘT MÌNH được là nhờ không có tâm niệm THƯƠNG và KHÔNG THƯƠNG. Quý vị nên nhớ điều này.

Nếu không có tâm niệm THƯƠNG và KHÔNG THƯƠNG thì đức Phật dạy TÂM TỪ BI để làm gì?

Quý vị nên nhớ tâm TỪ BI của Phật giáo vượt ra khỏi LÒNG YÊU THƯƠNG và LÒNG KHÔNG YÊU THƯƠNG của người thế gian.

Cho nên người tu hành theo Phật giáo mà còn nhớ nghĩ, thương yêu hoặc căm ghét từ người này đến người khác thì không bao giờ có giải thoát. Tâm mà như vậy thì cũng như các loài động vật. Vì thế các loài động vật không thể nào tu hành theo Phật giáo được.

Khi trong tâm còn nhớ nghĩ thì đó là quý vị đánh mất hạnh sống MỘT MÌNH. Mất hạnh sống MỘT MÌNH thì quý vị còn tu tập được cái gì. Trong BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO thì pháp đầu tiên tu tập không phải là pháp môn tu tập NGŨ CĂN sao?

Nếu không lấy pháp môn sống MỘT MÌNH tu tập NGŨ CĂN thì quý vị lấy pháp môn nào tu tập đây?

Ngoài pháp môn sống MỘT MÌNH tu tập NGŨ CĂN thì Phật giáo không còn có pháp môn nào khác tu tập NGŨ CĂN được nữa. Quý vị nên nhớ điều này. Điều này rất quan trọng cho con đường tu tập giải thoát của quý vị mà Phật giáo dạy rất kỹ qua bốn mươi hai bài kệ “SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG”. Đức Phật thường đã nhắc đi nhắc lại bốn mươi hai lần: “HÃY SỐNG NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG”. Vậy mà quý vị không lưu ý những điều quan trọng này cho sự tu hành của mình.

Cho nên quý vị cần phải lưu ý, từng bài kệ, mỗi bài kệ đều dạy rất rõ. Như bài kệ thứ nhất muốn sống MỘT MÌNH thì KHÔNG NÊN LÀM CHÚNG SINH ĐAU KHỔ, MÀ CŨNG KHÔNG NÊN THƯƠNG YÊU CHÚNG SINH. Hai hạnh thương yêu và không thương yêu này đều làm cho chúng ta mất hạnh sống MỘT MÌNH. Vì vậy chúng ta cần ghi nhớ lời dạy của bài kệ thứ nhất để con đường tu hành của chúng ta sống trọn vẹn hạnh sống MỘT MÌNH.

Trong bài kệ thứ nhất này dạy chúng ta nếu còn niệm thương và không thương thì chúng ta khó mà sống được hạnh MỘT MÌNH. Không sống được hạnh MỘT MÌNH thì làm sao chúng ta trở thành CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Phải không quý vị?

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có biết bao nhiêu người và vật làm cho chúng ta phải YÊU THƯƠNG và KHÔNG YÊU THƯƠNG. Do đó nên chúng ta không bao giờ sống MỘT MÌNH được, dù chúng ta chỉ ở trong thất MỘT MÌNH nhưng tâm chúng ta luôn luôn khởi niệm KHÔNG YÊU THƯƠNG cũng như YÊU THƯƠNG. Những tâm niệm như vậy đã phá tan nát hạnh sống MỘT MÌNH.

Cho nên nói đến hạnh sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì trên đời này ít ai làm được. Nhưng đạo Phật đã xác định: Nếu người nào muốn tu hành chứng đạo giải thoát đều phải sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Quý vị nên nhớ sống như con TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì phải xa lìa, từ bỏ lòng YÊU THƯƠNG và KHÔNG YÊU THƯƠNG như trong bài kệ đã dạy:

“Đối với chúng hữu tình

Từ bỏ gậy và trượng,

Chớ làm hại chúng sinh

Trong chúng hữu tình ấy

Đừng thương nhớ vật gì…​”

Ngay khi chúng ta sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì chúng ta cảm thấy được sự giải thoát nơi thân tâm chúng ta, một trạng thái TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ tuyệt vời. Một trạng thái mà người tu hành theo Phật giáo cần phải sống từng giây, từng phút, từng giờ v.v.. Trạng thái đó là CHÂN LÝ NIẾT BÀN THỨ BA CỦA PHẬT GIÁO, nó là trạng thái giải thoát hoàn toàn không ai dám phủ nhận. Bởi vậy trạng thái giải thoát của Phật giáo rất cụ thể và rõ ràng, nếu không tu tập thì thôi mà đã tu tập thì có giải thoát ngay liền không phải đợi chờ năm này tháng nọ hay từ ngày này qua ngày khác.

Vì thế ai sống được với trạng thái NIẾT BÀN này là người đã tu CHỨNG ĐẠO. Chứng đạo của Phật giáo rất đơn giản, chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG, thế mà có mấy ai hiểu được. Vậy chúng ta là những người tu sĩ Phật giáo đi tìm con đường giải thoát mọi sự đau khổ trong cuộc đời này thì chúng ta hãy sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Cho nên, trước tiên chúng ta nên tránh xa lòng YÊU THƯƠNG và KHÔNG YÊU THƯƠNG tức là chúng ta mới tập sống NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Trên đây chúng ta mới tu tập hạnh buông xả lòng YÊU THƯƠNG và KHÔNG YÊU THƯƠNG thứ nhất để tập sống NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Và như vậy chúng ta còn phải buông xả bốn mươi mốt tâm niệm sống của thế gian nữa.

Tuy vậy chúng ta mới bắt đầu tu tập buông xả LÒNG YÊU THƯƠNG và LÒNG KHÔNG YÊU THƯƠNG, đó là cách thức tu tập thứ nhất “để làm CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG”. CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG tượng trưng cho sự giải thoát của Phật giáo. Khi đã sống đúng như bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG là giải thoát tại tâm trạng đó ngay liền. Như vậy giải thoát của Phật giáo không có khó khăn, không có mệt nhọc phải không quý vị?

Xem trạng thái giải thoát của Phật giáo đâu có khó khăn tu tập, đâu có xa xôi, đâu có tu tập mệt nhọc, chỉ biết buông bỏ LÒNG YÊU THƯƠNG và LÒNG KHÔNG YÊU THƯƠNG thì giải thoát ngay liền. Như vậy đạo Phật tu hành rất dễ dàng, đâu có phí công, phí sức. Chỉ biết buông xả lòng yêu thương và lòng không yêu thương thì ngay đó liền có sự an vui và yên ổn, tâm sẽ bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Và như vậy tâm hoàn toàn thanh tịnh, thật là hạnh phúc vô cùng, vô tận.

BÀI KỆ THỨ HAI

“Con cái còn không nhớ,
Nói gì đến bạn bè,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu Một Sừng!”

Một người muốn sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì đừng bao giờ khởi niệm nhớ gia đình, nhớ nhà cửa, nhớ con cái và những người thân quyến thuộc của mình. Khi còn nhớ thương dù ở MỘT MÌNH nhưng chưa phải là sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Cũng vậy, nếu chúng ta muốn tu hành chứng đạo thì đừng bao giờ nhớ nghĩ đến cha mẹ, con cái, bè bạn, những người thân bằng, quyến thuộc của mình thì tu hành mới chứng đạo. Bởi vì khi nhớ nghĩ như vậy thì tình cảm thương nhớ gia đình sẽ khởi lên làm cho tâm chúng ta bất an, lăng xăng bị động không thể nào yên ổn, do đó chúng ta không thể sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Chúng ta hãy coi chừng từng tâm niệm của mình, nếu nó khởi thương nhớ thì nó chưa sống MỘT MÌNH được.

CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG không bao giờ nhớ nghĩ đến ai cả, nó chỉ biết có MỘT MÌNH nó, vì thế nó mới được gọi là sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Cho nên trong câu kệ này Phật dạy:

“Con cái còn không nhớ

Nói gì đến bạn bè”

Đúng vậy, điều quan trọng không thể sống MỘT MÌNH là khi chúng ta có con cái thì cứ lo nghĩ đến con cái, vì thế tâm không bao giờ yên ổn. Tâm không yên ổn do nhớ nghĩ đến đứa con này, đứa con khác và như vậy làm sao sống MỘT MÌNH cho được.

Người tu sĩ đạo Phật phải tu tập sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì không bao giờ nhớ nghĩ đến bất cứ một người nào hết.

Tình thương của cha mẹ luôn luôn đặt nơi con cái của mình, vì thế không nhớ đứa con này thì lại nhớ đứa con khác. Cho nên muốn tu hành tìm cầu sự giải thoát thì không nên nhớ nghĩ đến con cái. Khi có niệm nhớ đến con cái thì hãy mau mau tác ý đuổi niệm đó đi. Có quyết tâm tu tập như vậy thì mới có ngày trở thành CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG là tượng trưng cho người tu sĩ đạo Phật sống giữa cảnh đời đầy rẫy những ác pháp mà không bị ác pháp chi phối tâm mình. Đó mới là người thực tu hành theo giáo pháp của đức Phật để cầu giải thoát, để cầu ra khỏi cuộc đời đầy ô trược này. Do muốn được như vậy thì chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Phật dạy: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi”, có nghĩa là các con đừng cầu khẩn ai giúp cho các con được mà phải chính sức tự lực của các con mới cứu các con thoát mọi sự khổ đau của chính các con. Mà chính các con muốn thoát ra mọi sự khổ đau của cuộc đời mình thì chỉ có sống MỘT MÌNH.

Sống MỘT MÌNH không phải dễ nếu tinh thần yếu đuối không dám sống MỘT MÌNH vì sợ cô đơn. Vì sợ cô đơn nên tu sĩ Phật giáo Trung Quốc mới sản xuất ra nhiều đức Phật như: Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Địa Tạng Vương, Phật Mẫu Chuẩn Đề, Phật Di Lặc v.v.. Phật Di Lặc là một đức Phật được các nhà sư Trung Quốc sắp cho lên thay thế đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm Giáo Chủ cõi Ta Bà.

Các nhà sư Đại Thừa Trung Quốc rất khéo léo làm một cuộc cách mạng lật đổ đức Phật Thích Ca Mâu Ni và thay thế vào một đức Phật Di Lặc làm giáo chủ mà phật tử không ai hay biết cả.

Ngoài đời vì danh lợi nên người ta lật đổ vua chúa này để thay đổi vua chúa khác, còn trong đạo thì quý sư hệ phái phát triển cũng vì tâm danh lợi mà dám làm điều lật đổ này.

Đọc kinh sách phát triển chúng ta thật là buồn cười, đức Phật Di Lặc đã tu hành thành Phật mà còn tham ngôi vị giáo chủ cõi Ta Bà. Quý vị nghĩ sao khi đọc kinh sách phát triển thấy đời và đạo không có gì khác nhau? Đạo cũng còn tâm tham đắm như đời và như vậy đâu còn gì là ĐẠO nữa. Phải không thưa quý vị.

Bởi vậy trong tôn giáo cũng danh lợi ghê lắm quý vị ạ! Nếu tôn giáo nào còn mang danh lợi thì tôn giáo đó có giải thoát không? Xin quý vị vui lòng trả lời cho.

Tất cả kinh sách Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng đều được thay vào bằng kinh sách do các tổ phát triển thuyết. Vì thế, hôm nay chúng ta thấy các tu sĩ Phật giáo không lo tu tập mà chỉ biết tụng kinh phát triển và niệm hồng danh đức Phật A Di Đà và Bồ Tát Quan Thế Âm. Từ đó đã biến Phật giáo thành một tôn giáo mê tín nên sự thờ cúng trong các chùa với tiếng chuông tiếng mõ tụng niệm ê a giọng cao giọng thấp giống như ca sĩ. Nhờ tụng niệm biến nhà chùa trở thành một nghề ca hát đạo để làm ăn sinh sống như các nghề nghiệp khác ngoài đời.

Hiện giờ chùa nào cũng biết tụng niệm cầu siêu, làm tuần, làm tự, làm ma chay cho người đã mất và còn cầu an cho những người còn sống. Giáo pháp như vậy là đã đi sai con đường của Phật giáo. Trong khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, Ta không đi thay các con được”.

Lời đức Phật dạy năm xưa như vậy còn văng vẳng bên tai chúng ta thế mà hiện giờ trong các chùa lại gõ mõ tụng kinh, niệm Phật vang rền ngày đêm bốn thời. Chùa là nơi tu hành của những người con Phật, nhưng hiện giờ chùa đã biến thành nơi mê tín của tà giáo ngoại đạo Bà La Môn do các nhà sư Trung Quốc chế biến làm ra. Vì thế nói đến kinh sách phát triển là nói đến Phật giáo Trung Quốc, còn Việt Nam thì chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc chớ kinh sách phát triển không phải của Việt Nam.

Chúng ta ai cũng biết chùa là nơi tu hành để được giải thoát ra khỏi mọi sự đau khổ của cuộc đời và chấm dứt luân hồi sáu nẻo. Thế mà ngày nay các thầy phát triển đã biến chùa thành nơi mê tín lạc hậu, đã biến chùa thành nơi làm từ thiện trong khi nhân quả của mọi người họ đã làm những điều ác như: Bỏn xẻn, ích kỷ, không dám bố thí một bát cơm, một manh áo cho ai cả thì bảo sao không nghèo khổ đói rét, nhất là họ thường giết hại và ăn thịt chúng sinh, thì bảo sao lũ lụt, thủy tai, mưa to, gió bão không đến thăm viếng gia đình họ.

Nhìn thấy cảnh nhà tan cửa nát người chết như rơm rạ trước cảnh bão lụt thì biết ngay những người sống trong cảnh màn trời chiếu đất là do họ làm những điều ác như: câu tôm, lưới cá, đâm heo, đập đầu bò để lấy thịt nuôi thân mạng. Vì thế lũ lụt gió bão đến thăm nơi họ ở là đúng luật nhân quả, gieo nhân nào thì phải gặt quả nấy. Trong cảnh màn trời chiếu đất mà họ phải gánh chịu đem ra so sánh với những hành động ác của họ thì có nhằm nhò gì.

Hiện giờ cái chết của họ chưa bằng những hành động ác của họ giết loài cá tôm. Cho nên họ còn phải chịu nhiều lần chết đi sống lại để thấy cảnh đau thương mà chính thân họ là lò sát sinh, là mồ chôn xác chúng sinh.

Luật nhân quả công bằng ai tạo nhân nào thì phải trả quả nấy, cho nên chúng ta tạo nhân TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ thì quả sẽ AN LẠC, thân tâm sẽ THANH THẢN và giải thoát hoàn toàn.

Muốn được giải thoát hoàn toàn như vậy thì chúng ta hãy sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG sống không niệm thương, niệm ghét; cũng không nhớ nghĩ đến con cái, bè bạn thân thuộc. Khi chúng ta làm được những điều này thì chúng ta sẽ trở thành người sống một mình như con TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

BÀI KỆ THỨ BA

“Do thân cận giao thiệp
Thân ái từ đấy sanh,
Tùy thuận theo thân ái,
Khổ này mới nảy sanh.
Nhìn thấy những nguy hại,
Do thân ái sanh khởi
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Một người muốn sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì đừng bao giờ thân cận giao thiệp với những người khác. Vì giao thiệp thân cận với người này, người kia thì tình cảm dễ sinh mà tình cảm là nguyên nhân sinh ra thương và ghét. Do thương và ghét mà sinh ra muôn sự khổ đau của kiếp làm người.

Vì thế chúng ta không nên giao thiệp với bất cứ một người nào cả, mà không giao thiệp với bất cứ một người nào cả thì mới là người sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy trong bài kệ thứ ba nói về CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG có những câu như sau:

“Do thân cận giao thiệp

Thân ái từ đấy sanh,

Tùy thuận theo thân ái,

Khổ này mới nảy sanh”

Đọc bốn câu kệ trên chúng ta thấy rõ đức Phật khuyên chúng ta KHÔNG NÊN GIAO THIỆP VỚI AI CẢ thì mới sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Vậy quý vị muốn sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì không nên giao thiệp rộng rãi với mọi người. Nếu quý vị muốn mình trở thành người giao thiệp rộng rãi thì quý vị hãy về trụ xứ của mình mà giao thiệp với mọi người, còn ở trong TU VIỆN CHƠN NHƯ, nơi đó là nơi để cho mọi người sống MỘT MÌNH tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết.

Muốn được vậy quý vị hãy sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Mục đích của Phật giáo rất rõ ràng, nếu ai muốn được giải thoát không còn khổ đau nữa thì chỉ có sống MỘT MÌNH. Đó là bí quyết trong sự tu tập để chứng đạo. Bởi vậy chỉ có sống MỘT MÌNH mà chúng ta thành tựu việc lớn làm chủ sinh tử luân hồi.

Đọc bốn mươi hai bài CON TÊ NGƯU mới thấy đức Phật khuyên chúng ta nên bắt chước CON TÊ NGƯU SỐNG MỘT MÌNH.

Vì muốn sống MỘT MÌNH nên đừng giao thiệp với bất cứ một người nào khác, vì giao thiệp sẽ phá hạnh sống MỘT MÌNH thì cuộc đời tu hành của quý vị sẽ hoài công vô ích. Và như vậy con đường giải thoát của quý vị sẽ còn xa tít và mù mờ như người đi trong đêm tối.

Tu hành không chứng đạo đó là làm trò cười cho thiên hạ, vì những người bạn đồng tu đang ở xung quanh chúng ta họ đều tu hành chứng đạo cả.

Tại sao họ tu hành đều chứng đạo còn chúng ta cũng tu hành mà không chứng đạo?

Chỉ vì họ đã cố gắng giữ trọn vẹn hạnh sống MỘT MÌNH. Không giữ hạnh sống MỘT MÌNH thì dù có tu tập ngàn đời cũng không chứng đạo.

Ngay khi chúng ta sống MỘT MÌNH là sẽ thấy ngay sự giải thoát trước mắt, chớ không còn phải tu tập pháp môn nào nữa cả. Vì thân sống MỘT MÌNH nên không có ai quấy rầy làm phiền phức mình nữa. Còn tâm thì sao?

Khi thân sống MỘT MÌNH thì tâm cũng theo thân mà sống MỘT MÌNH, vì thế những loạn tưởng không còn dám bén mảng đến thân, vì đến thân thì thân chỉ chấp nhận sống MỘT MÌNH nên tâm không sai khiến thân được vì thế tâm phải theo thân mà sống im lặng không một niệm khởi. Vì vậy mới nói khi chúng ta sống MỘT MÌNH là sẽ thấy ngay sự giải thoát trước mắt, chớ không còn phải tu tập pháp môn nào nữa cả.

Bởi vậy một người biết tu tập đúng pháp của Phật thì chẳng có tu tập gì cả mà chỉ biết sống MỘT MÌNH là đủ để chứng đạo. Vì thế đạo Phật là một tôn giáo của con người giúp cho con người thoát mọi sự khổ đau. Muốn thoát ra mọi sự khổ đau của cuộc đời thì không gì bằng sống hạnh MỘT MÌNH.

Kính thưa quý vị! Quý vị thường nghe chúng tôi dạy: “TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ”, đó là một trạng thái thân tâm giải thoát hoàn toàn, nó thoát ra mọi sự khổ đau của cuộc đời. Đây là một sự thật, nếu quý vị đặt trọn lòng tin vào lời dạy này thì lúc nào quý vị cũng nỗ lực tu tập và giữ gìn TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ.

Tâm quý vị luôn luôn sống với nó thì dù cho có muôn ngàn vạn ác pháp cũng không tác động vào tâm quý vị được; dù có muôn ngàn vạn lòng tham muốn cũng không quyến rũ lôi cuốn tâm quý vị được.

Cho nên TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ là cứu cánh giải thoát của quý vị. Quý vị đừng xem thường mà hãy sống với tâm này thì sẽ thấy được sự giải thoát ở ngay tại trạng thái đó.

BÀI KỆ THỨ TƯ

“Do lòng từ thương mến,
Với bạn bè thân hữu,
Chuyện tu hành bỏ quên,
Tâm tư bị buộc ràng,
Do thấy sợ hãi này,
Trong giao du mật thiết,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Một người muốn sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì đừng bao giờ thân cận giao du mật thiết với bất cứ một người nào cả. Vì giao du mật thiết với người này, người kia thì tình thương mến dễ sinh mà tình thương mến là nguyên nhân làm cho tâm tư bị ràng buộc.

Tâm tư bị ràng buộc thì sự tu hành khó tiến tới giải thoát. Tâm tư bị ràng buộc thì sinh ra muôn sự khổ đau. Vì thế chúng ta không nên giao du mật thiết với bất cứ một người nào cả, mà không giao du mật thiết với bất cứ một người nào cả thì chúng ta là người sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Cho nên chúng ta thường nghe đức Phật dạy: Hãy sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Lời dạy này đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đó là vì đức Phật thương chúng ta như con một.

Giao du mật thiết làm cho tâm tư bị ràng buộc, do vậy chúng ta là người tu hành tìm cầu sự giải thoát thì nên tránh xa sự giao du mật thiết với mọi người, ngay cả những người thân của mình như cha mẹ và vợ con cũng không khởi tâm niệm hay giao du với những người thân này.

Tuy ở trong thất sống MỘT MÌNH mà cứ để tâm tư khởi lên những niệm thương yêu thì được xem là mình đã phá hạnh sống MỘT MÌNH và như vậy mình không thể nào làm con TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Không làm con TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì cuộc đời tu hành của chúng ta như mây khói, rất uổng phí cho một đời tu hành mà chẳng ra gì.

Gần như bài kệ nào trong bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG, cũng nhắc chúng ta xả bỏ lòng thương yêu tầm thường. Có lẽ lòng yêu thương tầm thường, ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi rất khó buông xả nên đức Phật thường nhắc nhở chúng ta hãy TỪ BỎ LÒNG YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ, vì chính LÒNG YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ mà chúng ta không thể sống MỘT MÌNH.

Ai muốn tu theo đạo Phật thì phải biết hạnh sống MỘT MÌNH rất quan trọng trong việc tu hành giải thoát.

BÀI KỆ THỨ NĂM

“Ai nhớ nghĩ chờ mong,
Đối với con và vợ,
Người ấy bị buộc ràng,
Như cành tre rậm rạp.
Còn các ngọn tre cao,
Nào có gì buộc ràng,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Nếu một người quyết tâm về TU VIỆN CHƠN NHƯ tu tập để làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì phải sống MỘT MÌNH trọn vẹn, còn không sống MỘT MÌNH trọn vẹn thì xin quý vị vui lòng rời khỏi TU VIỆN CHƠN NHƯ, đừng để chúng tôi mời ra khỏi TU VIỆN thì xấu hổ với tất cả mọi người đang tu tập ở đây.

Tu tập để làm chủ sự sống chết mà không chấp nhận sống MỘT MÌNH thì sự tu tập chỉ hoài công vô ích mà thôi.

Nhưng sống MỘT MÌNH phải sống cho đúng phương pháp. Cho nên bốn mươi hai bài kệ SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG, mỗi bài kệ đức Phật đều dạy từng chi tiết bên trong tâm niệm của mọi người và cũng như bên ngoài các pháp thường xảy ra từng giây, từng phút có thể làm cho chúng ta mất hạnh sống MỘT MÌNH. Nếu không có bốn mươi hai bài kệ sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG của đức Phật thì mọi người về đây tu tập sẽ bảo rằng TU VIỆN CHƠN NHƯ chỉ đặt ra làm khó khăn trong việc tu hành của họ. Họ không tin hạnh sống MỘT MÌNH là của Phật.

Một bằng chứng rõ ràng gần 40 năm hướng dẫn quý vị tu hành, chỉ có sống MỘT MÌNH mà chẳng có ai làm được, như vậy quý vị có tin TU VIỆN hay không?

Hạnh sống MỘT MÌNH đâu phải khó khăn, không làm được, nhưng vì không đủ lòng tin nên mọi người tự động phá hạnh sống MỘT MÌNH.

Hôm nay có đủ nhân duyên chúng tôi mới đem bốn mươi hai bài kệ sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG của đức Phật ra giảng dạy để quý vị thấy sống MỘT MÌNH là một pháp môn rất quan trọng của Phật giáo, nó không phải là một pháp môn mà TU VIỆN CHƠN NHƯ tự đặt ra.

Tuy ở trong thất sống MỘT MÌNH nhưng những tâm niệm nhớ nghĩ đến vợ con và những người thân thì đó là tự mình phá hạnh sống MỘT MÌNH. Như đã nói ở trên phá hạnh sống MỘT MÌNH thì dù quý vị có tu ngàn đời muôn kiếp cũng không giải thoát.

Ngay khi sống MỘT MÌNH trong thất mà khởi niệm nhớ nghĩ, chờ mong vợ và con thì quý vị đã phá hạnh sống MỘT MÌNH rồi như trong bài kệ này dạy. Cho nên trước khi muốn tu tập sống MỘT MÌNH thì phải nghiên cứu cho kỹ bốn mươi hai hạnh sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Khi ở trong thất MỘT MÌNH mà còn tâm niệm này, tâm niệm khác lăng xăng thì quý vị làm sao sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG được. Người tu hành theo Phật giáo mà sống như vậy thì tu hành uổng công sức. Tu hành muốn có kết quả giải thoát thì phải sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Những người nào sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG là những người tu hành CHỨNG ĐẠO. Cho nên chứng đạo của Phật giáo đâu cần gì phải tu tập nhiều mà chỉ cần sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU.

Vì thế đạo Phật tu hành không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có tu tập nhiều, chỉ biết sống bằng TRI KIẾN NHÂN QUẢ đối với các pháp thì đã trở thành CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Những người nào ở trong thất mà không biết sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG mà cứ lo ngồi thiền ức chế tâm cho hết vọng tưởng thì chẳng bao giờ tìm thấy sự giải thoát.

Muốn giải thoát như đức Phật thì phải sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Cho nên đạo Phật tu mà không tu là ở chỗ này. Đạo Phật chỉ ngồi chơi MỘT MÌNH từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác, nhưng lúc nào cũng làm chủ thân tâm mình, thân tâm mình không sai bảo mình được, đó là mình đã tu chứng đạo.

Cho nên ngồi chơi nhưng lúc nào cũng sáng suốt thấy từng tâm niệm khởi của mình. Những niệm ác, niệm dục đến hay đi tâm vẫn thản nhiên, không bị động hay bị lôi cuốn. Người tu hành theo Phật giáo mà giữ gìn tâm được như vậy thì đó là TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ. TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ là chân lý giải thoát của Phật giáo. Vậy quý vị tu theo Phật giáo đâu phải tu tập khó khăn gì, chỉ biết sống ngay với tâm này là chứng đạo.

Chứng đạo của Phật giáo rất đơn giản như vậy, thế mà mọi người cứ nghĩ rằng chứng đạo của Phật là cao siêu, vi diệu, thần thông, biến hóa, tàng hình hay kêu mây, gọi gió, làm mưa, làm bão, có khi làm cho trời sập, đất sụp v.v..

Đó là sự tưởng tượng của quý vị, tu hành theo Phật giáo mà có thần thông như vậy thì có ích gì cho bản thân.

Vì thế quý vị phải hiểu người tu theo Phật giáo là làm chủ thân tâm này, ví như có người chửi mắng, nói xấu hay nói oan ức một điều gì thì tâm vẫn thản nhiên không buồn phiền, không giận hờn, oán ghét, thù hận v.v.. Cũng như khi thân bệnh tật đau nhức khổ sở mà tâm vẫn thản nhiên không lo lắng, không sợ đau nhức gì cả. Trước mọi cảnh lúc nào tâm cũng BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN VUI VÀ VÔ SỰ không hề biết sợ hãi, lo lắng; không hề nghĩ thân bệnh đau là quan trọng, là sẽ chết mất v.v..

Điều quan trọng của người tu theo Phật giáo chỉ là TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, nếu để mất TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC thì được xem là người chiến bại trong MẶT TRẬN SINH TỬ LUÂN HỒI, còn ngược lại giữ gìn TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC không mất thì đó là người dũng sĩ chiến thắng GIẶC SINH TỬ, LUÂN HỒI.

BÀI KỆ THỨ SÁU

“Như nai trong núi rừng,
Không gì bị trói buộc,
Muốn đi đâu nó đi
Để tìm kiếm thức ăn.
Như các bậc hiền trí,
Thấy tự do giải thoát,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Không thương cũng không ghét, không nhớ cũng không nghĩ cho đến bất cứ một người nào, dù người đó là cha mẹ, vợ chồng, con cái hay là những bạn bè thân bằng quyến thuộc của họ, họ cũng không nhớ nghĩ. Sống được như vậy như con nai chúa trong rừng không gì trói buộc, tự do đi dọc đi ngang, muốn ăn gì thì ăn.

Người mà sống được như vậy thì đó là những bậc hiền trí, họ đã thấy được tâm của họ BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ. Họ là những người tìm được sự giải thoát, luôn luôn sống tự do, muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi không còn ai ngăn cản được họ.

Khi tâm BẤT ĐỘNG hoàn toàn thì chúng ta như con TÊ NGƯU MỘT SỪNG, lúc bấy giờ muốn điều chi thì thân tâm chúng ta đều làm theo như ý muốn.

Cho nên trong bài kệ dạy: “Không gì bị trói buộc, muốn đi đâu nó đi”. Khi đó chúng ta muốn bay lên trời thì thân tâm chúng ta liền bay lên trời dễ dàng như chim, còn muốn chui xuống đất thì chui dễ dàng như loài côn trùng. Bài kệ thứ sáu đức Phật đã xác định điều này quá rõ ràng:

“Như nai trong núi rừng,

Không gì bị trói buộc,

Muốn đi đâu nó đi

Để tìm kiếm thức ăn.

Như các bậc hiền trí,

Thấy tự do giải thoát”

Người tu hành theo Phật giáo chỉ cần sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Bao nhiêu năm tháng đã qua TU VIỆN CHƠN NHƯ cố tìm cho ra một người sống MỘT MÌNH, nhưng mãi cho đến giờ này cũng chưa tìm thấy bậc LONG TƯỢNG sống MỘT MÌNH, vì chưa có một người nào quyết tâm sống MỘT MÌNH như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!

Chớ giữ làm chi có ích gì,

Thở ra chẳng lại còn chi nữa,

Vạn pháp vô thường buông xuống đi!

Chỉ có buông xuống sạch các pháp là chúng ta sống MỘT MÌNH rất dễ dàng, cho nên sống MỘT MÌNH không được chỉ vì chưa buông xả hết.

Đời có cái gì vĩnh viễn đâu, nay còn mai mất như bóng ngựa lướt qua cửa sổ, vậy mà ai ai cũng ôm chặt không muốn bỏ, ngay cả cha mẹ, vợ con đều là nhân quả vay nợ đời trước với nhau nên đời này mới sinh ra để gặp nhau trả quả.

Thế mà mọi người không biết nên mới khổ đau vì thương, vì ghét, vì khi có người mất mát trong gia đình.

Trong mỗi gia đình không có gia đình nào là không đau khổ vì sự sinh ly tử biệt.

BÀI KỆ THỨ BẢY

“Giữa bạn bè thân hữu,
Thường gọi lên gọi xuống,
Tại chỗ ở trú xứ,
Hay trên đường bộ hành.
Muốn tự do giải thoát,
Không còn gì tham luyến,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Muốn sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì phải tránh xa tất cả những bạn bè thân hữu, những bà con xa gần. Vì có như vậy thì mới sống MỘT MÌNH được. Cho nên ngay từ lúc ban đầu người nào muốn sống MỘT MÌNH thì không nên kết bè, kết bạn với bất cứ một người nào cả.

Người nào sống được như vậy thì tâm tham luyến, không thương mến sẽ chấm dứt không còn nữa. Khi tâm thương mến tham luyến chấm dứt thì người đó mới sống trở thành CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Bài kệ thứ bảy đức Phật nhắc nhở chúng ta nên tránh xa bạn bè thân hữu thì tu hành mới đạt được sự giải thoát hoàn toàn. Còn kết bè, kết bạn thì sự tu hành chỉ hoài công vô ích.

Cho nên hạnh sống MỘT MÌNH rất quan trọng cho đường tu tập, vậy xin quý vị lưu ý và hiểu cho chớ TU VIỆN CHƠN NHƯ không có ý làm khó quý vị mà chỉ muốn cho quý vị tu hành được giải thoát làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Vì thế mới bắt buộc quý vị nên sống MỘT MÌNH. Quý vị có biết không?

Đi tu là đi tìm cầu sự giải thoát làm chủ sự sống chết mà còn kết bè, kết bạn tạo thêm lòng thương yêu, luyến ái thì cuộc đời tu hành chỉ uổng công mà thôi.

Đã đi tu theo Phật giáo mà không sống MỘT MÌNH thì chúng ta biết ngay người đó tu hành chẳng bao giờ được giải thoát. Những người không sống MỘT MÌNH là những người thiếu ý chí, thiếu nghị lực v.v.. Họ là con sâu làm rầu nồi canh, làm mang tiếng chung cho các tu sĩ Phật giáo.

Người thế gian thấy họ vào TU VIỆN tu tập mà không sống MỘT MÌNH chỉ thích đi nói chuyện với người khác là người ta đã đánh giá họ là những kẻ còn ham vui, yếu hèn, bạc nhược, thiếu ý chí, không dũng cảm, thiếu nghị lực, không gan dạ nên không dám sống MỘT MÌNH. Họ là những người tu cơm ăn, tu áo mặc thường lường gạt phật tử để ngồi trong mát ăn bát vàng. Những người tu hành theo Phật giáo như vậy thật đáng nguyền rủa, đáng khinh bỉ, đáng chê cười v.v..

Cho nên đi tu thì phải thật là tu, chớ không phải tu giả vờ, tu cho có hình thức để che đậy sự dối trá. Mà tu thật thì có giải thoát ngay liền. Bởi vì ai cũng có TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ. Vậy mà họ không sống với tâm này mà chỉ sống với TÂM THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI để rồi phải chịu khổ đau muôn ngàn trăm kiếp, từ kiếp này làm người đến kiếp khác làm loài vật, cứ như thế mà tiếp diễn mãi trên sân khấu thế gian này.

Vì thế người tu thật sự là người sống MỘT MÌNH, họ không bao giờ thích đi nói chuyện với những người khác; họ không bao giờ làm chung với những người khác thường sống MỘT MÌNH, làm MỘT MÌNH. Cho nên bốn mươi hai bài kệ sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đã xác định điều này rất rõ ràng là để nhắc nhở những tu sĩ đang tu tập tại TU VIỆN CHƠN NHƯ.

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại quý vị, nếu muốn vào TU VIỆN CHƠN NHƯ tu hành thì phải quyết tâm sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG, chừng ấy TU VIỆN mới chấp nhận. Còn quý vị thích nói chuyện, ham vui thì xin quý vị hãy trở về trụ xứ của mình chớ đừng ở đây mà phá hạnh sống MỘT MÌNH thì không xứng đáng là người tu sĩ Phật giáo. Quý vị có biết không?

Nếu quý vị không sống MỘT MÌNH được mà đến TU VIỆN thì quý vị đã phá TU VIỆN CHƠN NHƯ và như vậy trên thế gian này sẽ không còn nơi nào tu hành giải thoát như TU VIỆN CHƠN NHƯ. Vì TU VIỆN CHƠN NHƯ có đường lối tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi một cách cụ thể hẳn hoi.

Tu tập thì phải tu tập cho đúng hạnh của người tu, còn không tu thì ở ngoài đời làm gì cũng được. Nhưng quý vị nên nhớ ở ngoài đời còn có pháp luật của nhà nước, nếu quý vị vi phạm pháp luật của nhà nước thì luật pháp của nhà nước sẽ bỏ tù quý vị.

Đất nước nào cũng vậy nói tự do là tự do trong pháp luật, chớ không phải tự do ngoài pháp luật rồi muốn làm gì thì làm thì đất nước đó sẽ rối loạn không còn an ninh trật tự nữa. Vì thế pháp luật của nhà nước rất cần cho sự sống của toàn dân trong nước đó.

Cho nên quý vị khi bước chân vào TU VIỆN CHƠN NHƯ thì phải theo NỘI QUI của TU VIỆN chớ không phải vào TU VIỆN rồi muốn tu kiểu nào theo ý muốn của mình thì tu.

TU VIỆN có kỷ luật bắt buộc mỗi người muốn vào TU VIỆN đều phải sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG, nếu sống không nổi thì hãy về đi đừng đến TU VIỆN làm động mọi người rất tội nghiệp, mình tu không được thì nên để cho người khác tu tập. Do ý thức được việc làm của TU VIỆN mà quý vị sống MỘT MÌNH thì TU VIỆN xin thành thật cảm ơn quý vị nhiều và ước mong sao tất cả những ai về TU VIỆN đều tu tập sống MỘT MÌNH cho đến khi chứng đạo mới thôi.

Hãy cố gắng lên để sống MỘT MÌNH quý vị ạ!

Con đường giải thoát của Phật giáo rất thực tế và cụ thể. Ai tu tập cũng đều chứng đạo cả nhưng chỉ có sống MỘT MÌNH mà thôi.

BÀI KỆ THỨ TÁM

“Giữa bạn bè thân hữu
Ưa thích, vui cười đùa,
Đối với con, với cháu,
Ái luyến thật buồn thay!
Phải nhàm chán hệ lụy,
Với những ai thân ái,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Nếu quý vị quyết chí tu hành để cầu giải thoát mà tâm còn luyến ái với con, với cháu, với bạn bè thân hữu thì hãy từ bỏ và tránh xa, luôn luôn cố gắng sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì chỉ có một thời gian ngắn mà thôi thì quý vị sẽ tìm thấy được sự giải thoát ngay liền.

Còn tất cả những sự ưa thích vui đùa với cha mẹ, con cái, bạn bè thân hữu toàn là những hệ lụy khổ đau không bao giờ tìm thấy chân hạnh phúc an vui ở đó. Cho nên quý vị cần phải SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG mà bài kệ thứ tám đã khéo nhắc nhở quý vị.

Cuộc đời là một chuỗi thời gian dài đau khổ không bao giờ có những phút giây an vui và yên ổn chân thật. Bởi vậy chỉ có SỐNG NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì mới thoát ra mọi sự khổ đau của cuộc đời.

Đọc bốn mươi hai bài kệ SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU SỐNG MỘT MÌNH, đến những câu kết luận của bốn mươi hai bài kệ này đều nhắc chúng ta nên sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG: “HÃY SỐNG RIÊNG MỘT MÌNH, NHƯ TÊ NGƯU MỘT SỪNG”.

Tu theo đạo Phật mà không sống riêng MỘT MÌNH thì chẳng bao giờ có giải thoát. Nhưng chúng ta phải biết sống riêng MỘT MÌNH như thế nào đúng và như thế nào sai?

Tuy sống riêng MỘT MÌNH nhưng tâm trí còn nhớ đến con cái gia đình, còn nhớ đến bạn bè thân hữu, còn nhớ đến tất cả danh lợi thế gian thì đó là sống MỘT MÌNH chưa đúng pháp sống MỘT MÌNH. Sống MỘT MÌNH chưa đúng pháp thì không bao giờ tìm thấy sự giải thoát. Và như vậy là sống riêng MỘT MÌNH mà chưa riêng MỘT MÌNH.

Bởi vậy, mỗi bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG là xác định từng tâm niệm phá hạnh sống MỘT MÌNH của người tu sĩ Phật giáo. Bởi vậy có chứng được đạo giải thoát được hay không chứng là còn tùy thuộc vào tâm niệm sống MỘT MÌNH của quý vị. Sống MỘT MÌNH trong thất mà tâm luôn luôn khởi niệm sống theo người thế gian thì dù có ở riêng trong thất MỘT MÌNH cũng chẳng bao giờ chứng đạo.

Người thế gian không thể sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG, vì cuộc sống của người thế gian là cuộc sống của những tâm niệm ồn náo, cho nên họ không thể nào sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG, chỉ có những người xuất thế gian mới hy vọng sống MỘT MÌNH.

Tuy rằng người đó đang sống trong thế gian cùng với mọi người, nhưng tâm niệm không lăng xăng nghĩ ngợi một điều gì khác, lúc nào cũng cảm nhận thấy tâm mình BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ thì đó là những người sống MỘT MÌNH. Và như vậy người ấy đang sống trong thế gian mà đã ra khỏi thế gian.

Xem thế chúng ta mới thấy đạo Phật tu CHỨNG ĐẠO đâu có khó khăn, đâu có mệt nhọc mà chỉ cần biết sống với tâm niệm MỘT MÌNH là xuất thế gian, là người tu CHỨNG ĐẠO.

Bài kệ này khuyên chúng ta đừng nên luyến ái với bất cứ một người nào cả, bởi tâm luyến ái sẽ làm cho chúng ta hệ lụy. Do tâm hệ lụy làm cho chúng ta không thể sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG mà không sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì cuộc đời tu hành của chúng ta chỉ mang danh từ TU SĨ PHẬT GIÁO chớ chẳng nếm được mùi vị giải thoát của Phật giáo chút nào cả.

BÀI KỆ THỨ CHÍN

“Khắp cả bốn phương trời,
Không sân hận với ai,
Tự mình biết vừa đủ,
Chẳng ham muốn vật gì
(Với vật này vật khác)
Vững chịu các hiểm nguy,
Không run sợ dao động,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Bài kệ thứ chín dạy rất rõ, khi chúng ta sống chung với tất cả mọi người, nhưng không ai làm cho chúng ta giận hờn, buồn phiền, luôn luôn tâm biết đủ, không ham thích một vật gì trong thế gian này nữa, nhất là đứng trước những sự nguy hiểm như tai nạn, như bệnh tật nan y, những cơn đau như sắp chết chúng ta vẫn thản nhiên tâm không giao động, run sợ chút nào cả.

Người nào sống được như vậy mới xứng đáng là đệ tử của đức Phật, mới xứng đáng làm CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Có sống được như vậy mới thấy sự chứng đạo của Phật giáo là sự thật, là không dối người. Cho nên người nào tin thì hãy sống đúng như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì sẽ chấm dứt sinh tử luân hồi và cuộc đời này không còn bị khổ đau nữa.

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại muốn xứng đáng làm đệ tử của đức Phật thì phải sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Bởi vậy, chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì tâm không còn sân hận, không sợ hãi trước mọi cảnh hiểm nguy, trước mọi ác pháp.

Đây là dạy về tâm của người tu sĩ, nếu tâm niệm của người tu sĩ còn sân giận, khi nghe người ta nói trái ý nghịch lòng, hoặc nói vu oan cho mình những điều mà mình không làm, nhưng lúc bấy giờ tâm vẫn thản nhiên không khởi niệm biện minh lý luận sai đúng cho mình mà luôn luôn tươi cười tha thứ thì đó là người sống ĐỘC CƯ NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Đứng trước cảnh nguy hiểm có thể nguy hại đến tính mạng của mình như súng hay dao kề cổ nhưng tâm vẫn thanh thản, an nhiên không hề lộ vẻ sợ hãi chút nào cả về cái chết trước mắt. Đó là người sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Mỗi bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG là đã xác định được tâm niệm của những người tu hành theo Phật giáo, cho nên người nào sống như con TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì tâm họ luôn luôn BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ. Có sống được như vậy tâm mới không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Và tâm không còn tham, sân si mạn, nghi nữa thì mới thấy sự giải thoát chân thật của Phật giáo là chấm dứt khổ đau.

Đúng vậy! Muốn sống NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì phải sống không có tâm niệm giận hờn, thương ghét, sợ hãi v.v.. Còn có tâm niệm giận hờn, thương ghét và sợ hãi thì không thể nào sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Bài kệ này đã dạy rất rõ chúng ta không còn nghi nan gì nữa.

Nếu một người sống không giận hờn, không thương ghét, không sợ hãi là người đã giải thoát, là người đã ra khỏi thế gian. Nhưng khi tâm còn sân hận, giận hờn, thương ghét, sợ hãi, lo lắng, ưu phiền là chưa ra khỏi thế gian. Phật pháp dạy rất rõ ràng và cụ thể, chỉ có những người không muốn bỏ sân hận, giận hờn, thương ghét, sợ hãi, lo lắng, ưu phiền v.v.. đó là vì sợ bỏ đời đau khổ quá uổng.

Người tu sĩ Phật giáo thời nay chỉ có đầu cạo trọc, mặc áo cà sa, tụng niệm ê, a làm nghề mê tín lường gạt thiên hạ để kiếm tiền sống qua ngày như người thế gian. Cho nên tâm niệm của họ không khác gì tâm niệm người thế gian. Vì thế con đường giải thoát của Phật giáo đối với những người này thì còn xa vô cùng tận.

Cuộc đời tu hành của họ chỉ là hình thức bên ngoài, họ không thể nào sống NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG được.

BÀI KỆ THỨ MƯỜI

“Người xuất gia, tu hành
Chung sống thật khó khăn,
Cũng như các gia chủ,
Cùng sống chung gia đình
Hãy sống vô tư lự
Giữa con cháu người dưng
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Đây là bước đầu mới tu tập mà muốn sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì không nên tránh né mọi người vào rừng sâu, núi cao mà nên sống trong gia đình cùng với mọi người, nhưng không thương, không ghét ai cả; không giận hờn, buồn phiền ai cả; không lo lắng sợ hãi một điều gì cả, dù họ có nói gì hay làm gì nhưng chúng ta cứ cố gắng sống với TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ thì không một ác pháp nào hay một chướng ngại nào làm cho tâm chúng ta dao động được. Đó là quý vị đã sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG mà bài kệ thứ mười đã dạy:

“Hãy sống vô tư lự

Giữa con cháu người dưng”

Bởi vậy SỐNG NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG là một sự sống ra khỏi cuộc đời đầy đau khổ, nhưng vẫn sống giữa mọi người mà không thân thuộc giao thiệp với bất cứ một người nào cả. Vì thế mới gọi là sống MỘT MÌNH.

Chúng ta đừng hiểu sai SỐNG MỘT MÌNH là phải ra khỏi cuộc đời đầy đau khổ này bằng cách trốn vào rừng sâu, núi cao. SỐNG MỘT MÌNH giữa bao nhiêu đau khổ mà mình vẫn thản nhiên không đau khổ ấy là SỐNG MỘT MÌNH.

Bởi vậy sống cùng với mọi người mà sống MỘT MÌNH, đó mới là SỐNG MỘT MÌNH đúng pháp của Phật dạy. Vì có SỐNG MỘT MÌNH như vậy thì mới cảm nhận được con đường giải thoát của Phật giáo là chân thật.

Đời người sinh ra là chịu biết bao nhiêu sự khổ đau, vì thế mọi người ai cũng muốn mình được an vui và hạnh phúc, nhưng sự an vui và hạnh phúc chỉ là giấc mơ. Có phải như vậy không quý vị?

Sự thật cuộc đời là một trường đau khổ, nếu chúng ta không vượt ra khỏi trường đau khổ này thì chẳng bao giờ thoát khổ.

Bởi vậy có biết bao tôn giáo ra đời cùng với mục đích giúp con người thoát khổ, nhưng có mấy ai theo tôn giáo mà thoát khổ bao giờ chưa?

Cho nên các tôn giáo cũng chỉ xây dựng một thế giới ảo tưởng (Cõi Trời, Chúa cứu khổ và chết thì về với Chúa Trời, cõi Cực Lạc thì có Bồ Tát Quan Âm cứu khổ và chết thì về với Phật A Di Đà).

Giấc mơ thoát khổ của các tôn giáo đã kéo dài hằng bao nhiêu thế kỷ đã qua, nhưng con người khổ vẫn hoàn khổ. Không có một ông Ngọc Hoàng Thượng Đế, không có một ông Chúa Trời, cũng không có một ông Thánh, hay một ông Tiên, hoặc một ông Phật, một bà Phật Mẫu, một bà Phật Mẹ hay bất cứ một Đấng Cứu Thế nào giúp con người thoát khổ. Vì thế con người khổ rồi cứ khổ. Theo luật nhân quả khổ này không ai mang đến cho con người mà cũng không ai cứu con người thoát khổ. Chính con người tự tạo ra khổ rồi chính con người chịu lấy mọi sự khổ đau và cũng chính con người cứu khổ mình.

Vì thế con người muốn thoát khổ thì con người phải sống theo nhân quả thiện. Sống theo nhân quả thiện là không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Đó là hành động tự cứu mình ra khỏi mọi sự khổ đau, chớ không có một vị Phật, một vị Trời, một vị Tiên, một vị Thánh hay một đức Chúa hoặc một Phật Mẫu nào cứu con người cả.

Vậy muốn thoát khổ đau con người phải tự cứu mình bằng cách nào?

Nếu muốn cứu mình thoát khổ thì hãy sống MỘT MÌNH dù ở trong gia đình nào là cha mẹ, con cái; nào là bạn bè thân thuộc đều không thương, không ghét, không giận hờn hay thù oán, không giao thiệp chuyện trò v.v.. Sống giữa những người thân xem như những người xa lạ, có sống được như vậy mới được gọi là sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Cho nên chúng ta sống giữa những người thân mà không để ái kiết sử thương yêu lo lắng hay giúp đỡ điều này điều khác cho những người thân của mình thì đó mới là SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Bài kệ thứ mười đã khẳng định rõ ràng:

“Cùng sống chung gia đình

Hãy sống vô tư lự

Giữa con cháu người dưng”

Có sống chung trong gia đình mà xem như người dưng nước lã thì đó là sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì mới chứng đạo, mới tìm ra được sự giải thoát hoàn toàn. Cho nên muốn giải thoát thì phải sống khác hơn người thế gian tức là SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Còn sống như người thế gian thì không bao giờ tìm thấy sự chứng đạo giải thoát.

Bởi vậy đạo Phật chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì thấy ngay sự giải thoát, chớ không có tu tập pháp môn nào khác cả. Vì SỐNG MỘT MÌNH thì tất cả pháp môn của Phật đều ở trong hạnh SỐNG MỘT MÌNH. Quý vị nên nhớ lời dạy này.

BÀI KỆ THỨ MƯỜI MỘT

“Từ bỏ để một bên,
Mọi hiện tượng gia đình,
Như loại cây san hô,
Tước bỏ mọi lá cây
Bậc tu hành cắt đứt,
Mọi trói buộc gia đình,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Nếu một người tu theo Phật giáo thì nên cắt đứt mọi trói buộc của gia đình mới mong tìm thấy được giải thoát. Cho nên người nào theo Phật giáo tu tập thì nên cắt ái ly gia. Vì thế người tu sĩ Phật giáo đều phải cắt ái lìa gia đình. Bởi vậy bài kệ thứ mười một dạy:

“Từ bỏ để một bên,

Mọi hiện tượng gia đình”

Bỏ hết tình ái gia đình thì mới làm CON TÊ NGƯU SỐNG MỘT MÌNH. Bởi tình ái đối với tất cả những người thân thuộc trong gia đình là những điều đau khổ mà con người ngàn đời, muôn kiếp phải gánh chịu. Buông bỏ hết những sợi dây tình ái cũng giống như cây san hô tước bỏ hết những chiếc lá và sống trơ trụi MỘT MÌNH. Có làm được như vậy mới tìm thấy được sự giải thoát bằng không thì sự tu tập cũng chỉ hoài công vô ích.

Làm được như CON TÊ NGƯU SỐNG MỘT MÌNH là một điều khó trên cuộc đời này, vì vậy mà người tu theo Phật giáo thì đông vô số kể, mà những người làm được như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì quá ít.

Phật pháp tu hành không khó mà khó là vì mọi người còn tiếc các pháp thế gian nên chưa muốn bỏ.

Pháp thế gian là pháp đau khổ, ai ai cũng biết vậy, nhưng bỏ nó thì ai cũng tiếc, do còn tiếc nên không muốn bỏ, vì sợ bỏ không còn đau khổ nữa là uổng. Do tâm niệm này mà người tu tập theo Phật giáo chứng đạo thì chẳng có mấy người.

BÀI KỆ THỨ MƯỜI HAI

“Nếu tìm được bạn lành,
Thận trọng và sáng suốt,
Bạn đồng hành chung sống,
Bạn thiện trú hiền trí,
Chẳng ai nói với ai
Cùng nhau đồng nhiếp phục,
Tất cả mọi hiểm nạn
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Những người bạn đồng tu là những người bạn không giao tiếp nói chuyện với nhau, họ chuyên sống MỘT MÌNH trong thất với TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ. Đó là những người bạn lành, những người bạn tốt. Còn ngược lại những người bạn nào chuyên phá hạnh sống MỘT MÌNH đi nói chuyện với người này, người khác là những người bạn ác. Những người ấy chúng ta không nên kết bạn với họ, vì họ sẽ phá hạnh sống MỘT MÌNH của chúng ta, họ làm cho chúng ta tu hành sống MỘT MÌNH không được.

Sống MỘT MÌNH không được thì làm sao giải thoát được, vì thế nên tránh xa những người này, họ là những người ác tri thức. Chúng ta nên đề phòng những người phá hạnh sống MỘT MÌNH, họ không tu hành gì được.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứng đạo là nhờ sống MỘT MÌNH, vì thế bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG là do đức Phật thuyết giảng dạy chúng ta tu hành phải sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. MỘT SỪNG tức là chẳng ai nói với ai một lời nào cả thì đó là lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vậy quý vị muốn biết rõ những lời dạy này thì chúng ta nên đọc bài kệ thứ mười hai CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì sẽ thấy biết lời dạy này rất rõ ràng.

Trên đường tu hành muốn sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì phải chọn những người bạn đồng tu đã đúng, họ cũng muốn sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì sự tu hành sẽ sách tấn với nhau, còn nếu chọn bạn đồng tu là những người thích đi nói chuyện, phá hạnh sống MỘT MÌNH thì đó là những người bạn không xứng đáng cùng bước đi trên đường tu tập giải thoát của Phật giáo, chúng ta nên tránh xa.

Trong bài kệ có hai câu đáng lưu ý và rất tuyệt vời cho bước đường tu tập đến thành chánh giác:

“Bạn thiện trú hiền trí,

Chẳng ai nói với ai”

Người bạn cùng sống chung mà sống MỘT MÌNH là người bạn hiền trí. Còn những người bạn giao thiệp nói chuyện là những người bạn không hiền trí, là ác hữu tri thức, họ không phải là những bậc long tượng trong Phật giáo.

Người thích giao thiệp nói chuyện là những người phàm phu tục tử chớ không phải bậc tu hành tìm cầu sự giải thoát. Quý vị nên nhớ điều này!

Khi chúng ta đến TU VIỆN CHƠN NHƯ tu tập nên xét qua hạnh sống MỘT MÌNH thì biết ngay là những người tu hành chân chánh hay là những người tu hành giả dối, chỉ đi tìm nơi an dưỡng để nghỉ ngơi, để mưu cầu mạng sống bằng cách ngồi trong mát ăn bát vàng. Cho nên những người tu thật hay tu giả chỉ cần nhìn vào hạnh sống MỘT MÌNH là biết ngay.

Bốn mươi hai bài kệ sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đã xác nhận điều này, nhờ đó chúng ta tu tập đúng hay tu tập sai Phật pháp đều ở nơi hạnh của CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Cho nên tu theo đạo Phật mà tu tập sai hay tu tập đúng đều không che dấu ai được, nó thể hiện ra lối sống rất rõ ràng.

Đạo Phật không có giấu giếm một bí quyết nào cả, dạy thẳng giúp người tu hành ngay liền thấy sự giải thoát chớ không có chờ đợi. Bởi vậy, người nào thường sống với TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ, là những người sống NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG, là những người đã chứng đạo.

Chứng đạo của Phật giáo không có khó khăn, không có tu tập mệt nhọc như những pháp môn của ngoại đạo. Người có trí hiểu biết sáng suốt buổi sáng nghe Phật thuyết pháp thì buổi chiều đã chứng quả A LA HÁN ngay liền.

*****———–*****

–Hết phần I–

Tác giả: Trưởng lão Thích Thông Lạc
Trích sách: Sống một mình như con Tê Ngưu – Nhà xuất bản Tôn giáo

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường