Trang chủ Nguyên thủy Chơn Như Sống một mình như con Tê Ngưu (P.2)

Sống một mình như con Tê Ngưu (P.2)

Không sống một mình thì quý vị khó tìm ra chân lý và hưởng mùi vị giải thoát của Phật giáo. Bởi hạnh sống một mình rất quan trọng cho sự tu tập của quý vị biết dường nào trên bước đường tìm cầu giải thoát.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Sống một mình như con Tê Ngưu – Phần II

Không sống một mình thì quý vị khó tìm ra chân lý và hưởng mùi vị giải thoát của Phật giáo. Bởi hạnh sống một mình rất quan trọng cho sự tu tập của quý vị biết dường nào trên bước đường tìm cầu giải thoát.

Sống một mình như con Tê Ngưu - Phần II

BÀI KỆ THỨ MƯỜI BA

“Nếu không được bạn lành,
Thận trọng và sáng suốt
Cũng đừng sống với họ
Họ chẳng phải hiền trí
Hãy như vua từ bỏ
Đất nước bị bại vong,
Hãy sống như voi chúa
Một mình trong rừng sâu
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Trên cuộc đời tu hành nếu không gặp được bạn đồng tu giữ gìn hạnh sống MỘT MÌNH trọn vẹn thì chúng ta không nên tìm những người bạn đồng tu khác không giữ hạnh sống MỘT MÌNH như bài kệ thứ mười ba trên đây đã nhắc nhở:

“Nếu không được bạn lành,

Thận trọng và sáng suốt

Cũng đừng sống với họ

Họ chẳng phải hiền trí,

Hãy như vua từ bỏ

Đất nước bị bại vong”

Nếu không có bạn đồng tu sống MỘT MÌNH thì chúng ta hãy sống MỘT MÌNH như con voi chúa sống trong rừng sâu mà chẳng hề biết sợ ai cả. Muốn đi dọc đi ngang như thế nào tùy thích.

Mục đích tu hành của chúng ta là đi tìm đường thoát khổ đau. Nhưng con đường thoát mọi khổ đau thì chỉ có con đường của Phật giáo mà con đường của Phật giáo thì có 37 pháp môn tu tập. Vì thế người tu hành theo Phật giáo phải có một thời gian dài tu tập. Vì phải mất một thời gian dài như vậy nên đức Phật cố gắng đưa ra một pháp môn ngắn gọn dễ dàng tu tập và có kết quả ngay liền. Đó là TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ.

Với pháp môn này ai tu cũng được, già trẻ bé lớn hay những người đang gặp tai nạn tù tội hoặc bệnh tật nằm liệt giường, liệt chiếu cũng đều tu tập được cả.

Với pháp môn này không phân biệt tu sĩ hay cư sĩ ngoại đạo hay không ngoại đạo đều tu tập được cả. Người già yếu hay người trẻ trung; người bệnh tật hay người khỏe mạnh cũng đều tu tập được cả.

Với pháp môn này tu tập là có kết quả giải thoát ngay liền, chỉ những người có quyết tâm, có ý chí, có nghị lực siêng năng, tinh tấn tu tập thì sự giải thoát hiện tiền.

Muốn đạt được kết quả tốt đẹp này thì không gì hơn là phải sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Chỉ có sống MỘT MÌNH như vậy mà làm nên sự chứng đạo giải thoát.

BÀI KỆ THỨ MƯỜI BỐN

“Thật chúng ta tán thán,
Những bạn hữu chu toàn,
Bậc hơn ta, bằng ta,
Ta nên gần thân cận,
Nếu không gặp bạn này,
Thì ta phải cố gắng
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Trong cuộc đời tu hành của chúng ta nếu may mắn gặp được những bạn đồng tu hơn ta hoặc bằng ta thì chúng ta sẽ học hỏi nhiều điều hay ở họ, còn ngược lại kém hơn ta thì chẳng có ích lợi gì cho ta cả.

Bởi những bạn hơn ta, bằng ta đều là những bậc sống MỘT MÌNH, và chỉ cần học ở họ hạnh sống MỘT MÌNH cũng đủ cho chúng ta tìm thấy sự giải thoát. Còn nếu không gặp những người bạn này thì chúng ta nên tập sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Tại sao đạo Phật chủ trương người tu hành phải sống MỘT MÌNH?

Bằng chứng là bốn mươi hai bài kệ con TÊ NGƯU MỘT SỪNG đã nói lên được thánh hạnh này. Thánh hạnh giải thoát đó chỉ có sống MỘT MÌNH. Sống MỘT MÌNH mới thấy sự giải thoát của Phật giáo là chân thật. Còn chưa sống MỘT MÌNH mà nói ngồi thiền hai ba giờ, nhiếp tâm không vọng tưởng, đó là quý vị tu theo Phật giáo Trung Quốc pha màu vô vi của Lão Tử.

Người tu theo Phật giáo không diệt ý thức nên lúc nào cũng còn niệm khởi. Niệm có hai loại rõ ràng:

Niệm khởi chạy theo tâm dục.

Niệm khởi làm chủ tâm dục.

Ví dụ: Có một niệm khởi lên bảo rằng: Ta muốn ăn một cái bánh phi thời thì đồng thời lúc đó cũng có một niệm khác cũng khởi lên ngăn lại và bảo rằng: giờ này không được ăn phi thời, ăn như vậy là phạm giới về ăn uống; ăn như vậy không xứng đáng là người tu sĩ Phật giáo.

Cho một ví dụ khác nữa: Có một người nằm trên giường bệnh tâm khởi niệm lo lắng: Theo như lời bác sĩ nói căn bệnh ung thư của ta sẽ sống không còn bao lâu nữa, vậy ta hãy mua thịt cá ăn cho “đã” để có chết cũng không còn thèm nữa.

Trong khi đó lại có một niệm khác khởi lên bảo rằng: Sắp chết rồi ta phải ăn chay làm thiện để kiếp sau có sinh lên làm người cũng được mạnh khỏe, vì ăn thịt cá là huân thêm tội ác, do sát hại chúng sinh nên khó mà sinh làm người. Bởi vì luật nhân quả ai gieo nhân nào thì phải gặt quả nấy.

Ví như những người làm nghề chài lưới bắt cá tôm đem giết hại làm thực phẩm để nuôi thân mạng sống hằng ngày của mình, thì tội ác đó không thể lường được. Cho nên dân chài lưới thường chết sông, chết biển, chết vì bệnh tật nan y. Bởi vậy thế giới không giờ phút nào ngưng chiến tranh, không nước này đánh giết nhau thì nước khác. Đó là một bằng chứng mà không ai chối cãi được. Vì giết hại và ăn thịt chúng sinh nên thế giới làm sao có hòa bình.

Từ xưa đến nay người ta hiểu ăn chay là theo một tôn giáo nào đó để được thánh thần phò hộ tai qua nạn khỏi, chớ người ta đâu ngờ rằng ăn chay là nuôi lớn LÒNG YÊU THƯƠNG của chúng ta đối với sự sống của muôn loài. Vì chính LÒNG YÊU THƯƠNG mới đem lại sự an vui bình yên cho chúng ta chớ không có thần thánh nào giúp chúng ta tai qua nạn khỏi bệnh tật tiêu trừ.

Trên đời này nếu tìm được một người bạn lành có LÒNG YÊU THƯƠNG rộng lớn như vậy thì người bạn đó là tấm gương sáng để chúng ta soi. Vì chính người nào có LÒNG YÊU THƯƠNG rộng lớn thì người đó đều thích sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

BÀI KỆ THỨ MƯỜI LĂM

“Thấy đồ trang sức vàng,
Lấp lánh và sáng chói,
Được người thợ kim hoàn,
Khéo làm, khéo tay làm,
Đối với những vật này
Nguy hiểm tự hại thân
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Một người muốn tìm tu giải thoát thì vàng bạc của báu cần nên tránh xa, không cất giữ mà hãy buông xả hết. Bởi vì vàng bạc của báu đều là rắn độc.

Ngày xưa đức Phật và ông A Nan đi khất thực, khi đi ngang qua một lỗ trổ mà người nông dân dùng để khai nước. Dưới lỗ trổ ông A Nan nhìn thấy một hủ vàng và gọi đức Phật đến xem, khi đức Phật đến xem liền bảo với ông A Nan: “Đây là rắn độc chúng ta hãy mau mau rời khỏi nơi này”. Khi đức Phật và ông A Nan đã đi xa thì người nông dân ở gần đó nghe đức Phật nói với ông A Nan như vậy liền đến xem, khi thấy một hủ vàng to tướng người nông dân cả cười và nói: “Để ta mang con rắn độc này về nhà xem nó có cắn ai chết không?”.

Ông nông dân khệ nệ mang hủ vàng về nhà rồi đem bán lấy tiền xây cất nhà cửa khang trang. Thấy thế nhà vua cho người đến điều tra và cuối cùng nhà vua khép tội tử hình cả dòng họ vì tội ăn cắp vàng của nhà vua.

Ngày đem cả dòng họ ông nông dân ra xử tử hình thì người nông dân chỉ than thở một mình: “Đúng là đức Phật nói vàng là rắn độc, bây giờ nó cắn cả dòng họ của ta. Hiểu được thì quá muộn màng”.

Nếu một người muốn sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì không nên cất giữ vàng bạc của báu. Người nào còn cất giữ vàng bạc của báu thì chẳng bao giờ làm CON TÊ NGƯU SỐNG MỘT MÌNH.

BÀI KỆ THỨ MƯỜI SÁU

“Như vậy nếu ta cùng,
Với một người thứ hai,
Tranh luận cãi vã nhau,
Sân hận, gây hấn nhau,
Nhìn thấy trong tương lai,
Sợ hãi hiểm nguy này
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã nhận thấy mọi người không sống MỘT MÌNH nên thường hay có sự xung đột tranh cãi với nhau, sân hận rồi đánh nhau có khi giết nhau tạo ra những tội ác mà bản án tử hình không sao tránh khỏi.

Bởi sống MỘT MÌNH thì làm gì có sự tranh cãi hơn thua với nhau, vì thế sống MỘT MÌNH có lợi ích rất lớn là không làm ai buồn phiền và mọi người cũng không ai làm buồn phiền mình.

Sống MỘT MÌNH thật là an vui và hạnh phúc biết bao, vì chẳng có ai làm trái ý mình và mình cũng không làm trái ý người. Cho nên hạnh sống MỘT MÌNH thật là giải thoát. Bởi vậy đức Phật ví người sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Người nào tu hành theo Phật cố gắng sống NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì sự giải thoát ở ngay trước mặt.

Càng kết bè, kết bạn thì sự gây hấn không sao tránh khỏi, mà không tránh khỏi sự gây hấn thì sân hận ngày một tăng trưởng, vì thế cuộc đời tu hành chúng ta chẳng có ích lợi gì.

Vì thế, muốn được giải thoát an vui thì nên sống MỘT MÌNH. Bí quyết thành công trên đường tu tập theo Phật giáo không có gì đặc biệt mà chỉ có sống MỘT MÌNH.

Sống MỘT MÌNH đâu có khó khăn gì, chúng ta hãy sống thử từ một tuần lễ, một tháng đến ba tháng rồi một năm, năm năm, 10 năm và suốt cả đời thì quý vị sẽ thấy một sự sống tuyệt vời mà không có sự sống nào hơn được.

SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đó là lối sống của những bậc thánh nhân chớ phàm phu không thể sống MỘT MÌNH được.

Những người tu theo Phật giáo là những người vượt khỏi đời sống thế gian, vì thế nên họ SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

BÀI KỆ THỨ MƯỜI BẢY

“Các dục thật mỹ miều,
Ngọt thơm và đẹp ý,
Mọi hình sắc, phi sắc,
Làm mê loạn tâm tư,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng dưỡng
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Nếu chúng ta không sống MỘT MÌNH thì các món dục lạc sẽ lôi cuốn chúng ta vào sáu nẻo luân hồi mà không sao tránh được. Khi bị dục lạc lôi cuốn mà không xả được thì chúng ta sẽ bị trôi lăn trong đau khổ từ kiếp này sang kiếp khác không bao giờ thoát ra được. Quý vị có biết không?

Dục không hình dáng, khó thấy nhưng nó có một sức mạnh vô biên. Chính muôn loài trên hành tinh này đều bị nó lôi đi chẳng khác nào như bác nông dân lôi một con trâu to lớn khi bị xỏ mũi. Chúng ta cũng vậy đều bị dục xỏ mũi, nó muốn lôi chúng ta đi đâu thì lôi không bao giờ chúng ta chống lại sức mạnh của nó được.

Vì thế chỉ có những người quyết tâm sống MỘT MÌNH thì mới làm chủ được dục, mới sai khiến dục như thế nào thì dục làm theo như thế nấy. Do đó dục không còn lôi chúng ta được nữa. Và nhờ đó nó đành chịu thua vì không còn đủ sức níu kéo chúng ta được nữa.

Người nào sống được MỘT MÌNH không giao tiếp với ai là người làm chủ được thân tâm của mình, là người đã giải thoát hoàn toàn. Bởi vậy hạnh sống MỘT MÌNH nghe nói thì dễ, nhưng có sống rồi mới thấy khó vô cùng. Khó là do những người không có ý chí dũng mãnh; khó là do những người còn ham vui, thích nói chuyện, kết bè, kết bạn; khó là do những người xem thường hạnh sống MỘT MÌNH, họ nghĩ rằng tu hành nhiếp tâm không vọng tưởng, ngồi thiền bảy, tám giờ mà còn chưa giải thoát huống là sống MỘT MÌNH làm sao giải thoát cho được.

Ở bên Miến Điện, Thái Lan, Nhật Bản, Tây Tạng người ta tu tập ngồi thiền bảy, tám giờ không một niệm khởi mà còn chưa chứng đạo. Vậy mà ở đây thầy dạy chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG là chứng đạo, điều ấy làm sao chúng con tin được.

Nếu các con không tin thì hãy đọc bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG mà đức Phật đã dạy cách đây hơn mấy ngàn năm rồi các con có tin hay không tùy ý. Còn riêng thầy thì thầy tin ngay, vì muốn sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đâu phải dễ. Nếu thân tâm không thanh tịnh thì đừng mong sống như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Vậy thân tâm thanh tịnh như thế nào?

Thân tâm thanh tịnh là thân TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ, chỉ có giữ gìn được tâm này là sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

BÀI KỆ THỨ MƯỜI TÁM

“Đây là một mụn nhọt,
Và cũng là tai họa,
Mũi tên là tật bệnh
Là sợ hãi cho ta,
Thấy sự nguy hiểm này,
Do các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Bài kệ thứ 18, một lần nữa đức Phật nói về lòng dục con người khi nó được trưởng dưỡng thì nó trở thành mụn ung nhọt, nó trở thành tai họa lớn, nó trở thành mũi tên độc, nó trở thành sự nguy hiểm cho con người.

Muốn không trưởng dưỡng dục thì hãy sống MỘT MÌNH. Chỉ có sống MỘT MÌNH thì dục không tăng trưởng được và có thể nó sẽ bị tiêu diệt trong hạnh sống MỘT MÌNH.

Muốn diệt lòng dục không có pháp nào hơn pháp môn sống MỘT MÌNH. Bởi sống MỘT MÌNH thì dục không sai khiến chúng ta được nên nó bị triệt tiêu.

Bởi vậy hạnh sống MỘT MÌNH là một pháp môn diệt dục hơn tất cả các pháp môn khác. Vì thế đức Phật tỉ mỉ dạy cho chúng ta biết có 42 tâm niệm phá hạnh sống MỘT MÌNH, đó là bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Khi chúng ta biết rõ như vậy thì những tâm niệm đó khởi lên chúng ta đều tác ý diệt sạch không để chúng sai khiến chúng ta. Nếu chúng ta cần mẫn siêng năng hằng giây, hằng phút, hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần lễ, hằng tháng quyết tâm tiêu diệt chúng thì dục sẽ không thể ló đầu lên sai khiến chúng ta được.

Nếu chúng ta tu tập như vậy thì hạnh sống MỘT MÌNH đâu còn khó khăn nữa, và cuối cùng chúng ta sống MỘT MÌNH trọn vẹn không còn ai phá hạnh sống MỘT MÌNH của chúng ta được.

BÀI KỆ MƯỜI CHÍN

“Lạnh lẽo và nóng bức,
Đói bụng và khát nước,
Gió thổi, ánh mặt trời,
Muỗi mòng và rắn rết,
Tất cả xúc chạm này,
Chịu đựng hãy vượt qua,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Dù trong cảnh sống MỘT MÌNH chúng ta bị thời tiết lạnh buốt xương, nhưng lúc bây giờ chúng ta cũng không bỏ hạnh sống MỘT MÌNH mà chạy đi tìm lửa đốt để sưởi ấm. Vì khi tâm chúng ta bị một chướng ngại nào thì chúng ta phải quyết tâm thà chết chớ không bỏ hạnh sống MỘT MÌNH. Còn ngược chạy đi để giải quyết chướng ngại thì chúng ta đã phá hạnh sống MỘT MÌNH rồi.

Dù trong cảnh sống MỘT MÌNH chúng ta bị thời tiết nóng bức khiến cho chúng ta chạy đi tìm nơi mát mẻ hay dùng quạt để quạt thì đó đã là phá hạnh sống MỘT MÌNH.

Dù trong cảnh sống MỘT MÌNH chúng ta không có thực phẩm để ăn uống, chúng ta cũng không phá hạnh sống MỘT MÌNH để chạy đi tìm thực phẩm.

Dù trong cảnh sống MỘT MÌNH chúng ta bị khát nước đến khô cả cổ họng, nhưng chúng ta cũng không phá hạnh sống MỘT MÌNH để chạy đi tìm nước uống.

Dù trong cảnh sống MỘT MÌNH chúng ta bị thời tiết gió bão cây ngã nhà sập cũng không làm cho chúng ta phá hạnh sống MỘT MÌNH chạy đi tránh né.

Dù trong cảnh sống MỘT MÌNH chúng ta bị ánh nắng mặt trời nóng như thiêu, như đốt chúng ta cũng không bỏ hạnh sống MỘT MÌNH chạy đi tìm nơi khác.

Dù trong cảnh sống MỘT MÌNH chúng ta bị muỗi mòng bu cắn như bầy ong chúng ta cũng không phá hạnh sống MỘT MÌNH chạy đi tìm nơi khác hoặc đốt lửa hay giăng màn, vì những hành động tránh né này là phá hạnh sống MỘT MÌNH.

Dù trong cảnh sống MỘT MÌNH chúng ta bị rắn rết xâm nhập vào thất, chúng ta cũng không phá hạnh sống MỘT MÌNH bằng cách không sợ hãi trước các loài vật hung dữ.

BÀI KỆ THỨ HAI MƯƠI

“Như con voi to lớn,
Từ bỏ cả bầy đàn,
Thân thể được sanh ra,
To lớn như tảng đá,
Tùy theo sự thích thú
Sống tại chỗ rừng núi.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Chúng ta được sinh ra làm con người, nhưng con người là một loài vật cao cấp, vì thế chúng ta có đầy đủ trí tuệ làm chủ các loài động vật khác trên hành tinh này. Chúng ta được sinh ra làm người mà làm người được tu hành theo Phật giáo thì cũng giống như con voi chúa không cần nương tựa sống trong bầy, vì thế tự do tùy thích muốn đi đâu thì đi, muốn sống chỗ nào thì tùy ý sống không một loài vật nào ngăn cản được.

Người tu tập theo Phật giáo cũng sống như vậy. Sống MỘT MÌNH như con voi chúa tự do tung hoành nhưng không bao giờ làm khổ những loài động vật khác, đó mới thực sự sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Bởi vậy người tu hành còn giao tiếp nói chuyện với người này người kia thì không phải là tu sĩ Phật giáo. Bốn mươi hai bài kệ SỐNG NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đã xác định lời đức Phật dạy rất rõ ràng. Ai không sống MỘT MÌNH mà nói rằng tôi là đệ tử của đức Phật thì lời nói đó là dối trá. Bởi người đệ tử của Phật luôn luôn sống MỘT MÌNH.

Bởi đệ tử của đức Phật luôn luôn sống MỘT MÌNH nhưng nhìn lại TU VIỆN CHƠN NHƯ của chúng ta đã có bao nhiêu người về đây tu học, nhưng tìm cho ra một người sống MỘT MÌNH thật cũng khó khăn vô cùng. Phải không thưa quý vị?

BÀI KỆ HAI MƯƠI MỐT

“Ai ưa thích hội chúng,
Người ấy khó tu tập
Làm sao chứng Niết Bàn,
Giải trừ các cảm thọ
Cân nhắc lời giảng dạy,
Từ bỏ nơi đông đảo
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Những người thích hội hợp, thích lập đoàn thể này, bè phái khác là những người không bao giờ tu theo Phật giáo được, vì Phật giáo là một tôn giáo lấy hạnh sống MỘT MÌNH làm pháp môn tu tập để đạt được cứu cánh Niết Bàn. Bởi vậy Niết Bàn của Phật giáo rất thanh tịnh im lặng trong một không gian trong sạch. Bởi vì mọi người ai cũng sống MỘT MÌNH không tiếp duyên với ai, vì thế mà sự giải thoát ngay tại hạnh sống MỘT MÌNH.

Khi có sống MỘT MÌNH thì mới thấy sự giải thoát của Phật giáo không có tu tập nhiều như ngoại đạo, vì vậy mà không có khó khăn, không có mệt nhọc chút nào cả.

Trong bài kệ đã xác định rất rõ ràng:

“Ai ưa thích hội chúng

Người ấy khó tu tập

Làm sao chứng niết bàn”

Đúng vậy người thích hội họp thì còn tu tập cái gì. Bởi Niết Bàn của Phật giáo chỉ cho phép những người sống MỘT MÌNH mới vào được, còn người nào thích hội họp chỉ đứng ngoài cổng mà nhìn.

Vì thế đức Phật dạy:

“Từ bỏ nơi đông đảo

Hãy sống riêng một mình

Như Tê Ngưu một sừng!”

Đúng vậy, người nào muốn tu tập để cầu giải thoát thì hãy tránh xa những nơi đông người, tìm những nơi yên tịnh, tránh xa mọi người chỉ sống MỘT MÌNH thì sẽ thấy chứng đạo ngay liền, vì chúng ta sống như vậy thì chẳng khác nào như CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG sống riêng MỘT MÌNH.

Bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đều nhắc nhở chúng ta nên sống MỘT MÌNH, chỉ có sống MỘT MÌNH mới chứng đạo.

Như chúng tôi đã nói ở trên tu hành theo Phật giáo chỉ có sống MỘT MÌNH là thành tựu đạo giải thoát, nếu không sống MỘT MÌNH thì theo Phật giáo tu hành chỉ uổng công mà thôi.

Sống MỘT MÌNH đâu có khó khăn gì. Sống MỘT MÌNH thì không ai làm phiền phức tâm mình; không ai làm mình sân hận, tức giận; không ai làm mình thương nhớ lo toan. Vì thế mà mình chứng đạo giải thoát dễ dàng.

BÀI KỆ HAI MƯƠI HAI

“Muốn giải thoát vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Hãy quyết định độc cư
Chứng đắc được con đường,
Nơi đây trí tuệ sanh
Không cần nhờ người khác
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thứ hai mươi hai đã xác định rất rõ chỉ có sống MỘT MÌNH thì bản thân mình mới ra khỏi những tri kiến HÝ LUẬN của chính mình, nếu không sống MỘT MÌNH thì tri kiến HÝ LUẬN không bao giờ buông xả được.

Đọc bài kệ này chúng ta thấy rất rõ tri kiến HÝ LUẬN và trí tuệ khác nhau, bởi vì trí tuệ không bao giờ HÝ LUẬN. Trí tuệ nói ra không bao giờ sai một điều gì cả, chỉ có tri kiến HÝ LUẬN khi nói ra phần nhiều là sai sự thật cho nên mới gọi nó là HÝ LUẬN. HÝ LUẬN là luận nói ra những đề tài vui chơi, hoặc để tranh luận hơn thua chớ không phải để giải thoát. Nên HÝ LUẬN chỉ là lời nói ở đầu môi chót lưỡi cho vui, chớ không phải nói ra sự thật của Phật dạy.

Ví dụ 1: Như Thiền Tông nói PHẬT TÁNH. Người tu tập kiến Tánh thành Phật, nhưng sự thật có ai kiến tánh thành Phật chưa? PHẬT TÁNH chỉ là HÝ LUẬN của Thiền Tông.

Ví dụ 2: Kinh sách phát triển dạy: TÁNH KHÔNG là Phật, lời dạy này không đúng. Bởi vì Phật là trí tuệ sáng suốt chớ không lẽ suốt ngày không khởi niệm. Cho nên TÁNH KHÔNG chỉ là HÝ LUẬN của kinh sách phát triển.

Ví dụ 3: Trong Tâm Kinh Bát Nhã dạy: HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, có nghĩa là lúc nào cũng ở trong KHÔNG NIỆM thì thành Phật, đó là lời dạy HÝ LUẬN.

Bởi vậy kinh sách phát triển thuyết giảng lung tung, có mấy ai thành Phật đâu. Họ đâu hiểu Phật là cái gì?

Chúng tôi xin xác định để quý vị thấy rõ: Phật là gì?

Phật là một con người như chúng ta cũng sống ăn uống như mọi người nhưng ai nói nặng, nói nhẹ hay chửi mắng, nói oan, nói ức đức PHẬT như thế nào thì đức PHẬT cũng chẳng hề tức giận một ai cả. Cho nên PHẬT không phải là PHẬT TÁNH hay là TÁNH KHÔNG hay là trí tuệ BÁT NHÃ. Tất cả những danh từ trên đây là HÝ LUẬN.

Khi chúng ta sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì trí tuệ tự sinh ra đầy đủ. Cho nên người có trí tuệ khi nói ra một điều gì thì điều đó là đúng sự thật chớ không như tri kiến HÝ LUẬN. Bởi tri kiến HÝ LUẬN thường tưởng giải nói ra nên nói ra không đúng sự thật, vì thế mới gọi nó là tri kiến HÝ LUẬN.

Muốn thoát ra khỏi tri kiến hý luận thì chúng ta hãy SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Khi sống được như vậy thì trí tuệ phát sinh mà kinh sách thường nhắc nhở: GIỚI SINH ĐỊNH, ĐỊNH SINH TUỆ, chớ không phải tu tập THIỀN ĐỊNH mà có ĐỊNH, vì THIỀN ĐỊNH của Phật không có tu tập mà Thiền Định của Phật để nhập bằng sức Định Như Ý Túc. Trước khi có Định Như Ý Túc thì phải tu tập tâm ly dục ly ác pháp. Muốn ly dục ly ác pháp thì chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU.

BÀI KỆ HAI MƯƠI BA

“Không tham không lừa đảo,
Không khát vọng, gièm pha,
Mọi si mê ác trược,
Được gạn sạch quét sạch,
Trong tất cả các pháp,
Không tham ác ước mong.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Chỉ có sống riêng MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU thì tất cả mọi tâm tham muốn như: Tâm tham muốn lừa đảo, tâm tham muốn khát vọng, tâm tham muốn gièm pha, tâm tham muốn ước mong, tất cả những tâm tham muốn đều bị diệt sạch.

Từ lâu chúng ta tu tập rất vất vả đó là để mong diệt trừ tâm tham, sân, si, mạn, nghi, nhưng tu tập mãi mà không diệt trừ được. Còn ở đây chỉ cần sống NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì tâm tham, sân, si, mạn, nghi đều bị diệt trừ cả.

Bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thứ hai mươi ba đã xác định điều này rất rõ ràng. Như vậy chúng ta chỉ cần sống MỘT MÌNH là thành tựu con đường giải thoát.

Chúng tôi xin nhắc quý vị sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG không phải dễ đâu quý vị ạ!

Nếu sống MỘT MÌNH mà tâm niệm quý vị khởi lên nhớ điều này điều kia thì hạnh sống MỘT MÌNH của quý vị cũng mất theo. Khi sống MỘT MÌNH quý vị nên nhớ điều này. MỘT MÌNH là không có niệm mới gọi là MỘT MÌNH, còn có niệm trong tâm quý vị là chưa sống MỘT MÌNH đâu quý vị ạ!

Chỗ này quý vị cần lưu ý: Tâm không niệm là do ly dục ly ác pháp, chớ không phải ỨC CHẾ Ý THỨC.

BÀI KỆ HAI MƯƠI BỐN

“Với bạn bè độc ác,
Hãy từ bỏ lánh xa,
Kẻ không thấy mục đích,
Quen nếp sống thế gian,
Chớ tự mình thân cận,
Kẻ đam mê phóng dật,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Bài kệ thứ hai mươi bốn CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG khuyên chúng ta nên sống MỘT MÌNH thì tất cả bạn bè ác đều xa lánh. Cho nên hạnh sống MỘT MÌNH rất là tuyệt vời vì không ai muốn giao tiếp với chúng ta. Vì thế hạnh sống MỘT MÌNH chỉ có những bậc tu hành chân chính mới sống được. Còn tất cả phàm phu tục tử đối với hạnh sống MỘT MÌNH họ rất sợ hãi.

Trong bài kệ thường nhắc đến những câu có ý nghĩa như sau:

“Với bạn bè độc ác

Quen nếp sống thế gian

Kẻ đam mê phóng dật”

Qua những câu kệ này đã xác định được người sống MỘT MÌNH thì tránh được những người bạn ác, tránh được những điều làm cho chúng ta dễ phiền muộn. Bởi sống MỘT MÌNH có lợi ích lớn như vậy, thế mà tại sao không ai chịu sống MỘT MÌNH.

Muốn tu hành giải thoát mà không sống MỘT MÌNH thì làm sao có giải thoát cho được.

Khi sống MỘT MÌNH chúng ta mới thấy con đường giải thoát ngay trước mắt, vì thế đức Phật khuyên chúng ta nên sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

BÀI KỆ HAI MƯƠI LĂM

“Bậc nghe nhiều trì pháp,
Hãy gần gũi người ấy,
Người ấy tâm rộng lớn,
Thông minh và biện tài,
Biết điều không nên làm,
Thường nhiếp phục nghi hoặc
Noi theo hạnh người này
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!”

Khi chúng ta nhận ra được chánh pháp của đức Phật thì liền sống MỘT MÌNH để thực hiện một đời sống giải thoát, vì tất cả các pháp thế gian đều vô thường, có pháp nào thường còn đâu mà dính mắc chấp đắm. Hãy buông tất cả xuống có gì mà chúng ta thương tiếc, khi chết rồi không có mang theo mình một vật gì cả.

Ngay cả vợ hay chồng, con là những người thân nhất mà còn không mang theo được huống là của cải tài sản. Bởi vậy con người thật vô minh sao không thấy các pháp thế gian này đều vô thường. Biết bao đời ông cha của chúng ta giờ này có còn gì đâu, thế mà có điều gì bất toại nguyện thì lại sân hậân, buồn phiền, đau khổ. Thật là đảo điên, điên đảo. Sao không để cho TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ, có phải trạng thái tâm như vậy là hạnh phúc lắm không?

Muốn được sống an vui thanh thản, bất động như vậy thì chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Sống MỘT MÌNH hạnh phúc lắm quý vị ạ!

Con đường tu hành theo Phật giáo chỉ có bấy nhiêu đó mà thôi, đâu có gì khó khăn, chỉ có quyết chí thì làm nên sự nghiệp giải thoát.

BÀI KỆ HAI MƯƠI SÁU

“Mọi du hí vui đùa
Và dục lạc thế gian,
Không trang điểm làm đẹp
Không ước vọng mong cầu,
Từ bỏ mọi hào nhoáng
Nói lên lời chân thật
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Buông xuống hết! Buông xuống hết! Đời có gì đâu mà đắm đuối ham mê, vui đó rồi khổ đó, cười đó mà khóc đó. Cho nên đức Phật mới dạy đời là một trường đau khổ.

Đúng vậy, lời nói này không sai. Chúng ta hãy buông xuống hết! Buông xuống hết để cho đời sống được thanh thản, an vui và bất động thì mới có hạnh phúc.

Hãy sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì không còn ai làm động chúng ta được. Vui cũng khổ, buồn cũng khổ quý vị ạ! Chỉ có tâm BẤT ĐỘNG mới là giải thoát chân thật. Muốn được tâm BẤT ĐỘNG thì chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Có đó rồi mất đó cho nên các pháp đều vô thường. Nếu mọi người ai cũng hiểu biết như vậy thì đâu còn dính mắc, mà không còn dính mắc thì phải sống MỘT MÌNH. Nhờ có sống MỘT MÌNH để trui luyện một ý chí sắt đá MỘT MÌNH. Nếu không rèn luyện ý chí sắt đá MỘT MÌNH thì không bao giờ sống MỘT MÌNH được.

Bởi vậy những du hý và dục lạc thế gian có gì là chân thật, có đó rồi mất đó như bóng câu cửa sổ, như nước chảy qua cầu. Vì vậy chúng ta hãy sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì không gian sẽ không trải dài và thời gian sẽ không bị chia cắt.

BÀI KỆ HAI MƯƠI BẢY

“Với con và với vợ,
Với cha và với mẹ,
Tài sản cùng lúa gạo,
Bà con là trói buộc
Hãy từ bỏ buộc ràng,
Các dục vọng như vậy.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Cha mẹ, vợ con và bà con thân thuộc đều là những sợi dây ái kiết sử khiến cho tâm chúng ta bị sự yêu thương đó trói buộc mà không lúc nào rời ra được. Vì thế, nếu muốn thoát ra mọi sự ràng buộc đó thì nên sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Muốn sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì hãy bứt bỏ tất cả những sợi dây ái kiết sử ấy, dù những sợi dây ấy chỉ còn dính một chút xíu như sợi tơ mành thì chúng ta vẫn chưa phải là SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Bởi vậy, SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG không phải dễ. Người có ý chí gan dạ mới bứt những sợi dây ái kiết sử này được. Còn những người hèn nhát thì không bao giờ bứt được những sợi dây ái kiết sử này. Cho nên xem hạnh sống MỘT MÌNH thì dễ nhưng khi sống được mới thấy nó khó vô cùng.

Khó hay dễ chúng ta đều phải sống cho được hạnh MỘT MÌNH, nếu không sống được thì cuộc đời tu hành của chúng ta sẽ hoài công vô ích.

Nếu không theo Phật giáo tu hành thì thôi, bằng đã theo Phật giáo thì phải theo cho tận cùng. Theo cho tận cùng thì chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU SỐNG MỘT MÌNH đó chẳng phải là lời dạy của đức Phật sao?

Vì thế chúng ta hãy nỗ lực thực hiện lời dạy này chắc chắn sẽ có sự giải thoát ngay liền.

BÀI KỆ HAI MƯƠI TÁM

“Tất cả là trói buộc,
Ở trong thế gian này
Lạc thú thật nhỏ bé,
Vị ngọt thật ít oi,
Khổ đau lại nhiều hơn,
Chúng đều là câu móc,
Người tu biết như vậy
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Tất cả những lạc thú ở thế gian này là câu móc chúng ta, nếu biết rất rõ như vậy chúng ta nên từ bỏ tất cả những lạc thú. Muốn từ bỏ những lạc thú này thì chỉ có SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Khi đọc bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU SỐNG MỘT MÌNH chúng ta nhận xét thấy đạo Phật thật là vĩ đại. Trong cuộc đời tu hành theo Phật giáo mà không sống MỘT MÌNH thì không bao giờ chứng đạo. Vì thế thấy ai tu theo Phật giáo mà còn giao thiệp kết bè, kết bạn thì biết ngay rằng những người này tu hành giả dối, họ là những người tu hành không thật.

Cho nên trong TU VIỆN thấy ai nói chuyện với nhau thì người quản lý nên mời họ trở về trụ xứ. Những người này tu hành chẳng ra gì, làm mất một chỗ tu hành của người khác. Họ đến đây chỉ mượn chỗ tu hành để ngồi không ăn bát vàng, nhưng họ đâu biết rằng hạt cơm của đàn na thí chủ nặng hơn núi Thái sơn.

Một hạt cơm ăn mà tu chơi để giao tiếp nói chuyện cho vui thì không biết đời nào trả cho xong món nợ hạt cơm. Cho nên khi ăn hạt cơm của đàn na thí chủ thì phải giữ gìn TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ. Có giữ gìn tâm được như vậy thì dù ăn bao nhiêu cơm gạo của đàn na thí chủ cũng không mang nợ. Vì tâm BẤT ĐỘNG nên đâu có chỗ nào nghiệp xen vào được mà mang nợ đàn na.

Bởi vậy tâm BẤT ĐỘNG rất tuyệt vời. Nếu người tu hành giữ gìn được tâm ấy thì chấm dứt tái sinh luân hồi, vì còn chỗ nào đâu mà nghiệp xen vào để đi tái sinh.

Bởi vậy sống MỘT MÌNH thật tuyệt vời, không ai làm tâm mình động, không một ác pháp làm tâm mình sợ hãi và không một ái kiết sử nào làm mình yêu thương ai cả v.v..

Sống MỘT MÌNH chỉ có đức Phật, còn phàm phu tục tử làm sao sống nổi. Cho nên người tu theo Phật giáo thì hãy noi gương đức Phật mà sống MỘT MÌNH.

BÀI KỆ HAI MƯƠI CHÍN

“Hãy chặt đứt, bẻ gãy,
Các kiết sử trói buộc,
Như các loài thủy tộc,
Phá hoại các mạng lưới,
Như lửa đã cháy xong,
Không còn trở lui lại.
Người tu cần phải biết
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Một lần nữa hãy chặt đứt ái kiết sử, bởi vì nó mà con người phải trôi lăn trong lục đạo muôn kiếp.

Ái kiết sử là một sợi dây xích sắt trói buộc con người không bao giờ ra khỏi tình cảm yêu thương gia đình, vì thế chúng ta được học Phật pháp nên biết nó rất rõ. Biết rõ nên chúng ta cần phải tìm mọi cách chặt đứt sợi dây ái kiết sử để thoát ra khỏi sự trói buộc của nó.

Đạo Phật có một pháp môn duy nhất chặt đứt sợi dây ái kiết sử, đó là hạnh SỐNG MỘT MÌNH. Vì thế mà đức Phật dạy: “Hãy sống riêng một mình như con tê ngưu một sừng” .

Nếu muốn giải thoát thì chúng ta phải nương vào bốn mươi hai bài kệ SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Chỉ có sống MỘT MÌNH mới tìm thấy sự giải thoát chân thật.

Muốn dứt bỏ ái kiết sử thì chỉ có SỐNG MỘT MÌNH. SỐNG MỘT MÌNH thì ái kiết sử sẽ bị diệt mất. Đúng vậy, muốn dứt bỏ mọi pháp thế gian thì chỉ có SỐNG MỘT MÌNH. Điều này quý vị nên nhớ kỹ nó là bí quyết thành công trong sự tu tập theo Phật giáo.

BÀI KỆ THỨ BA MƯƠI

“Với mắt cúi nhìn xuống,
Chân đi không lưu luyến,
Các căn được hộ trì,
Tâm ý khéo chế ngự.
Không đầy ứ, rỉ chảy,
Không cháy đỏ bừng lên.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Phòng hộ sáu căn là một việc làm rất khó, thế mà chỉ có SỐNG MỘT MÌNH đúng như bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì phòng hộ sáu căn dễ dàng.

Cho nên Phật giáo có đầy đủ pháp môn để nhiếp phục, để phòng hộ thì sự tu hành của chúng ta đâu còn khó khăn nữa. Phải không thưa quý vị?

Trước kia chúng ta chưa biết phương pháp sống MỘT MÌNH nên sự phòng hộ sáu căn rất khó. Đôi mắt luôn luôn phải nhìn xuống không dám nhìn ai cả; tai luôn luôn nghe hơi thở ra vô mà không dám nghe những âm thanh bên ngoài, ý cũng vậy không dám khởi nghĩ một điều gì, lúc nào cũng giữ gìn chế ngự. Cho nên sự tu hành không được tự nhiên nhẹ nhàng, lúc nào cũng lưu ý làm cho tâm trí rất bận rộn. Vì thế mà chúng ta cảm thấy nhọc nhằn, không còn một phút giây nào thảnh thơi an lạc và vô sự.

Còn bây giờ hiểu được phương pháp SỐNG MỘT MÌNH thì rất nhẹ nhàng, chỉ làm sao sống như CON TÊ NGƯU mà thôi.

Cho nên tất cả pháp môn của Phật giáo chỉ có SỐNG MỘT MÌNH là một pháp môn đệ nhất.

BÀI KỆ BA MƯƠI MỐT

“Hãy trút bỏ, để lại,
Các biểu tượng thế gian,
Như loại cây san hô,
Loại bỏ các nhành lá,
Rồi đắp áo cà sa,
Ra khỏi nhà thế tục
Người tu cần phải biết
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Muốn SỐNG NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì chỉ có người xuất gia mới dễ dàng, còn ngược lại người cư sĩ cũng đã cắt tất cả ngoại duyên thì mới mong làm CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Bởi vì người tu sĩ Phật giáo sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì dễ dàng, nên muốn đi dọc đi ngang hay làm bất cứ một việc gì thì tùy thích mà không ai cản trở được. Trong bài kệ dạy hai câu rất tâm đắc:

“Rồi đắp áo cà sa

Ra khỏi nhà thế tục”

Đúng vậy chỉ có người xuất gia mới không bị ràng buộc bởi những người thân trong gia đình, những người thân là những dây ái kiết sử tuy vô hình nhưng nó lại chắc hơn dây xích sắt.

Bởi vậy chúng ta nên lưu ý đừng để những sợi dây này trói buộc mà không thể sống NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Ai cũng biết người xuất gia mới có thể sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG, còn mọi người khác đang sống trong gia đình thì không thể nào sống MỘT MÌNH được.

Cho nên sống MỘT MÌNH không phải dễ đâu, không phải ai cũng làm được.

Người nào sống MỘT MÌNH được là người tu hành dễ chứng đạo, vì sống được MỘT MÌNH là giải thoát mọi triền phược, mọi ái kiết sử, mọi tình cảm của thế gian.

Vì thế chúng ta là những tu sĩ Phật giáo thì phải quyết tâm sống MỘT MÌNH, có như vậy mới tìm thấy con đường thoát khổ của đạo Phật.

BÀI KỆ BA MƯƠI HAI

“Không tham đắm vật chất
Không tham, không tạo tác
Không nhờ ai nuôi dưỡng,
Chỉ khất thực từng nhà,
Đối với mọi gia đình,
Tâm không bị trói buộc
Người tu cần phải biết
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Người tu sĩ tìm cầu sự giải thoát thì hãy sống riêng MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Sống riêng MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG là người tâm không còn tham đắm vật chất, tiền bạc, của cải, tài sản, nhất là tâm không còn tham công ăn; việc làm, chỉ biết ngồi không chơi, đến giờ ăn thì đi khất thực, không nhờ ai nuôi dưỡng. Vì có người nuôi dưỡng là có sự vướng mắc trong ân tình, ân nghĩa.

Cho nên chỉ có đời sống xuất gia thì mới sống MỘT MÌNH dễ dàng, đói đi khất thực từng nhà, vì thế mà tâm không bị ràng buộc mọi tình cảm gia đình.

Bài kệ thứ ba mươi hai dạy rất rõ để chúng ta không bị ràng buộc dù bất cứ một tình cảm yêu thương nào.

Bởi muốn sống MỘT MÌNH chúng ta hãy chuẩn bị mọi thứ để sau này không bị dính mắc tình cảm.

Tu hành mà không sống MỘT MÌNH thì uổng cuộc đời tu, vì không sống MỘT MÌNH thì không bao giờ chứng đạo được.

Cho nên bằng mọi cách chúng ta phải sống MỘT MÌNH cho xứng đáng là tu sĩ Phật giáo.

Dù gặp bất cứ những khó khăn, gian khổ nào chúng ta cũng nêu cao ngọn cờ sống MỘT MÌNH để làm gương giải thoát cho mọi người.

BÀI KỆ BA MƯƠI BA

“Từ bỏ năm triền cái,
Che đậy trói buộc tâm,
Đối với mọi kiết sử,
Hãy trừ khử, dứt sạch,
Không y cứ nương tựa,
Chặt đứt Si (ái) sân hận
Người tu cần phải biết
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!”

Một lần nữa chúng ta hãy dẹp bỏ năm triền cái và bảy kiết sử vì đó là những mầm mống của tâm tham, sân, si, mạn, nghi. Muốn diệt trừ chúng thì chỉ có phương cách dễ dàng nhất là sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Mục đích tu hành theo Phật giáo là phải diệt sạch ngũ triền cái và thất kiết sử. Muốn diệt sạch ngũ triền cái và thất kiết sử không có gì khó khăn. Chúng ta chỉ cần SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU thì dù muốn diệt hay không muốn diệt nó cũng đều bị triệt tiêu qua hạnh sống MỘT MÌNH. Hạnh sống MỘT MÌNH rất đặc biệt, nó diệt trừ tất cả những sự khổ đau của kiếp người. Cho nên người nào muốn tu tập là phải sống MỘT MÌNH.

Vì thế hạnh sống MỘT MÌNH rất tuyệt vời. Bởi vậy ai muốn tu theo Phật giáo để tìm cầu sự giải thoát ra khỏi tâm tham, sân, si, ái thì không gì hơn là sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Bài kệ thứ ba mươi ba CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đã khéo nhắc nhở chúng ta muốn từ bỏ năm triền cái và thất kiết sử thì chỉ một cách dễ dàng là sống riêng MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Phật pháp có đầy đủ những pháp môn để đối trị các ác pháp và ái kiết sử. Vì thế chúng ta chỉ cần biết áp dụng đúng pháp thì chúng ta sẽ loại trừ những đau khổ không mấy khó khăn.

BÀI KỆ BA MƯƠI BỐN

“Hãy xoay lưng trở lại,
Đối với lạc và khổ,
Cả đối với hỷ ưu,
Được cảm thọ từ trước,
Hãy chứng cho được xả,
Giữ tâm an thanh tịnh
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Cuộc đời tu hành của chúng ta đứng trước cái khổ cũng như cái vui chúng ta đều không chấp nhận và cũng không sợ chúng.

Khi chúng đến chúng ta cứ giữ gìn TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ thì chúng sẽ không tác động vào thân tâm của chúng ta được nữa.

Khi muốn giữ gìn tâm được như vậy thì chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Đó là một pháp môn duy nhất mà đức Phật thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

Ai đọc bốn mươi hai bài kệ đều thấy lời dạy rất thấm thía và đầy lòng yêu thương của đức Phật đối với chúng sinh cõi ta bà này:

“Giữ tâm an thanh tịnh

Hãy sống riêng một mình

Như Tê Ngưu một sừng!”

Muốn tâm được thanh tịnh thì hãy sống riêng MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU. Đúng như vậy, chỉ có sống riêng MỘT MÌNH thì mới xả sạch được thất kiết sử và ngũ triền cái. Nếu tâm xả sạch những thứ này thì tâm mới hoàn toàn THANH TỊNH.

Bởi vấn đề quan trọng trong sự tu tập theo Phật giáo là chúng ta phải chấp nhận sống MỘT MÌNH. Nếu không sống MỘT MÌNH thì không nên theo Phật giáo tu hành, vì có theo tu tập thì cũng chẳng đi đến đâu cả.

Người quyết chí tu hành tìm cầu giải thoát mà không chấp nhận sống MỘT MÌNH thì không phải là người quyết chí mà đó là người tu lấy có để khoe khoang với mọi người rằng mình có tu theo Phật giáo. Đó là tu danh tu lợi mà chúng ta đã thấy hiện giờ tu sĩ Phật giáo phát triển đang dẫm lại lối mòn. Chúng tôi xin quý vị nên tránh xa sự tu tập giả dối bằng cách lừa gạt phật tử tụng kinh, niệm Phật, lần chuỗi v.v.. này.

Một số người theo chúng tôi tu hành nhưng vì hiểu pháp tu chưa rõ, chưa biết cách thực hành vì thế đã rơi vào lối mòn của hệ phái phát triển. Đó là tu tập ức chế ý thức khiến cho ý thức không khởi niệm, trong khi Phật dạy: “Ý LÀM CHỦ, Ý TẠO TÁC, Ý DẪN ĐẦU CÁC PHÁP”.

Chúng tôi xin nhắc lại quý vị tu theo Phật giáo không có diệt ý thức mà dùng ý thức để xả từng tâm niệm vui buồn, sân hận, ghét thương v.v.. của quý vị.

Vì vậy khi sống MỘT MÌNH chúng ta mới thấy rõ từng niệm khởi đủ loại: Vui buồn, sân hậân, ghét thương v.v.. Nếu không sống MỘT MÌNH thì không thể nào xả hết được, chỉ có sống MỘT MÌNH và trạng thái MỘT MÌNH sẽ xả sạch mà không cần chúng ta phải tu tập những pháp nào khác nữa.

Khi sống MỘT MÌNH thì tự tri kiến quán xét tư duy mỗi tâm niệm của chúng ta khởi lên và ngay đó tri kiến liền xả để bảo vệ hạnh sống MỘT MÌNH.

Hạnh sống MỘT MÌNH rất tuyệt vời không có phương pháp nào sánh kịp. Vì khi sống MỘT MÌNH thì ngay đó là tâm sẽ BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ.

BÀI KỆ BA MƯƠI LĂM

“Tinh cần và tinh tấn,
Đạt được lý chân đế,
Tâm không còn thụ động,
Không còn có biếng nhác,
Kiên trì trong cố gắng,
Dõng lực được sanh khởi.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Chỉ có sống riêng MỘT MÌNH thì mới đạt được LÝ CHÂN ĐẾ. Bởi sức mạnh của hạnh sống MỘT MÌNH nó giúp chúng ta một sức lực dõng mãnh, có một ý chí kiên trì. Do đó tâm thụ động và sự lười nhác biến mất chỉ còn lại trong tâm chúng ta sự siêng năng tinh cần tinh tấn.

Cho nên sống riêng MỘT MÌNH là một sự lợi ích rất lớn cho con đường tu tập đi đến giải thoát hoàn toàn. Bởi con đường tu theo Phật giáo. Chỉ có sống riêng MỘT MÌNH mới tìm thấy được sự giải thoát, còn không sống riêng MỘT MÌNH thì dù có tu bao lâu đi chăng nữa cũng không tìm thấy sự giải thoát. Giải thoát của Phật giáo không ngoài hạnh sống riêng MỘT MÌNH.

Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG luôn luôn nhắc nhở chúng ta:

“Hãy sống riêng một mình

Như Tê Ngưu một sừng!”

Đó là một bí quyết thành công trên đường tu tập theo Phật giáo. Vậy xin quý vị lưu ý để sau này có dịp tu tập thì nên nhớ lời dạy này mà hãy sống riêng MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.

BÀI KỆ BA MƯƠI SÁU

“Không từ bỏ độc cư,
Không viễn ly thiền định
Thường thường sống hành trì
Tùy pháp trong các pháp,
Chơn chánh nhận thức rõ,
Nguy hiểm trong sanh hữu.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Tuy sống riêng MỘT MÌNH nhưng lúc nào cũng biết tùy pháp, giữ gìn TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ, vì thế thấy rất rõ những pháp thế gian là nguy hiểm. Càng thấy pháp thế gian nguy hiểm thì lại càng sống MỘT MÌNH. Càng sống MỘT MÌNH thì lại càng thấy tâm mình buông xả tất cả pháp thế gian. Nhờ sống MỘT MÌNH mới tìm thấy sự giải thoát chân thật của Phật giáo.

Bởi vậy bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU SỐNG MỘT MÌNH có giá trị rất lớn đối với những ai đi tìm chân lý của Phật giáo. Nếu không sống riêng MỘT MÌNH để quán xét xả từng tâm niệm của mình thì dù có tu như thế nào cũng bị ức chế ý thức.

Đại Thừa và Thiền Tông Trung Quốc không hiểu rõ điều này cho nên càng tu tập thì lại càng ức chế ý thức. Do đó Đại Thừa và Thiền Tông Trung Quốc đã tu sai Phật pháp. Vì thế các sư thầy đều lọt vào thiền tưởng mà không biết tưởng mình đã chứng đạo.

Đạo Phật chủ trương sống MỘT MÌNH để còn có MỘT MÌNH duy nhất. Chừng đó mới nhận ra rõ từng tâm niệm để dùng pháp tác ý xả bỏ và như vậy phải có một thời gian dài từ bảy ngày đến bảy tháng và cuối cùng bảy năm chuyên ròng sống MỘT MÌNH. Có tu tập sống MỘT MÌNH như vậy thì mới mong làm chủ sinh, già, bệnh, chết.

BÀI KỆ BA MƯƠI BẢY

“Mong cầu đoạn diệt ác (ái),
Sống hạnh không phóng dật,
Không đần độn câm ngọng
Nghe nhiều, giữ chánh niệm
Các pháp thường quán xét,
Quyết định, chánh tinh cần
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Nhờ sống riêng MỘT MÌNH mới thấy được tâm ái, do thấy được tâm ái mới có cơ hội đoạn diệt chúng.

Trong cuộc đời tu hành theo Phật giáo chúng ta phải đoạn diệt tâm ái trước tiên. Bởi vậy những người theo Phật tu tập thì được Ngài bảo phải LY GIA CẮT ÁI. Nhưng người thời nay rất xem thường lời dạy này nên cứ sống trong gia đình cha mẹ, vợ chồng, con cái mà tu tập, nhất là dùng hơi thở nhiếp tâm để tâm hết vọng niệm. Một việc làm mà đức Phật không bao giờ chấp nhận. Hơi thở có mười chín đề mục tu tập, nhưng khi thân tâm chúng ta bị một trạng thái thọ khổ nào hay một trạng thái tưởng nào thì mới dùng hơi thở mà diệt nó.

Ví dụ 1: Khi chúng ta bị nhức đầu mà muốn bệnh nhức đầu không tác động vào thân được thì chúng ta nên tu tập ngay đề mục: “AN TỊNH THÂN HÀNH TÔI BIẾT TÔI HÍT VÔ, AN TỊNH THÂN HÀNH TÔI BIẾT TÔI THỞ RA”.

Ví dụ 2: Khi chúng ta đang bị hôn trầm thùy miên và vô ký thì nên tu tập đề mục: “VỚI TÂM ĐỊNH TĨNH TÔI BIẾT TÔI HÍT VÔ, VỚI TÂM ĐỊNH TĨNH TÔI BIẾT THỞ RA”.

Tu tập hơi thở là khi chúng ta bị chướng ngại thì mới dùng nó. Cho nên người mới sơ cơ tập nhiếp tâm phá loạn tưởng thì chỉ được tu tập trong 30’ mà thôi. Khi tu tập nhiếp tâm được thì không nên tu tập nó nữa mà hãy tu tập sang qua pháp khác chớ cứ tu tập hơi thở mãi thì cũng không tốt. Vì đây là phương pháp ức chế tâm chớ không phải phương pháp xả tâm, xin quý vị nên lưu ý.

Cha mẹ đó, vợ con còn đó đang sống một bên nhau mà tu tập buông xả cái gì. Đời sống thì ê chề chưa buông xả mà buông xả cái tâm làm gì được.

Khi đi tu thì phải rời bỏ gia đình cha mẹ, con cái, vợ chồng. Đó là bước đầu tiên mới vào TU VIỆN CHƠN NHƯ. Phải chặt đứt ái kiết sử như vậy rồi xin một cái thất để sống ở riêng MỘT MÌNH, tu tập xả tâm đến chừng nào tu hành chứng đạo mới ra thất, dù thời gian mấy chục năm hay cả năm sáu chục năm vẫn kiên trì không được rời khỏi thất.

Cuộc đời tu tập có quyết chí như vậy thì sự chứng đạo đâu còn khó khăn. Người tu tập cần phải sống MỘT MÌNH trong thất không giao tiếp với bất cứ một người nào khác dù cha mẹ, vợ con hay chồng con có đến thăm cũng phải từ chối xin không gặp để giữ gìn trọn hạnh sống MỘT MÌNH.

Cho nên người có quyết tâm sống hạnh MỘT MÌNH thì sự chứng đạo ngay liền đó mà không cần phải tu tập gì nhiều, do vậy người tu hành không phí sức.

Chứng đạo của Phật giáo rất đơn giản chỉ cần sống MỘT MÌNH từ ngày này sang ngày khác; từ tháng này sang tháng khác, từ năm này sang năm khác, dù cho bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng và bao nhiêu năm cũng không cần biết tới, chỉ biết duy nhất là mình sống MỘT MÌNH mà thôi.

Cứ sống MỘT MÌNH cho đến khi nào chứng đạo mới thôi. Nếu có ý chí kiên cường, bền lòng sống MỘT MÌNH như vậy thì sẽ chứng đạo ngay liền mà không cần tu tập một pháp môn nào khác cả, đúng như trong bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đã dạy.

BÀI KỆ BA MƯƠI TÁM

“Như sư tử, không động
An tịnh giữa các tiếng,
Như gió không vướng mắc,
Khi thổi qua màng lưới,
Như hoa sen không dính,
Không bị nước thấm ướt.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ, đó là một trạng thái tâm giải thoát mà từ xưa đến ngày nay chư Phật đều ở trong đó.

Người nào giữ gìn được TÂM BẤT ĐỘNG thì dù có tiếng động lớn đến gấp cỡ nào đi nữa cũng không làm động tâm người đó được, họ giống như con sư tử dù cho cọp beo voi gấu có la hét đến đâu thì sư tử vẫn thản nhiên không bao giờ động tâm sợ hãi.

Người nào giữ gìn được TÂM BẤT ĐỘNG cũng như gió to thổi qua các màng lưới nên không bị vướng mắc một chút nào cả. Cho nên TÂM BẤT ĐỘNG là cứu cánh giải thoát cho những ai biết tu hành theo Phật giáo.

Chỉ có Phật giáo mới dạy chúng ta tu hành giữ gìn TÂM BẤT ĐỘNG còn tất cả các tôn giáo khác đều không có, vì TÂM BẤT ĐỘNG là chân lý thứ ba của Phật giáo.

Cho nên ai sống được với chân lý này là người đã chứng đạo. Vì vậy mà bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đã xác định chân lý này một cách rất rõ ràng.

Trên đường tu tập nếu ai tin lời dạy này mà sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì người đó sớm muộn gì cũng chứng đạo.

BÀI KỆ BA MƯƠI CHÍN

“Giống như con sư tử,
Với quai hàm hùng mạnh,
Bậc chúa của loài thú,
Sống chinh phục chế ngự.
Thường sống trong các xứ,
Nhàn tịnh và xa vắng
Người tu sĩ cần biết
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Trong các loài vật con sư tử là chúa của muôn loài, cho nên nó chẳng biết sợ bất cứ một con vật nào. Nó thường sống MỘT MÌNH trong rừng núi, bất cứ nó muốn đến nơi nào là tùy thích không ai và không con thú nào dám cản ngăn nó.

Đức Phật lấy con sư tử ví cho người tu sĩ Phật giáo sống MỘT MÌNH. Người sống MỘT MÌNH thì sống không nương tựa vào ai cả, và sống không nương tựa vào ai cả là một người có tính tình gan dạ, chẳng hề biết sợ ai cả. Ngược lại người nào sống còn nương tựa vào người khác thì tính tình sẽ nhút nhát, sợ sệt. Tính tình nhút nhát sợ sệt thì không bao giờ tu chứng đạo. Cho nên khi tu theo Phật giáo thì phải quyết tâm sống MỘT MÌNH chớ đừng bao giờ sống chung với bất cứ một người nào khác cả. Do đó tính tình càng được trui luyện trong đời sống MỘT MÌNH nên mới đầy đủ can đảm gan dạ.

Người tu sĩ muốn tìm cầu sự giải thoát mà cứ sống chung với mọi người thì sự tu hành chỉ là hoài công vô ích mà thôi.

Cho nên nếu chúng ta quyết tâm tu hành tìm cầu sự giải thoát thì phải sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG như trong bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU. Có sống MỘT MÌNH được như vậy thì mới mong làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Vì thế chúng ta quyết định phải sống cho bằng được MỘT MÌNH, để con đường tu tập của chúng ta mới không uổng phí một đời người.

Sống MỘT MÌNH đâu phải khó khăn, chỉ vì chúng ta chưa bao giờ sống MỘT MÌNH nên lo lắng vì sống MỘT MÌNH chắc buồn lắm. Phải không quý vị?

Sự thật không phải vậy, sống MỘT MÌNH không ai còn làm phiền mình được nữa. Vì thế sống MỘT MÌNH tâm rất an vui và hạnh phúc vô cùng.

Chúng ta thấy Phật giáo rất hay, chọn cho mình một đời sống không ai làm phiền lòng mình và mình cũng không làm phiền lòng người khác. Bởi vì sống MỘT MÌNH đâu có làm phiền lòng ai và cũng không ai làm phiền lòng mình.

Thật tuyệt vời khi sống MỘT MÌNH thấy tất cả các ác pháp và lòng ham muốn đều bị hạnh sống MỘT MÌNH diệt sạch.

Từ lâu chúng ta dùng hết từ pháp môn này đến pháp môn khác để tâm ly dục ly ác pháp, thế mà tâm ly mãi không xong, bây giờ chỉ nhờ có sống MỘT MÌNH trong thời gian ngắn mà tâm được giải thoát hoàn toàn.

BÀI KỆ THỨ BỐN MƯƠI

“Từ tâm, sống trú xả,
Bi tâm, hạnh giải thoát,
Sống hành trì đúng pháp,
Hỷ tâm, cho đúng thời,
Không chống đối va chạm,
Với một ai ở đời
Ấy là tâm xả sạch
Các pháp trong thế gian
Chỉ có người tu sĩ
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

TỪ TÂM là LÒNG YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN, chớ không phải LÒNG YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ NHỎ HẸP của con người thế gian. Chỉ có MỘT LÒNG YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN mới xả được những tâm sân hận, phiền não, đau khổ của mình. Cho nên đức Phật dạy: “Lấy TỪ TÂM mà xả tất cả tâm chướng ngại pháp”. Nhờ có TỪ TÂM mà chúng ta mới ly dục ly ác pháp. Cho nên TỪ TÂM rất quan trọng trong cuộc sống tu hành của chúng ta.

Người nào muốn tu tập mà không có TỪ TÂM thì khó mà xả được tâm, vì thế chúng ta hãy thực hiện TỪ TÂM trong mọi thời gian, vì thế mà chúng ta được giải thoát hoàn toàn.

Muốn thực hiện TỪ TÂM, BI TÂM, HỶ TÂM và XẢ TÂM thì chỉ có một phương pháp duy nhất đó, là hạnh sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Trong hạnh sống MỘT MÌNH nó mang đủ tính chất của TÂM TỪ, BI, HỶ, XẢ, vì thế chúng ta chỉ cần sống MỘT MÌNH là có đủ bốn tâm.

Cho nên hạnh sống MỘT MÌNH rất quí báu nó giúp cho chúng ta thành tựu con đường làm chủ sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

BÀI KỆ BỐN MƯƠI MỐT

“Đoạn tận lòng tham ái,
Sân hận và si mê,
Chặt đứt và cắt đoạn,
Các kiết sử lớn nhỏ,
Không có gì sợ hãi,
Khi mạng sống gần chung
Chỉ giữ gìn cho trọn
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Muốn sống MỘT MÌNH thì chúng ta phải đoạn tận lòng tham ái. Lòng tham ái có nghĩa là gì?

Lòng tham ái là sự thương mến yêu thích. Vậy thương mến và yêu thích nghĩa là gì?

Là một tình cảm mà con người ai cũng có, hoặc nhiều hay ít, người mà tình cảm ít thì mọi người cho người đó tính tình khô khan, cọc cằn. Còn người có tình cảm nhiều thì họ cho người đó là tính tình bi lụy yếu đuối, nghe ai nói điều gì đau khổ cũng dễ bị xúc động thương xót.

Cho nên dù tình cảm nhiều hay ít nó cũng làm cho chúng ta đau khổ, vì thế một người tu theo Phật giáo đều phải đoạn dứt tất cả tình cảm, vì nó là nguyên nhân sinh ra muôn thứ đau khổ. Chúng ta hãy biến tình cảm nhỏ hẹp của thế gian trở thành LÒNG YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN, chính LÒNG YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN mới là tâm từ bi của chư Phật, vì thế nó thoát ra mọi sự khổ đau không làm khổ mình khổ người và tất cả chúng sinh.

Muốn đoạn dứt những tình cảm nhỏ hẹp ích kỷ này và để mở rộng LÒNG YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN thì chúng ta cần phải sống MỘT MÌNH, nếu không sống MỘT MÌNH thì không bao giờ đoạn dứt được.

Nhìn chung các pháp trong Phật giáo thì pháp nào cũng dạy chúng ta ly dục ly ác pháp, nhưng ly dục ly ác pháp cho được rốt ráo thì chỉ có pháp môn sống MỘT MÌNH là tuyệt hảo nhất.

Cái hay nhất của Phật là chỉ sống MỘT MÌNH, nhờ sống MỘT MÌNH mà tất cả các pháp thế gian đều bị diệt sạch.

BÀI KỆ BỐN MƯƠI HAI

“Có những bạn vì lợi,
Thân cận và chung sống,
Những bạn không mưu lợi,
Nay khó tìm ở đời,
Người sáng suốt cứu mình,
Không phải cứu mọi người,
Trong lúc còn đang tu
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”

Trong cuộc đời bạn bè, thân hữu cũng như những người thân thuộc bà con trong gia đình đều là những người vì lợi, vì tiền của, vật chất, những hạng người này thì không thiếu gì. Còn ngược lại những người bạn không mưu lợi, không tham vật chất thì những người này không phải tìm dễ. Vì thế chúng ta không nên chung sống với họ, vì có chung sống với họ thì họ sẽ làm khổ chúng ta. Cho nên càng tránh xa họ bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Nhất là trong giai đoạn đang tu hành sống MỘT MÌNH thì lại càng tránh xa họ nhiều hơn nữa.

Sống MỘT MÌNH thì con đường tu hành mới bảo đảm là chúng ta sẽ thành công rực rỡ. Vì sống MỘT MÌNH thì không còn ai làm mình động tâm được, nhất là đang tu tập TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ thì sự sống MỘT MÌNH lại còn quan trọng gấp trăm ngàn lần.

Mỗi bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đều nhắc nhở chúng ta tu hành muốn giải thoát thì phải sống MỘT MÌNH.

Sự tu hành của chúng ta theo Phật giáo thì duy nhất chỉ có sống MỘT MÌNH là pháp tối hậu. Nếu ai không sống MỘT MÌNH mà tìm cầu sự giải thoát thì không bao giờ có giải thoát được, vì thế ngay khi mới bước chân vào đạo Phật thì chúng phải chuẩn bị tập sống MỘT MÌNH. Bởi vậy chỉ có sống MỘT MÌNH thì mới có ngày chứng đạo.

Cuối cùng qua bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đã xác định trên con đường tu tập của chúng ta phải làm như thế nào để được giải thoát hoàn toàn.

Bây giờ chúng ta đã thấu rõ pháp nào tu hành giải thoát ngay liền và pháp nào tu hành kéo dài thời gian. Nhưng có một điều chúng tôi cần nhắc nhở quý vị:

Trước khi muốn sống MỘT MÌNH thì phải sắp xếp những người thân trong gia đình để họ vui lòng chấp nhận không đến thăm viếng quấy rầy. Nhờ đó mới sống MỘT MÌNH trọn vẹn cho đến khi chứng đạo. Nếu không sắp xếp thì những người thân sẽ làm động và phá mất hạnh sống MỘT MÌNH.

Nếu không chuẩn bị tinh thần sống MỘT MÌNH thì tự mình cũng sẽ bung ra phá hạnh sống MỘT MÌNH của mình và vì vậy cuộc đời tu hành của mình cũng chỉ là hoài công vô ích.

HẾT

Tác giả: Trưởng lão Thích Thông Lạc
Trích sách: Sống một mình như con Tê Ngưu – Nhà xuất bản Tôn giáo

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường