Trang chủ Hỏi Đáp Sau khi chết sinh học, tưởng thức còn hoạt động không?

Sau khi chết sinh học, tưởng thức còn hoạt động không?

Khi sắc uẩn mất đi thì tất cả các uẩn khác cũng mất đi sẽ tan rã không còn một thủ uẩn nào hay một pháp nào thường còn (hay gọi là linh hồn). Năm thủ uẩn đều có tầng số nghiệp lực hấp dẫn riêng biệt của mỗi uẩn đó và khi tan rã thì uẩn nào sẽ bị nghiệp lực hấp dẫn của uẩn ấy chiêu cảm và đồng nhất.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Khi sắc uẩn mất đi thì tất cả các uẩn khác cũng mất đi, sẽ tan rã không còn một thủ uẩn nào hay một pháp nào thường còn (hay gọi là linh hồn). Năm thủ uẩn đều có tầng số nghiệp lực hấp dẫn riêng biệt của mỗi uẩn đó và khi tan rã thì uẩn nào sẽ bị nghiệp lực hấp dẫn của uẩn ấy chiêu cảm và đồng nhất.

Thích Quang Hạnh 

Câu hỏi: Sau khi chết sinh học, còn uẩn nào hoạt động không? Tưởng thức còn hoạt động không?

Trả lời: Như chúng ta đã biết, tất cả chúng sinh đều sinh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả và cuối cùng cũng trở về lại với nhân quả, vì chúng sinh vô minh, si ám, liệt tuệ nên luôn bị cuốn vào cơn lốc của năm bộc lưu (tham, sân, si, mạn, nghi), đó nghiệp lực hấp dẫn không những chi phối những loài hữu tình mà ngay cả loài vô tình cũng bị chi phối, không những loài có sự sống mà ngay cả những gì không có sự sống trong càn khôn vũ trụ này cũng đều bị chi phối bởi vì nó có tính vô thường, sinh diệt và biến hoại.

Vạn pháp không tự sinh ra và cũng không tự mà biến hoại và mất đi, vì vạn pháp không có tự tính, không có tự tướng, không có bản tính, không có bản tướng, không có ngã tính và cũng có ngã tướng. Vạn pháp trong nhân sinh quan, trong thế giới quan và trong vũ trụ quan được sinh khởi và kiến tạo đều được kết hợp bởi các yếu tố nhân duyên trùng trùng điệp điệp, khi các yếu tố nhân duyên ấy có cùng tần số với nhau cùng nằm trong quỹ đạo của nghiệp lực hấp dẫn, do vậy mà vạn pháp đã có mặt, sự sống được thiết lập tạo nên các giá trị của thế giới quan và thế giới của thức (đó là thức uẩn và tưởng uẩn), hai uẩn này có công năng thiết lập ra các tầng số nghiệp có tính hấp dẫn để đi vào tính hấp dẫn của guồng máy nhân quả.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Sau khi chet sinh hoc con uan nao hoat dong khong 3

Sự liên quan giữa các tầng số nghiệp lực của nhân sinh quan tương tác với tầng số nghiệp lực của thế giới quan, tầng số nghiệp lực của thế giới quan tương tác với tầng số nghiệp lực của vũ trụ quan, sự tương tác này được xảy ra không thể đo đếm và nghĩ lường, nó vượt ra ngoài sự phạm trù của không gian và thời gian.

Tầng số nghiệp lực hấp dẫn của nhân sinh quan luôn luôn có trong tầng số nghiệp lực hấp dẫn của thế giới quan và cũng vậy tầng số nghiệp lực hấp dẫn của thế giới quan luôn luôn có trong tầng số nghiệp lực hấp dẫn của vũ trụ quan và ngược lại, như vậy qua đó cho chúng ta thấy được rằng các tầng số nghiệp lực hấp dẫn ấy đều có chung một tầng số nghiệp lực hấp dẫn chung (không có một, không có hai đó là chân lý bất nhị của vạn pháp). Tầng số nghiệp lực hấp dẫn chung ấy đó là guồng máy “môi trường của nhân quả”, “môi trường của vô thường” và “môi trường của vô ngã”.

Thức uẩn và tưởng uẩn là hai uẩn trong năm uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn), năm yếu tố thủ uẩn này là năm yếu tố thiết lập ra tầng số để kết hợp với các tầng số nhân duyên tương xứng để kiến tạo ra các pháp hiện hữu trong đó có pháp nhân sinh quan, pháp thế giới quan và pháp vũ trụ quan.

Năm thủ uẩn này là năm yếu tố của môi trường nghiệp lực hấp dẫn của môi trường nhân quả, môi trường của vô thường và môi trường của vô ngã, các môi trường này tác động và kết hợp với tứ đại (đất, nước, gió và lửa) của từng môi trường thái dương hệ trong càn khôn vũ trụ để vạn pháp được sinh ra và hiện hữu có mặt, pháp ấy có đầy đủ các yếu tố của năm thủ uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn).

Các pháp có năm thủ uẩn này đều có tính không đồng nhất, có pháp năm thủ uẩn đều hoạt động một cách logic và sung mãn (như yếu tố con người), có pháp thức uẩn hoạt động kém (như yếu tố của loại thú) nhưng trong yếu tố của loài thú thì thức uẩn của mỗi loài cũng không đồng nhất với nhau, ngoài ra có những pháp thức uẩn của loài ấy hoạt động rất kém (đó là yếu tố của loài thảo mộc), nói như vậy thì các yếu tố những loài mà thức hoạt động kém như vậy thì liệu nó có đủ điều kiện để nghiệp lực hấp dẫn chi phối hay không? Chúng ta nên biết rằng công năng và sự vận hành của năm thủ uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn) này nó phải có tính cân bằng các tầng số của mỗi uẩn, nếu nó không có tính cân bằng thì pháp ấy sẽ bị hoại diệt. Vậy các yếu tố của những loài mà thức uẩn hoạt động kém thì lấy uẩn nào để cân bằng tầng số cho nó? Đây là vấn đề mấu chốt và rất quan trọng trong sự nhận thức của chúng ta khi bàn luận về các thế giới quan, trong đó kể đến “Dục giới quan” “sắc giới quan” và “vô sắc giới quan”.

Tất cả các yếu tố của các loài mà thức uẩn hoạt động kém trong đó có yếu tố con người thì hệ quả tất yếu để cân bằng tầng số nghiệp của năm thủ uẩn này là tưởng uẩn sẽ có công năng cân bằng, vì thức làm chủ, thức tạo tác, thức dẫn đầu các pháp. Cho nên bất cứ loài hữu tình nào mà thức uẩn hoạt động kém và rất kém thì ngay đó tính năng của tưởng uẩn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, sung mãn hơn để cân bằng cho sự yếu kém của thức uẩn, tính năng của thức phải luôn luôn hoạt động xuyên suốt không được ngưng nghỉ, nếu một trong hai thức uẩn này mà ngừng hẳn thì năm thủ uẩn này tan rã ngay lập tức, ý thức uẩn hoạt động kém thì tưởng thức uẩn phải hoạt động vượt trội để bổ sung lực nghiệp, nếu ý thức uẩn ngừng hoạt động (đó là trạng thái ngủ) thì tưởng thức uẩn phải thay thế (đó là trạng thái chiêm bao mộng mị), chúng ta nên nhớ năm thủ uẩn mà bị tưởng thức uẩn chi phối thì tất cả các uẩn còn lại đều là tưởng (sắc tưởng uẩn, thọ tưởng uẩn, tưởng tưởng uẩn, hành tưởng uẩn và thức tưởng uẩn). Qua đó cho chúng ta thấy rằng giữa hai thức đều có sự liên quan tới nhau một cách logic và cũng có yếu tố chân lý “bất nhị”, trong tưởng thức uẩn, ý thức uẩn cũng có mặt, trong ý thức uẩn thì cũng có tưởng thức uẩn có mặt, trong hai thức này hoạt động tuy riêng biệt nhưng vẫn cùng chung một thức đó là “thức vô minh. Tưởng thức uẩn vô minh và thức uẩn vô minh này Đức Phật gọi chung nó là “tưởng tri” còn khi bàn luận về ý thức của “liễu tri” thì là một vấn đề khác trong một tư duy khác nó nằm khỏi sự phạm trù trong tư duy này.

Khi chúng ta có cái nhìn thật tri về năm thủ uẩn thì chúng ta phải biết bản chất của nó vẫn là vô ngã pháp, không có pháp nào là nó, là của nó và bản ngã của nó, năm thủ uẩn này tuy có năm yếu tố thủ uẩn riêng biệt nhưng vẫn cùng một môi trường nghiệp lực hấp dẫn của nhân quả, của vô thường và của vô ngã, không có uẩn nào tự hoạt động riêng biệt mà không có các uẩn còn lại chi phối và tương tác.

Bởi vì tính vô ngã của mỗi uẩn đều đồng nhất với nhau, có nghĩa là mỗi uẩn không có bản ngã, không có tự tính, uẩn này có mặt thì uẩn kia cũng có mặt, uẩn này không có mặt thì uẩn kia cũng không có mặt. Sắc uẩn sinh khởi và có mặt thì thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng sinh khởi và có mặt, sắc uẩn hủy diệt và không có mặt thì thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng hủy diệt và không có mặt, qua đó chúng ta thấy thật tri rằng nếu trong năm thủ uẩn này thiếu đi một uẩn thì bốn uẩn kia sẽ bị hủy diệt và không có mặt hay nói một cách khác rằng thiếu đi một thủ uẩn thì năm thủ uẩn này không có mặt, đó là bản tính vô ngã của vạn pháp, pháp này có, pháp kia có, pháp này diệt, pháp kia diệt.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Sau khi chet sinh hoc con uan nao hoat dong khong 1

Chúng ta có một ví dụ nhỏ cho tính vô ngã của một pháp, khi ta thấy có một ấm trà trước mặt, bây giờ chúng ta bắt đầu tư duy về nó, để có được một ấm trà không phải bản chất của nó đã có sẵn hiện hữu cố định trước mắt ta, muốn có được một ấm trà thơm ngon không phải nó tự nơi nào hiện ra hay ở trên trời rơi xuống, mà chúng ta biết rằng muốn có được một ấm trà thì phải có đầy đủ các yếu tố nhân duyên của các pháp phù hợp và tương ứng thì ấm trà này mới có mặt, mới hiện hữu, chúng ta biết rằng để có được một ấm trà thì trước hết ta phải có trà, có nước đun sôi, có ấm trà và có người pha chế, nhờ có các yếu tố nhân duyên phù hợp tương ưng thì ấm trà thơm ngon này mới có mặt, vậy chúng ta có một phép thử rằng nếu không có trà, chỉ có nước đun sôi, có ấm trà và có người pha chế thì liệu ấm trà thơm ngon này có mặt hay không? Hay chúng ta có trà, không có nước đun sôi, có ấm trà và có người pha chế liệu ấm trà thơm ngon này có mặt hay không? Hay có trà, có nước đun sôi, không có ấm trà, có người pha chế, thì liệu ấm trà thơm ngon này có mặt hay không? Hay là có trà, có nước đun sôi, có ấm trà, không có người pha chế, thì liệu ấm trà thơm ngon này có mặt hay không? Tất nhiên rằng nếu thiếu đi một nhân duyên và một pháp để có được một ấm trà thì sẽ không bao giờ có được một ấm trà và nó không bao giờ có mặt, như vậy để có được một ấm trà thì phải có đầy đủ các yếu tố nhân duyên phù hợp thì ấm trà có mặt và ngược lại nếu thiếu đi một yếu tố nhân duyên phù hợp thì ấm trà không có mặt, vậy lấy gì để nói rằng ấm trà là tự ngã! Ta là ấm trà hay ấm trà là ta! Muốn có một pháp sinh khởi và hiện hữu thì pháp ấy phải nương tựa vào các pháp khác để có mặt và ngược lại cũng vậy một pháp nào muốn hủy diệt thì pháp ấy phải nương tựa vào các pháp khác để mà biến mất không còn có mặt và hiện hữu.

Năm thủ uẩn mà chúng ta đang nói đến bản chất của nó cũng vô ngã pháp, nó cũng không có tự tính, nó phải nương tựa các uẩn khác lẫn nhau để có mặt và ngược lại nó cũng nương tựa các uẩn khác lẫn nhau mà biến mất. Sắc uẩn (sắc sinh học) do bốn yếu tố của tứ đại mà có mặt (đất, nước, gió, lửa), có sắc sinh khởi và hiện hữu thì các uẩn lần lượt sinh khởi, thọ, tưởng, hành, thức uẩn sinh khởi và hiện hữu, ngược lại khi sắc (sinh học) hủy diệt và biến mất thì lần lượt các uẩn khác cũng hủy diệt và biến mất.

Như vậy chứng tỏ rằng nếu mất đi một thủ uẩn thì không còn một thủ uẩn nào còn và tồn tại, thân xác của chúng sinh là do năm thủ uẩn hoạt động mà có mặt và mất đi.

Bây giờ chúng ta liên hệ thân xác này với ví dụ ở trên là yếu tố của ấm trà thơm ngon, thì chúng ta thấy rằng nếu có sắc uẩn, không có thọ uẩn, có tưởng uẩn, có hành uẩn, có thức uẩn, vậy liệu thân xác này có mặt hay không?

Hay có sắc uẩn, có thọ uẩn, không có tưởng uẩn, có hành uẩn, có thức uẩn, vậy liệu thân xác này có mặt hay không?

Hay có sắc uẩn, có thọ uẩn, có tưởng uẩn, không có hành uẩn, thì liệu thân xác này có mặt hay không? Còn nữa có sắc uẩn, có thọ uẩn, có tưởng uẩn, có hành uẩn, không có thức uẩn, thì liệu thân xác này có mặt hay không?

Chắc chắn rằng nếu thiếu đi một thủ uẩn thì thân xác này không có mặt và chúng ta cũng hiểu rằng nếu thiếu đi một thủ uẩn thì không có một thủ uẩn nào có mặt.

Như vậy, đã quá rõ ràng cho chúng ta thấy rằng khi sắc uẩn (sinh học) không còn thì không còn thủ uẩn nào tồn tại và có mặt, tất cả đều biến mất và không có mặt. Khi sắc uẩn mất đi thì tất cả các uẩn khác cũng mất đi sẽ tan rã không còn một thủ uẩn nào hay một pháp nào thường còn (hay gọi là linh hồn). Năm thủ uẩn đều có tầng số nghiệp lực hấp dẫn riêng biệt của mỗi uẩn đó và khi tan rã thì uẩn nào sẽ bị nghiệp lực hấp dẫn của uẩn ấy chiêu cảm và đồng nhất.

Ghi chú: Những trao đổi, lập luận, quan điểm thể hiện chính kiến, cách hành văn và tư duy riêng của tác giả. Tạp chí NCPH đăng tải để rộng đường trao đổi, mang tính học thuật, phục vụ công tác nghiên cứu triết học Phật giáo.
Tiêu đề (*): Do BBT Tạp chí NCPH đặt

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

2 bình luận

Luân hồi vô lượng kiếp

Ngũ ấm 25/12/2023 - 17:58

Bạn trên : Sẽ cộng nghiệp vào sinh thế, tần số nghiệp lực tùy uẩn, “khi tan rã thì uẩn nào sẽ bị nghiệp lực hấp dẫn của uẩn ấy chiêu cảm và đồng nhất.”

Trả lời

Chết chưa phải là hết có đúng không?

Kiều Mai 10/12/2023 - 09:11

Có người cho rằng sau khi chêt vẫn có thẻ tu tập, vậy tác giả có thể chia sẻ về quan điểm trên được không?
xin cảm ơn

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường