Trang chủ Bài viết nổi bật Sáng nay tôi đi phóng sinh

Sáng nay tôi đi phóng sinh

Sáng nay tôi đi phóng sinh - Trên đường về bỗng dưng tôi ấm lòng là lạ, một cảm giác gì đó cứ quanh quẩn trong đầu, tôi cảm thấy vui hơn mọi ngày, một niềm vui trong lặng. Và không quên hẹn con bạn, mỗi tháng khi có lương, dành một ít tiền ra đây thả cá nữa nghe!

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Sáng nay tôi đi phóng sinh – Trên đường về bỗng dưng tôi ấm lòng là lạ, một cảm giác gì đó cứ quanh quẩn trong đầu, tôi cảm thấy vui hơn mọi ngày, một niềm vui trong lặng. Và không quên hẹn con bạn, mỗi tháng khi có lương, dành một ít tiền ra đây thả cá nữa nghe!

Tác giả: Kim Thị Thu
Trường Tiểu học Kim Hòa B, Kim Hòa, Cầu Ngang, Trà Vinh

Như đã hẹn trước, sáng nay tôi với con bạn thân cùng nhau ghé qua hàng cá, mỗi đứa sẽ mua một ít cá để thả. Chúng tôi chỉ mua trong khả năng của mình có thể, không nhiều cho lắm do cuộc sống chúng tôi chỉ đủ ăn, đủ mặc cho nên chỉ có thể nhín một ít tiền để cứu một vài sinh mạng đang thoi thóp chờ chết. Và vì chúng tôi đã được nghe pháp rằng của bố thí không bằng cái tâm bố thí…

Sau một hồi loay hoay hỏi giá, cân đếm mỗi đứa túm được một bọc đi ra. Tôi mua được hai con cá lóc hơn một kí, con bạn thì vớt được một kí cá kèo, hai đứa xuất phát ra ngoài cống sâu tuốt trong đường đal vào ruộng đã được người quen chỉ dẫn. Họ nói thả ở đây ít ai qua lại sẽ không có người phát hiện mà chờ vớt như vậy sẽ an toàn cho vật phóng sinh, chứ cái cảnh vừa thả xong đã có người khác bắt lên cũng buồn lòng lắm.

Vừa cứu nó từ bên kia mới thả xuống thì đã bị bắt trở lại. Con người ta cũng thiệt là…Cuộc đời có những điều u mê quá sức tưởng tượng.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Sang nay toi di phongs sinh 1

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: St

Bước chân lần lần xuống bờ gần giáp mí nước, trước khi thả con bạn nó lầm bẩm trong miệng gì đó mà tôi nghe không rõ. Tôi chỉ biết xuống gần mí nước rồi mở miệng bọc thả cá ra rồi với theo một câu : đi an lành bạn nhé ! Hai con cá vừa gặp nước đã lượn mình một vòng rồi biến mất chỉ còn lằn sóng nhỏ trên mặt nước rẽ đôi.

Nhỏ bạn cũng thế, nó từ từ trút đàn cá kèo xuống nước nghe lõm bõm từng hồi, mấy chú cá kèo nuôi chắc là vì chưa quen môi trường nước tự nhiên nên cứ lẩn quẩn dưới đám lục bình. Một vài con cứ ngoi lên rồi hụp xuống gần chỗ chúng tôi còn những con khác đang thả mình theo dòng nước hết gần rồi lại xa.

Con nắng chín giờ đang leo qua ngọn bần, những vạt nắng trong trẻo chiếu thẳng phía sau lưng chúng tôi, nắng in dài trên mặt nước và loang loáng, nhấp nhô theo từng đợt sóng lăn tăn. Lục bình từ đâu kết lại thành một mảng dày đặc và xanh ngắt, những bông tím thi nhau chỉa thẳng lên trời như đang cố khoe lấy cái sắc màu kiều diễm trên cái hình hài mộc mạc, chân quê. Thả xong mẻ cá chúng tôi không vội về mà ngồi lại bên bờ cống.

Ngồi nhìn trời xanh thăm thẳm trên cao, những áng mây vội vàng theo gió cuốn mà thả mình trong sự yên ắng của miền quê thanh bình. Lòng trở nên lắng dịu lạ thường. Tôi buột miệng:

– Ê, lúc nãy mày lầm bẩm gì trong miệng vây ? Mày nói chuyện với cá hả ? Hì ….

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Sang nay toi di phongs sinh 2

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: St

– Ủa…mày không biết gì sao ? Trước khi phóng sinh mình phải Quy y cho con vật và niệm A Di Đà Phật. Đó là tác ý như vậy, chứ thực ra trong Kinh sách Phật giáo không có chuyện đó, vì con vật không có chính tư duy như con người, nên đâu có hiểu quy y là gì. Nhưng cứ tác ý vậy, cho chúng nó được Quy y Tam bảo và được nghe danh hiệu Phật để không đọa lạc trong sáu nẻo luân hồi.

– À…thì ra là vậy, nhưng hồi nãy tao không có làm mà chỉ niệm một câu A Di Đà Phật rồi thả chúng thôi !

– Chắc không sao đâu, đạo Phật chủ về tâm mà. Nhưng lần sau mày phải nhớ làm đó nghe, biết mà không làm mới có tội. Hì…

Rồi hai đứa cùng cười, nhìn xuống dòng nước mấy bạn cá kèo còn đó không biết chúng có nghe được câu chuyện của chúng tôi không mà đôi mắt đăm đăm không rời. Đến giờ phải về, tôi cầm cái cây quậy quọ đuổi chúng ra xa bờ. Trên đường về bỗng dưng tôi ấm lòng là lạ, một cảm giác gì đó cứ quanh quẩn trong đầu, tôi cảm thấy vui hơn mọi ngày, một niềm vui trong lặng. Và không quên hẹn con bạn, mỗi tháng khi có lương, dành một ít tiền ra đây thả cá nữa nghe!

Tác giả: Kim Thị Thu
Trường Tiểu học Kim Hòa B, Kim Hòa, Cầu Ngang, Trà Vinh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường