Trang chủ Giáo Hội Quy chế hoạt động của Ban Pháp chế T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Quy chế hoạt động của Ban Pháp chế T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ban hành Quy chế hoạt động Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 - 2027), gồm có 06 chương, 24 điều (Quy chế đính kèm).

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

Số: 87/QĐ-HĐTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Căn cứ Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII, 2022;

Căn cứ Nghị quyết số 626/NQ-HĐTS ngày 27/12/2022 Hội nghị Kỳ 2 Hội đồng Trị sự khóa IX GHPGVN;

Xét đề nghị của Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 – 2027), gồm có 06 chương, 24 điều (Quy chế đính kèm).

Điều 2. Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký – Chánh Văn phòng Trung ương GHPGVN (VP1, VP2), Trưởng Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN và các thành viên Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Quy định trước đây trái với Quy chế này đều không còn giá trị./.

Nơi nhận:
– Như điều 2;
– BTTr HĐTS GHPGVN;
– Lưu: VP1,VP2.

TM. BAN THƯỜNG TRỰC
CHỦ TỊCH

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
BAN PHÁP CHẾ TRUNG ƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
BAN PHÁP CHẾ TRUNG ƯƠNG GHPGVN NHIỆM KỲ IX (2022-2027)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 87/QĐ-HĐTS ngày 14 tháng 3 năm 2023
của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt nam)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN; các Phân ban trực thuộc; Ban Pháp chế GHPGVN cấp tỉnh, thành phố, quận huyện; Tổ chức hoạt động của 02 Văn phòng Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN.

Điều 2. Ban Pháp chế Trung ương là một trong các Ban, Viện Trung ương, thuộc hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là cơ quan chuyên môn, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn làm tham mưu trực tiếp cho Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, lãnh đạo Giáo hội đối với những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn pháp chế trong phạm vi hoạt động của Ban.

Điều 3. Ban Pháp chế hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số; Phụng hành giáo pháp, tuân thủ giới luật, pháp luật và Hiến chương GHPGVN, Quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, nhiệm kỳ 2022 – 2027, Quy chế hoạt động Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN, nhiệm kỳ 2022 – 2027 trên tinh thần hòa hợp, đoàn kết, dân chủ, bình đẳng, tập thể thảo luận và biểu quyết thông qua.

Chương II
THÀNH PHẦN NHÂN SỰ – HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Điều 4. Thành phần nhân sự của Ban Pháp chế Trung ương không quá 97 thành viên, gồm các chức danh:

– Trưởng ban

– 02 Phó Trưởng ban Thường trực

– Các Phó Trưởng ban

– 01 Chánh Thư ký

– 02 Phó Thư ký

– Các Ủy viên Thường trực

– Các Ủy viên

Điều 5. Cơ cấu nhân sự của Ban Pháp chế Trung ương gồm:

Trưởng Ban Pháp chế tỉnh thành, đại diện các Hệ phái Phật giáo, Tăng Ni, Phật tử có năng lực, trình độ, am hiểu các lĩnh vực liên quan đến pháp chế, các quy định về Giới luật Phật, quy định Hiến chương, Quy chế và các quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Pháp luật Nhà nước; có tâm nguyện phục vụ được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chuẩn y bằng một Quyết định.

Điều 6. Các Phân ban trực thuộc:

Căn cứ nhu cầu nhiệm vụ chuyên môn, Ban Pháp chế Trung ương thành lập 04 Phân ban gồm:

– Phân ban phụ trách về Giới luật;

– Phân ban phụ trách về Pháp luật;

– Phân ban phụ trách hỗ trợ, tư vấn pháp lý;

– Phân ban phụ trách tổ chức sự kiện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.

Mỗi Phân ban có Trưởng Phân ban, Phó Trưởng Phân ban Thường trực, các Phó Trưởng Phân ban, Thư ký, Ủy viên Thường trực và các Ủy viên; số lượng không quá 37 thành viên.

Trong trường hợp cần thiết thành lập thêm các Phân ban chuyên môn, Ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương sẽ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN quyết định.

Điều 7. Hệ thống tổ chức của Ban Pháp chế GHPGVN:

– Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN;

– Ban Pháp chế GHPGVN cấp tỉnh, thành phố;

– Ban Pháp chế hoặc Ủy viên Pháp chế Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện;

– Các Phân ban trực thuộc được quy định tại Điều 6, Chương II của Quy chế này.

Điều 8. Văn phòng Ban Pháp chế Trung ương:

– Văn phòng Trung ương: Chùa Quán Sứ, số 73 Phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội.

– Văn phòng Thường trực phía Nam: Thiền viện Quảng Đức, số 294, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM.

Mỗi văn phòng có 01 Chánh Văn phòng do Phó Thư ký đảm nhiệm, các Phó Văn phòng và Nhân viên văn phòng.

Chương III
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 9. Chức năng, nhiệm vụ:

Ban Pháp chế Trung ương có chức năng, nhiệm vụ thực hiện theo Điều 17, Chương III, Quy chế Hoạt động ban Thường trực HĐTS GHPGVN.

– Có trách nhiệm tham mưu chính xác trong chuyên môn, bảo đảm sự hài hòa, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến vụ việc; Tham mưu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm của Giáo hội; Ban Pháp chế Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Thường trực HĐTS GHPGVN đối với các công tác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công như sau:

– Phối hợp với các Ban, Viện Trung ương liên quan trong việc soạn thảo văn bản quy phạm của Giáo hội.

– Phối hợp với Ban Tăng sự, Ban Kiểm soát Trung ương tổ chức rà soát, hệ thống hóa các văn bản của Giáo hội, đề xuất phương án xử lý những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo trái quy định hoặc không còn phù hợp.

– Phối hợp với Ban, Viện các cấp Giáo hội kiểm tra, xử lý văn bản liên quan đến lĩnh vực hoạt động theo quy định của Giáo hội.

– Kết hợp với 02 Văn phòng xây dựng kế hoạch tổ chức phổ biến triển khai Hiến chương, Quy chế và các quy định của Giáo hội. Tổ chức khảo sát hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác triển khai, thực hiện các quy định văn bản quy phạm của các cấp Giáo hội.

– Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác pháp chế ở các cấp Giáo hội; Theo dõi tình hình và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết và văn bản quy phạm của Giáo hội.

– Phối hợp với các Ban, Viện, các cấp Giáo hội thực hiện hỗ trợ tư vấn pháp lý cho tự viện, Tăng Ni, tín đồ Phật tử.

– Phối hợp với Ban Tăng sự, Ban Kiểm soát Trung ương và các cấp Giáo hội trong việc tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, khiếu kiện, kiến nghị của tự viện, Tăng Ni, tín đồ Phật tử.

– Tham gia ý kiến về mặt pháp lý với cơ quan quản lý Nhà nước và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Giáo hội, tự viện, Tăng Ni, tín đồ Phật tử theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức các khoá bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn của Ban Pháp chế.

– Tham gia xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tập huấn và kiến nghị với Hội đồng Trị sự về những biện pháp bảo đảm việc thi hành các quy định của Giáo hội ở địa phương.

– Tham gia, xem xét tính hợp Hiến, căn cứ pháp lý để ban hành văn bản, thẩm định về thủ tục ban hành, đảm bảo hợp pháp về nội dung các văn bản quy phạm của Giáo hội.

– Chịu trách nhiệm báo cáo kết quả công tác hoạt động và giám sát về lãnh vực chuyên môn của Ban Pháp chế với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

– Phối hợp với các Ban, Viện và các các cấp Giáo hội trong việc đề xuất, tuyên dương, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều 10. Trong quá trình nghị sự và giải quyết công việc, Ban Pháp chế Trung ương đề cao trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện và quyết định các Phật sự trọng yếu của Ban.

Điều 11. Ban Pháp chế Trung ương có trách nhiệm thảo luận, thông qua các chương trình hoạt động Phật sự của Ban tại các kỳ Hội nghị Sơ kết, Tổng kết; Tổ chức triển khai hoạt động Phật sự theo quy định của Hiến chương GHPGVN, pháp luật Nhà nước; Các Nghị quyết, chương trình hoạt động Phật sự của Hội đồng Trị sự GHPGVN đề ra, chương trình hoạt động Phật sự của Ban Pháp chế Trung ương, các nội dung công tác Phật sự được thông qua tại các kỳ họp thường kỳ hoặc bất thường của Ban.

Điều 12. Khi tiếp nhận hồ sơ, tùy theo vụ việc, Ban Pháp chế Trung ương sẽ tham khảo ý kiến với Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội cấp tỉnh, thành phố và Hệ phái; phân công thành viên phối hợp, xác minh cụ thể, thu thập chứng cứ pháp lý, trước khi tham mưu và đề xuất biện pháp giải quyết với Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, lãnh đạo Giáo hội.

Điều 13. Thành viên Ban Pháp chế được phân công giải quyết vụ việc phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường trực HĐTS, lãnh đạo Giáo hội và tập thể Ban Pháp chế Trung ương đối với các tham mưu, đề xuất trong việc giải quyết, xử lý vụ việc có liên quan đến cá nhân, hoặc tập thể theo luật Phật chế định, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, pháp luật Nhà nước.

Điều 14. Các vụ việc đã được tập thể hoặc 2/3 thành viên Ban Pháp chế Trung ương tại cuộc họp thảo luận, biểu quyết thông qua đều phải được triển khai thực hiện; Các vụ việc quan trọng, trước khi lãnh đạo Ban Pháp chế Trung ương tham mưu trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, lãnh đạo Giáo hội phải được 2/3 Ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương thảo luận, thông qua bằng một phiên họp.

Điều 15. Các Nghị quyết, chương trình hoạt động Phật sự và các công tác của Ban khi được tập thể và lãnh đạo thống nhất thông qua, từng thành viên được phân công phải chịu trách nhiệm thực hiện theo từng vụ việc được giao.

Điều 16. Quyền hạn của thành viên Ban Thường trực Ban Pháp chế:

1. Trưởng ban:

– Thay mặt Ban Pháp chế Trung ương báo cáo, tham mưu, đề xuất biện pháp xử lý trình Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, lãnh đạo Giáo hội các vụ việc, vấn đề có liên quan đến chuyên môn Ban Pháp chế.

– Thừa uỷ nhiệm Ban Thường trực HĐTS GHPGVN triển khai các công việc được phân công mang tính chuyên môn đến các Ban, Viện, Ban Trị sự GHPGVN các cấp, Ban Pháp chế GHPGVN tỉnh, thành phố, quận huyện.

– Triệu tập, chủ trì các kỳ họp thường kỳ hoặc bất thường để thảo luận, thông qua các công tác chuyên môn của Ban Pháp chế.

– Những vụ việc mang tính sự vụ do Trưởng ban quyết định; đối với những vụ việc phức tạp, quan trọng, do tập thể ban thảo luận, biểu quyết thông qua trước khi lãnh đạo Ban báo cáo với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, lãnh đạo Giáo hội.

– Ký văn bản trình Ban Thường trực HĐTS GHPGVN về các trường hợp thành viên Ban Pháp chế Trung ương, các Phân ban thuộc Ban Pháp chế Trung ương vi phạm kỷ luật, hoặc xin không tiếp tục tham gia Ban Pháp chế Trung ương và các Phân ban chuyên môn, để được Ban Thường trực HĐTS ban hành quyết định.

– Ký quyết định bổ nhiệm nhân viên văn phòng Ban Pháp chế Trung ương và ký quyết định bãi, miễn nhiệm đối với nhân viên văn phòng Ban Pháp chế vi phạm quy định hoặc có đơn xin thôi việc.

– Nếu vì bệnh duyên hoặc duyên sự đặc biệt, thì ủy quyền bằng một văn bản cho một trong hai Phó Trưởng Ban Thường trực xử lý công việc cho đến khi Trưởng ban trở lại nhiệm sở.

2. Phó Trưởng Ban Thường trực:

– Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương có trách nhiệm, quyền hạn phụ tá trực tiếp cho Trưởng ban về các nhiệm vụ khi được Trưởng ban ủy nhiệm.

– Thay mặt Trưởng ban ký thư triệu tập, chủ trì các phiên họp thường kỳ hoặc bất thường để thảo luận, thông qua các công tác chuyên ngành; báo cáo, tham mưu, đề xuất biện pháp xử lý lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, lãnh đạo Giáo hội;

– Thay mặt Trưởng ban tổ chức, triển khai thực hiện các công tác được Ban Thường trực HĐTS GHPGVN phân công; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các công tác chuyên ngành tại địa phương;

– Thay mặt Trưởng ban phối hợp với các Ban, Viện Trung ương, Ban Pháp chế tỉnh, thành Phật giáo và các Hệ phái trong thu thập chứng cứ pháp lý, sự việc có liên quan để tham mưu trình Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, lãnh đạo Giáo hội có hướng xử lý;

– Chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban Pháp chế Trung ương về công việc đã thay mặt Trưởng ban xử lý.

3. Các Phó Trưởng ban:

– Được quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với từng vụ việc cụ thể theo sự phân công của Ban Thường trực;

– Chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban và lãnh đạo ban đối với các công việc được phân công cụ thể.

4. Chánh, Phó Thư ký:

– Có trách nhiệm, báo cáo công tác hoạt động Phật sự Sơ kết, Tổng kết và báo cáo cập nhật các hoạt động liên quan. Có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, trình lãnh đạo Ban xem xét tại các kỳ họp.

– Khi cá nhân, tập thể gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, đến Văn phòng Ban Pháp chế Trung ương, Chánh, Phó Thư ký phải tiếp nhận hồ sơ và báo cáo kịp thời với lãnh đạo Ban và tổ chức phiên họp để nghiên cứu, giải quyết vụ việc.

– Những vụ việc được Ban và lãnh đạo ủy nhiệm, Chánh, Phó Thư ký phải chịu
trách nhiệm về công việc được phân công giải quyết hoặc triển khai thực hiện.

– Soạn thảo các loại công văn có liên quan và thực hiện việc lưu trữ hồ sơ theo quy định chung của Giáo hội và pháp luật.

– Chánh, Phó Thư ký thừa ủy nhiệm của Trưởng ban ký các văn bản mang tính nội bộ trong phạm vi của Ban Pháp chế theo quy định.

5. Ủy viên Ban Pháp chế:

– Tích cực tham gia nghiên cứu, hoạt động đóng góp cho công việc chung của toàn Ban.

– Tuân thủ quy chế hoạt động và tham dự đầy đủ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các chương trình tập huấn do Giáo hội và Ban Pháp chế tổ chức.

– Nội dung phát ngôn, phát biểu với tư cách của Ban Pháp chế, tư cách thành viên của Ban Pháp chế phải xin phép và được sự đồng ý của Trưởng ban.

– Tham dự mạn đàm các sự kiện, hội nghị, hội thảo, games show, chương trình truyền hình phải được sự chấp thuận của Ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN.

– Mỗi thành viên của Ban hoạt động theo sự phân công của lãnh đạo Ban.

6. Các Trưởng Phân ban thuộc Ban Pháp chế:

Có trách nhiệm lên kế hoạch hoạt động về lãnh vực chuyên môn của các Phân ban; có trách nhiệm và quyền hạn giải quyết, xử lý trong phạm vi cho phép và chịu trách nhiệm trước Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Pháp chế Trung ương và Ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN.

7. Văn phòng Ban Pháp chế Trung ương:

– Tham mưu, đề xuất, và trình xin ý kiến của Trưởng ban, Ban Thường trực Ban Pháp chế trong mọi công tác, hoạt động của Ban trước khi thực hiện và báo cáo kết quả sau khi thực hiện.

– Có trách nhiệm tiếp nhận các loại hồ sơ có liên quan do cá nhân, tập thể gửi đến.

– Tổ chức nghiên cứu, đề xuất biện giải quyết vụ việc, đệ trình lãnh đạo Ban xem xét.

– Những vụ việc có tính chất quan trọng, Văn phòng Ban phải kịp thời xin ý kiến lãnh đạo Ban để tổ chức phiên họp nghiên cứu, cho ý kiến trước khi triển khai thực hiện.

– Tổ chức, mỗi quý họp 1 lần để báo cáo kết quả công tác hoạt động và triển khai kế hoạch công tác.

– Lập kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng và tổng kết năm cho toàn Ban.

– Kết hợp với Phân ban Tổ chức sự kiện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn lập kế hoạch trình Ban Thường trực Ban Pháp chế, tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn công tác Pháp chế với quy mô khu vực và toàn quốc.

– Lập kế hoạch trình lãnh đạo Ban tổ chức Hội nghị Giao ban giữa Ban Pháp chế Trung ương và Ban Pháp chế tỉnh thành phố và quận huyện.

– Chánh, Phó Thư ký có trách nhiệm quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của Giáo hội và Pháp luật.

Điều 17. Ban Pháp chế cấp tỉnh thành, Ban Pháp chế hoặc ủy viên Pháp chế Ban Trị sự GHPGVN quận huyện hoạt động Phật sự theo Hiến chương, Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố, quận huyện do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN ban hành và Quy chế Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN; Trong quá trình hoạt động Phật sự thuộc lãnh vực chuyên môn của Ban, những trường hợp không có quy định trong Quy chế, Ban Pháp chế tỉnh thành, quận huyện phải có văn bản xin ý kiến Ban Pháp chế Trung ương và chỉ được thực hiện khi có ý kiến của Ban Pháp chế Trung ương.

Chương IV
TRÁCH NHIỆM LIÊN HỆ – HỘI HỌP TUYÊN DƯƠNG – KỶ LUẬT

Điều 18. Trách nhiệm liên hệ:

Trưởng ban Pháp chế là người trực tiếp liên hệ công tác Phật sự với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban, Viện Trung ương GHPGVN, Ban Trị sự và Ban Pháp chế GHPGVN cấp tỉnh, thành phố, quận huyện;

Phó Trưởng ban Thường trực, Chánh, Phó Thư ký Ban Pháp chế Trung ương thừa ủy nhiệm Trưởng ban trực tiếp liên hệ, trao đổi, làm việc với Ban Trị sự GHPGVN, Ban Pháp chế GHPGVN các cấp.

Điều 19. Các Ủy viên Ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương liên hệ trao đổi làm việc với Ban Pháp chế GHPGVN các cấp, khi được Trưởng ban và Ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương phân công.

Điều 20. Tổ chức hội họp:

Ban Pháp chế họp định kỳ 06 tháng để báo cáo Sơ kết công tác Phật sự của Ban; Hội nghị Tổng kết năm, Hội nghị Tổng kết nhiệm kỳ để báo cáo công tác Phật sự và thảo luận, hoạch định chương trình hoạt động Phật sự cho năm tiếp theo và cả nhiệm kỳ.

Ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương mỗi quý họp 01 lần hoặc họp bất thường để thảo luận, bàn bạc, xử lý và định hướng cho chương trình hoạt động Phật sự của Ban.

Hội nghị Sơ kết, Tổng kết của Ban được tổ chức trước thời gian Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN tổ chức Hội nghị Sơ kết và Tổng kết.

Điều 21. Kỷ luật:

1. Các thành viên của Ban Pháp chế Trung ương có trách nhiệm tham dự đầy đủ Hội nghị, các cuộc họp do Ban tổ chức, các thành viên vắng mặt 02 lần không lý do chính đáng thì xem như từ bỏ nhiệm vụ; Trưởng ban Pháp chế có văn bản trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN ban hành quyết định bãi nhiệm theo quy định.

2. Các công việc đã được Ban biểu quyết thông qua hoặc đang trong quá trình nghiên cứu giải quyết, nếu thành viên Ban làm tiết lộ bí mật thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm kỷ luật trước Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN và Ban Pháp chế.

3. Các thành viên của Ban Pháp chế không chấp hành theo các quy định của Giáo hội, Ban và các vi phạm khác làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tổ chức GHPGVN. Tùy theo mức độ vi phạm, lãnh đạo Ban Pháp chế Trung ương sẽ nhắc nhở, kiểm điểm, khiển trách, cảnh cáo; nếu nghiêm trọng sẽ đề nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN ban hành quyết định bãi nhiệm.

Điều 22. Tuyên dương:

Các thành viên Ban Pháp chế hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc được giao, Ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương xem xét tặng bằng Tuyên dương công đức, bằng Công đức của Ban Pháp chế; trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Tăng sự Trung ương xem xét tùy theo thành tích hoạt động để tặng bằng Tuyên dương công đức, bằng Công đức và các hình thức tuyên dương khác của Trung ương Giáo hội.

Chương V
TÀI CHÍNH

Điều 23. Tài chính hoạt động của Ban Pháp chế Trung ương:

1. Thu:

1. Các thành viên Ban Pháp chế Trung ương tùy hỷ đóng góp;

2. Ban Pháp chế cấp tỉnh thành phố, quận huyện hỷ cúng công đức phí;

3. Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước hỷ cúng hợp pháp.

4. Tạo nguồn quỹ hợp pháp cho hoạt động Ban Pháp chế.

2. Chi:

Tất cả nguồn Tài chính được vận động, ủng hộ, hỷ cúng do Thủ quỹ của Ban quản lý và chi phục vụ các công tác thường xuyên của Ban. Việc thu chi phải trình Ban Thường trực và lãnh đạo Ban. Tất cả nguồn Thu – Chi phải được báo cáo theo định kỳ tháng, quý, năm và lập sổ sách thu – chi theo quy định.

Chương VI
SỬA ĐỔI QUY CHẾ

Điều 24. Điều khoản thi hành:

1. Quy chế Ban Pháp chế Trung ương gồm 06 Chương, 24 Điều, được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN nhất trí thông qua tại kỳ họp ngày 08/3/2023 và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

2. Quy chế này có thể được tu chỉnh khi có nhu cầu cần thiết và phải được 2/3 tổng số thành viên Ban Pháp chế Trung ương biểu quyết và phải được sự chấp thuận quyết định chuẩn y của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

BAN PHÁP CHẾ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường