Trang chủ Giáo Hội Quy chế hoạt động của Ban Hoằng pháp T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Quy chế hoạt động của Ban Hoằng pháp T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ban hành Quy chế hoạt động Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 - 2027), gồm có 06 chương, 22 điều (Quy chế đính kèm).

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

Số: 94 /QĐ-HĐTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Hoằng pháp Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Căn cứ Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII, 2022;

Căn cứ Nghị quyết số 626/NQ-HĐTS ngày 27/12/2022 Hội nghị Kỳ 2 Hội đồng Trị sự khóa IX GHPGVN;

Xét đề nghị của Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 – 2027), gồm có 06 chương, 22 điều (Quy chế đính kèm).

Điều 2. Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký – Chánh Văn phòng Trung ương GHPGVN (VP1, VP2), Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN và các thành viên Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Quy định trước đây trái với Quy chế này đều không còn giá trị./.

Nơi nhận:
– Như điều 2;
– BTTr HĐTS GHPGVN;
– Lưu: VP1,VP2.

TM. BAN THƯỜNG TRỰC
CHỦ TỊCH

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG GHPGVN
NHIỆM KỲ IX (2022 – 2027)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 94/QĐ-HĐTS ngày 14/3/2023
của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về:

1. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, các Phân ban và Ban Hoằng pháp các cấp Giáo hội.

2. Phạm vi hoạt động và sự liên lạc giữa Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, các Phân ban và Ban Hoằng pháp các cấp Giáo hội.

3. Tổ chức nhân sự Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động

1. Phụng hành Giáo pháp, Giới luật và tuân thủ Pháp luật Nhà nước.

2. Tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số.

Chương II
HỆ THỐNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH

Điều 3. Ban Hoằng pháp Trung ương trực thuộc Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y, thành phần nhân sự gồm có:

– Trưởng ban

– 03 Phó Trưởng ban Thường trực

– Các Phó Trưởng ban

– Chánh Thư ký

– Các Phó chánh Thư ký

– Thủ quỹ

– Các Ủy viên Thường trực

– Các Ủy viên.

Điều 4. Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực do Hội đồng Trị sự suy cử, các Phó ban, các Ủy viên Thường trực và các Ủy viên do Trưởng ban đề cử, trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y bằng một Quyết định.

Điều 5. Để phụ trách một số công tác chuyên môn, Ban Hoằng Pháp Trung ương được thành lập các Phân ban, mỗi Phân ban không quá 37 vị như sau:

Phân ban Đào tạo Giảng sư và Bồi dưỡng nghiệp vụ Hoằng pháp

Phân ban Hoằng pháp Hải ngoại

Phân ban Truyền thông Hoằng pháp và Ứng dụng Công nghệ

Phân ban Hoằng pháp Pháp hội Đạo tràng

Phân ban Hoằng pháp Thanh thiếu niên Phật tử

Phân ban Bồi dưỡng Hoằng pháp viên Phật tử

Phân ban Biên soạn giáo trình thuyết giảng

Phân ban Tổ chức sự kiện Hoằng pháp

Phân ban Hoằng pháp đồng bào Dân tộc

Phân ban Hoằng pháp Tổ chức xã hội và nghề nghiệp.

Điều 6. Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN có các nhiệm vụ sau:

– Tổ chức bộ máy của Ban Hoằng pháp Trung ương khoa học, hiệu quả, đồng bộ; cơ cấu nhân sự đúng người, đúng việc, có phẩm hạnh, năng lực, tâm huyết, trách nhiệm, có tinh thần cống hiến dấn thân.

– Tổ chức biên soạn giáo trình, tư liệu Hoằng pháp.

– Tổ chức các khóa, lớp đào tạo Trung cấp – Cao cấp giảng sư bằng hình thức học trực tiếp và Online;

– Tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp, nghiệp vụ thuyết giảng, nghiệp vụ truyền thông Hoằng pháp, Hoằng pháp viên Phật tử, các nghiệp vụ có liên quan đến công tác Hoằng pháp và tổ chức quản lý điều hành đạo tràng…

– Phân bổ, điều phối công tác giảng sư ở trong nước và nước ngoài.

– Định hướng, giám sát, thúc đẩy Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành tổ chức được bộ máy hoạt động hiệu quả, triển khai các hoạt động hoằng pháp; gửi báo cáo hoạt động hằng năm về Văn phòng Ban Hoằng pháp Trung ương

– Tổ chức các cuộc thi giáo lý cho Cư sĩ Phật tử

– Tổ chức các khóa hội thảo khoa học trong lĩnh vực Hoằng pháp.

– Ban hành các văn bản, tài liệu hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử tổ chức các sự kiện liên quan đến công tác Hoằng pháp vào các dịp lễ lớn.

– Tổ chức, xây dựng tính liên kết, đồng nhất hệ thống tổ chức Hoằng pháp của Giáo hội từ Trung ương đến địa phương.

– Kiểm tra, điều chỉnh, định hướng công tác Hoằng pháp, thuyết giảng của Tăng, Ni trên không gian mạng và xử lý các trường hợp Tăng, Ni vi phạm quy chế hoạt động và quy tắc thuyết giảng do Ban Hoằng pháp ban hành.

– Xây dựng, triển khai các đề án, chiến lược hoằng pháp: Phát triển nhân sự, phát triển chất lượng và số lượng giảng sư.

– Lập danh sách Tăng, Ni giảng sư đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thường niên phê chuẩn Giảng Sư đoàn Trung ương.

Điều 7. Hoạt động hội họp của Ban Hoằng pháp

– Ban Hoằng pháp Trung ương mỗi quý tổ chức họp giao ban theo cụm bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến, mỗi năm ít nhất họp 02 lần toàn thể thành viên của Ban vào giữa và cuối năm, trước kỳ họp 6 tháng đầu năm của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Hội nghị tổng kết công tác cuối năm của Trung ương Giáo hội để kiểm điểm hoạt động trong năm và thông qua chương trình hoạt động của năm tới.

– Ngoài ra, Ban Hoằng pháp Trung ương sẽ tổ chức các phiên họp trực tuyến tùy theo nhu cầu, trao đổi công việc Phật sự đối với thành viên Ban Hoằng Pháp các địa phương bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Đặc biệt, khi có công tác Phật sự đột xuất, Trưởng ban Ban Hoằng pháp Trung ương sẽ triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết các Phật sự có liên quan.

– Ban Hoằng pháp Trung ương sẽ tổ chức tổng kết trước ngày Đại hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để kiểm điểm hoạt động của Ban Hoằng pháp Trung ương trong 05 năm qua, thảo luận và biểu quyết chương trình kế hoạch hoạt động của 05 năm tới.

Điều 8. Văn phòng của Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN

Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN có 02 Văn phòng làm việc tại Trụ sở Trung ương GHPGVN:

– Văn phòng Trung ương Giáo hội (VP1): Chùa Quán Sứ, 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

– Văn phòng Thường trực Trung ương Giáo hội (VP2): Thiền viện Quảng Đức, 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN

Trưởng ban Hoằng pháp có các nhiệm vụ:

a) Giới thiệu thành viên của Ban Hoằng pháp Trung ương và Giảng Sư đoàn Trung ương trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y.

b) Chủ trì các công tác Phật sự của Ban và các Phân ban; phê duyệt các tài liệu hướng dẫn sinh hoạt và thuyết giảng cho Giảng Sư đoàn Trung ương và các tỉnh, thành.

c) Cấp bằng tốt nghiệp các khóa đào tạo giảng sư do Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN tổ chức.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN

Các Phó Trưởng ban có các nhiệm vụ:

a) Phó Trưởng ban Thường trực: Hỗ trợ Trưởng ban trong các công tác điều hành Phật sự của Ban và thay thế khi Trưởng ban vắng mặt.

b) Các Phó Trưởng ban chuyên trách: Chịu trách nhiệm soạn thảo kế hoạch và chương trình hoạt động chuyên môn của Phân ban mình phụ trách, trình Trưởng ban và Ban thông qua, có phương án cụ thể để thực hiện.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thư ký & các Phó Thư ký

a) Chánh Thư ký có các nhiệm vụ:

– Điều hành 02 Văn phòng Ban Hoằng pháp, quản lý về mặt hành chính.

– Xem xét sơ bộ các hồ sơ, tài liệu và văn kiện để đệ trình lên Trưởng ban duyệt xét.

– Xây dựng kế hoạch chương trình các buổi họp và ghi biên bản các buổi sinh hoạt của Ban.

– Xây dựng kế hoạch, các dự án, đề án hoạt động của Ban, chương trình hội thảo, khóa tu, sinh hoạt cho Ban Hoằng pháp Trung ương.

b) Các Phó Thư ký: Cùng Chánh Thư ký điều hành các hoạt động Văn phòng của Ban Hoằng pháp Trung ương theo sự phân công của Chánh Thư ký.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ủy viên và Thủ quỹ

a) Các Ủy viên: Có trách nhiệm thực hiện những chủ trương, đường lối, sự phân công của Ban Hoằng pháp và các Phân ban chuyên trách trực tiếp đến Phật sự được giao. Các Ủy viên có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Ban Hoằng pháp Trung ương và Trưởng ban Hoằng pháp Giáo hội cấp tỉnh, thành để điều phối, giải quyết chương trình thuyết giảng tại địa phương và tùy theo khả năng chuyên ngành, được phân công biên soạn các bài giảng mẫu.

b) Ủy viên Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về các mặt thu, chi của Ban Hoằng pháp Trung ương.

Điều 13. Nhiệm vụ của Ban Hoằng pháp GHPGVN cấp tỉnh, thành

a) Trưởng ban Hoằng pháp các tỉnh, thành được thành lập một Ban Hoằng pháp với số lượng thành viên theo qui định và phải được Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành chuẩn y bằng một Quyết định.

b) Điều hành Giảng Sư đoàn của Giáo hội tỉnh, thành; phân bổ giảng sư theo yêu cầu của các ngày lễ lớn, các Đạo tràng tu học Phật pháp tại Giáo hội tỉnh, thành.

c) Tổ chức các khóa tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ Hoằng pháp cho giảng sư ở cấp tỉnh.

d) Biên soạn chương trình giảng dạy giáo lý cho Phật tử ở tỉnh.

e) Thực hiện các chủ trương đường lối của Ban Hoằng pháp Trung ương và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh.
f) Giảng sư khi được các đạo tràng ngoài tỉnh, thành thỉnh giảng, đơn vị thỉnh giảng phải có trách nhiệm trao đổi và được sự chấp thuận của Ban Hoằng pháp tỉnh nơi đến (thuyết giảng ngoài cơ sở Tôn giáo phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý tôn giáo tại địa phương). Trong trường hợp đặc biệt, được sự giới thiệu của Ban Hoằng pháp Trung ương sau khi trao đổi, thống nhất với Ban Trị sự GHPGVN của tỉnh, thành nơi đến.

Chương III
TRÁCH NHIỆM – DANH XƯNG GIẢNG SƯ

Điều 14. Trách nhiệm của Trưởng ban Hoằng pháp

Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương chịu trách nhiệm về các hoạt động của Ban trước Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều 15. Trách nhiệm của các thành viên

a) Trước ngày Tổng kết năm của Ban, tất cả thành viên Ban Hoằng pháp Trung ương phải có báo cáo thành quả hoạt động của cá nhân gởi về Văn phòng Ban Hoằng pháp để tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi thành viên, tất cả các thành viên chịu trách nhiệm hoạt động Hoằng pháp của cá nhân trước tập thể Ban Hoằng pháp và Trưởng ban Hoằng pháp.

b) Các thành viên không chấp hành quy chế hoạt động và Quy tắc thuyết giảng của Ban, không thực thi các nhiệm vụ được phân công, không tham gia hội họp, sinh hoạt của Ban và Phân ban (3 lần không có báo cáo lý do) Ban Hoằng pháp Trung ương có những hình thức khuyến cáo hoặc có thể cử nhân sự khác thay thế.

Điều 16. Danh xưng giảng sư

a) Giảng Sư đoàn Trung ương do Ban Hoằng pháp Trung ương đệ trình HĐTS GHPGVN chuẩn y.

b) Giảng sư do Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội chuẩn y.

c) Giảng sư phải có trình độ Đại học (Cử nhân Phật học hoặc tương đương) trở lên và tối thiểu phải có thâm niên 10 năm tham gia thuyết giảng và đạt được các tiêu chí về giảng sư Phật giáo, được cấp giấy chứng nhận giảng sư, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khác do tập thể Thường trực Ban Hoằng pháp Trung ương thống nhất đề cử.

d) Giảng viên: Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo Hoằng pháp.

e) Giảng sinh: Đang theo học các lớp đào tạo Giảng sư Hoằng pháp.

Chương IV
KỶ LUẬT – TUYÊN DƯƠNG CÔNG ĐỨC

Điều 17. Khuyến giáo

Tăng, Ni giảng sư phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến chương Giáo hội, Quy chế hoạt động của các Ban, Viện Trung ương GHPGVN và Pháp luật Nhà nước. Mỗi Tăng, Ni giảng sư phải là một công dân tốt của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một thành viên trung kiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, quyết tâm thực hiện có hiệu quả phương châm hành động của Giáo hội:”Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.

Điều 18. Kỷ luật

Tăng, Ni giảng sư có hành vi làm tổn hại đến thanh danh, vi phạm Hiến chương, các quy định của Giáo hội, Quy chế hoạt động và Quy tắc thuyết giảng thì Ban Hoằng pháp cấp tỉnh, Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội có trách nhiệm thẩm tra mức độ phạm lỗi nặng hay nhẹ để xử lý theo các hình thức sau:

a) Lần thứ nhất: Ban Hoằng pháp tỉnh hoặc Ban Hoằng pháp Trung ương nhắc nhở, khiển trách và yêu cầu sám hối.

b) Lần thứ hai: Ban Hoằng pháp tỉnh, thành hoặc Ban Hoằng pháp Trung ương tiếp tục nhắc nhở, cảnh cáo và yêu cầu sám hối trước tập thể.

c) Lần thứ ba: Tiếp tục vi phạm, Ban Hoằng pháp tỉnh hoặc Ban Hoằng pháp Trung ương báo cáo HĐTS xử lý theo quy định.

d) Quy chế hoạt động, Quy tắc thuyết giảng của Ban Hoằng pháp được áp dụng đối với tất cả Tăng, Ni tham gia công tác thuyết giảng tại tự viện, các đạo tràng trong cả nước, ngoài cơ sở tôn giáo và thuyết giảng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội. Đối với Tăng, Ni không phải là thành viên Ban Hoằng pháp mà vi phạm Quy tắc thuyết giảng thì Ban Hoằng pháp Trung ương có văn bản kiến nghị Ban Trị sự tỉnh hỗ trợ xử lý theo quy định.

Điều 19. Tuyên dương công đức

Tùy theo chức năng và nhiệm vụ mà các thành viên đã thực hiện, Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN sẽ tổ chức xét duyệt và có Quyết định tuyên dương công đức hoặc đề nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN cùng các cơ quan hữu quan khen thưởng.

Chương V
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Điều 20. Ban Hoằng pháp Trung ương hoạt động dựa vào quỹ tài trợ của:

a) Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

b) Tăng Ni, Phật tử hiến cúng hợp pháp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác

Chương VI
SỬA ĐỔI QUY CHẾ

Điều 21. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu xét thấy cần thiết sửa đổi Quy chế, Trưởng ban Ban Hoằng pháp Trung ương sẽ có văn bản đề nghị việc sửa đổi lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN xem xét.

Điều 22. Quy chế hoạt động của Ban Hoằng pháp Trung ương gồm 06 chương, 22 điều do Ban Hoằng pháp Trung ương soạn thảo và tu chỉnh, được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua, ngày 08 tháng 3 năm 2023 và có hiệu lực thực hiện kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký Quyết định ban hành./.

BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường