Là những phật tử, chúng ta có một từ để chỉ điều mà hiện nay mọi người ở khắp nơi có thể đang nhận ra: Sự liên kết lẫn nhau giữa chúng ta. Hầu hết mọi người đều hiểu ở một mức độ nào đó mối liên kết với nhau – sự phụ thuộc của chúng ta vào cha mẹ và bạn bè, nhu cầu làm việc có ý nghĩa và đồng nghiệp hỗ trợ, thậm chí nhận ra rằng thực phẩm và những vật dụng xung quanh chúng ta phải qua tay nhiều người khác.
Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Globa
Thế giới sẽ luôn tràn ngập xung đột và chiến tranh? Liệu những kẻ thù cũ có thể trở thành đối tác khi tập thể của nhân loại chúng ta phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng lâu dài như nạn đói và bệnh tật, cũng như mối nguy hiểm mới nảy sinh như mặt trái của trí tuệ nhân tạo (AI) và biến đổi khí hậu?
Chúng ta có thể tác động môi trường hoà bình an ninh và bền vững không?
Sáng 11 tháng 9 năm 2023, tại Phủ Chủ tịch, thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10-11/9/2023 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Lãnh đạo giữa hai nước Mỹ-Việt đã tiến hành các cuộc đàm phán nhằm tiếp tục nỗ lực “góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới”.
Trên thực tế, trong tuyên bố chung do Toà Bạch Ốc đưa ra, từ “hoà bình” xuất hiện 14 lần, “ổn định” xuất hiện 8 lần, “hợp tác” xuất hiện tới 36 lần và “thịnh vượng” xuất hiện 6 lần.
Ở đây ngôn ngữ được sử dụng rất cẩn thận, thể hiện sự tôn trọng và thận trọng.
Tuyên bố chung Mỹ-Việt: “Mười năm kể từ khi cựu Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thiết lập Quan hệ Mỹ-Việt. Quan hệ Đối tác Toàn diện, hai nước đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin lẫn nhau và tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực của Quan hệ Đối tác Toàn diện”.
Trong chuyến công du Tổng thống Hoa Kỳ Kỳ Joe Biden thăm Việt Nam, đã khiến nhiều chuyên gia chính trị ngạc nhiên khi nâng vị thế ngoại giao của Washington lên hai cấp.
Tiến sĩ khoa học chính trị Nguyễn Khắc Giang - chuyên gia Viện ISEAS - Yusof Ishak của Singapore, cho biết: “Đây là một sự kiện rất đáng quan tâm, bởi tất cả chúng ta đều biết rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam rất thận trọng, những thay đổi về tình hình ngoại giao chỉ thực hiện từng bước một”. (New York Times)
Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, nhưng động thái “khác thường” hướng tới các mối quan hệ hoàn hảo hơn có thể trở nên phổ biến hơn. Rốt cuộc, các nhà khoa học tiếp tục cảnh báo chúng ta rằng, sự thay đổi của tầng khí quyển có thể dẫn đến khí hậu ngày càng bất ổn. Điều này có nghĩa là một số khu vực sẽ hứng chịu nhiều cơn bão, mưa to hơn và lũ lụt, trong khi các khu vực khác có nhiệt độ cao hơn và hạn hán dẫn đến cháy rừng thường xuyên và dữ dội hơn. Trong khi đó, điều này cũng có thể khiến các bệnh hiếm lây truyền qua vật tiếp xúc với con người, có thể gây ra một đại dịch lớn khác. Nhân loại có thể đang dần thức tỉnh trước mối đe doạ lớn nhất của chúng ta: Hệ sinh thái mà chính chúng ta đã huỷ hoại.
Là những Phật tử, chúng ta có một từ để chỉ điều mà hiện nay mọi người ở khắp nơi có thể đang nhận ra: Sự liên kết lẫn nhau giữa chúng ta. Hầu hết mọi người đều hiểu ở một mức độ nào đó mối liên kết với nhau – sự phụ thuộc của chúng ta vào cha mẹ và bạn bè, nhu cầu làm việc có ý nghĩa và đồng nghiệp hỗ trợ, thậm chí nhận ra rằng thực phẩm và những vật dụng xung quanh chúng ta phải qua tay nhiều người khác. Nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hình thức chia rẽ - chủ nghĩa dân tộc và sự không ưa người ngoài cuộc, sự phân biệt đối xử về tôn giáo, chia rẽ sắc tộc, v. v. . .
Tổng thống Hoa Kỳ Kỳ Joe Biden thừa nhận khoảng cách rộng lớn, từng chia cắt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như công việc đã thực hiện bắc nhịp cầu qua khoảng cách đó trong 50 năm qua.
Tổng thống Joe Biden: “Chúng ta có thể theo dõi một vòng tiến bộ kéo dài 50 năm giữa các quốc gia chúng ta, từ xung đột đến bình thường hoá, cho đến vị thế được nâng tầm cao mới này”. (Reuters)
Chúng ta biết rằng những câu chuyện về sự chia rẽ có thể dẫn đến đau khổ lớn lao. Vì thế, khi các nhà lãnh đạo chính trị giúp định hình lại các câu chuyện lịch sử theo hướng hợp tác và kết nối.
Đồng thời, chúng ta có thể chấp nhận một số sự mơ hồ về địa chính trị. Nghĩa là, chúng ta có thể nhận thấy sự thiếu hiểu biết của chính mình về nhiều tác động đằng sau ngôn ngữ tích cực, cũng như các thoả thuận thương mại và lợi ích khác. Chắc chắn, tình bạn có thể không chỉ là sự thuận tiện vào thời điểm mà cả hai quốc gia đều cảm thấy bị đe doạ. Nếu như lời đề nghị hoà bình không được mở rộng hơn nữa, thì tinh thần hợp tác mới giữa các quốc gia này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Và nếu lợi ích từ thương mại không lan rộng khắp các quốc gia, mà chỉ thu về một số ít, thì người dân cả hai quốc gia sẽ dễ dàng quay lưng lại với hoà bình.
Giống như việc hàn gắn bất kỳ mối thù địch lịch sử nào, cần phải thận trọng. Đối với những người nỗ lực xây dựng tình bạn bền chặt, đôi bên cần sự yêu thương và quan tâm, chú ý đến cảm xúc của nhau, đây mới là khởi đầu cho một chặng đường dài phía trước.
Tương lai của tình bạn này phụ thuộc vào nhiều tương lai của nhân dân của mỗi quốc gia. Cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào? Họ sẽ cải thiện ra sao? Liệu lãnh đạo mới có tìm được lý do của các thoả thuận hạn chế hiện tại?
Như cựu nghị sĩ George Mitchell, người từng được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bổ nhiệm một đại diện Trung Đông, đã tuyên bố: “Chẳng có cuộc xung đột nào là không thể kết thúc . . . Xung đột đã tạo ra, tiến hành và duy trì do con người. Chúng có thể được kết thúc bởi con người.” (Council on Foreign Relations)
Mặc dù xung đột có thể đã qua đi, nhưng nguyên nhân cơ bản của xung đột đó vẫn tồn tại. Tam độc “tham, sân, si” là những nguyên nhân gây ra bất hạnh và phiền não, ưu tư cho con người, nó vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Tuy nhiên, với sự sáng suốt của nhận thức muộn màng và việc nghiên cứu về chiến tranh cũng như chính trị trên khắp thế giới, chúng ta có thể hy vọng rằng những chính khách này có thể thắp sáng sự nhận thức hơn một chút so với trước đây. Có thể chúng ta ghi nhận lòng biết ơn của mình đối với mạng internet và mạng xã hội, đảm bảo rằng bất kỳ sự kiện nào diễn ra gần như ngay lập tức ở thế giới bên này đều được bên kia thế giới biết đến. Bởi điều này đảm bảo rằng những ai tìm cách làm điều ác hoặc phạm bất công sẽ bị đưa ra ánh sáng của các phương tiện truyền thông toàn cầu.
Sự bất bình đẳng cũng đã giảm dần. Trong khi nửa sau của thế kỷ 20 không có nhiều tỷ phú như Tỷ phú Elon Musk, một kỹ sư, nhà tài phiệt, nhà phát minh, doanh nhân công nghệ và nhà từ thiện người Mỹ gốc Nam Phi, và Tỷ phú Mark Zuckerberg, một nhà lập trình máy tính người Mỹ kiêm doanh nhân mảng công nghệ Internet, nhưng nó lại có tình trạng nghèo đói cùng cực.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), dân số toàn cầu phải đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực, vào năm 1955 đã giảm xuống dưới 50%. Đến năm 1977, tỷ lệ này là 40%. Năm 1997, nó giảm xuống dưới dưới 30% và giảm thêm 10% nữa vào năm 2005. Khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng, ác cảm dễ dàng bị khuất phục hơn.
Về phần mình, chúng ta có thể hy vọng rằng, việc tiếp tục hợp tác sẽ dẫn đến việc tiếp tục giảm đói nghèo và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Với điều này, công dân của một quốc gia sẽ không quay lưng lại với công dân của quốc gia khác trong một cuộc chiến ngu xuẩn khác.
Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Cuối cùng, nhân loại là một hành tinh nhỏ bé này, là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Nếu muốn bảo vệ ngôi nhà này của mình, mỗi chúng ta cần trải nghiệm cảm giác sống động về lòng vị tha phổ quát. Nếu có cảm giác này mới có thể chuyển hoá những động cơ ích kỷ, khiến con người lừa dối và lạm dụng lẫn nhau.
Nếu quý vị có tâm hồn chân thành và cởi mở, quý vị sẽ tự nhiên cảm thấy giá trị bản thân và sự tự tin, không cần phải sợ hãi người khác.
Tôi tin rằng ở mọi cấp độ xã hội – gia đình, bộ lạc, quốc gia và quốc tế - chìa khoá cho một thế giới hạnh phúc và thành công hơn là sự phát triển từ bi tâm. Chúng ta không cần phải tín ngưỡng tôn giáo, cũng không cần phải tin vào một hệ tư tưởng nào đó. Tất cả những gì cần thiết là mỗi chúng ta phải phát triển những phẩm chất hoàn hảo của con người” - (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng)
Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Globa
Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.
Bình luận (0)