Trang chủ Bài viết nổi bật Quả chuông thời Gia Long ở chùa Đạo Tú, Bắc Ninh

Quả chuông thời Gia Long ở chùa Đạo Tú, Bắc Ninh

Chùa Đạo Tú tên chữ là “Bồi Khánh tự” xưa thuộc xã Đạo Tú, tổng Đông Hồ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (nay thuộc địa phận khu phố Đạo Tú, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Hiện nay tại chùa Đạo Tú còn bảo lưu nhiều di vật cổ giá trị, trong đó độc đáo nhất là quả đại hồng chung “Đô Hồ tự chung” đúc vào đầu triều Nguyễn, niên hiệu Gia Long 16 (1817).

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195
Chùa Đạo Tú tên chữ là “Bồi Khánh tự” xưa thuộc xã Đạo Tú, tổng Đông Hồ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (nay thuộc địa phận khu phố Đạo Tú, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Hiện nay tại chùa Đạo Tú còn bảo lưu nhiều di vật cổ giá trị, trong đó độc đáo nhất là quả đại hồng chung “Đô Hồ tự chung” đúc vào đầu triều Nguyễn, niên hiệu Gia Long 16 (1817).

Tác giả: Nguyễn Văn AnBảo tàng Bắc Ninh

Trước đây chùa Đạo Tú có quy mô kiến trúc to lớn, bề thế, hiện nay còn các công trình như: Tam bảo, Nhà tổ, Nhà khách, Tam quan… Cùng với thời gian nhân dân địa phương không ngừng tu bổ tôn tạo cho ngôi chùa ngày một khang trang tố hảo. Tòa Tam bảo chùa Đạo Tú có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Tiền đường 5 gian 2 dĩ và 3 gian Thượng điện, kiến trúc cơ bản theo phong cách truyền thống, bộ khung gỗ, các cấu kiện gỗ được soi gờ, bào trơn đóng bén.

tapchinghiencuuphathoc.vn Qua chuong thoi Gia Long Chua Dao Tu 1

Chuông “Đô Hồ tự chung” đúc năm 1817 tại chùa Đạo Tú

Trong chùa còn lưu giữ nhiều tài liệu hiện vật có giá trị như: hệ thống tượng thờ gồm 34 pho được tạo tác công phu nghệ thuật, 2 bát hương đá thời Nguyễn. Hệ thống bia đá 16 tấm “Hậu phật bi kí”, “Hậu kỵ bi ký”, “Đô Hồ tự bi ký”; “Vạn đại như kiến”; “Hậu giáp bi kí”… dựng vào các năm 1822; 1823; 1835; 1847; 1850; 1855; 1869… ngoài ra ở chùa có 01 đạo sắc phong ban tặng cho Đức Ông vào năm Quang Trung 5 (1792).

Đặc biệt tại gác chuông phía bên trên Tam quan chùa Đạo Tú còn lưu giữ được một quả chuông đồng lớn (đại hồng chung) đúc dưới thời Nguyễn – 1817. Chuông có kích thước lớn: cao toàn bộ 135cm (riêng quai cao 33cm), đường kính miệng 71cm, chu vi thân 157cm. Quai chuông là một đôi bồ lao đấu lưng vào nhau 4 chân ôm lấy thân chuông, đuôi hướng lên phía trên đỡ quả hồ lô. Bồ lao có đầy đủ các bộ phận như: râu, tóc, sừng, vây, đao lửa, mũi to, miệng há rộng ngậm ngọc, thân và chân có vẩy.

Vai chuông hơi vuông, thân phình, miệng loe rộng, gờ miệng giật cấp. Toàn thân chia làm 8 ô (4 trên, 4 dưới), ngăn cách giữa các ô là những đường chỉ nổi (gân chuông) gồm 5 đường ngang và 5 đường dọc, đường ở giữa to hơn hai đường bên cạnh. Xung quanh thân chuông (vị trí đường gân ngang) có 4 núm đánh đối xứng nhau hình tròn nổi cao, đường kính 13 cm, mỗi núm đính 24 hạt tròn (hạt lựu). Trên vai chuông khắc chìm 4 chữ Hán lớn trong khung hình lá đề cân (mỗi chữ 1 ô) nội dung: ‘‘Đô Hồ tự chung’’ có nghĩa là: chuông chùa Đô Hồ.

Ngoài ra toàn bộ 4 ô lớn phía trên thân chuông khắc kín bài minh chữ Hán, tất cả khoảng hơn 2000 chữ, kiểu chữ chân phương còn rất rõ nét. Nội dung bài minh ngoài việc ca ngợi cảnh đẹp ngôi chùa còn cho biết lý do đúc chuông và ghi khắc toàn bộ tên họ những người công đức tiền của dùng vào việc đúc chuông, phần cuối cho biết chuông được đúc vào ngày tốt tháng 2 triều vua Gia Long 16 (1817).

Tóm lại quả đại hồng chung đúc vào năm 1817 ở chùa làng Đạo Tú là cổ vật quan trọng đóng góp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về loại hình chuông đồng đúc vào đầu thời Nguyễn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh – một trong những địa phương có mật độ phân bổ chuông thời Nguyễn khá nhiều so với các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Quả chuông này phần nào minh chứng cho sự “phục hưng” của Phật giáo đầu thế kỷ XIX, trong giai đoạn này nhiều ngôi chùa được thập phương công đức trùng tu, đúc chuông, tô tượng sau nạn binh đao kéo dài xảy ra vào cuối thời Lê Trung Hưng.

Tác giả: Nguyễn Văn AnBảo tàng Bắc Ninh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường