Trang chủ Bài viết nổi bật Phước huệ song tu

Phước huệ song tu

Phước huệ, phước báu là nhân duyên, là phương tiện cần phải nên khéo nắm bắt để dụng công tu hành đạt vô dư niết bàn đoạn tận sinh y, không còn trở lui trong trạng thái vô thường sinh tử. Được thân người đã là phước báu, gặp được phật pháp thì là đại phước báu thù thắng không thể nghĩ bàn.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Phước huệ, phước báu là nhân duyên, là phương tiện cần phải nên khéo nắm bắt để dụng công tu hành đạt vô dư niết bàn đoạn tận sinh y, không còn trở lui trong trạng thái vô thường sinh tử. Được thân người đã là phước báu, gặp được phật pháp thì là đại phước báu thù thắng không thể nghĩ bàn.

Tác giả: Nguyễn Văn Minh – Pháp danh: Ngộ Vĩnh Dũng
Tổ 2, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hội Đông, An Phú, An Giang

tapchinghiencuuphathoc.vn phuoc hue song tu 1

Ảnh: St

Đức Thế Tôn từng dạy: “Phước trí lưỡng toàn mới phương tác Phật”, nghĩa là phước huệ mà đầy đủ thì mới có thể thành Phật.

Đức Phật là đấng lưỡng túc tôn, người tu hành muốn viên mãn bồ đề thì chớ nên bỏ qua pháp phước huệ song tu này cho được. Đây là pháp môn tuyệt diệu giúp chúng sinh nơi cõi uế độ hiện đời an vui hạnh phúc, tương lai khi xả bỏ báo thân được viễn ly khổ ải, thoát vòng luân hồi sinh tử.

Vậy như thế nào là phước? Tu pháp này bằng cách nào?

Phước báu cũng gọi phước đức, nói cho dễ hiểu có nghĩa là những nhân thiện lành (cứu người ,giúp vật, làm lợi ích cho chúng sinh nói chung) được huân tập, tạo tác từ chính bản thân mỗi chúng ta ở thời điểm quá khứ và ngay cả đương khi hiện tại.

Tùy vào việc từng gieo nhân phước lớn hoặc nhỏ, ít hay nhiều mà trổ quả cũng sai khác riêng biệt. Ví như người sở hữu dung mạo tốt đẹp, luôn được người khác yêu mến, sinh ra trong gia đình giàu sang, tứ chi lành lặn, sức khỏe đủ đầy, công danh sự nghiệp rỡ ràng.

Tất thảy đều là nhờ phước báu của chính chúng ta mà ra, tuyệt nhiên không có chuyện được Thần Phật nào ban phát cho ta những điều ấy.

Người tu phước là người biết thực hành hạnh bố thí bao gồm các phương diện: Tài thí (đem tiền của, tài sản ra giúp đỡ những người khó khăn, yếu thế), pháp thí ( giảng nói chính pháp giúp kẻ khác phản tỉnh, giác ngộ), vô úy thí (cho đi sự không sợ hãi, sẻ chia động viên, đặc biệt là giúp người khác tu tập giải thoát).

Hoặc cũng có thể tạo phước bằng các việc như: ấn tống kinh sách, ăn chay, cúng dường tam bảo, xây chùa, đúc tượng.

Khoan bàn đến các bậc xuất thế gian (tỳ kheo, tỳ kheo ni) nếu hàng cư sĩ tại gia mà lại có thể vâng giữ ngũ giới đức, tránh tuyệt đối các việc ác, siêng làm các việc lành, ở mức cao hơn là tu thập thiện, thì phước báu thêm phần tăng trưởng, lợi lạc vô cùng. Trong quyển “Thanh Tịnh Đạo Luận” cũng có đoạn khuyến tấn về việc này: “Ưu bà tắc, Ưu bà di thọ trì ngũ giới, nếu có thể nên học tu thập giới, đây là giới pháp của người tại gia”.

Dù vậy, đại đa số người tu phước hiện nay đều có dụng ý mưu cầu, Không thật sự vì khởi tâm từ bi mà bố thí hành thiện, thêm dính mắc vào việc mình làm, hay để ý phân biệt việc này phước lớn, việc kia phước nhỏ, tự mãn kiêu ngạo không biết buông xả dẫn đến thối thất, giảm suy phước đức và bị trói buộc vào phiền não chướng gây trở ngại trên con đường tu tập.

Để đối trị, chúng ta cần hoan hỷ nhắc tâm hồi hướng cho tất cả chúng sinh ngay sau khi vừa làm được việc lành thiện. Phải khéo biết mình hãy còn vô số nhiều nghiệp xấu ác cần chuyển hoá, do vậy nên tiếp tục ngăn diệt ác pháp, hành thiện tăng trưởng thiện pháp nhằm vun bồi cội phước nơi mình.

Trong Kinh A Hàm, đức Phật có dạy: “Chỉ có phước báo, mới có thể làm giảm thiểu nghiệp báo“, là thế. Tuy nhiên phước báu này cũng chỉ thuộc phạm vi cảnh giới nhân thiên, người hết phước vẫn phải chịu đau khổ luân hồi như thường. Để chấm dứt trôi lăn trong ba cõi sáu đường thì chúng ta cần kết hợp tu tập song song với cả huệ.

Vậy huệ là gì? Cách thức tu huệ như thế nào?

Huệ cũng thường gọi là tuệ. Với thế gian người học rộng hiểu nhiều được xem là thông thái, có trí tuệ. Mà cái tuệ học này thì thiển cận bởi phạm vi hạn hẹp nhất định, vô minh chi phối, dính mắc phân biệt và mang tính ràng buộc phàm tục.

Trong nhà Phật, tuệ là sự hiểu biết tuyệt đối chân thật, không bị ngăn trở, chi phối. Nó là ánh sáng soi chiếu chơn tâm, giúp ta thấu suốt thoát khỏi kiến, tư hoặc và đoạn trừ trần sa hoặc. Tu huệ là áp dụng thực hành pháp bảo (lời Phật dạy) từ đó quán chiếu sâu sắc, nhìn thấy như thật bản thể vạn vật vũ trụ đều là trạng thái vận hành của khổ, vô thường và vô ngã. Bước đầu tu huệ cần thông suốt sơ pháp: văn, tư, tu.

Văn là nghe đọc. Tư là từ bước tiếp nhận rồi suy ngẫm kỹ càng thấu đáo, chứ đừng tin vội (như trong Kinh Kalama Đức phật cũng có dạy về mười điều chớ vội tin, liên hệ mật thiết với đề mục này). Từ tin tưởng rồi kế đến mới tu (áp dụng vào thực hành).

Hành giả cần chú ý buông xả sự học phương tiện nhất thời, tránh chấp thủ khiến bản thân lạc vào sở tri chướng. Pháp Tam tuệ học này thuộc về hữu lậu vì còn trong phạm vi sinh tử thế gian. Muốn vượt thoát thì cần phải học Tam vô lậu gồm các pháp: Giới, Định,Tuệ.

Nhờ tu giới trang nghiêm tuyệt đối nên hành giả xa rời ác pháp, ly dục, tâm sinh hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc… rồi nhiếp tâm an trú và dần đoạn trừ ngũ triền, kiết sử, nhập vào định chứng đắc tứ thiền. Sau khi đạt được chính định bát thánh đạo thì trí tuệ (liễu tri, thắng tri, đoạn tận) của bậc thánh cũng từ đấy mà hiện hữu.

Mục đích của người tu hành là nhằm chuyển hoá nghiệp, hướng đến cứu cánh rốt ráo. Tu phước mà không tu huệ thì y như người mù, dẫu đi được đường là nhờ gậy nhưng đâu thể tránh cho hết những chướng ngại xung quanh, luôn mù mịt mơ hồ với đích đến phía trước.

Được thân người đã là phước báu, lại còn gặp được Phật Pháp thì là đại phước báu thù thắng không thể nghĩ bàn. Phước báu là nhân duyên, là phương tiện cần phải nên khéo nắm bắt để dụng công tu hành đạt vô dư niết bàn đoạn tận sinh y, không còn trở lui trong trạng thái vô thường sinh tử.

Kỳ thực, dù phước báu có nhiều đến đâu đi chăng nữa, thọ hưởng mãi rồi cũng hết, sau khi mãn phước phải chịu đắm mình ngụp lặn hoài trong biển khổ.

Muốn đứng vững thì nhờ hai chân, muốn tu thành tựu viên mãn xin chớ nên bỏ qua diệu pháp song tu phước huệ. Người mà tu cả phước và huệ, về mọi mặt đều được lợi lạc hơn cả người chỉ tu một trong hai pháp ấy.

Trong chương V, phẩm Sumanà – Tăng chi bộ kinh (I) có đoạn ghi lại cuộc vấn đáp giữa đức Phật và một vị công chúa như sau:

“Vị công chúa tên Sumanà bạch hỏi Phật rằng, nếu có hai đệ tử của Phật có niềm tin chơn chánh, thanh tịnh, có giới đức và có trí tuệ ngang bằng nhau, nhưng một người có hành hạnh bố thí, một người không có hành hạnh bố thí. Sau khi thân hoại mạng chung, cả hai vị ấy được sinh lên cõi trời hoặc sinh trở lại cõi người, thì giữa hai vị ấy có sự khác biệt gì không?

Đức Phật trả lời rằng: Có sự khác biệt. Đó là, dù sinh lên cõi trời hay sinh trở lại cõi người, thì người có tu hạnh bố thí vẫn vượt trội hơn người không có tu hạnh bố thí về thọ mạng, nhan sắc, an lạc hạnh phúc, danh xưng và tăng thượng“.

Đấy là vị công chúa mới chỉ hỏi so sánh đề cập về việc sinh lên cõi trời hoặc tiếp tục tái sinh cõi người, qua câu trả lời của Đức Thế Tôn, ta đã có thể thấy rõ sự khác biệt chênh lệch đến dường nào giữa hai hạng đệ tử.

Đời này song tu phước huệ, chắc chắn tất cả chúng sinh ai rồi cũng sẽ thành tựu viên mãn trên con đường giải thoát. Hãy tin nghe lời Phật, chỉ cần nhiệt tâm tinh tấn hành trì, thì quả vị tối thượng bồ đề chính đẳng giác không xa. Bởi lẽ “Chúng sinh đều có trí huệ và đức năng như chư Phật.” 

Tác giả: Nguyễn Văn Minh – Pháp danh: Ngộ Vĩnh Dũng
Tổ 2, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hội Đông, An Phú, An Giang

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường