Tổ chức Phật Quang Sơn đã quốc tế hoá chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo, với việc thúc đẩy triết lý Nhân gian Phật giáo, tập trung vào việc tích hợp các thực hành đạo Phật dấn thân vào cuộc sống hàng ngày, Tổ chức Phật Quang Sơn đã được công nhận vì những nỗ lực hiện đại hóa Phật giáo Đại thừa Trung Hoa Dân Quốc, và điều hành một trong những tổ chức giáo dục đại học và từ thiện lớn nhất ở Đài Loan và quốc tế, thực hiện các hoạt động phúc lợi từ thiện và hỗ trợ xã hội, hoạt động nhân đạo trên toàn thế giới.
Tác giả: Craig C Lewis Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: 佛門網
Thứ Ba, ngày 30 tháng 7 năm 2024, tổ chức Phật giáo Quốc tế, trụ sở tại Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) và Đại Tùng lâm Phật Quang Sơn, làng Đài Thọ, thành phố Cao Hùng, Nam Đài Loan đã công bố sự kiện ra mắt Đại Từ Điển Phật Quang Online (佛光大辞典) Anh ngữ.
“Chúng tôi hân hoan đón mừng thông báo về việc thử nghiệm Phiên bản kỹ thuật số tiếng Anh (BETA), Đại Từ Điển Phật Quang Online”, đại diện Đại Tùng lâm Phật Quang Sơn cho biết. “Mặc dù dự án đầy đủ dự kiến chính thức xuất bản vào năm 2026, nhưng chúng tôi sẽ phát hành tuyển tập 5.000 thuật ngữ - chiếm 15% từ điển hoàn chỉnh - để sử dụng thử."
Sự kiện này bao gồm một loạt các phần thảo luận, có sự tham gia của các nhà nghiên cứu Phật học, các vị học giả Phật giáo nổi tiếng, như Tiến sĩ Lewis Lancaster, cố vấn cho Dự án Giáo dục Ngày Đản sinh của Đức Phật (BBEP), Giáo sư danh dự của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á (East Asian Languages and Cultures) tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ;
Tiến sĩ Robert E. Buswell, vị Giáo sư kiệt xuất về Phật học tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), Phân khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu, Giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Phật học và Trung tâm Hàn quốc học tại UCLA, Trưởng ban Biên tập của hai tập Bách khoa toàn thư Phật giáo; Tiến sĩ Charles Muller, Giáo sư, Trung tâm Nhân văn tiến hoá, Đại học Tokyo.
Lĩnh vực nghiên cứu về Phật giáo Đông Á, Ngôn ngữ và văn học cổ điển Trung Quốc; Từ điển học; các ứng dụng XML và XSLT; Tiến sĩ Jiang Wu, Giám đốc là giáo sư Khoa Nghiên cứu Đông Á, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Arizona, nhà nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc hiện đại thời kỳ đầu, đặc biệt là Thiền tông, sự hình thành kinh điển Phật giáo và sự tương tác lịch sử giữa Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản”.
“Chúng tôi trân trọng kính mời các vị học giả, dịch giả và các nhà nghiên cứu Phật học tham gia vào buổi ra mắt thử nghiệm này và thử nghiệm Phiên bản kỹ thuật số tiếng Anh (BETA),” đại diện Đại Tùng lâm Phật Quang Sơn cho biết thêm. “Chuyên môn và hiểu biết sâu sắc của quý vị là vô giá, trước khi ra mắt chính thức chúng tôi tinh chỉnh và nâng cao tài nguyên này”.
“Bản phát hành Phiên bản kỹ thuật số tiếng Anh (BETA) nhằm phục vụ hai mục đích quan trọng”, đại diện Đại Tùng lâm Phật Quang Sơn lưu ý thêm.
“Phản hồi của người dùng: chúng tôi trân trọng kính mời các vị học giả, dịch giả và các nhà nghiên cứu Phật học khám phá bản xem trước thử nghiệm, cung cấp phản hồi có giá trị, giúp chúng tôi tinh chỉnh và cải thiện Đại Từ Điển Phật Quang Online trước khi chính thức ra mắt; (và một) cơ hội hợp tác: chúng tôi đang tích cực tìm kiếm những cộng tác viên và người đóng góp để tham gia vào dự án hoành tráng này. Nếu quý vị say mê nghiên cứu và dịch thuật Phật giáo, đây là cơ hội để quý vị trở thành một phần của nguồn tài nguyên khai phóng này”.
Quần thể di tích văn hóa lớn mà còn là kinh đô của Phật giáo tại Đài Loan, Đại Tùng lâm Phật Quang Sơn, tọa lạc tại thành phố Cao Hùng, ngôi Đại già lam được thành lập vào năm 1967 do Đại sư sư Tịnh Vân (1926-2023), một vị Đại sư nổi tiếng của thế kỷ 20, dẫn dắt các đệ tử sau 9 năm xây dựng nên. Phật Quang Sơn Tự là tu viện Phật giáo lớn nhất ở Đài Loan, hiện đang có hơn 300 nhánh tu viện nhỏ và là một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất tại xứ Đài.
Tổ chức này hiện có mạng lưới quốc tế gồm các cơ sở tự viện Phật giáo, các trường Đại học và cộng đồng Phật giáo khắp năm châu lục. Tổ chức Phật Quang Sơn đã quốc tế hoá chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo, với việc thúc đẩy triết lý Nhân gian Phật giáo, tập trung vào việc tích hợp các thực hành đạo Phật dấn thân vào cuộc sống hàng ngày.
Tổ chức Phật Quang Sơn đã được công nhận vì những nỗ lực hiện đại hoá Phật giáo Đại thừa Trung Hoa Dân Quốc, và điều hành một trong những tổ chức giáo dục đại học và từ thiện lớn nhất ở Đài Loan và quốc tế, thực hiện các hoạt động phúc lợi từ thiện và hỗ trợ xã hội, hoạt động nhân đạo trên toàn thế giới.
Trước đây, khi còn sinh tiền, Đại sư Tinh Vân đã tuyên bố “Tổ chức Phật Quang Sơn là sự kết hợp của tất cả Tám tông phái Phật giáo Đại thừa Trung Hoa Luật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông, Pháp tướng tông, Mật tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Tam Luận tông. . .”.
Thái Hư Đại Sư là người đầu tiên sử dụng khái niệm “Nhân sinh Phật giáo” (人間佛教), và Ngài cũng sử dụng khái niệm “Nhân gian Phật giáo” (人間佛教). Tuy đặt cơ sở trên hai khái niệm này, Ngài lại nhấn mạnh hơn vào khái niệm Phật giáo nhân sinh để khái quát hóa toàn bộ tư tưởng của mình.
Mặc dù hai khái niệm này phản ánh một vài chiều hướng tư tưởng khác nhau, đối với mục tiêu chính của Đại sư Thái Hư trong việc xây dựng Phật giáo đương thời là truyền bá phong trào Phật giáo cải cách, không có sự khác nhau căn bản giữa hai khái niệm. Lý thuyết và thực hành Phật giáo nhân sinh của Đại sư Thái Hư có thể được xem là giai đoạn đầu của phong trào Nhân gian Phật giáo.
Đặc điểm nổi bật nhất nơi Nhân sinh Phật giáo của Đại sư Thái Hư là lấy việc thực hành hiện tại làm mục đích, không phải những nghiên cứu mang tính lý thuyết. Dưới sự hướng dẫn của tính khế lý khế cơ, Ngài nhận diện và thừa kế có chọn lọc di sản quá khứ, và tiến hành một cuộc cải cách tổng thể trong Phật giáo, để có thể thích ứng với chiều hướng xã hội Trung Hoa Dân Quốc và thế giới.
Tác giả: Craig C Lewis Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: 佛門網
Bình luận (0)